ĐÒAN ĐỨC MẬU (1855-1897)
Thứ tư, 13 Tháng 3 2013 13:18
Nguồn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Đoàn Đức Mậu (có tài liệu ghi là Đoàn Chí Tuân) hiệu là Bạch Xỉ, người làng Hoà Ninh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bạch Xỉ - Đoàn Đức Mậu - Đoàn Chí Thân
Ông học giỏi nhưng không đi thi. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương của Hàm Nghi, ông đến sơn phòng tỉnh Hà Tĩnh đón xa giá, rồi về quê mộ quân chống Pháp, lập căn cứ ở vùng núi miền Nam Quảng Bình.
Phong trào chống Pháp ở Quảng Bình bị thất bại, nghĩa quân tan vỡ, ông bỏ ra Hà Tĩnh hoạt động ở vùng rừng núi Vụ Quang, Đại Hàm (Hương Khê), vùng căn cứ địa của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Ông tự xưng Hoàng đế, hay dg tà thuật, mê tín để tuyên truyền trong nhân dân. Ông lợi dụng câu sấm của Trạng Trình "Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình’’ (Bạch Xỉ ra đời thì thiên hạ thái bình) và câu thơ truyền miệng: ’’Một lũ thầy tăng (thằng Tây) ra trị nước, cố ông Bạch Xỉ mời nên đời’’, để vận động nhân dân chống Pháp. Nhưng một số sĩ phu, nhất là Phan Đình Phùng không tán thành, cho đó là tà đạo. Vì vậy, ông chiến đấu đơn độc và bị bắt năm 1896 trong một làng gần núi Đại Hàm. Bị giam ở nhà lao Vinh, ông không chịu khuất phục và chết tại ngục năm 1897.Nguồn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt NamNXB Giáo dục, Hà Nội - 2005
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 16 Tháng 8 2022 17:05 )
CẤP NƯỚC SINH HỌAT HUYỆN QUẢNG TRẠCH
Thứ tư, 13 Tháng 3 2013 13:04
Nguồn: Mai Anh
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(Website Quảng Bình) - Sáng ngày 10-3-2013, tại xã Quảng Sơn, UBND huyện Quảng Trạch đã tổ chức lễ khởi công Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch.
Tham dự lễ khởi công có bà Torda Eszter, Đại sứ đặc mạnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam; đồng chí Hà Hùng Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các Bộ, ngành có liên quan cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Quảng Trạch qua các thời kỳ...
Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch sử dụng vốn tín dụng hỗn hợp của Chính phủ Hunggary, do UBND huyện Quảng Trạch làm chủ đầu tư. Dự án có công suất 22.000 m3/ngày đêm, cấp nước sinh hoạt cho 22 xã dọc sông Gianh của huyện Quảng Trạch, với quy mô đầu tư đảm bảo cung cấp nước sạch cho 130.572 người, 29.840 hộ gia đình, chiếm 63% dân số toàn huyện. Dự án sẽ khai thác nguồn nước tại sông Rào Nan thuộc địa phận xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch. Tổng mức đầu tư gần 23 triệu euro, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trạm bơm nước thô, Trạm xử lý nước sạch số 1, hệ thống đường ống phân phối nước sạch từ ống cấp 1 đến đầu nối các hộ gia đình cho 10 xã Nam sông Gianh, hệ thống cấp điện và Trạm biến áp 630 KVA... với tổng số vốn gần 13 triệu euro.
Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện để triển khai thực hiện Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch, đồng thời ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực cố gắng của các sở, ban, ngành và sự hợp tác của nhân dân trên địa bàn trong công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng chí yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung nguồn lực, triển khai thi công quyết liệt để hoàn thành Dự án đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát lệnh khởi công xây dựng Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 16 Tháng 8 2022 16:55 )
GIỚI THIỆU VỀ ANH HÙNG LÂM ÚY
Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 12:49
Website Quảng Bình
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
 Lâm Úy sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi hy sinh anh là tiểu đội phó bộ binh thuộc đại đoàn 325, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nghèo, ngay từ nhỏ, Lâm Úy đã phải đi ở, làm thuê để kiếm sống. Cách mạng tháng Tám thành công, anh xung phong đi bộ đội và tình nguyện vào đội quân Nam tiến chiến đấu ở chiến trường Bình - Trị - Thiên. Từ tháng 2 năm 1947 đến tháng 5 năm 1950, đơn vị Lâm úy về hoạt động và chiến đấu ở vùng Bình - Trị - Thiên. Anh đã chiến đấu hơn 30 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưa trí và xông xáo. Đặc điểm chiến đấu của Lâm Úy là : dù một mình cũng kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, không có súng thì dùng mã tấu, súng hết đạn thì dùng lưỡi lê, báng súng, đánh giáp lá cà với địch. Anh đã diệt được hơn 100 tên địch, bắt sống 3 tên, thu 15 súng các loại, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đầu năm 1947, Lâm Úy xung phong dẫn một tổ đem cờ vào cắm ở đồn Phú Vinh (Huế). Khi tới chân hàng rào, Lâm Úy để anh em nằm ngoài yểm hộ, còn mình bí mật chui vào đồn, leo lên cắm cờ rồi lại bí mật luồn ra. Sáng hôm sau, nhân dân nhìn thấy lá cờ Tổ quốc hiên ngang phấp phới trên đồn địch, rất phấn khởi tin tưởng, trầm trồ khen ngợi bộ đội ta. Trái lại, kẻ địch rất hoang mang lo sợ. Cũng trong thời gian này, anh về hoạt động phá tề, xây dựng cơ sở ở vùng Sào Nam (Lệ Thủy). Bọn địch thường tập trung nhân dân để tuyên truyền lừa gạt. Một hôm, Lâm Úy và 4 đồng đội, chỉ có mã tấu và lựu đạn, đã xông vào giữa lúc chúng đang tập trung nhân dân, chém chết tại chỗ 4 tên ngoan cố chống cự, bắt sống 8 tên và giải thích rõ chính sách của Đảng ta cho đồng bào biết. Giữa năm 1948, đơn vị về hoạt động xây dựng cơ sở, tổ chức dân quân ở vùng Cảnh Dương - Tú Loan. Lâm Úy đã tích cực, xông xáo tuyên truyền giác ngộ quần chúng, tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho dân quân. Một lần anh đưa dân quân vào sát đồn rồi một mình bò vào đặt mìn làm mẫu cho anh em học tập, giết 20 tên, gây được lòng tin tưởng cho anh em đánh giặc. Cuối năm 1948, đơn vị bị địch phản kích bất ngờ. Chúng dùng một lực lượng lớn bao vây chặt trung đội anh. Đơn vị lui lên nấp kín ở mỏm Đồi Cao (gần Minh Lê). Bọn địch ở các hướng cùng tiến công lên. Ta chờ chúng đến thật gần, bất ngờ nhằm chỗ địch yếu nhất đồng loạt xung phong quyết liệt. Bọn địch hoảng sợ bỏ chạy, vòng vây bị phá vỡ, trung đội rút an toàn. Trong trận này, một mình Lâm Úy đã dùng lưỡi lê đâm chết 6 tên địch. Tháng 1 năm 1950, Lâm Úy tham gia chống càn bảo vệ cán bộ và nhân dân vùng Bang rợn (Quảng Bình). Giặc Pháp dùng một tiểu đoàn có máy bay yểm hộ, hai lần tiến công đều bị đại đội anh đánh bật trở ra. Lần thứ ba, địch củng cố lại lực lượng, tập trung sức tiến công. Đơn vị bị thương vong một số, đạn gần hết; tình thế vô cùng hiểm nghèo. Địch vẫn tiến lên, chỉ còn cách ta độ 20 mét nữa. Lâm Úy dũng cảm nhảy lên khỏi công sự, dùng khẩu trung liên vừa cướp được của chúng, bắn mạnh vào đội hình quân địch, diệt hàng chục tên, bọn còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Đơn vị đã đánh tan cuộc càn, diệt gần 1 đại đội địch, thu hơn 100 súng các loại.
Trận Xuân Bồ (tháng 5 năm 1950), địch tập trung một tiểu đoàn lính lê dương có máy bay, pháo binh yểm trợ hòng diệt chủ lực ta và phá hoại mùa màng của nhân dân ở vùng đồng bằng Lệ Thủy. Đơn vị được lệnh vượt sông chiến đấu. Lâm Úy hăng hái vượt trước. Sang tới bờ bên kia, đại đội đồng chí nhanh chóng xung phong tiêu diệt địch ngay, chiếm vị trí có lợi, làm chỗ đứng chân chiến đấu. Suốt từ 9 giờ đến 14 giờ, đơn vị đã đánh lui hơn 10 đợt phản kích của địch. Đạn gần hết, quân số lại thương vong nhiều. Lâm Úy vẫn bình tĩnh động viên anh em "tìm mọi cách diệt địch". Bản thân anh tự đi nhặt lựu đạn của địch về phát cho đơn vị chiến đấu, tiếp tục đánh lui hai đợt phản kích nữa. Nhưng rồi lựu đạn cũng hết. Lâm Uy liền nêu khẩu hiệu "Dùng lưỡi lê, báng súng quyết chiến đấu đến cùng!". Địch lại phản kích. Lâm Úy dẫn đầu đơn vị nhảy ra khỏi công sự, dùng lưỡi lê đâm chết 3 tên, vừa đâm được tên thứ 4, lưỡi lê mắc chưa rút ra được thì bị một tên khác lao vào ôm chặt. Mặc dù người nhỏ, sức yếu anh đã mưu mẹo quật ngã tên địch, một tay bóp bộ hạ, một tay bóp cổ, miệng cắn chặt vào bụng nó. Thấy vậy, những tên địch khác xả súng bắn vào đồng chí. Tuy bị thương nặng, Lâm Úy vẫn cố hết sức ghì chặt tên địch và kéo nó cùng lăn xuống sông. Lâm Úy đã hy sinh vô cùng anh dũng. Khi được đồng đội vớt lên, hai tay Lâm Úy vẫn ghì chặt tên giặc và miệng vẫn còn cắn chặt vào bụng tên Pháp. Lâm Úy đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được Liên khu 4 và Ủy ban kháng chiến tỉnh Quảng Bình khen. Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Lâm Úy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 16 Tháng 8 2022 16:52 )
GIÁP LÁ CÀ ... ĐẾN CÙNG
Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 12:31
Nguồn: Báo QĐND
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
 Thôn Xuân Bồ, thuộc xã Xuân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình nằm ở tả ngạn sông Kiến Giang. Tháng 5-1950, Tiểu đoàn 436 của Trung đoàn 18 (Trung đoàn Lê Trực, Sư đoàn 325) trú quân ở đây trong một tình thế không thuận lợi khi quân Pháp tiến công. Để giải nguy cho Tiểu đoàn 436, Trung đoàn đưa lực lượng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 274 và cơ quan trung đoàn bộ đến tiếp sức. Cả trung đoàn được lệnh từ chiến đấu phòng ngự chuyển sang đánh phản kích. Mệnh lệnh xung phong được chuyển nhanh tới cán bộ, chiến sĩ. Toàn đơn vị, kể cả thương binh băng kín đầu, kín ngực cũng nhất quyết xung phong.
Một trận đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê, báng súng vô cùng ác liệt kéo dài từ 14 giờ đến xâm xẩm tối và chuyển dần từ bìa làng ra cánh đồng. Quân địch núng thế phải lùi dần. Tại bờ bắc sông Kiến Giang, tiểu đội của Lâm Úy đuổi đánh một trung đội lính Âu Phi chạy về đồn Mỹ Trạch. Địch có lực lượng ứng cứu nên chúng quay trở lại, mỗi chiến sĩ trong tiểu đội phải đánh với 10 tên địch. Để động viên anh em, Tiểu đội trưởng Quyết lao mạnh mũi lê vào bụng một tên giặc, miệng thét “Tiêu diệt hết chúng nó đi!”.
Cuộc đọ lê diễn ra hết sức ác liệt. Gần 40 xác giặc nằm phơi dưới chân đê. Chiến sĩ Bảy hy sinh, hai tay vẫn nắm chặt nòng khẩu súng bị gãy báng trong tư thế vung lên đập xuống đầu giặc. Chiến sĩ Tâm lúc ngừng thở còn nằm đè lên xác giặc. Lực lượng của Tiểu đội Lâm Úy vơi dần, khi anh xốc mạnh lưỡi lê vào bộ ngực lông lá của tên giặc thứ 11 thì lê gãy. Lòng căm thù như tăng thêm sức mạnh trong anh gấp bội lần. Anh dùng báng súng đập chết thêm hai tên địch nữa. Giặc xông vào định bắt sống anh, anh lao vào ôm vật tên sĩ quan đứng sát chân đê. Tên sĩ quan dùng hai bàn tay lực lưỡng xiết chặt cổ anh. Lâm Úy dồn hết sức lực ghé răng cắn cổ họng tên sĩ quan Pháp. Anh và nó cùng rơi xuống dòng sông Kiến Giang. Ba ngày sau nhân dân Xuân Bồ vớt được xác anh, hai tay vẫn ghì chặt tên giặc Pháp, mắt trợn ngược căm thù. Khí phách anh hùng của Lâm Úy làm kẻ thù khiếp sợ còn nhân dân và đồng đội thì hết lòng khâm phục. Lâm Úy được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 16 Tháng 8 2022 17:04 )
|
|