Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 6 2023 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2517
mod_vvisit_counterHôm qua10243
mod_vvisit_counterTuần này41028
mod_vvisit_counterTuần trước66587
mod_vvisit_counterTháng này172451
mod_vvisit_counterTháng trước262023
mod_vvisit_counterTất cả467774

Có: 27 khách trực tuyến

Người cắt túi mật cần ăn uống như thế nào?

Email In PDF.
Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, dịch mật sẽ không còn nơi dự trữ mà được đưa trực tiếp xuống tá tràng, nên chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và khả năng hấp thu chất béo bị giảm. Người bệnh dễ bị đầy trướng bụng, khó tiêu khi ăn thức ăn có dầu mỡ, dễ bị tiêu chảy hoặc trào ngược dịch mật gây viêm dạ dày. Vì thế, sau khi cắt túi mật để cơ thể có thời gian thích nghi, hồi phục và tránh rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chế độ ăn trong thời gian đầu sau mổ
Trong 2 - 3 ngày đầu tiên sau mổ: Chỉ nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, thêm một ít rau xanh, nước ép từ trái cây ít ngọt. Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một lượng nhỏ để đảm bảo có đủ dịch mật tiêu hóa thức ăn.
Từ 1 đến 2 tuần tiếp theo: Ở giai đoạn này, chức năng tiêu hóa chưa phục hồi toàn toàn nên người bệnh vẫn duy trì các thức ăn dễ tiêu như súp, trái cây, cơm mềm, bột yến mạch, thịt gà, cá, ăn thêm rau xanh, hoa quả giàu chất xơ để tránh táo bón.
3 tuần tiếp theo sau mổ cắt túi mật: Bạn có thể chuyển dần dần sang chế độ ăn đặc với những thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, cá, thịt gà nhưng vẫn cần hạn chế thịt bò, thịt lợn. Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, vừa ăn vừa thăm dò. Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no.

Chế độ dinh dưỡng lâu dài sau phẫu thuật
Chất béo
Không nên ăn chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, nội tạng động vật, vì chúng chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa vừa gây khó tiêu, lại làm tăng áp lực lên hệ thống gan mật. Tuy nhiên, người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn, vì chất béo vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn nguồn chất béo tốt như: dầu ô liu, quả bơ, dầu cải; chất béo từ cá hoặc các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân…
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa nguyên chất chứa nhiều chất béo không thích hợp với người đã cắt bỏ túi mật, vì chúng sẽ khiến bị đầy bụng và đau bụng. Bạn nên chọn các chế phẩm thay thế tương đương như: sữa chua, sữa ít béo (sữa gầy), phô mai ít béo hoặc sữa đậu nành.
Chất xơ
Chất xơ rất cần thiết để kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường trở lại, giảm táo bón,  đồng thời giúp hạn chế sự kích ứng của axit mật lên niêm mạc đường ruột. Tuy nhiên cần bổ sung từ từ, không ăn quá nhiều trong thời gian đầu vì có thể gây trướng bụng, sinh hơi.
Thực phẩm cần tránh
Đồ ăn chiên rán, đồ ăn chua cay, đồ uống có chứa cafein, rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm chứa nhiều mỡ, các sản phẩm sữa nguyên kem, vì đây đều là những thứ gây khó tiêu...
Lệ Giang (TH)
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 11 Tháng 4 2023 13:27 )  
Bạn đang ở: Trang chủ Đời Sống - Sức Khỏe Người cắt túi mật cần ăn uống như thế nào?