Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 2 2023 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay4903
mod_vvisit_counterHôm qua9619
mod_vvisit_counterTuần này33171
mod_vvisit_counterTuần trước66587
mod_vvisit_counterTháng này164594
mod_vvisit_counterTháng trước262023
mod_vvisit_counterTất cả459917

Có: 53 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

Vị tướng tài mở cõi là người khai sinh đất Sài Gòn, được liệt vào hàng 'Khai quốc công thần' và thờ tại Thái miếu nhà Nguyễn

Email In PDF.
Sài Gòn trải qua hơn 300 năm lịch sử, khá trẻ so với nghìn năm văn hiến của dân tộc, song hiện là thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ mảnh đất đồng không mông quạnh xưa, TP. HCM hiện có gần 9 triệu người (tính đến ngày 1/6/2023), hàng loạt cao ốc và đường phố luôn tắc nghẽn bởi mật độ dân cư cao.
1- Danh tướng dẹp yên Chiêm Thành
Cổng TTĐT TP. HCM giới thiệu lịch sử hình thành như sau: "Năm 1698, chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn".
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, húy Kính, sinh năm 1650 tại huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trong một gia tộc trâm anh thế phiệt lâu đời có nguồn gốc cùng tổ với chúa Nguyễn.

Tượng Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước phân tranh, xung đột ác liệt giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1627-1672). Chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đến Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đều phải dụng binh đánh đuổi giặc ngoài để giữ yên bờ cõi, bình định biên cương. Mặt khác, các chúa Nguyễn đều toan tính mở rộng đất đai phương Nam, nhằm đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử ấy, tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ. Ở tuổi đôi mươi, ông nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh "Hắc Hổ".
Sự nghiệp của ông được Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn), cho biết: “Lúc trẻ tuổi Hữu Cảnh theo cha đi đánh dẹp, có công được làm Cai cơ”.
Năm Nhâm Thân (năm 1692), ông theo lệnh chúa Nguyễn dẹp loạn vua Bà Tranh của Chiêm Thành làm phản, lấn cướp Diên Ninh (là Diên Khánh thuộc Khánh Hòa). Lần ấy ông bắt Bà Tranh đem về, đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Năm Kỷ Mão (năm 1699), vua nước Chân Lạp là Nặc Thu làm phản, ông được cử làm Thống suất đi đánh và năm Canh Thìn (năm 1700) dẹp yên được.
2- Nam tiến mở cõi
Trên bước đường binh nghiệp của mình, công lao lớn nhất của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ấy là vào năm Mậu Dần (1698).
Khi đó, chúa Nguyễn cử ông làm Kinh lược sứ đất Chân Lạp, thiết lập phủ Gia Định, gồm huyện Phước Long (với dinh Trấn Biên) và huyện Tân Bình (với dinh Phiên Trấn). Cột mốc này cũng được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn - TP. HCM ngày nay.
Sau khi lập phủ, ông chiêu mộ lưu dân 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào khai khẩn đất hoang. Người Hoa (con dân nhà Minh) không quy phục nhà Thanh sang lánh nạn được chúa Nguyễn cho cư trú tại đây cũng góp phần gầy dựng Sài Gòn thuở ban sơ.
Viết về công việc này của Nguyễn Hữu Cảnh, trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết rằng, đầu thế kỷ XVIII, đất Gia Định rộng 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ (200.000 người). Cư dân đa số là người gốc Việt, số còn lại là người Hoa và Khmer sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rẫy.
Để quản lý đất đai và số nhân khẩu này, Nguyễn Hữu Cảnh đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục (chuyên quản lý về hành chính, thuế khóa); Lưu thủ (quân sự); Cai bộ (phụ trách về công tác tư pháp). Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang.
Với những người Hoa rời bỏ quê hương sang lánh nạn, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Tên gọi Minh Hương cũng thành tên gọi chung cho người Hoa ở Sài Gòn từ thời điểm đó, họ xem mảnh đất này như quê hương mới. Người Minh Hương giỏi thương thuyền đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các khu mua bán sầm uất như Chợ Lớn ngày nay.
Để đảm bảo thương mại phát triển, giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông. Nguyễn Hữu Cảnh lấy khu chợ nổi Nhà Bè làm trung tâm giao dịch, thông thương với cù lao Phố (Đồng Nai), Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.
Kể từ thời điểm này, các chúa Nguyễn đã xác lập quyền lực thực tế của mình “trong việc quản lý ruộng đất, hộ khẩu và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên cũng như nguồn thu thuế qua việc trao đổi giao thương với thương nhân các nước trên vùng đất mới”.
Năm Canh Thìn 1700, sau khi khiến vui Chân Lạp là Nặc Ông Thu thảm bại phải đầu hàng, Nguyễn Hữu Cảnh thay vì trở lại Sài Gòn - Gia Định đã rút quân về miền Tây, chế ngự giữa hai miền "Chân Lạp miền trên" (tức xứ Campuchia) và "Chân Lạp miền dưới" (nay thuộc miền Hậu Giang). Gián tiếp nhưng thành trực tiếp, Nguyễn Hữu Cảnh tiến hành việc bình định an dân trên mảnh đất còn lại ở miền Tây Nam Bộ.
Sau khi chọn vùng cù lao Cây Sao (sau gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang) đóng quân một thời gian, tháng 5 năm Canh Thìn (năm 1700), Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mất, thọ 51 tuổi, kết thúc đời binh nghiệp với những chiến công hiển hách.

Ban thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Báo Dân Việt
Nghe tin ông mất, chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) vô cùng thương tiếc, truy tặng chức Chưởng Dinh, ban thụy là Trung Cần; đầu niên hiệu Gia Long (1802-1820), được tặng làm Phó tướng Chưởng Cơ, liệt vào hàng công thần thượng đẳng, thờ tại Thái miếu. Năm 1810, ông được liệt thờ vào miếu Khai quốc công thần. Đời vua Minh Mạng (1820-1841), ông được tặng chức Đô thống chế dinh thần cơ, phong tước Vĩnh An hầu.

Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tổ chức hàng năm tại TP. HCM
Để ghi nhớ công ơn của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, là người có công phát triển đất nước về phương Nam, từ Biên Hòa (Đồng Nai) cho đến Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) đều có đền thờ tưởng niệm ông. Ngay tại Nam Vang (nay là thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia) cũng có ngôi đền thờ ông.
Tham khảo:
- Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với sự nghiệp mở cõi phương Nam cuối thế kỷ XVII - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (28/5/2013).
- Vị tướng khai sinh đất Sài Gòn - Báo VnExpress (16/2/2016).
- Nguyễn Hữu Cảnh - Danh tướng mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành - Báo Dân Việt (4/9/2022).
Quỳnh Như
 

'Hoàng cung’ trong lòng đất Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á, tọa lạc ở tỉnh hẹp nhất nước ta theo chiều Đông - Tây

Email In PDF.
Được ví như ‘hoàng cung’, hang động này nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ.
Với những người yêu thích trải nghiệm hang động, Sơn Đoòng là địa điểm nổi danh nhất và không ít người mong ước một lần được trải nghiệm, khám phá. Tuy nhiên, có một hệ thống hang động khác ở tỉnh Quảng Bình cũng hấp dẫn không kém với du khách là động Thiên Đường.
Động Thiên Đường, hay hang Thiên Đường cách Hà Nội hơn 500km, cách thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hơn 60km về hướng Tây Bắc và chỉ cách đường Hồ Chí Minh có hơn 4km. Đường đến Động Thiên Đường phải đi qua khu vực vào động Phong Nha khoảng hơn 20km, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Động Thiên Đường nằm trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, có niên đại hình thành cách đây khoảng 350 đến 400 triệu năm.

 Một góc của động Thiên Đường
Được mệnh danh là “mê cung trong lòng đất”, động Thiên Đường nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ. Có chiều dài lên tới 31,4km, chiều rộng khoảng 30-100m, độ sâu vào khoảng 60-80m, động Thiên Đường được các chuyên gia hang động thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện vào năm 2005 và được công nhận là hang động khô dài nhất châu Á.
Vẻ đẹp của động Thiên Đường từ lâu đã nhiều tạp chí nổi tiếng khắp thế giới như CNN, Channel News Asia… ca ngợi. Động Thiên Đường có cấu trúc kỳ vĩ, tráng lệ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên từ giếng trời với các nhũ đá ngàn năm tuổi với hình thù đa dạng.

 Vẻ đẹp của động Thiên Đường khiến báo chí thế giới hết lời ca ngợi
Chính nhờ sự kết hợp độc đáo đó, cảnh đẹp tại động Thiên Đường được các chuyên gia đánh giá, công nhận như thiên đường giữa chốn trần gian. Đây cũng là lý do động Thiên Đường hấp dẫn, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và cảm nhận vẻ đẹp cho dù phải trải qua một quãng đường khá xa và gập ghềnh mới đến được khu vực động.
Hang Thiên Đường có cửa vào hang nhỏ, độ dốc vừa phải. Sau khi đi hết cửa hang, du khách sẽ đến khu nền động có chiều dài khoảng 15m, nơi có nhiều hạt thạch nhũ bao quanh. Khi vào đến động chính, du khách sẽ được trải nghiệm không gian động vô cùng lớn với bề rộng lên tới 200m, vòm động cao, rộng.

Những khối thạch nhũ với hình dáng đặc biệt chính là
điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp độc đáo cảu hang khô dài nhất châu Á
Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan động Thiên Đường là khoảng từ đầu tháng 4 tới cuối tháng 8 bởi lúc này đang là mùa khô, tiết trời khô ráo, thuận tiện cho việc di chuyển và trải nghiệm vẻ đẹp của động Thiên Đường.
Vì nằm dưới dòng đất, còn có thêm suối ngầm, nhiệt độ trong hang cực kỳ mát mẻ, chỉ từ 20-21 độ C, trái ngược hoàn toàn so với cái nóng oi bức mùa hè ở bên ngoài. Là động khô dài nhất châu Á, xuyên suốt chiều dài của động là hệ thống cầu gỗ nhân tạo dài 1.000m giúp du khách có thể khám phá hầu hết các điểm đặc sắc nhất trong hệ thống hang động nơi đây.
Ấn tượng đầu tiên của các du khách tới khám phá hang động này là vẻ đẹp tráng lệ, lung linh của các nhũ đá, măng đá nghìn năm tuổi được hình thành một cách tự nhiên, tạo thành những hình thù kỳ lạ nhưng lại hòa hợp tạo nên những khối hình dạng vô cùng đẹp.

Hang luôn giữ được vẻ đẹp tráng lệ làm hài lòng du khách
Không những thế, các hình khối này lại phản chiếu ánh sáng mặt trời tạo nên những mảng màu sắc khác nhau, khiến cho du khách cảm giác như bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Ngoài vẻ đẹp của những nhũ đá, động Thiên Đường còn có hệ thống suối ngầm vô cùng ấn tượng. Du khách có thể thuê thuyền kayak để chèo dọc theo con suối.
Hành trình vượt suối được nhiều người đánh giá là thú vị nhất trong hành trình khám phá động Thiên Đường. Dưới sự hướng dẫn của chuyên viên chèo thuyền, du khách có thể an tâm ngắm cảnh, tận hưởng tuyệt tác vòm hang với các khối thạch nhũ lấp lánh ngay phía trên đầu.

Thiên Đường đẹp tựa 'tiên cảnh chốn trần gian'
Sau khi vượt qua suối ngầm, chỉ cần chinh phục thêm một đoạn nữa, du khách sẽ đến giếng trời - địa điểm để chiêm ngưỡng và checkin ấn tượng nhất khi đến động Thiên Đường. Nơi đây có cột ánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống đáy động, tạo ra ánh sáng đẹp rực rỡ.
Nhiều du khách thích chinh phục giếng trời động Thiên Đường bởi nơi đây mang nét đẹp của sự giao hòa giữa Trời và Đất, tạo nên một tuyệt tác, xứng danh với tên gọi “tiên cảnh trần gian”.
Một điều thú vị là mặc dù sở hữu cấu trúc choáng ngợp như vậy nhưng 'hoàng cung' này nằm tại tỉnh hẹp nhất Việt Nam. Cụ thể, tỉnh Quảng Bình có diện tích 8.065,3km², nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của nước ta (50km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía Bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía Nam; giáp Biển Đông về phía Đông; phía Tây là tỉnh Khăm Muộn và Tây Nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
Thùy Dung
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 19 Tháng 3 2024 07:31 )
 

Vị Tư lệnh tài ba được mệnh danh là ‘cánh đại bàng’ của chiến trường Trường Sơn huyền thoại, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam khi chỉ mới 16 tuổi

Email In PDF.
Tên tuổi của ông gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại - tuyến chi viện chiến lược cho tiền tuyến.
1- Tư lệnh huyền thoại của Bộ đội Trường Sơn
Đồng Sỹ Nguyên (1923 - 2019) tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, sinh ra và lớn lên ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, phủ Quảng Trạch, Quảng Bình. Song thân ông là ông Nguyễn Hữu Khoán và bà Đặng Thị Cấp, đều là những hậu duệ của thủ lĩnh Phong trào Cần Vương. Vì thế, ông sớm đã có tinh thần chống thực dân Pháp.
Năm 1938, ông tham gia hoạt động cách mạng ở quê nhà và một năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 16 tuổi. Cả cuộc đời của ông trải qua nhiều vị trí công tác, thế nhưng dấu ấn đậm nét nhất là gần 10 năm (1967-1976) đảm nhiệm Tư lệnh Binh đoàn 559 Trường Sơn.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
Khi được hỏi về tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét "đồng chí đã có công lao lớn trong cuộc tổng khởi nghĩa 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, đồng chí có công lớn đối với con đường chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh".
2- Bước đầu xây dựng con đường chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 năm 1959 đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: "Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân". Vì vậy, việc nhanh chóng mở đường vận chuyển chi viện chiến lược cho các chiến trường trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Tên tuổi của ông gắn liền với tuyến đường Trường Sơn huyền thoại
Đoàn 559 có nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự, đưa đón bộ đội, chuyển công văn từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Khi tiếp nhận vị trí Tư lệnh Trường Sơn ngày 1/1/1967, tướng Đồng Sỹ Nguyên có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe chia thành 4 binh trạm. Với lực lượng như vậy, việc chi viện vào miền Nam qua đường Trường Sơn rất khó khăn vì địa bàn quá dài và rộng, thường xuyên bị bom Mỹ rải thảm.
Ngoài ra, khí hậu khắc nghiệt của Trường Sơn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho Đoàn. Mỗi năm, Trường Sơn chỉ có vài tháng khô, các đơn vị vận tải có thể di chuyển, còn lại là mùa mưa với những trận mưa tầm tã làm đường sụt lở, lầy lội trầm trọng. Công binh, thanh niên xung phong phải trần mình suốt ngày đêm khắc phục hậu quả của mưa lũ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu và Tư lệnh
Đồng Sỹ Nguyên bàn kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch “Đường 9 - Nam Lào” năm 1970
Được biết, ông đã cùng các lái xe thực địa từng tuyến đường. Tận mắt quan sát mọi diễn biến "địch đánh, ta sửa ta đi", ông thấy rằng cách này không hiệu quả vì sửa đường mất rất nhiều công sức. Hơn nữa, do chỉ có một con đường mòn nên trong lúc chờ sửa chữa, tất cả xe cộ đều bị đình trệ, có khi cả tháng không chi viện được cho chiến trường.
Ngoài ra, ông còn phê phán kịch liệt hoạt động trên tuyến cơ bản mang tính "phòng ngự bị động, tiêu cực". Ông cho rằng muốn làm tốt nhiệm vụ chi viện thì trước hết Đoàn 559 phải có đủ sức chống lại cuộc chiến tranh ngăn chặn do không quân và bộ binh Mỹ thực hiện. Theo đó, phải hiệp đồng binh chủng, bảo vệ tuyến vận tải cơ giới để vừa chi viện, vừa đẩy lui địch trên chiến trường.
"Từ năm 1967, Đoàn 559 được bố trí trận địa pháo phòng không, tên lửa để đối phó với việc ném bom của địch, tạo thành lưới lửa bảo vệ trên đầu đội hình vận tải, không để lái xe đơn độc trên đường; ở dưới, công binh túc trực bên đường, khi địch đánh thì vào hầm trú ẩn, ngưng đánh ra sửa đường; còn bộ binh liên tục mở các chiến dịch đẩy địch ra xa", Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Binh đoàn 12 kể lại.
Từ đây, tuyến đường không chỉ mang ý nghĩa là một "đường dây vận tải chi viện" đơn thuần nữa mà đã chuyển thành một chiến trường đúng nghĩa - chiến trường Trường Sơn. Địch thích đánh trọng điểm nào, bộ đội Trường Sơn càng tạo điều kiện, "kêu gọi" địch đánh vào đấy. Trong lúc đó, công binh mở thêm 2 tuyến đường song song bên cạnh để đoàn xe tiếp tục lưu thông.
3- Đường Trường Sơn, "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm"
Từ một con đường mòn, đường Trường Sơn dưới thời tướng Đồng Sỹ Nguyên đã trở thành một tuyến giao thông chiến lược với cả hệ thống như “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Đó là những con đường ngang dọc chằng chịt mà Mỹ không cách nào ngăn chặn được với 5 trục dọc, 21 trục ngang, tổng chiều dài 20.000km phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, xuyên 3 nước Đông Dương.
Trong đó, có hơn 800km đường kín, 1.500km đường rải đá, 200km đường nhựa. Ngoài ra còn có 1.500km đường dẫn xăng dầu, 1.350km đường dây cáp thông tin, 3.800km đường giao liên, 500km đường sông. Trường Sơn thời đánh Mỹ có khoảng 120.000 bộ đội và 10.000 thanh niên xung phong.

Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên thăm Bộ đội Trường Sơn năm 1973
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam, nói tướng Nguyên không chỉ là người chỉ huy mà thực sự là đồng đội, anh em, bè bạn gần gũi. Không có trọng điểm ác liệt nào, binh trạm nào ông chưa đến.
Từ năm 1976 đến khi nghỉ công tác, ông Đồng Sỹ Nguyên có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều công trình trọng điểm của quốc gia mang đậm dấu ấn của ông như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, xi măng Bỉm Sơn, giấy Bãi Bằng, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh,...
Ông mất tháng 4/2019, được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Nam Trần
 

HOÀNG CUNG TRONG LÒNG ĐẤT HUYỀN BÍ CÁCH PHONG NHA CHỈ HƠN 20KM

Email In PDF.
Quảng Bình là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều hang động đẹp bậc nhất thế giới.
Động Thiên Đường nằm ở đâu, vì sao có tên gọi này?
Động Thiên Đường nằm ở Km16, cách rìa nhánh tây đường Hồ Chí Minh gần 4 km, cách Động Phong Nha khoảng 20km. Động Thiên Đường nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Động Thiên Đường có chiều dài 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất 150m và có chiều cao từ đáy lên trần động khoảng 60m.
Năm 2005, sau khi một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện một hang động giá trị trong Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Hiệp hội Nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc dưới sự chủ trì của Tiến sỹ Howawd Limbert đã đến xin phép để tiến hành tổ chức khảo sát. Vẻ đẹp tuyệt mỹ, tráng lệ của hang động khiến cho các thành viên của đoàn đã phải thốt lên hai tiếng “Thiên đường”. Từ đó, “Thiên Đường” đã trở thành tên gọi và được biết đến như một trong những hang động đẹp và kỳ vĩ vào bậc nhất Quảng Bình.

Một góc Động Thiên Đường. Ảnh: Vietnambooking
"Hoàng cung" trong lòng đất với nhiều kỷ lục
Động Thiên Đường còn được nhiều người đặt danh hiệu là một "hoàng cung trong lòng đất", điều này không chỉ phản ánh vẻ đẹp tráng lệ của động Thiên Đường với hệ thống nhũ đá (hình thành từ trên xuống dưới) và măng đá (hình thành từ dưới lên trên) độc đáo, mà còn thể hiện sự biến hóa huyền bí của nó.

Ảnh: tcdulichtphcm
 
Ảnh: tcdulichtphcm
Những khối nhũ đá, măng đá với kích thước khổng lồ, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nhưng lại tạo nên một cấu trúc vô cùng hài hòa, đẹp mắt.
So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở động Thiên Ðường có nhiều hình thù hơn. Những khối đá, thạch nhũ ở đây tuyệt nhiên không có bàn tay con người, nhưng lại mang nhiều hình khối có tính liên tưởng đến các biểu tượng văn hóa Việt Nam như: Tiên Ông, Phật Bà, Tháp Liên Hoa, tháp Champa, ruộng bậc thang...

Sự kì vĩ của động Thiên Đường. Ảnh: Topquangbinh

Ảnh: Quangbinhtravel

Thác Thiên Hà. Ảnh: Báo Đắk Lắk

Hình khối thạch nhũ như hình Nhà Rông Tây Nguyên.
 
Ảnh: Vietnambooking

Cung Quảng Hàn. Ảnh: Người lao động
 
Ảnh: Sài Gòn tiếp thị
 
Ảnh: Báo Bảo vệ môi trường
Với vẻ đẹp tự nhiên kỳ vĩ, động Thiên Đường đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập 2 kỷ lục: "Động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất Việt Nam" và "Động có cầu gỗ dài nhất Việt Nam".
Đến tháng 7/2019, động được Hội đồng Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục là “Hang động có hệ thống thạch nhũ, măng đá độc đáo và tráng lệ nhất châu Á”.

Cầu gỗ có chiều dài hơn 1km, giữ kỉ lục quốc gia
là "Động có cầu gỗ dài nhất Việt Nam". Ảnh: Vietnambooking
Khang Hi vi hành về lập tức yêu cầu cả hoàng cung thay đổi một thứ, bữa ăn của vua cũng đầy sự khác biệt
Theo Bích Câu. Đời sống & pháp luật
 
Trang 2 trong tổng số 156 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ