KÍNH VÀ LỄ!
Thứ tư, 18 Tháng 6 2025 00:00
Nguồn: facebook.com
Menu Dọc -
Đời Sống - Sức Khỏe
 Trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Đà Nẵng đi Cần Thơ, một bà cụ tóc bạc phơ đi một mình. Các bạn tiếp viên và nhân viên phục vụ mặt đất của hãng đã xách hành lý, dẫn cụ lên tận chỗ ngồi trên máy bay. Khi máy bay cất cánh được khoảng 30 phút, cậu tiếp viên trưởng đã đến bên bà, cậu ấy ngôi xuống và ân cần hỏi: - Bà ơi, bà đã đi máy bay lần nào chưa ạ? - Bà đi lần đầu con à. - Vậy nhà bà ở đâu ạ? - Bà ở Huế - Bà vào Cân Thơ thăm người thân ạ? Thế có ai đón bà ở sân bay không? - Bà có cháu ra đón. - Dạ, bà ơi, bà đi một mình nhưng tụi con chỉ có thế giúp bà ở trong sân bay và trên máy bay thôi bà ạ. Khi ra ngoài sân bay tụi con không hỗ trợ bà được. Ở trên này có nhiều bạn thanh niên, các bạn ấy sẽ giúp bà ạ, rồi cậu nói với một thanh niên ngồi ngay ghế kế bên bà cụ: - Em ơi, bà đi một mình, lát xuống máy bay em xách đồ giúp bà và đưa bà ra chỗ cháu bà với nhé. - Dạ vâng anh. - Bà nghỉ đi ạ, con phải ra làm việc, con chúc bà chuyến bay tốt đẹp ạ. Nói rồi cậu ấy đứng lên đi về phía buồng lái. Giọng nói của cậu ấy trầm ấm, lễ phép và rất nhẹ nhàng. Trước khi máy bay hạ cánh, cậu ấy lại qua chỗ bà cụ lần nữa rồi mới trở về nói lời tạm biệt với tất cả hành khách trên chuyến bay. Nó ngồi ghế đối diện dưới bà cụ một ghế và nó đã nghe được toàn bộ câu chuyện của cậu ấy và bà cụ. Nó thật sự thấy ấm áp và cảm động vì lâu rồi nó mới lại được chứng kiến sự kính lễ như thế của hai người hoàn toàn xa lạ. Khi nghe kể lại, ai đó sẽ nói rằng: Họ được đào tạo để làm như thế, nhưng nó thì nghĩ cái sự chân thành, thái độ, giọng nói và hành động quỳ xuống bên bà cụ thì là sự giáo dục từ gốc gia đình. Cảm ơn vì cuộc đời còn vô vàn điều tốt đẹp!
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 14 Tháng 3 2025 15:49 )
ÚT ƠI…!
Thứ ba, 17 Tháng 6 2025 00:00
Nguồn: facebook.com
Menu Dọc -
Đời Sống - Sức Khỏe
 Chị Hai vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, được phân công về tận Cà Mau. Tháng đầu tiên nhận lương, chị mừng húm, tay vân vê mấy tờ giấy bạc mà đầu óc nghĩ đâu đâu, nghĩ đến cảnh chị về nhà mang cho má hộp sữa ông Thọ. Má sẽ lại mắng ra rả: “Con nhỏ tiêu hoang quá trời”, rồi tay má sẽ run run pha sữa cho thằng Út, thằng Út uống sữa miệng nó chắc cũng run, cái gì làm lần đầu tiên mà chẳng run, lần đầu tiên được uống sữa bò cũng hệ trọng lắm chứ bộ. Từ bữa nhận lương, chị cứ thấp thỏm mong ngày nghỉ phép. Chị đinh ninh là chờ đến ngày đó, cổ chị chắc dài ra mấy phân. Nhưng bữa ra bến xe đò về quê, cổ chị thấp tịt lại, chị vừa đi vừa rụt cổ, tướng đi thất thểu như người mất của, mất luôn cả hồn. Đứa bạn cùng phòng đi dạy về thấy hộp sữa bò chơ vơ một góc, vội đạp xe chạy theo. Bến xe bữa đó đông dữ, bạn hớt hải tìm, hớt hải gọi. Mấy tiếng “Hai ơi, Hai ơi, mầy để quên hộp sữa nè”. Ngó chừng bị tiếng tàu xe, người ngợm nuốt chửng mất. Bạn buồn thiu định đi về thì thấy cái cổ thấp tè quay lại. Bạn luống cuống chạy đến lắc vai chị: “Sao về quê đột ngột vậy mậy?”. Chị ngó trân trân hộp sữa, thều thào đáp: “Ba má tao mất cả rồi, tao đem sữa về rồi biết nhờ ai pha cho thằng Út đây mầy?”. Từ đó thằng Út theo chị Hai nó vô tận Cà Mau. Thằng Út mới lên ba, suốt ngày hỏi: - “Hai ơi, ba má đi đâu lâu về dữ?”. Chị Hai cười như mếu: - “Ba má đi mua sữa cho Út”. Đêm chị Hai nằm ôm thằng Út, ru nó ngủ thật say rồi mới lọ mọ dậy soạn bài. Chỗ chị ngồi trông ra con hẻm nhỏ, nó dài hun hút nên cũng dẫn ký ức chị chạy riết theo. Chị nhớ cái buổi trưa nắng chang chang mấy chị em lần khần chia tay nhau, thằng Tư, thằng Năm ở lại học trường làng, trông coi nhà cửa và hương khói cho ba má. Chị đã nhờ cậu mợ ngó chừng hai đứa, thằng Ba lên Tây Nguyên làm ăn theo chú ruột, chị Hai dẫn Út về khu tập thể giáo viên nằm chưng hửng nơi mũi cuối cùng đất nước. Chị nhớ cả tiếng tặc lưỡi của những người tiễn đưa: - “Trời không có mắt, ba má tụi nhỏ ăn ở hiền lành vậy mà bị chết chìm đò, giờ để con cái mỗi đứa một nẻo tội nghiệp dữ”. Hai tám tuổi, chị Hai đi lấy chồng. Cái tin đó làm thiên hạ một phen ngỡ ngàng. Từ ngày chị dẫn thằng Út theo, dù giải thích thế nào, ai cũng tin nó là con trai chị, nhưng chẳng ai tin vai mình đủ rộng cho người đàn bà lỡ lầm nương tựa. Chị cưới anh giáo dạy văn vừa thuyên chuyển về trường. Mặc kệ thiên hạ xì xầm, anh thương chị, thương cả thằng Út. Thế là đủ. Thằng Út năm đó 10 tuổi, lần lữa mãi nó mới dám hỏi: - “Hai đi lấy chồng rồi có đưa Út theo cùng hông?” Chị Hai nước mắt vòng quanh: - “Không đưa Út theo, sao chị sống nổi”! Thằng Út vui muốn ứa nước mắt, không phải vì nó thấy chị khóc mà vì thấy ông anh rể nhìn nó cười hiền khô. Cưới xong, một thời gian sau, chị theo chồng ra Bắc. Thằng Út thấy mẹ chồng chị nhiều bữa than: - “Nợ đời, đi lấy chồng lại dắt em theo”. Thằng Út nghe tủi thân quá trời. Nhưng nó cũng chóng quên, nó còn nhiều việc để lo hơn là nỗi tủi thân. Nó phải lo học thiệt giỏi, lo đàn bò có được no cỏ, lo gánh thêm vài xô nước cho chị Hai đỡ đau vai. Có hôm mẹ chồng chị mổ gà, cho hai đứa cháu ngoại mỗi đứa một đùi gà ăn ngon ơ. Chị Hai rưng rưng nhìn thằng Út, nó bưng bát cơm trắng lên và một hơi rồi nhìn chị cười khì. Chị Hai sinh đôi được hai bé gái. Từ bữa đó mẹ chồng chị ngó lơ. Một tay thằng Út phụ chị chăm tụi nhỏ. Năm Út thi cấp ba đậu vào trường chuyên tỉnh, anh rể mừng ra mặt, biểu Út: “Ráng học, không phải lo gì cả”. Mẹ anh chép miệng: “Lương giáo viên mua không nổi hộp sữa cho con mà còn đòi nuôi nó lên tỉnh trọ học”. Út cười toe toét: - “Út thi chơi mà đậu thiệt là vui rồi, anh cho em học gần chớ học xa chắc em nhớ hai đứa nhỏ chịu không nổi.” Thỉnh thoảng Út nhìn về phương Nam… Thời gian trôi nhanh dữ. Thằng Út giờ đã tốt nghiệp đại học, đi làm, mà làm rất uy tín, kiếm tiền giỏi. Nó mua nhà trên phố, nuôi cả hai đứa cháu lên học trường chuyên. Mẹ chồng chị mấy năm rồi đau ốm liên miên, thằng Út chạy vạy thuốc thang đủ kiểu. Nó hay biểu chị Hai: - “Ba má mình mất rồi, còn lại mẹ chồng, Hai ráng chăm sóc, mai mốt đỡ ân hận”. Chị Hai nó nghẹn ngào: - “Hồi đó chị đi lấy chồng mà không dắt em theo, chắc giờ cũng ân hận lắm Út ha.” Hai chị em luôn hướng về đất Nam Bộ chỉ mong sao được trở về quê cũ, nơi mà các em chị Hai đều làm ăn khấm khá và lúc nào cũng giục: “Út ơi về hương khói cho cha mẹ…”.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 14 Tháng 3 2025 15:46 )
3 MÓN ĂN TỪ LỢN ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI YÊU THÍCH NHƯNG SÁNH NGANG "ĐỘC DƯỢC"
Thứ hai, 16 Tháng 6 2025 00:00
Nguồn: phunutoday.vn
Menu Dọc -
Đời Sống - Sức Khỏe
(PHUNUTODAY) - Những món ăn dưới đây đừng ăn nhiều kẻo rước bệnh, tránh càng xa càng tốt.1- Ăn nhiều óc lợn Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì óc lợn giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Đồng thời, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Nhiều người cho rằng ăn gì bổ nấy ăn nhiều não sẽ giúp bạn thông minh. Nhưng ít ai biết thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,… Ngoài ra, trong óc heo còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.-800x450-5.jpg) Óc heo không nên ăn nhiều dễ béo phì thừa cân2- Ăn tiết canh Trong tiết canh là thực phẩm sống nên dễ nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Ngoài ra, khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Theo thống kê thì ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. 3- Ăn nhiều lòng, gan lợn đồ nội tạng Lòng lợn nói riêng và đồ nội tạng heo nói chung luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa. Không ăn nhiều lòng gan và đồ nội tạngTuy nhiên, món ăn này không thích hợp để ăn nhiều nhất là với trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng lòng lơn và nội tạng như gan, tim cật là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh. Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ ăn nhiều gan nội tạng đồ động vật như heo.Theo: giaitri.thoibaovhnt.com.vn. Tác giả: Min Min
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 14 Tháng 3 2025 15:46 )
ĐỦ ĐỂ BẰNG LÒNG!
Chủ nhật, 15 Tháng 6 2025 00:00
Nguồn: facebook.com
Menu Dọc -
Đời Sống - Sức Khỏe
 Đã bước vào ngưỡng cửa Cuối chặng đường ta đi Có lúc nào tự hỏi Ta thiếu, đủ những gì? * Cuộc sống ở ngoài kia Có muôn vàn màu sắc Có rất nhiều tiếng cười Nhưng cũng nhiều tiếng khóc! * Có bao nhiêu khó nhọc Trong mỗi bước đường qua... Em bước lên xe hoa Và anh thành chú rể. * Giữa cuộc đời dâu bể Thử thách anh và em Là những ngày đầu tiên Ta trở thành chồng,vợ. * Sợ mẹ chồng tính khó Lo em chồng xét soi Ngại bố vợ kiệm lời Mỗi khi cần giao tiếp... * Trời cho mình hưởng phúc Được làm vợ, làm chồng Ta hãy cứ yên lòng Cùng buồn, vui bạn ạ! * Gió biết reo cùng lá Trăng thân thiết cùng sao Giữa khoảng trời xanh cao Từng đàn chim về tổ. * Cũng có ngày giông tố Sóng dồn dập xô bờ Nhưng nhiều ngày em ả Đời đẹp như trang thơ. * Đời chẳng cho tất cả Cái gì cũng vuông tròn Sau nỗi buồn héo hon Là nụ cười hạnh phúc. * Hãy cứ vui bước tiếp Gian khó sẽ qua đi Nên bằng lòng những gì Cuộc đời mình đã có. * Bấy nhiêu cũng là đủ Ít mà có thể dư Đừng để lòng thành than Ở cuối chặng đường đi. * Phía sườn dốc bên kia Hoàng hôn rồi tắt nắng Đêm rơi vào tĩnh lặng Như cuối cuộc đời ta! * Nhũng lời yêu thiết tha Lúc mình còn son trẻ Mặn nhạt lúc về già Lẽ thường tình vẫn thế. * Cuộc đời là dâu bể Có cay đắng ngọt bùi Hãy tìm chút niềm vui Trong muôn điều phiền muộn.  Tác giả Nguyễn Huệ
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 15 Tháng 6 2025 01:56 )
|
|