Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 10 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay9283
mod_vvisit_counterHôm qua12903
mod_vvisit_counterTuần này48657
mod_vvisit_counterTuần trước85091
mod_vvisit_counterTháng này144900
mod_vvisit_counterTháng trước470419
mod_vvisit_counterTất cả2147162

Có: 40 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

Hàng trăm đoàn khách đến thăm nhà lưu niệm và viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình

Email In PDF.
NDO - Kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), trong những ngày này, hàng trăm đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong cả nước đến thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy và viếng mộ của Đại tướng ở Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Du khách chụp ảnh trước nhà lưu niệm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (ảnh: TH)
Mấy ngày nay, ông Võ Đại Hàm - người đã có hơn 35 năm trông giữ nhà lưu niệm Đại tướng và ông Võ Xuân Hòa cũng là người trông giữ ngôi nhà khá bận rộn khi đón tiếp rất nhiều đoàn khách đến tham qua ngôi nhà tuổi thơ của vị tướng nổi tiếng Võ Nguyên Giáp.
Quảng Bình đang vào cuối hè nắng nóng cao điểm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các đoàn khách khi đến thăm nhà lưu niệm Đại tướng bên dòng Kiến Giang. Ai đến thăm cũng rất xúc động khi được nghe giới thiệu về tuổi thơ của Đại tướng và gia đình ở quê nhà An Xá - vùng đất nghèo hiếu học đã góp phần hun đúc nên nhân cách, tài trí của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Các cựu chiến binh xúc động khi nghe hướng dẫn viên
giới thiệu về tuổi thơ và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: TH)
Ông Võ Đại Hàm cho biết: "Mấy hôm nay, chúng tôi tiếp đón rất nhiều đoàn khách, nhóm người đến thăm, có nhóm từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc vào, có nhóm khách du lịch từ phía nam ra hay cả những người dân ở trong tỉnh, trong huyện. Ai cũng xúc động khi đến thăm ngôi nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất tiếng khóc chào đời và có những năm tháng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm và luôn hỏi tôi về những câu chuyện lúc sinh thời của Đại tướng".

Bên gốc khế hơn 100 tuổi trong khuôn viên nhà lưu niệm Đại tướng. (Ảnh: TH)
Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thể thao và truyền thông huyện Lệ Thủy phụ trách hướng dẫn đón tiếp khách ở nhà lưu niệm cho biết, trong 5 ngày qua, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đón hơn 150 đoàn khách khắp cả nước đến thăm, dâng hương, tìm hiểu về gia đình và tuổi thơ của Đại tướng. Nhiều nhất vẫn là đoàn đi theo nhóm bạn, gia đình.
Công tác đón tiếp, hướng dẫn được thực hiện chu đáo nên dù thời tiết nắng nóng hay oi bức cũng không làm giảm đi sự nhiệt tình, háo hức và niềm xúc động của du khách khi đến thăm nhà lưu niệm của Đại tướng.

Một đoàn cựu chiến binh đến viếng, dâng hương
mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa. (Ảnh: TH)
Nhiều đoàn sau khi thăm nhà lưu niệm đã đến dâng hương viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa, xã Quảng Đông. Công tác đón tiếp tại đây được gia đình Đại tướng phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tổ chức nghiêm túc, chu toàn nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, du khách khi đến thăm viếng.
Trước đó, sáng 22/8, đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ viếng, dâng hương mộ Đại tướng ở Vũng Chùa. Còn ở quê hương Lệ Thủy, đoàn đại biểu của huyện tổ chức dâng hương tại nhà lưu niệm Đại tướng. Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu kính cẩn dâng hương, dâng hoa và dành phút mặc niệm bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình.
HƯƠNG GIANG
 

VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Email In PDF.
(QBĐT) - Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Đức Hải (SN 1957), quê xã Mai Thủy (Lệ Thủy) nguyên là Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Với tình cảm sâu nặng của mình, nhân kỷ niệm 113 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2024), ông đã thể hiện tấm lòng và những cảm nhận về Đại tướng qua bài viết “Vị tướng của lòng dân”.

1- Nhà quân sự thiên tài
Sinh ra bên bờ sông Kiến Giang hiền hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một thầy giáo dạy môn Lịch sử trở thành một nhà quân sự thiên tài, tầm cao tư duy về nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Tài năng, trí tuệ, đức độ, nhân cách của Đại tướng mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc, trường tồn trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Ông là vị tướng huyền thoại, bậc thầy về chiến lược và nghệ thuật quân sự; nhất là đường lối chiến tranh nhân dân. Trong những chiến dịch có tính chất quan trọng, Đại tướng luôn thể hiện sự quyết đoán, sắc bén với tư duy quân sự đặc biệt: Đề xuất và tổ chức tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến trường kỳ; làm phá sản chiến tranh tổng lực của các đế quốc hùng mạnh ở thế kỷ 20. Kết tinh những bài học quý giá của lịch sử dân tộc và thế giới, đúc kết thực tiễn chiến đấu của quân đội ta.

Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Đức Hải.
Ở những thời điểm bước ngoặt, Đại tướng quyết định các vấn đề một cách chính xác: Tổ chức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, đập tan âm mưu tiến công của thực dân Pháp lên Việt Bắc (năm 1947); đổi mục tiêu đánh Cao Bằng sang Đông Khê (Chiến dịch Biên giới năm 1950); phân tán chủ lực cơ động của Pháp để tập trung tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Đông-Xuân 1953-1954)...
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng chỉ đạo xây dựng và bảo vệ tuyến vận tải chiến lược trên bộ, trên biển chi viện cho miền Nam; tham mưu mở chiến dịch đường 9-Khe Sanh; ghìm lực lượng cơ động của địch ở Trị-Thiên, tạo điều kiện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân (1968); chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân đánh bại cuộc tiến công chiến lược đường không của đế quốc Mỹ (năm 1972); điểm huyệt Buôn Ma Thuột (năm 1975), buộc địch rút bỏ Tây Nguyên; chỉ đạo mở chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa...
Tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nghệ thuật lừa địch, dụ địch, chủ động buộc đối phương phải đánh theo cách đánh của ta. Điển hình là thay đổi phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mà theo Đại tướng là “một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”, góp phần giảm thiểu hy sinh xương máu người lính nhưng vẫn làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; nắm vững thời cơ lịch sử với mệnh lệnh “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa”, tạo nên sức mạnh tổng hợp tiến công mãnh liệt vào sào huyệt cuối cùng của địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (năm 1975), đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ có tài cầm quân, mà còn là nhà lý luận quân sự uyên thâm về học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (về vũ trang quần chúng cách mạng; xây dựng Quân đội nhân dân; về khởi nghĩa vũ trang...). Đại tướng là "kiến trúc sư" của đường lối chiến tranh nhân dân, trở thành nghệ thuật quân sự được xây dựng trên nền tảng “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”, được cả thế giới ngưỡng mộ. Giáo sư Piere Aselin, Đại học Hawaii Pacific (Mỹ) nói: “…Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự, sự tài tình của ông đã giúp Việt Nam chiến thắng quân xâm lược. Khi mà nguồn lực của phía quân Pháp rõ ràng lớn hơn nhiều so với lực lượng quân đội của ông Giáp…”.
2- Sống mãi trong lòng dân
Mỗi người dân Việt Nam và lực lượng vũ trang nhân dân luôn dành sự kính trọng cho vị tướng tài năng và đức độ-Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã về với "thế giới người hiền”, nhưng Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Đức Hải vẫn nhớ như in giây phút cuối cùng bên Đại tướng. Tướng Hải nhớ lại:
“Đó là vào đầu giờ chiều ngày 6/10/2013, tôi cùng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Học viện Quốc phòng ra nhà số 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng cùng gia đình sinh sống để thắp hương. Dấu ấn đầu tiên hết sức cảm động là mọi tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang xếp hàng nối dài đến tận nhà Quốc hội... lặng lẽ, tiếc thương vào dâng hương. Nhân dân thủ đô tự nguyện tổ chức các trạm phục vụ nước uống, bánh mì miễn phí. Chúng tôi cùng xếp hàng trong đội hình ấy, cảm nhận hết tình cảm thiêng liêng của muôn người con đất Việt dành cho Đại tướng, như chính mình mất đi người thân ruột thịt”.
“Thật may mắn và vinh dự, tôi đứng trong đội hình sĩ quan cấp tướng túc trực bên linh cửu của Đại tướng, được chứng kiến các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bạn bè quốc tế, nhân dân nối tiếp nhau, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh vị tướng tài ba của một dân tộc anh hùng. Cảm động nhất là tình cảm của các cựu chiến binh, thương binh nặng qua các thời kỳ, tuổi đã cao, chống nạng, đi xe lăn.. nhớ thương Đại tướng”.

Một tiết mục văn nghệ tri ân Đại tướng
Võ Nguyên Giáp tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập TP. Đồng Hới.
“Một ký ức không thể nào quên, trong đêm 12/10/2013, tôi nhận thông báo của Bộ Quốc phòng: Là người con quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình, đồng chí được giao nhiệm vụ tháp tùng trên chuyến bay đặc biệt tiễn đưa Đại tướng về yên nghỉ nơi đất mẹ Quảng Bình”.
“Sau lễ truy điệu, linh cửu của Đại tướng di chuyển qua các tuyến phố chính, qua Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi đi qua nhà Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu. Suốt chặng đường nơi đoàn xe ra sân bay Nội Bài, lớp lớp nhân dân lệ lăn dài trên má, tay cầm di ảnh nghẹn ngào vĩnh biệt Đại tướng. Sân bay Nội Bài cũng lặng yên, ngàn đôi mắt hướng về một con người sắp sửa đi xa... Linh cửu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đội tiêu binh đưa lên chiếc máy bay ATR-72, mang số hiệu VN103, lấy theo tuổi thọ của Đại tướng; Ban Lễ tang và người nhà Đại tướng di chuyển trên máy bay Airbus 321, số hiệu VN1911, lấy theo năm sinh của Đại tướng... hướng về sân bay Đồng Hới”.
“Thời khắc 13 giờ ngày 13/10/2013, linh cửu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tới sân bay Đồng Hới. Mây trời Quảng Bình hôm ấy như dừng lại để tiễn đưa người. Suốt chặng đường 70km, đưa Đại tướng bằng ô tô ra Vũng Chùa-Đảo Yến, lớp lớp người dân từ mọi miền Tổ quốc cùng hội tụ với bà con Quảng Bình, xếp hàng kín hai bên đường tiễn biệt người con quê hương trọn đời hiến dâng cho Đảng, Tổ quốc, nhân dân. “Đại tướng của lòng dân” về yên nghỉ giữa hồn thiêng núi non, điệp trùng mây trắng, bên bờ biển Đông ngàn năm sóng vỗ. Đại tướng trở về nơi ký ức tuổi thơ, tắm mình trong gió Lào cát trắng. Hóa thân vào làn điệu “Hò khoan Lệ Thủy” ngọt ngào, bâng khuâng, da diết... hòa mình vào dòng Kiến Giang xanh mát thuở nào”.
Thanh Long (thực hiện)
 

Lăng mộ hơn 200 năm tuổi của vị tướng xác lập chủ quyền vùng đất mới, 'khai sinh' ra đô thị giàu có và đông dân nhất Việt Nam

Email In PDF.
Lăng mộ của vị danh tướng này đã được lập hơn 200 năm trước, nằm ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
TP. HCM trải qua hơn 300 năm lịch sử, một khoảng thời gian không quá dài so với nghìn năm văn hiến của dân tộc. Nhưng hiện tại, đây là thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ một mảnh đất hoang sơ, TP. HCM ngày nay đã trở thành nơi sinh sống của hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước và là địa phương đông dân nhất Việt Nam.
Người đặt nền móng cho sự định cư lâu dài của người Việt tại vùng đất này và hình thành nên một trong những khu vực trù phú bậc nhất, từng được ví như "Hòn ngọc Viễn Đông" - là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Tượng Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Sưu tầm
Nguyễn Hữu Cảnh, tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, sinh năm 1650 tại huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật.
Ông nổi tiếng với tài năng văn võ song toàn, theo cha chinh chiến khắp nơi và lập nhiều chiến công. Lịch sử ghi nhận ông từng nhiều lần đưa quân dẹp loạn Chiêm Thành, bảo vệ biên cương phía Nam.
Tháng 2/1698, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Kinh lược sứ lãnh thổ miền Đông. Vị tướng này đã lập ra phủ Gia Định với hai huyện Phước Long (xứ Đồng Nai, có dinh Trấn Biên) và Tân Bình (xứ Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ, có dinh Phiên Trấn). Đây cũng là cột mốc quan trọng, được xem là năm khai sinh của Sài Gòn - TP. HCM ngày nay.
Sau khi đã ổn định vùng Sài Gòn - Gia Định, năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh được cử xuống khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để dẹp yên tình trạng cướp phá thường xuyên xảy ra đối với cư dân Việt tại đây.
Tháng 4/1700, Nguyễn Hữu Cảnh mắc bệnh khi đến cù lao Sao Mộc (nay là Chợ Mới, An Giang), khiến hai chân tê bại và không ăn uống được. Khi đoàn quân về đến Mỹ Tho thì ông qua đời.

Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Sưu tầm
Sau khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã truy phong công trạng của ông với sự đánh giá rất cao, xem ông là "Thượng đẳng thần" và "Khai quốc công thần". Nhân dân vùng đất mới khai phá, từ người Việt đến người Hoa, Chăm… đều nhớ ơn ông, lập đền thờ và bài vị ở nhiều nơi.

Di tích Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Quảng Bình. Ảnh: Phong Nha Explorer
Tại quê hương Quảng Bình của ông, một lăng mộ đã được dựng lên tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Mộ phần của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc dãy núi An Mã, hướng ra thượng nguồn dòng sông Kiến Giang.

Mộ phần được bao bọc bởi tường thành hình tròn, phía sau có bình phong. Lối vào
lăng mộ có cặp kỳ lân bằng đá thanh được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Phong Nha Explorer

Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh được tạc bằng đá xanh. Ảnh: Phong Nha Explorer
Chính giữa là bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch) với kiểu dáng thường gặp ở cuối triều Nguyễn. Bia cao cả chân 1,2m. Mặt trước của bia hướng về ngôi mộ có khắc 3 dòng chữ Hán được dịch là:
Dòng phải: Người mở mang đầu tiên miền Nam bậc khai quốc thần thượng cấp của triều Nguyễn.
Dòng giữa: Mộ của Vĩnh an hầu Nguyễn Hữu Kính.
Dòng trái: Người cháu 4 đời của quý hương là quan cai quản đạo quân hưng nghĩa Ngũ Đức Hầu Nguyễn Hữu Mạn lập bia mộ vào thời Gia Long sơ niên.
Mặt sau bia dịch là: Ngày 16/7/1925 Nguyễn Hữu Bài viện trưởng Viện cơ mật, Đại thần thái tử thái phó, Phúc môn bá Đại học sĩ điện Võ Hiện đã mang con là Thị Dương tôn kính phụng lập bia mộ này.
Nhờ tấm bia mộ này, con cháu và các học giả mới có thể nhận ra ngôi mộ của ông sau thời gian dài bị thất lạc.
Phía trước ngôi mộ, hai bên trái phải là hai hồ trồng sen. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hồ không còn trữ nước, ngay cả vào mùa mưa nên không có cây cảnh gì bên trong. Phía trong hồ bên phải là một cái giếng cũ, được xây thành cao hơn mực nước. Khi được tìm thấy năm 1995, khu vực này vẫn là đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt.
Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia và trở thành điểm đến ý nghĩa không nên bỏ qua mỗi khi du lịch Quảng Bình.
Ngoài ra, cách khu lăng mộ khoảng 25km về phía Bắc là đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được đặt ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Đền thờ hiện do hậu duệ của ông coi sóc, thờ phụng.

Tượng và đền thờ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai. Ảnh: Phong Nha Explorer
Bên trong đền thờ có tượng của ông, 2 bên 2 câu đối: "Di dân lập nghiệp ngũ Quảng miền Trung muôn thuở vẫn không quên/Mở rộng biên thùy lục tỉnh phương Nam ngàn đời còn ghi nhớ".
Dù hàng trăm năm đã đi qua xong tên tuổi và sự nghiệp của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi trong lòng người dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng.
“Công Lễ Thành Hầu đi mở đất
Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”.
 

CÂY CẦU THUỘC TỐP DÀI NHẤT VIỆT NAM CÓ VUI TRÍ ĐỊA CHẤT ĐẶC BIỆT SẮP HỢP LONG

Email In PDF.
Cầu bắc qua sông Gianh thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến sẽ hoàn thành hợp long trong tháng 8 tới đây.
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Bình có tổng chiều dài 126,43km. Tuyến đường chia ra làm nhiều đoạn, trong đó, đoạn Vũng Áng - Bùng có chiều dài khoảng 42,95km; đoạn Bùng - Vạn Ninh có chiều dài 49,93km; đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ có chiều dài 33,55km và đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ có chiều dài 33,55km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng.

Cầu bắc qua sông Gianh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sắp hợp long. Ảnh: Công Sáng
Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình có hạng mục cầu sông Gianh thuộc gói thầu XL-02 dự án thành phần đoạn Vũng Áng – Bùng. Cầu bắc qua sông Gianh từ xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch qua xã Quảng Hải và Quảng Lộc thuộc thị xã Ba Đồn có chiều dài khoảng 2,8km, rộng 17,5m, 4 làn xe. Đây cũng là cầu dài nhất trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và nằm trong top những cây cầu dài nhất Việt Nam.
Ông Trần Hải Đăng - Chỉ huy trưởng gói thầu XL-02 thuộc dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng (Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - nhà thầu thi công) chia sẻ trên báo Xây Dựng, tính đến đầu tháng 8, cầu sông Gianh đã thi công đạt hơn 90% giá trị khối lượng. Dự kiến ngày 14/8 sẽ tiến hành hợp long cây cầu này, đến tháng 9/2024 cơ bản hoàn thành công trình và đến tháng 12/2024 sẽ hoàn thiện toàn bộ gờ lan cam khe co giãn, thảm mặt cầu.

Cây cầu này có vị trí địa chất đặc biệt. Ảnh: T.H
Được biết, quá trình thi công cầu sông Gianh đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương khi bàn giao mặt bằng kịp thời, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế giám sát luôn đồng hành để giải quyết khó khăn. Vì thế đến nay, nhiều hạng mục đã hoàn thành 100% như cọc khoan nhồi, kết cấu phần dưới, dầm bản 24m, dầm super T.
Tuy nhiên, quá trình thi công dự án cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn chính là địa chất phức tạp của khu vực này. Theo đó, trong quá trình triển khai dự án, đơn vị thi công đã phát hiện nhiều hang karst. Hang karst là vị trí địa chất nứt nẻ, không đồng nhất vì thế tạo nên các khe hở. Hay những vị trí có đất bùn, đất rời rạc nằm trong kẽ hở của đá cũng tạo nên hang karst.
Theo chia sẻ của đại diện đơn vị thi công trên báo Tiền Phong, hang karst tại dự án cầu sông Gianh xếp tầng lên nhau với độ sâu từ 25-80m tùy vị trí. Thiết kế kỹ thuật cũng đã xác định khu vực có các hang trên, sau khi khoan xuống vị trí này, nhà thầu đã bơm bê tông vào phần rỗng để cố định chắc chắn các trụ cầu.
Chi Chi
 
Trang 1 trong tổng số 166 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ