Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 3 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 30 31

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay4695
mod_vvisit_counterHôm qua8554
mod_vvisit_counterTuần này38311
mod_vvisit_counterTuần trước58629
mod_vvisit_counterTháng này238629
mod_vvisit_counterTháng trước33300
mod_vvisit_counterTất cả271929

Có: 32 khách trực tuyến

Đời Sống - Sức Khỏe

NAM SUY THẬN, NỮ LÃNH CẢM PHẢI NHỚ ĂN LOẠI THỰC PHẨM NÀY

Email In PDF.

Quả dứa (trái thơm) dùng làm thức uống giải nhiệt ngày nóng nực rất tốt. Nó còn dùng để chữa một số bệnh.

Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm… có nhiều loại khác nhau. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các “mắt thơm”. Trong 100g quả dứa, phần ăn được cho 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Các chất khoáng là 16mg Ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.

Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như: thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.

Những công dụng

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn thơm hàng ngày để lợi tiểu.

Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).

Nam suy thận, nữ lãnh cảm phải nhớ ăn loại thực phẩm này

Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả dứa chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông

Các nghiên cứu vào các năm 1960 – 1970 đã xác định bromelin của quả dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ quả dứa để giải quyết viêm mô tế bào, làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định dứa có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này. Bromelin giảm thiểu viêm xoang. Ở Đức, trẻ em bị viêm xoang thường được chữa trị bằng bromelin, chiết xuất từ trái thơm. Bromelin cho kết quả tốt, nó làm giảm thời gian bị bệnh (từ 8 ngày, còn 6 ngày). Bromelin dùng làm thuốc tẩy giun như một loại giun nhỏ, thường gặp ở trẻ em. Qua nghiên cứu của Hordegen P., bromelin cũng cho thấy kết quả tốt như Pyratel.

Quả dứa làm liền sẹo, một số enzyme của quả dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng như chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ quả dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.

Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng quả dứa làm nước giải khát, bởi thơm giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.

Mới mổ hoặc sưng amiđan, ca sĩ giảm cường độ âm thanh nên ăn dứa chín hoặc uống nước giá ngày 2 lần (tối, sáng sớm) sẽ nhanh chóng lấy lại giọng.

Quả dứa tươi có tính kháng khuẩn, kháng virút cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng.

Dứa còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước quả dứa ép, hoặc nấu canh, xào với các món.

Vài cách trị bệnh từ trái thơm

Dứa được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.

Viêm thận: 60g quả dứa, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.

Viêm phế quản: 120g quả dứa, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.

Sỏi thận: 1 quả dứa chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem quả dứa đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.

Nam suy thận, nữ lãnh cảm uống ngày 3 lần nước dứa ép (150ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.

Viêm ruột, tiêu chảy: lá dứa 30 gam sắc uống.

Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.

Rối loạn tiêu hóa: 1 quả dứa, 2 quả quýt, ép lấy nước uống.

Những lưu ý

Cần lưu ý rằng quả dứa thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm (quả dứa) ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều dứa không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếuhàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Khi say dứa (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu quả dứa bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ.

Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ quả dứa 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).

Để phòng say dứa, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và phải ăn ngay.

Theo Trí thức trẻ

Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 13 Tháng 8 2014 00:55 )
 

BẢO VỆ CỔ HỌNG BẰNG 7 CÁCH HIỆU QUẢ ÍT NGƯỜI BIẾT

Email In PDF.

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa các “vấn đề” ở cổ họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.

Khi bạn tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, uống nước đá, cổ họng sẽ dễ bị ngứa và khó chịu, đồng thời có thể dẫn tới chứng viêm amidan và gây ho. Hậu quả, người bệnh phải uống kháng sinh để điều trị. Vì thế, bạn có thể bảo vệ cổ họng bằng một trong những cách đơn giản dưới đây:

Bảo vệ cổ họng bằng 7 cách hiệu quả ít người biết

1. Nguồn nhiễm khuẩn tiềm tàng đầu tiên là bàn chải đánh răng. Vì khi để qua đêm, bàn chải có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn và tạo nên những vấn đề ở cổ họng, miệng.

Các nhà khoa học khuyến cáo, mỗi sáng, trước khi đánh răng, bạn hãy nhúng bàn chải vào một ly nước muối nóng, nhằm giúp tẩy sạch các loại vi khuẩn bám trên bàn chải.

2. Lá đinh hương là chất khử trùng tự nhiên và rất có ích trong việc chữa trị viêm họng. Chỉ cần nhai một lá đinh hương vào mỗi buổi sáng là đã có thể bảo vệ cổ họng trước các loại vi khuẩn.

3. Nếu không thích mùi vị của lá đinh hương, bạn có thể thay thế bằng cách nhai từ 5 – 6 lá húng quế vào mỗi buổi sáng. Húng quế cũng được  biết đến về hiệu quả tuyệt vời trong việc bảo vệ cổ họng.

4. Một phương thuốc rất đơn giản là trộn khoảng 3-4g nước ép củ gừng tươi với 5ml mật ong và uống vào mỗi buổi sáng, sau khi đánh răng. Bài thuốc này giúp bảo vệ cổ họng cả ngày.

5. Một loại thảo dược có thể giúp bảo vệ cổ họng là nghệ. Củ nghệ có đặc tính chống dị ứng, giúp bảo vệ cổ họng chống lại các nguồn lây bệnh do dị ứng. Để đạt hiệu quả, bạn hãy uống nửa tách nước nóng hòa với 5g muối và một nhúm bột nghệ. Sử dụng bài thuốc này vào mỗi tối, đặc biệt trong những mùa dễ bị dị ứng, để bảo vệ cổ họng.

6. Tập thói quen súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi tối, trước khi đi ngủ và sau khi đánh răng. Thói quen này rất tốt, giúp tẩy sạch cổ họng và miệng, đồng thời giúp bảo vệ cổ họng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

7. Nhiều người thường bị những vấn đề về cổ họng và ống cuống phổi do không khí ô nhiễm. Trường hợp này, chỉ cần nhai một miếng đường thốt nốt nhỏ, sẽ mang lại lợi ích đáng kể. Đường thốt nốt giúp tẩy sạch bụi bặm, các chất kích thích khác trong cổ họng và trong các ống cuống phổi.

Theo VNE

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 12 Tháng 8 2014 04:37 )
 

BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP BẰNG CÁ

Email In PDF.

Ăn thực phẩm giàu a xít béo omega 3 có thể giúp giữ các khớp xương khỏe mạnh ngay cả khi bạn đang bị thừa cân.

Cá trích giàu a xít béo omega 3 - Ảnh: Minh Khôi Cá trích giàu a xít béo omega 3 - Ảnh: Minh Khôi

Những loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi... rất giàu a xít béo omega 3. Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Duke (Mỹ).

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy chuột bổ sung a xít béo omega 3 có khớp xương đầu gối khỏe mạnh hơn chuột có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và a xít béo omega 6, những loại chất béo được cho không chỉ dẫn đến béo phì mà còn góp phần làm trầm trọng bệnh viêm khớp xương mãn tính.

Giáo sư Farshid Guilak thuộc đại học trên cho hay a xít béo omega 3 có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Ông nói thêm: “Trong thực tế, a xít béo omega 3 giúp loại bỏ các tác động có hại của bệnh béo phì ở chuột bị béo phì”.

Mai Duyên

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 12 Tháng 8 2014 04:36 )
 

11 THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHO VÀO LÒ VI SÓNG

Email In PDF.

Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng đang rất được ưa chuộng bởi tính tiện lợi của chúng. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào các bà nội chợ cũng có thể sử dụng thiết bị này.

1. Trứng

Khi cho trứng vào lò vi sóng, bạn sẽ tạo ra một vụ nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi, vì vậy trứng sẽ bị nổ.

Nếu vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để làm để chế biến trứng thì trước khi cho vào lò vi sóng, bạn có thể đập quả trứng ra, cho vào dụng cụ chịu nhiệt, dùng nĩa đâm vào lòng đỏ cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại (loại dùng cho lò vi sóng).

2. Trái cây

Các bạn không nên cho trái cây vào lò vi sóng bởi nhiệt độ cao sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí plasma làm hư lò.

11 thực phẩm tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng

3. Cà rốt

Trong cà rốt có chứa sắt, magiê và selen. Vì vậy, nếu bạn cho cà rốt vào trong lò vi sóng thì cà rốt sẽ nhanh chóng biến thành ngọn lửa với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng và làm hư lò.

4. Ớt

Ớt cũng không phải là loại thực phẩm lý tưởng để đưa vào lò vi sóng. Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ khiến hợp chất tạo cay capsaixin bị bay hơi và thoát ra ngoài, làm rát mắt và cổ họng khi bạn tiếp xúc, thậm chí khiến bạn bị chảy nước mắt, gây cảm giác rất khó chịu.

5. Đồ đông lạnh

Việc cho đồ đông lạnh vào lò vi sóng là một ý kiến tồi, nó khiến bạn mất thời gian chờ đợi mà lại không hiệu quả. Chính vì thế, bạn nên chọn biện pháp rã đông đồ lạnh bằng cách ngâm vào nước pha muối, sau đó sử dụng lò vi sóng để chế biến sau.

6. Những loại rau củ đặc

Một số loại rau củ đặc như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngòi… các bạn đều không nên đưa vào lò vi sóng bởi chúng sẽ bị nổ văng. Bạn có thể dùng đũa hoặc dĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò.

11 thực phẩm tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng

7. Bánh mì

Khi cho bánh mì vào lò vi sóng sẽ khiến bánh mì bị khô cứng, rất khó nuốt. Bánh nhanh chóng bị mất đi tính liên kết của các bột nhào nặn nên ăn bánh sẽ không ngon nữa. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nóng bánh mì thì tốt hơn hết là bạn hãy để bánh mì vào lò nướng.

8. Nước

Bạn đừng bao giờ có ý nghĩ đun sôi nước bằng lo vi sóng bởi việc này vô cùng nguy hiểm. Lò vi sóng làm nước nóng lên nhưng nó lại không hình thành nên bong bóng trong suốt quá trình làm nóng đó. Do vậy, khi lấy nước khỏi lò, lúc đó bọt nước hình thành sẽ bị vỡ và có thể bắn vào mắt bạn gây phỏng.

Nếu bạn vẫn có ý định đun sôi nước bằng lò vi sóng thì bạn có thể thả vào cốc nước một que khuấy bằng gỗ và khi ly nước đã sôi thì nên mở cửa lò, để yên một lát rồi hãy lấy ly nước ra.

9. Động vật có vỏ cứng

Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò…thì chúng sẽ có mùi như mùi cao su. Khi món ăn chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.

11 thực phẩm tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng

10. Nước xốt cà chua

Cho nước xốt cà chua vào lò vi sóng tuy không gây nguy hiểm như những thực phẩm khác nhưng nước xốt nóng dễ bắn tung tóe làm bẩn lò. Để tránh trường hợp này thì bạn có thể dùng giấy sáp đậy kín miệng đĩa đựng nước xốt để giữ vệ sinh lò.

11. Rượu vang và sâm banh

Các bạn không nên cho những đồ uống như rượu, sâm banh …vào lò vi sóng bởi chúng dễ gây ra nổ, làm hư lò và cháy thức ăn.

Theo Phụ nữ Today

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 12 Tháng 8 2014 04:36 )
 
Trang 1212 trong tổng số 1444 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Đời Sống - Sức Khỏe