Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 9 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay8752
mod_vvisit_counterHôm qua12903
mod_vvisit_counterTuần này48126
mod_vvisit_counterTuần trước85091
mod_vvisit_counterTháng này144369
mod_vvisit_counterTháng trước470419
mod_vvisit_counterTất cả2146631

Có: 43 khách trực tuyến

Giới thiệu

QUẢNG HÒA QUÊ HƯƠNG TÔI

Email In PDF.
Xã Quảng Hòa quê tôi nằm ở phía Nam huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nơi hợp lưu sông Nguồn Nậy  (Rào Nậy) và sông Nguồn Son (Rào Son) của dòng sông Gianh lịch sử bi hùng và thơ mộng, từng chứng kiến cảnh Trịnh - Nguyễn phân tranh, huynh đệ tương tàn (ranh giới là Nguồn Nậy và sông Gianh) giữa vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong gần 300 năm (1627 đến 1786).
Mã đơn vị hành chính của xã là 19105. Tọa độ trung tâm vùng hành chính 17043’59” vĩ độ Bắc, 106023’57” kinh độ Đông. Diện tích 570,03 ha, dân số  10.373 người (mật độ 1820 người/km2). Số liệu năm 1999. Thuộc diện đất chật người đông. Toàn xã có 16 chòm: Đông Hòa, Tây Hòa, Nam Hòa, Vĩnh Hòa, An Hòa, Phú Hòa, Trung Hòa, Nhân Hòa, Tân Hòa, Thanh Hòa, Khánh Hòa, Thuận Hòa, Cao Hòa, Cựu Hòa, Biên Hòa, Bắc Hòa.
+ Phía Bắc giáp: xã Quảng Lộc và xã Quảng Tân;
+ Phía Đông giáp: xã Quảng Văn;
+ Phía Nam giáp: xã Quảng Minh;
+ Phía Tây giáp: xã Quảng Sơn và xã Quảng Thủy.
Quảng Hòa là một xã đồng bằng bờ xuôi ruộng mật, có dạng hình con sóc đang vẫy đuôi hướng ra biển Đông, phía mặt trời mọc. Người dân Quảng Hòa rất hiếu khách, dễ thương, cần cù, chịu thương, chịu khó và hiếu học.
Vùng đất xã Quảng Hoà ngày nay được hình thành đồng thời với tỉnh Quảng Bình. Tức năm 1069, để phá tan âm mưu cấu kết giữa quân xâm lược nhà Tống và Chiêm Thành, một đạo quân Đại Việt do vua Lý Thánh Tông cầm đầu và tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy, đã tiến đánh vào tận kinh thành Chăm-pa, bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Để chuộc tội, vua Chiêm cắt dâng 3 châu: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (nay là tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị) cho nhà Lý.  Năm 1075, Lý Thường Kiệt đổi tên Châu Bố Chinh thành Châu Bố Chính, Châu Địa Lý thành Châu Lâm Bình. Mảnh đất Quảng Bình từ đó chính thức được đưa vào bản đồ nước ta. Chính Lý Thường Kiệt là người có công đầu xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn như ngày nay.
Đến thời Nguyễn Hoàng (1558 đến 1604) vùng đất Bắc sông Gianh gọi là xứ Đàng Ngoài, vùng Nam sông Gianh (trong đó có xã Quảng Hòa) gọi là xứ Đàng Trong. Năm 1605 Nguyễn Hoàng đổi Châu Bố Chính thành phủ Quảng Bình, cái tên Quảng Bình có từ đó.
Đình làng Hòa Ninh nằm ở trung tâm xã Quảng Hòa, xây dựng vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936). Đình Hòa Ninh là biểu tượng cho một vùng quê nông thôn Việt Nam có nhiều nhân tài đỗ đạt khoa bảng. Đó là niềm tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông đi trước. Truyền thống đó đã được các sử sách, gia phả của làng qua nhiều thế hệ ghi lại. Hiện nay, ở Đình còn lưu giữ được 10 sắc phong bằng chữ Hán qua các triều vua nhà Nguyễn ban tặng. Đình được Nhà nước xếp hạng di tích LỊCH SỬ VĂN HÓA Quốc gia năm 1993
Xã Quảng Hòa có truyền thống hiếu học. Từ năm 1966 do chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, việc đi lại vùng Bắc Quảng Trạch học phải qua một nhánh sông Gianh khá lớn nước chảy xiết (đó là Nguồn Nậy) rất nguy hiểm. Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch ra đời từ đó (nay là trường phổ thông trung học số 2 Quảng Trạch), đóng tại thôn Cao Cựu thuộc xã Quảng Hòa tồn tại cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi về sau. Trường là nơi quy tụ học sinh cấp 3 của 9 xã vùng Nam huyện Quảng Trạch (Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Văn, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy, Quang Tân, Quảng Trung và Quảng Tiên). Niên khóa đầu tiên (1966-1967) có 3 lớp 8 (hệ 10 năm) thì học sinh xã Quảng Hòa chiếm trọn 2 lớp (gần 67% ). Những khóa học đầu tiên đã có một số học sinh xã Quảng Hòa đạt giải nhất, nhì, ba về văn, toán cấp tỉnh và toàn miền Bắc. Cụ thể:
- Năm 1965 GIẢI NHẤT TOÁN cấp tỉnh: Nguyễn Văn Pứ
- Năm 1968: Có 3 Người đạt GIẢI NHẤT VĂN cấp tỉnh, gồm: Nguyễn Văn Pứ,Trần Hữu Đính, Nguyễn Ngọc Phương.
- Năm 1968 GIẢI NHÌ TOÁN toàn miền Bắc: Nguyễn Van Pứ, Đinh Xuân Kiêm.
- Năm 1969: GIẢI 3 TOÁN TOÀN MIỀN BẮC: Nguyễn Văn Minh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lớp lớp những người con ưu tú của xã Quảng Hòa đã tình nguyện lên đường ra trận, nhiều người mãi mãi yên nghỉ hay để lại một phần xương máu của mình trên khắp các chiến trường miền Nam, Lào, Căm phu chia và thậm chí cả trên miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Có nhiều người trở thành tướng như: Trung tướng Nguyễn Hòa, thiếu tướng Nguyễn Văn Chương, rất nhiều sỉ quan trung cao cấp đã và đang phục vụ trong quân đội và công an nhân dân. Hay trở thành anh hùng lực lượng vũ trang như anh hùng liệt sỷ Lâm Úy và năm 2002 xã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vủ trang nhân dân.
Năm 1967 khi chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không lực của đế quốc Mỹ ác liệt Ủy ban Hành chính tỉnh (nay là UBND tỉnh) và các Ty (nay là Sở) ban, ngành của tỉnh sơ tán về đây. Xã Quảng Hòa trở thành trạm trung chuyển bộ đội vào ra chiến trường miền Nam và trung chuyển thương bệnh binh. Vùng Đông của xã (là HTX Nông nghiệp Hợp Hòa) trở thành nơi cất dấu  hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm phục vụ cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều người con ưu tú của xã rời quê hương đến các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế lớn của đất nước, như thủ đô Hà Nội, thành phố Hố Chí Minh để học tập và lập nghiệp, có người được Nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài. Trong số họ có nhiều người đạt học hàm học vị: giáo sư, tiến sỷ, thạc sỷ, kỷ sư làm việc tại các viện nghiên cứu lớn hay giảng dạy ở các trường đại học danh tiếng của đất nước, cũng có người trở thành doanh nhân thành đạt.
Nghề chính của xã là sản xuất nông nghiệp, sản phẩm làm ra gồm: lúa, khoai lang, đậu lạc, bắp, kiên (kê) mè  (vừng)... Bên cạnh đó cũng có nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: mộc, rèn, may mặc, đan lát mây tre. Đặc biệt là sản xuất nhiều loại bánh mang thương hiệu Quảng Hòa vừa ngon vừa rẻ.
Chợ Trường lớn nhất khu vực Nam Quảng Trạch. Phiên chợ chính họp buổi chiều hàng ngày, thu hút hàng trăm, hàng ngàn khách thập phương từ các xã vùng Nam Quảng Trạch như: Quảng Lộc, Quảng Thủy, Quảng Tân, Quảng Sơn, Quảng Minh, Quảng Văn ... về mua bán trao đổi hàng hóa nông lâm thổ sản. Đặc biệt là các loại bánh mang thương hiệu quê nhà như: bánh tráng, bánh xèo, bánh đúc... Nhiều người con xa quê mỗi lần về thăm gia đình bạn bè bao giờ cũng ghé qua chợ Trường thưởng thức cho bỏ thèm. Riêng những người có “tâm hồn ăn uống” lúc ra đi không quên mang theo vài chục bánh tráng các loại (nhất là bánh mè xát) để làm quà biếu bạn bè hay nướng lên nhâm nhi vào những lúc nhớ nhà, nhớ quê, nhớ bạn bè.
            "Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Nếu ai đi xa không nhớ
              Sẽ không lớn nỗi thành người ..."
TM Ban liên lạc đồng hương xã Quảng Hoà
Ngô Quang Dũng
Đình Hòa Ninh
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ XÃ QUẢNG HÒA
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 07 Tháng 8 2024 03:39 )
 
Bạn đang ở: Trang chủ Giới thiệu