Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 4 2016 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay4252
mod_vvisit_counterHôm qua10243
mod_vvisit_counterTuần này42763
mod_vvisit_counterTuần trước66587
mod_vvisit_counterTháng này174186
mod_vvisit_counterTháng trước262023
mod_vvisit_counterTất cả469509

Có: 53 khách trực tuyến

Châm cứu và uống thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch chân

Email In PDF.
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời hoặc phương pháp điều trị không phù hợp nên bệnh tiến triển nặng, biến chứng khó lường.

Anh Lê Hữu Đ (ngụ tại quận 12, TP.HCM) cho hay: “Tôi mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đã lâu nhưng không biết, tình trạng bệnh càng ngày càng nặng, chuyển biến nghiêm trọng. Đi khám ở bệnh viện, bác sĩ chỉ định phải mổ vì ngón chân cái đang dần dần bị hoại tử. Nhưng tôi lại mắc thêm bệnh cường giáp nên việc mổ là điều khó có thể thực hiện”.


Lương y Phạm Ngọc Khánh đang khám cho bệnh nhân

Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1986, địa chỉ An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Từ khi 19-20 tuổi, đang là sinh viên nhưng mỗi lần đứng lên là bắp chân chị sưng to như quả trứng, đau nhức, khó đi lại. Mẹ chị T đưa tới bệnh viện tỉnh khám, bác sĩ hút ra nhiều máu đông, thâm đen.

Sau đó bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh và chị nghĩ đã hết bệnh. Lúc đó, chị cũng không rõ triệu chứng của mình là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh là từ đâu. Tới khi chị T lập gia đình, có thai bệnh bắt đầu tái phát, nhưng lần này nặng hơn, chị không thể đi lại được. Mỗi lần muốn bước chị phải xoa bóp chân cả tiếng.

Khi sinh xong, chị đi khám thì mới được biết mình bị suy giãn tĩnh mạch chi và bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Trong gần 5 năm, một chân chị phải phẫu thuật tới 3 lần. Lần thứ nhất mổ ở bắp chân; Hơn 2 năm sau, chị bị đau ở gót chân và phải mổ lần 2; Được một thời gian, chân chị sưng và đau ở đầu gối, không đi được, bắt buộc mổ lần 3. Mỗi lần mổ phải nằm viện cả tháng trời, khiến sức khỏe suy kiệt. Những tưởng bệnh đã phục hồi sau 3 lần mổ, nào ngờ chỉ được vài tháng chị T lại đau, nhức, sưng chân.

Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh (Phòng khám YHCT Phước An Đường, ĐT: 0903982619, Đ/C: 799 Phạm Văn Bạch, P12, Q.Gò Vấp, TP HCM, Website: www.yhocphuocanduong.com) – người đã chữa thành công cho hai trường hợp này chia sẻ: “Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi...


Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Đây là căn bệnh mà nhiều người tưởng chừng như vô hại nhưng lại có tác hại khôn lường và nguy hiểm. Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bị suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Khi máu ứ trệ ở ngoại biên kéo dài sẽ làm mạch máu mất dần chức năng, thành mạch giãn ra, nhiều đoạn tạo thành búi huyết khối. Hậu quả của nó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây ra các triệu chứng nhẹ như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu, hoại tử các ngón chân. Nếu không được điều trị, huyết khối sẽ theo hệ thống tĩnh mạch chủ dưới lên tĩnh mạch chủ trên và đi vào động mạch phổi, gây tắc và bệnh nhân có thể tử vong.

Để điều trị căn bệnh này, đến nay trong Dược điển tiêu chuẩn Mỹ chưa có loại thuốc Tây y nào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Còn với Đông y, bệnh nhân nên điều trị bằng uống thuốc kết hợp châm cứu, hiệu quả sẽ nhanh hơn, giảm các triệu chứng đau”.

Được biết, hiện nay lương y Khánh đã tìm và nghiên cứu ra bài thuốc Đông y chữa bệnh này rất hiệu quả. Bài thuốc gồm những loại thảo dược như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, truyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân lương y cân đo liều lượng thuốc phù hợp.

Ngoài ra, lương y Khánh còn kết hợp với châm cứu để giảm các triệu chứng đau, giúp khí huyết lưu thông, hiệu quả điều trị nhanh hơn.

Chia sẻ về hiệu quả của phương pháp điều trị này, anh Đức cho biết: “Sau khi uống được 30 thang thuốc trong vòng một tháng, tình trạng bệnh của tôi đã chuyển biến tích cực. Hằng đêm, tôi không còn phải vật lộn với những cơn đau nhức nữa, chân cũng đỡ sưng hơn, vết thương ở ngón chân từ từ lành lại. Trước khi điều trị, tôi đi siêu âm với kết quả chân phải bị tắc nghẽn đến 98% và có dấu hiệu bị liệt. Sau khi dùng bài thuốc của lương y Khánh, tôi có thể đi đứng bình thường và vận động một cách rất thoải mái”.

Còn với chị T, bản thân và gia đình thấy phương pháp Tây y đã không còn phù hợp nên quyết định tìm chữa theo cách khác. May mắn đọc báo, chị biết được phương pháp điều trị của lương y Phạm Ngọc Khánh. Khi uống đến thang thứ 14, chân chị T bắt đầu hồng lên, chỗ mổ không còn thâm như trước. Kiên trì uống hết tháng (30 thang thuốc) chị  không còn thấy đau, sưng như trước. Đến nay, uống được hơn 5 tháng, bệnh của chị đã khỏi 90%, chỉ còn hơi tê mỗi khi thay đổi thời tiết vì mổ quá nhiều lần, da chân đã trắng hồng.

Đông Hường

Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 09 Tháng 4 2016 07:06 )  
Bạn đang ở: Trang chủ Đời Sống - Sức Khỏe Châm cứu và uống thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch chân