Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 5 2022 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay3678
mod_vvisit_counterHôm qua9327
mod_vvisit_counterTuần này22486
mod_vvisit_counterTuần trước63973
mod_vvisit_counterTháng này3678
mod_vvisit_counterTháng trước282219
mod_vvisit_counterTất cả581220

Có: 38 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

Đến Quảng Bình khám phá kỳ quan thiên nhiên thế giới quy mô nhất tại Việt Nam

Email In PDF.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú, kỳ vĩ được mệnh danh là ' Vương quốc hang động,' tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ hấp dẫn với khách du lịch.

Năm 2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phấn đấu đón 4,5-5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 5.600 tỷ đồng. Trong ảnh: du khách tham quan động Phong Nha trong quần thể Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Khách du lịch tham quan quần thể hang động tại
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. (Ảnh: TTXVN phát)

Nhà nổi trên sông tạo điểm nhấn tại Khu du lịch Sông Chày -
Hang tối trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)
 
Du khách trải nghiệm các trò chơi tại Khu du lịch Sông Chày
- Hang tối (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. (Ảnh: TTXVN phát)
 
Khu du lịch Sông Chày - Hang tối (Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng) bổ sung nhiều trò chơi mới,
thu hút du khách trải nghiệm, khám phá. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)
 
Các nhà hàng tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)
nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống đèn điện,
chiếu sáng để phục vụ du khách. (Ảnh: TTXVN phát)
 
Các khách sạn, cơ sở lưu trú tại thị trấn
Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) chú trọng
nâng cấp phòng ốc để phục vụ du khách. (Ảnh: TTXVN phát)
(TTXVN/Vietnam+)
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 4 2024 06:21 )
 

ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI CẦU NGƯ TẠI LÀNG CHÀI GẦN 400 NĂM

Email In PDF.
Cứ vào dịp rằm tháng giêng, người dân ở làng Cảnh Dương (Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại nô nức tổ chức lễ hội cầu ngư, lễ hội lớn nhất trong năm tại làng chài gần 400 năm.
Sáng nay 24.2 (rằm tháng giêng), gần 500 người dân và du khách đã tham gia lễ hội cầu ngư tại làng chài Cảnh Dương ở xã Cảnh Dương, H.Quảng Trạch (Quảng Bình).
Tồn tại gần 400 năm, làng chài Cảnh Dương lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn lịch sử trong quá trình phát triển.
Tại đây, có ngôi miếu tên Ngư Linh là nơi thờ cá ông, cá bà (cá voi), bên trong lưu giữ bộ xương cá voi lớn với chiều dài 27 m, rộng gần 10 m. Làng chài cũng có nghĩa địa dành riêng cho cá voi.

Lễ cầu ngư được tổ chức mỗi dịp rằm tháng giêng tại xã Cảnh Dương. BÁ CƯỜNG
Về làng biển 400 năm tuổi ở Quảng Bình xem lễ hội cầu ngư rằm tháng giêng

Một phần của bộ xương cá voi bên trong miếu Ngư Linh. BÁ CƯỜNG
Lễ cầu ngư tổ chức định kỳ hằng năm, vào rằm tháng giêng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ về ơn đức cá Ông đã bảo hộ, chở che ngư dân trong những chuyến biển, cho những chuyến ra khơi đầy cá... Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để người dân địa phương cầu mong cho gia đình một năm yên vui, cộng đồng làng xã sống thuận hòa.

Các vị cao niên của làng thực hiện nghi lễ. BÁ CƯỜNG
 
Đây là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn với cá Ông. BÁ CƯỜNG
Nghi thức quan trọng nhất của lễ cầu ngư là phần đọc văn tế Thần ngư. Lúc này, các vị cao niên của làng cùng đại diện chính quyền địa phương tập trung bên trong miếu Ngư Linh để dâng hương, dâng lễ.

Làng chài Cảnh Dương đã tồn tại 400 năm
với nhiều lễ hội và nét văn hóa độc đáo. BÁ CƯỜNG

Người dân xã Cảnh Dương biểu diễn hát ru. BÁ CƯỜNG
 
Biểu diễn múa bông chèo cạn đặc sắc. BÁ CƯỜNG
Tiếp đó là phần hội, với các tiết mục múa bông chèo cạn, hát ru... đặc sắc do chính người dân Cảnh Dương trình diễn. Trang phục cũng đậm nét văn hóa làng chài.
Bà Lê Thị Ngọc Hà, Phó giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, cho biết bên cạnh các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc, xã Cảnh Dương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Cảnh Dương đang từng bước được xây dựng thành
làng văn hóa, du lịch biển của tỉnh Quảng Bình. BÁ CƯỜNG
 
Ngư dân làng chài cầu mong một năm bội thu, mưa thuận gió hòa. BÁ CƯỜNG
"Bên cạnh các lễ hội đặc sắc và nỗ lực giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, xã Cảnh Dương còn là địa điểm tiềm năng trong việc phát triển du lịch với bãi biển đẹp, có làng bích họa với hơn 50 bức trải dài khắp làng chài. Trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ để đưa làng biển này trở thành một địa điểm du lịch thu hút khách", bà Hà nói.
Bá Cường
 

VĂN LA, ĐỊA ĐẠO ÍT NGƯỜI BIẾT TẠI QUẢNG BÌNH

Email In PDF.
Tại Quảng Bình hiện vẫn còn sót lại di tích của một địa đạo được xây dựng từ năm 1966, phục vụ cho bộ đội hành quân và người dân trú ẩn trong những cuộc ném bom của Mỹ.
Tọa lạc tại thôn Văn La (xã Lương Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình), dù được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh nhưng địa đạo Văn La - nơi trú ẩn của người dân trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt - bị "lãng quên" trong thời gian dài, ít người biết đến.

Con đường dẫn vào Di tích lịch sử địa đạo Văn La. BÁ CƯỜNG
Cách TP.Đồng Hới khoảng 10 km, thôn Văn La từ lâu đã đi vào sử sách khi nằm trong "bát danh hương" tại Quảng Bình. Ngôi làng này là quê hương của danh tướng Hoàng Kế Viêm cùng nhiều nhân vật đã đi vào lịch sử.

Cửa duy nhất còn sót lại dẫn vào bên trong địa đạo. BÁ CƯỜNG

Ông Duận là người nghiên cứu cũng như chứng kiến
những năm tháng địa đạo mới xây dựng. BÁ CƯỜNG
Là người nghiên cứu về lịch sử, suốt nhiều năm viết lịch sử Đảng bộ cho nhiều địa phương, ông Lê Trọng Duận (70 tuổi, thôn Văn La, xã Lương Ninh) là nhân chứng biết khá rõ về những năm tháng hình thành địa đạo.

Địa đạo Văn La có sức chứa khoảng 400 người BÁ CƯỜNG
"Địa đạo được xây dựng từ tháng 6.1966 đến năm 1967 thì hoàn thành. Lúc này do Mỹ đánh bom quá ác liệt, có trận đánh khiến nhà cháy người chết quá thảm khốc, Đảng bộ xã đã phải họp bàn và quyết định tạo ra một địa đạo để người dân trú ẩn", ông Duận nhớ lại.

Hiện nay công trình đã xuống cấp, bên trong đất đá
ã đổ sập khiến địa đạo chỉ còn đoạn dài khoảng 30 m. BÁ CƯỜNG
Địa đạo khi mới xây dựng dài khoảng 100 m, cao 1,8 m, rộng 1,5 m, có 3 cửa vào gồm 1 cửa ngang và 2 cửa đứng, sức chứa khoảng 400 người. Sau khi hoàn thành, địa đạo là nơi trú ẩn chủ yếu dành cho người già và trẻ em.
"Năm 1968, Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc lần thứ nhất. Tỉnh Quảng Bình có thời gian được yên bình, người dân Văn La cũng không dùng đến địa đạo. Đến năm 1972, chiến tranh lại xảy ra ác liệt, địa đạo không chỉ trở thành nơi trú ẩn cho người dân mà còn là nơi để chữa trị cho thương binh", ông Duận kể.

Bia đá đặt trước địa đạo Văn La. BÁ CƯỜNG
Sau năm 1975, địa đạo Văn La dần bị lãng quên, 2 trong số 3 cửa hầm bị người dân dùng đất đá lấp lại; bên trong địa đạo cũng bị đất đá sụp xuống, hiện chỉ còn một đoạn dài khoảng 30 m.
Năm 2005, địa đạo Văn La được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh; phần sân trước địa đạo được xây dựng bê tông, gắn bia để phục vụ du khách đến tham quan.

Người dân Văn La mong muốn địa đạo sẽ được tu bổ,
nạo vét để trở thành một địa điểm được nhiều người biết đến. BÁ CƯỜNG
Theo ông Duận, nhiều người dân tại Văn La mong muốn chính quyền địa phương sẽ có phương án để tu bổ, nạo vét lại địa đạo. Dù quy mô có thể không lớn như những địa đạo Củ Chi, Vịnh Mốc... nhưng đây là di tích ghi lại những năm tháng lịch sử, thể hiện sự đoàn kết của người dân địa phương với Bộ đội Cụ Hồ trong những năm kháng chiến khốc liệt.
Bá Cường
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 27 Tháng 4 2024 12:58 )
 

PHÁT HIỆN HANG ĐỘNG DÀI 2KM

Email In PDF.
(Dân trí) - Hang động mới được phát hiện tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình dài 2km, bên trong hang có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp.
Chiều 26/4, ông Hoàng Trọng Đức, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xác nhận vừa có một hang động mới được phát hiện tại địa phương này.

Hang động mới phát hiện tại xã Trường Sơn,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Trường Tuấn).
Qua khảo sát ban đầu, hang động mới này có chiều dài 2km, cửa hang cao 8m, rộng 9m, có 4 nhánh hang với 100m hang khô, phần còn lại là hang có nước. Nơi cao nhất bên trong hang động khoảng 35m, có hệ thống sông ngầm. Đặc biệt trong hang có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp
Người dân địa phương đã tạm đặt tên hang động này là hang Lũ. Từ bản Sắt, xã Trường Sơn vào đến hang Lũ mất khoảng 1 giờ đồng hồ đi bộ.

Bên trong hang có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp (Ảnh: Trường Tuấn).
Theo ông Đức, địa phương này sẽ tổ chức chuyến khảo sát, xác minh để có báo cáo cụ thể về vị trí hang động tại khu vực nào trong rừng tự nhiên, khu vực rừng này do ai quản lý, bảo vệ.
Sau khi khảo sát, xã Trường Sơn sẽ có cơ sở báo cáo và đề xuất các phương án phát triển du lịch (nếu có) lên cấp trên.

Chính quyền xã Trường Sơn sẽ khảo sát nghiên cứu
tính khả thi trong phát triển du lịch (Ảnh: Trường Tuấn).
Trước đó vào giữa năm 2023, một hang động mới cũng được phát hiện tại bản Đìu Đo, xã Trường Sơn. Hang dài hơn 1,5km, nơi cao nhất của hang khoảng 30m, trong hang có nhiều thạch nhũ rất đẹp và được đặt tên là hang Sơn Nữ.
Tiến Thành
 
Trang 1 trong tổng số 158 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ