Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 4 2022 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay7120
mod_vvisit_counterHôm qua9619
mod_vvisit_counterTuần này35388
mod_vvisit_counterTuần trước66587
mod_vvisit_counterTháng này166811
mod_vvisit_counterTháng trước262023
mod_vvisit_counterTất cả462134

Có: 34 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

NGƯỜI ANH HÙNG 12 TUỔI LÀM GIAO LIÊN CHO BĂC HỒ

Email In PDF.
Ông được coi là Chapaev Việt Nam – người anh hùng, sư trưởng nổi tiếng trong văn học và phim ảnh Liên Xô một thời… (Chapaev là một quân nhân Nga nổi tiếng và là chỉ huy Hồng quân Liên Xô trong thời kỳ Nội chiến Nga).
1- Người bảo vệ Bác Hồ
Thiếu tướng Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 ở xã Lệ Sơn (nay là xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), trong một gia đình nông dân nghèo.

Thiếu tướng Hoàng Sâm (1915-1968). Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, do hoàn cảnh bần cùng, không có ruộng đất cày, cậu bé Trần Văn Kỳ đã phải theo gia đình rời bỏ quê hương sang Thái Lan để tìm kế sinh nhai. Trong những năm sống tại đây, nhờ sự sáng dạ và nhanh nhẹn, Trần Văn Kỳ đã được Thầu Chín (bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi hoạt động tại Thái Lan) lựa chọn và huấn luyện trở thành liên lạc của Người. Dưới sự dìu dắt của Thầu Chín, Trần Văn Kỳ đã tích cực tuyên truyền vận động bà con Việt kiều tham gia các tổ chức cách mạng.
Tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều, năm 1934, ông bị mật thám Thái Lan bắt ở Bangkok, giam một năm rồi trao cho Lãnh sự quán Pháp. Không có bằng chứng kết tội, chúng phải trả ông lại cho nhà cầm quyền Thái Lan. Bị trục xuất, ông được tổ chức đưa sang Trung Quốc. Ở nhà, mật thám đã bắt và thủ tiêu thân phụ ông. Đến Nam Ninh (Quảng Tây), Trần Văn Kỳ được ông Phùng Chí Kiên cho đi học tiếng Hoa.
 
Thiếu tướng Hoàng Sâm (bên trái) cùng
Đại tướng Văn Tiến Dũng hồi trẻ. Ảnh tư liệu/Báo CAND
Mùa đông năm 1940, Trần Văn Kỳ được gặp lại Thầu Chín ở Tĩnh Tây (sát với biên giới Cao Bằng) cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Khi này, ông mới biết Thầu Chín chính là Bác Hồ và được Bác đặt tên là Hoàng Sâm. Các con ông sau này cũng được đặt tên theo họ Hoàng.
Tháng 2/1941, khi Bác Hồ trở về nước lãnh đạo cách mạng, Hoàng Sâm cùng với Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp đã được Người tin tưởng chọn là những người bảo vệ Người từ Trung Quốc về Pác Bó – Cao Bằng.
Khi còn ở Việt Bắc, với đồng bào dân tộc nơi này, Hoàng Sâm như một huyền thoại. Họ nói, ông cưỡi ngựa giỏi không kém bất cứ người dân tộc nào và có tài bắn súng bằng hai tay xuất sắc như một xạ thủ thứ thiệt. Họ còn nói ông là người mà khiến cả những trùm phỉ khét tiếng nhất vùng Việt Bắc cũng phải tâm phục, không dám nhũng nhiễu người dân trong vùng, đem lại sự bình yên cho nhân dân khắp vùng Hà Quảng.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm Đội trưởng. Ông đã trực tiếp chỉ huy đánh thắng Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu, mở đầu cho truyền thống “bách chiến, bách thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam.

34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân. Ảnh tư liệu/Báo QĐND
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1950), ông được giao giữ chức vụ Khu trưởng Khu 2, Chỉ huy Mặt trận Tây Tiến, Tư lệnh Liên khu 3. Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Thiếu tướng cho Hoàng Sâm khi ông mới 33 tuổi.
Năm 1953, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ðại đoàn 304 được giao nhiệm vụ bao vây phân khu Nam, khống chế sân bay và trận địa pháo binh địch, tiến tới chia cắt phân khu Hồng Cúm với phân khu trung tâm Mường Thanh. Ðây là một trong ba phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, với hơn 2.000 tên địch, gồm một tiểu đoàn lựu pháo 105mm, một đại đội cối 120mm, hai trung đoàn xe tăng.
Những chiến công của Ðại đoàn 304 làm tê liệt hoàn toàn phân khu Nam, ngăn sự chi viện cho Trung tâm Mường Thanh, là một thành tích đáng kể góp phần cùng quân và dân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Hoàng Sâm là vị tướng đặc biệt với nhiều chiến công, từng đảm nhiệm trọng trách Khu trưởng Liên khu 2, Liên khu 3 thời chống Pháp, Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu 3, Quân khu Trị - Thiên thời chống Mỹ… được coi là Chapaev Việt Nam - người anh hùng, Sư trưởng nổi tiếng trong văn học và phim ảnh Liên Xô một thời…
2- Cố vấn quân sự cho Quân đội quốc gia Lào
Giai đoạn từ 1962-1964, tướng Hoàng Sâm (với bí danh Chăn Di) cùng tướng Lê Chưởng nhận nhiệm vụ chuyên gia quân sự cho nước bạn Lào. Ngày ấy, giữa Pathet Lào và Hoàng gia lập ra Chính phủ Liên hiệp, cố vấn quân sự Việt Nam sang giúp đỡ cả 2 lực lượng “tả” và “hữu”.
Tướng lĩnh Hoàng gia sĩ quan “cánh hữu” đa số là con quan lại, nhà giàu, vốn rất ngang bướng. Với tri thức học được, kết hợp kinh nghiệm trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam và kinh nghiệm thu phục các trùm phỉ, Hoàng Sâm đã làm cho tướng lĩnh Quân đội quốc gia Lào nể phục.
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra, các tướng lĩnh trong quân đội tiếp tục ra trận. Tháng 6/1968, ông được lệnh vào mặt trận Trị - Thiên. Suốt 6 tháng ròng rã chiến đấu, tới ngày 15/12/1968, ông đã anh dũng hy sinh tại mặt trận. Dù chiến tranh rất ác liệt, Quân ủy Trung ương vẫn quyết tâm đưa thi hài ông ra Hà Nội.

Thiếu tướng Hoàng Sâm cùng gia đình. Ảnh tư liệu/Báo CAND
Một tháng sau, tang lễ Thiếu tướng Hoàng Sâm mới được cử hành. Bác Hồ đau xót đến tiễn đưa người cán bộ từng gắn bó với mình trong những ngày hoạt động bí mật ở Thái Lan, nay hy sinh anh dũng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho non sông khi mới 53 tuổi.
Thiếu tướng Hoàng Sâm là Đại biểu Quốc hội khóa II và khóa III. Ghi nhận những cống hiến đến hơi thở cuối cùng của Thiếu tướng Hoàng Sâm cho cách mạng, Đảng và Nhà nước đã phong, truy tặng nhiều huân chương cao quý cho ông, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Khánh chiến hạng Nhất.
 Tham khảo:
- Tư lệnh đầu tiên - Đồng chí Hoàng Sâm - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng
- Thiếu tướng Hoàng Sâm - Người con ưu tú của Quảng Bình - Báo QĐND
- Chuyện về Hoàng Sâm, vị Thiếu tướng đầu tiên của QĐNDVN - Báo Đại Đoàn Kết
- Thiếu tướng Hoàng Sâm - Đội trưởng đầu tiên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Báo QĐND
Quỳnh Như
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 14:15 )
 

PHÁT HIỆN 22 HANG ĐỘNG MỚI Ở QUẢNG BÌNH

Email In PDF.
(Chinhphu.vn) - Trong chuyến khảo sát tìm kiếm hang động ở Quảng Bình (vừa kết thúc), Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đã phát hiện thêm 22 hang động mới.

Sông ngầm trong hang động mới được phát hiện
Ngày 13/4, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cho biết, sau 3 tuần làm việc thám hiểm hang động ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Tuyên Hoá và huyện Minh Hoá, Quảng Bình, BCRA cùng các nhà thám hiểm đến từ Anh, Australia, New Zealand đã phát hiện 22 hang động mới với tổng chiều dài 11,7 km.
Lối vào một hang động vừa phát hiện. Ảnh Đoàn thám hiểm hang động Anh-Việt cung cấp.
Thạch nhũ trong một hang động. Ảnh Đoàn thám hiểm hang động Anh-Việt cung cấp.
Trong đó có 20 hang động được phát hiện tại xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa) và xã Hóa Phúc, xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa). 2 hang động còn lại được phát hiện ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng.
Ông Howard Limbert, Đội trưởng khám phá hang động BCRA cho biết: "Các hang động này đa phần là hang ướt. Chúng là những hang động nhỏ nhưng lại khá thú vị, đặc biệt so với nhiều hang động mà chúng tôi đã tìm thấy ở Quảng Bình".
Nếu Sơn Đoòng, hang Én và nhiều hang động khác chỉ có một lối chính để vào, thì hệ thống hang mới này lại có rất nhiều hướng ra vào khác nhau. Một số hang còn thông nhau, tạo ra nhiều lối đi ngang làm cho những chuyến đi vòng quanh bên trong trở nên rất thú vị".
Để khai thác hang động mới được phát hiện phục vụ du lịch, các nhà thám hiểm, nhà khoa học và cơ quan chức năng ở Quảng Bình sẽ kiểm tra độ an toàn, dòng chảy, địa mạo, địa chất đối với các hang động này.
Lưu Hương
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 15 Tháng 4 2024 12:06 )
 

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – DANH TƯỚNG THẾ KỶ 20

Email In PDF.
QĐND- Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (được thụ phong năm 1948), một trong những người đầu tiên sáng lập ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.
Ông là vị tướng tài ba chưa từng học qua bất cứ trường lớp quân sự nào nhưng đã nhiều lần giành thắng lợi trên cương vị chỉ huy của các chiến dịch lớn trước đó. Ông là một nhà quân sự đã vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích; là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến dịch đó đã giành thắng lợi vang dội “chấn động địa cầu”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng
đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh tư liệu
Cuối năm 1953, đầu năm 1954, kế hoạch đánh tập đoàn cứ điểm lịch sử Điện Biên Phủ được ta ráo riết chuẩn bị theo phương thức “đánh nhanh, thắng nhanh”. Đây là trận đánh đầu tiên Quân đội ta sử dụng đại bác 105 ly và pháo cao xạ, nên tinh thần bộ đội rất phấn chấn. Hầu hết các đồng chí trong Đảng ủy mặt trận, Bộ Chỉ huy Chiến dịch và các chuyên gia nước ngoài đều có chung ý kiến: Cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng cường thêm quân và củng cố công sự. Nếu không đánh sớm, địch tăng cường lực lượng, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh và nếu không đánh nhanh sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế, vì tuyến đường từ hậu phương ra tiền tuyến quá xa.
Tuy nhiên, với con mắt của một thiên tài quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận ra những khó khăn, sự mạo hiểm của phương thức đánh này: “Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng, nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn. Đặc biệt mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài”. Bám sát trận địa và theo dõi sát sao mọi diễn biến của chiến trường, Đại tướng đã nhận ra ba khó khăn lớn mà chúng ta đang phải đối mặt:
“Thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều.
Thứ hai, trận này, tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu mà lại chưa qua diễn tập. Vừa qua có trung đoàn xin trả lại pháo vì không biết phối hợp thế nào.
Thứ ba, bộ đội ta từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15km và rộng 6-7km...
Tất cả mọi khó khăn đó đều chưa được bàn bạc kỹ và tìm cách khắc phục.
Nhưng giải quyết ra sao? Pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong. Quyết định hoãn trận đánh một lần nữa sẽ tác động tới tinh thần bộ đội như thế nào...?
Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác, dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc.” (trích “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”).
Trước đó, khi quân ta đang chuẩn bị kéo pháo vào trận địa, Đại tướng đã hết sức băn khoăn trước phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhưng chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án này. Ông cũng đã tranh thủ ý kiến của các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch và chuyên gia quân sự nước bạn, nhưng không nhận được sự đồng thuận. Lần này, khi đã có những luận cứ thực tế, Đại tướng đã quyết định tổ chức cuộc họp Đảng ủy mặt trận để trưng cầu ý kiến và quyết định phương thức đánh.
Trong cuộc họp này, sau khi ghi nhận tất cả các ý kiến, Đại tướng đã nêu ra tất cả những khó khăn và nhắc lại lời căn dặn của Bác trước khi lên đường đi chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Vì nếu thua thì hết vốn”. Với sự phân tích thấu đáo của Đại tướng, Đảng ủy đã đi tới nhất trí, nếu thực hiện phương thức “đánh nhanh, thắng nhanh” trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục và Đại tướng đi đến kết luận: “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng” cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra”.
Quyết định này thực sự là một đòn cân não đối với Đại tướng. Bao nhiêu mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã đổ ra để mở 82km đường và kéo pháo vào trận địa, nay lại nhận được lệnh kéo pháo ra, làm sao không tác động mạnh tới tinh thần anh em binh sĩ? Trước đó, trận đánh đã phải lui lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25-1-1954) do việc kéo pháo vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch, tư tưởng bộ đội sẽ ra sao? Việc thay đổi cách đánh có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của người cầm quân, nhưng vì mục tiêu cuối cùng là chắc thắng, vì nếu mạo hiểm có thể “nướng” hàng ngàn binh sĩ trên chảo lửa chiến trường một cách vô ích, nên Đại tướng đã đi đến quyết định cuối cùng kéo pháo ra trận địa sau 11 ngày đêm trăn trở suy nghĩ.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau Chiến dịch này, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12-1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội nhân dân.
Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và lần lượt đọ sức với nhiều danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
ĐOÀN TRUNG (Lược trích)
1. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
2. Sách “Tướng lĩnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”; sưu tầm, tuyển chọn: SÔNG LAM - DŨNG QUYẾT; NXB Văn Học 2014.
 

Tạm giữ 2 người phụ nữ chiếm đoạt hơn 110 tỉ đồng ở Quảng Bình

Email In PDF.
(NLĐO) - Hai phụ nữ đã "nổ" có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo nhiều ngân hàng ở Quảng Bình rồi huy động tiền đáo hạn ngân hàng, nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt hơn 110 tỉ đồng.

Hoàng Thị Ngọc Thúy và Lê Thị Thanh Thủy tại cơ quan điều tra - Ảnh Hoàng Phúc
Ngày 7-4, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết vừa tạm giữ Hoàng Thị Ngọc Thúy (SN 1988; trú tại phường Nam Lý ) và Lê Thị Thanh Thủy (SN 1987; trú phường Đồng Hải, TP Đồng Hới) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, 2 người phụ nữ nói trên đã đưa ra thông tin có nhiều mối quan hệ thân thiết với cán bộ, lãnh đạo của nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hai người này khoe, nhờ những mối quan hệ, có nhiều thông tin về khách hàng cần vay tiền đáo hạn ngân hàng, lợi nhuận thu được khi cho vay cao trong thời gian ngắn.
Với thủ đoạn này, Thúy và Thủy đã nhận tiền của 6 bị hại trên địa bàn TP Đồng Hới với tổng số tiền gần 53 tỉ đồng, sau đó chiếm đoạt để sử dụng vào các mục đích khác.
Hoàng Phúc
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 08 Tháng 4 2024 01:50 )
 
Trang 1 trong tổng số 156 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ