Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 3 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 27 28 29 30 31

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay592
mod_vvisit_counterHôm qua9256
mod_vvisit_counterTuần này9848
mod_vvisit_counterTuần trước65024
mod_vvisit_counterTháng này185710
mod_vvisit_counterTháng trước282219
mod_vvisit_counterTất cả763252

Có: 35 khách trực tuyến
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024
VIẾT GÌ CHO NGÀY TÁM THÁNG BA PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

Tác giả Kỷ sư Trắc Địa Phạm Xuân Tú
Biết viết gì cho ngày tám tháng ba
Khi ánh nắng ngập tràn nhà vui thế
Xuân chưa hết nên vườn đầy hoa Huệ
Ôm bó hồng tặng các Chế thân Yêu.
*
Chúc các em mãi xinh đẹp yêu kiều
Ngày mồng tám mong nắng nhiều mưa ít
Để nửa kia cả trẻ già con nít
Được mừng vui ngồi đông nghịt hội trường.
*
Ngày của nàng trong tà áo yêu thương
Xanh vàng đỏ trắng tím hường rực rỡ
Chúc các chị năm mới đầy nhung lụa
Lắm hoa hồng rậm hẹn hứa yêu đương.
*
Tháng ba xuân hoa bưởi trắng khiêm nhường
Hương thơm ngát cả phố phường yên tĩnh
Em gái đẹp dạo trên sườn Hồng Lĩnh
Đón nắng mai lòng bừng tỉnh tim yêu.
*
Chào tháng ba chúc ngày tám đẹp nhiều
Lẵng hoa hồng bên người yêu xinh đẹp
Cả ngày nay phái yếu mình xin phép
Được tặng hoa ngắm phái đẹp cả ngày.
 
Vinh, ngày 08/3/2024
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 21 Tháng 3 2024 01:03 )

TIỄN BIỆT NGƯỜI ĐI SAU TẾT PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

Tác giả Giảng viên Toán ĐHTM Nguyễn Văn Pứ
Qua rồi ngày Tết đẹp như mơ
Đến buổi chia ly dáng thẫn thờ
Vó ngựa lao nhanh đường hụt hẫng
Neo thuyền nhổ vội bến chơ vơ
Treo trên thảm nhớ màn sương đợi
Thả giữa vườn yêu giọt nắng chờ
Biết đến khi mô người trở lại
Mây buồn nhỏ lệ rớt vào thơ!
 
Hà Nội, ngày 0 9/02/2024
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 21 Tháng 3 2024 01:03 )

SOI BÓNG TRĂNG KHUYA PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn
.......Tác giả Mỹ Linh
Gió đêm se thắt nỗi lòng
Nhớ ai em cứ đếm đong từng giờ
Ngày xưa em quá ngây thơ
Yêu anh chỉ biết đêm chờ ngày mong.

Để giờ phai nhạt má hồng
Vì nay ai đã sang sông qua cầu
Đêm ngày em cứ buồn rầu
Xuân về em lại mãi sầu năm canh.

Giờ này thao thức nhớ anh
Lên trang Facebook ghi nhanh vài dòng
Em đang tan nát cõi lòng
Như trăng đang vỡ trên dòng sông xanh.

Bình Dương, ngày 04/01/2024
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 21 Tháng 3 2024 01:01 )

ĐỢI NẮNG... PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn
.  .Tác giả Hoa Hong Trần
Một sớm bình yên ngồi đợi nắng
Ngắm lá, xem hoa lòng vơi nặng
Không gian dù lặng, lòng không vắng
Thêm tách trà thơm, có gì bằng.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 14/01/2024
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 21 Tháng 3 2024 01:01 )

NHỮNG CÂU ĐỐ VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (P1) PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Ngang / Vui - Thư Giản
Câu số 1:
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ.
Đáp án: Xe đạp.

Câu số 2:
Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
Là cái gì?
Đáp án: Tàu thuỷ.

Câu số 3:
Chẳng phải chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi
Là cái gì?
Đáp án: Máy bay.

Câu số 4:
Con gì vượt sóng ra khơi
Năm châu, bốn biển tới chơi khắp vùng?
Đáp án: Con tàu

Câu số 5:
Con gì không mắt không tai
Có đầu, có cuối, ai ai cũng nhờ?
Đáp án: Con đường.

Câu số 6:
Con gì ở giữa hai bờ
Những loài thủy tộc sống nhờ bên trong?
Đáp án: Con sông.

Câu số 7:
Có đầu, không miệng, không tai
Đôi mắt như chẳng nhìn ai ban ngày
Đêm chạy, “đôi mắt” sáng thay
Bốn chân là bánh, chứa đầy những hơi?
Đáp án: Ô tô.

Câu số 8:
Tôi đây hỏi hết anh hùng
Chim chi một cánh bay cùng nước non?
Đáp án: Cánh buồm.

Câu số 9:
Thân tôi như tấm ván dài
Ngày thời dài nắng, đêm thời dầm sương
Làm ơn tất cả muôn phương
Ơn thời chẳng có, đạp đường mà đi?
Đáp án: Cái cầu và con đường.

Câu số 10:
Trên thân nhiều đốt
Trong ruột nhiều con
Chạy như rắn trườn
Thở ra toàn khói?
Đáp án: Tàu hỏa.

(Còn nữa)
Hy vọng với bài viết tổng hợp tất cả những câu đố dành cho học sinh tiểu học siêu hay và thú vị cho các em tiểu học có thể giúp các em vừa tiếp thêm kiến thức lại vừa có những giây phút thư giãn vui nhộn cùng bạn bè. Cùng theo dõi Bamboo để cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay ho khác bạn nhé!
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 21 Tháng 1 2024 13:34 )

NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG CÁCH NHÌN ĐÀN ÔNG GIỮA VỢ VÀ NHÂN TÌNH PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Dọc / Mẹo vặt
(PHUNUTODAY) - Đàn ông có tính sĩ diện lớn, người càng coi trọng, tán dương thì anh ta càng mê mệt.
A- Cách vợ nhìn chồng
1. Chồng lúc nào cũng lạnh nhạt
''Ngày xưa anh nói yêu tôi, giờ thì anh lại lạnh nhạt''. Đây chính là câu mà người vợ nào cũng thốt lên với chồng mình. Khi kết hôn vướng vào chuyện con cái, cơm áo gạo tiền thì đàn bà sẽ trở nên lắm lời, hay càu nhàu. Cứ thế nên đàn ông cũng cảm thấy mệt mỏi, thờ ơ với vợ hơn.
2. Chồng luôn lười biếng
Các bà vợ đều có chung nỗi khổ đó chính là chồng quá lười biếng. Có lẽ vì vợ quá đảm, chồng bỗng nhiên có tính ỷ lại. Lúc yêu nhau ai chẳng muốn cho nhau thấy những mặt tốt đẹp, cưới về rồi những thói xấu sẽ bộc lộ ra hết. Nhưng dù than vãn thì các bà vợ vẫn quyết tâm chăm chồng.
3. Chồng kém lãng mạn, khô khan
Sống với nhau một thời gian dài, sự lãng mạn chẳng còn nữa. Trong mắt vợ thì anh ấy trở thành người chồng nhạt nhẽo, chẳng có gì là yêu chiều vợ con cả.

B- Các bồ nhìn chồng
1. Người đàn ông ga lăng
Trong mắt những cô nhân tình thì đàn ông cực kỳ hào phóng, ga lăng. Các buổi hẹn hò anh ấy đều chọn những nhà hàng đắt đỏ, cũng không tiếc tiền mua quà tặng cho mình.
2. Người biết quan tâm chăm sóc
Không chỉ hào phóng trong việc chi tiêu mà anh ấy còn cực kỳ quan tâm, tỏ ra là người đàn ông mạnh mẽ, lúc nào cũng có thể che chở cho mình. Chỉ cần nhân tình than phiền buồn bã thì đàn ông sẽ bỏ tất cả để làm cho họ vui.

C- Tới lúc khốn khó thì nhân tình và vợ, ai mới là người ở lại?
Với vợ thì chồng lúc nào cũng là người đàn ông lạnh nhạt, hờ hững, không lãng mạn. Với nhân tình thì đàn ông ga lăng, sang chảnh. Vợ chưa bao giờ càu nhàu và chấp nhận tất cả. Còn bồ thì lúc nào cũng õng ẹo, nói rằng anh thế này, thế kia, rồi bắt đàn ông phải chiều.
Người ta vẫn nói của lạ có bao giờ là không ngon. Đúng, ngay cả khi đàn bà nhìn đàn ông đẹp, giàu có họ cũng sẽ xiêu lòng. Nhưng họ biết đâu là giưới hạn.
Họ mong mỏi chồng mình sẽ được như người ta. Đó là mong muốn thầm kín mà họ chẳng dám mở lời trực tiếp với chồng vì sợ anh ấy tủi thân. Nhưng đàn ông thì khác, ở cạnh các cô gái đẹp thì đàn ông đều nghĩ đến một ngày nào đó mình sẽ lên giường với cô ta.

Về nhà, có vợ chăm lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, nhưng đến với cô bồ thì phải ăn nhà hàng, đến với bồ thì chiều cô ta tới bến.
Vợ có thể hi sinh vì chồng mà không đòi hỏi, ăn cơm xong chồng thoải mái chơi bời, vợ thì tất bật dọn dẹp. Nhưng đến với nhân tình thì cô ta sẽ bắt anh làm tất cả..
Hãy nhớ đàn ông nhé, lúc anh ốm đau, nghèo khổ thì người bên cạnh là vợ chứ không phải là bồ. Nếu tỉnh táo thì đàn ông nên biết yêu thương vợ của mình.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn.  Truy Nguyệt
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 14 Tháng 11 2023 16:09 )

Trí tuệ xã hội là gì? PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Dọc / Trao Đổi
Trí tuệ xã hội được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều khả năng khác nhau, bao gồm kỹ năng đàm thoại, lắng nghe và quản lý.
Nhiều nghiên cứu tâm lý học cho thấy sở hữu chỉ số thông minh (IQ) cao là một lợi thế, dẫn đến kết quả học tập tốt hơn và thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, có một loại trí thông minh khác cũng gắn liền với thành công trong cuộc sống, đó là trí tuệ xã hội (Social intelligence - SI).
Năm 1920, nhà tâm lý học Edward Thorndike định nghĩa trí tuệ xã hội là khả năng hiểu, quản lý người khác, cũng như hành động khôn ngoan trong các tình huống xã hội.
Trong khi IQ chủ yếu là bẩm sinh, trí tuệ xã hội được phát triển theo thời gian, thông qua kinh nghiệm tương tác với mọi người trong các tình huống xã hội khác nhau.

Ảnh minh họa: Growapp.
Các thành phần của trí tuệ xã hội gồm:
1- Kỹ năng nói chuyện

Một người thông minh về mặt xã hội học cách thu hút người khác vào những cuộc trò chuyện thú vị và kích thích. Họ khéo léo trong nội dung chia sẻ, giữ cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị và phù hợp với tình huống xã hội nhất định.
2- Kỹ năng lắng nghe
Người thông minh về mặt xã hội là người có khả năng lắng nghe tuyệt vời. Họ chú ý đến những gì người khác nói và truyền thông điệp rằng mình hiểu những gì người đó nói.
3- Kỹ năng nói trước công chúng
Nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Ronald E. Riggio phát hiện những người thông minh về mặt xã hội có nhiều kinh nghiệm nói trước công chúng. Họ có khả năng ở vị trí lãnh đạo hơn người bình thường.
4- Kiến thức về tương tác xã hội
Những người thông minh về mặt xã hội biết cách đảm nhiệm các vai trò xã hội khác nhau và họ giỏi việc đó. Họ hiểu rõ về các quy tắc xã hội hoặc chuẩn mực bất thành văn chi phối sự tương tác xã hội.
Nhóm người này nghiên cứu các tương tác xã hội theo cách mà một diễn viên có thể nghiên cứu một kịch bản, học để biết điều gì phù hợp và không phù hợp khi tương tác với các kiểu người khác nhau. Với ưu điểm này, nếu có cơ hội tiếp xúc với những người thuộc các nền văn hóa và sắc tộc khác nhau, họ có khả năng nhận thức và nhạy cảm về văn hóa tốt hơn.
5- Hiểu động cơ (và cảm xúc) của người khác
Những người có trí tuệ xã hội cao là những người có khả năng quan sát mọi người tuyệt vời. Họ hòa mình vào những gì người khác đang nói và cư xử, để "đọc" ra suy nghĩ và cảm nhận của người đó.
Trí tuệ cảm xúc (EQ) có thể được coi là một mối tương quan và một tập hợp con của trí tuệ xã hội.
6- Quản lý ấn tượng
Các cá nhân thông minh về mặt xã hội theo dõi và kiểm soát hành vi để tạo ấn tượng tích cực với người khác. Tuy nhiên, họ cũng cố gắng đạt được sự cân bằng giữa việc quản lý hình ảnh của mình và việc trở nên chân thực một cách hợp lý, để người khác có thể nhìn thấy con người thật.
7- Làm thế nào bạn có thể phát triển trí tuệ xã hội?
Theo giáo sư tâm lý học Ronald E. Riggio, nỗ lực và chăm chỉ là yếu tố tiên quyết. Hãy bắt đầu bằng cách chú ý nhiều hơn đến thế giới xã hội xung quanh. Bạn cần tham gia một khóa học diễn xuất hoặc ứng biến để trở thành một diễn giả hoặc một người trò chuyện hay hơn.
Cố gắng lắng nghe tích cực hơn bằng cách phản ánh lại những gì bạn tin người nói đã nói để chắc chắn mình hiểu rõ.
Quan trọng nhất, giáo sư tâm lý học Ronald E. Riggio, khuyên hãy nghiên cứu các tình huống xã hội và hành vi của chính bạn. Học hỏi từ những thành công và thất bại xã hội của bạn.
Nhật Minh (Theo Psychology Today)
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 19 Tháng 12 2023 15:42 )

Tiết lợn luộc là món ngon - bổ - rẻ nhưng có 3 nhóm người không nên ăn PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 00:00 Menu Dọc / Đời Sống - Sức Khỏe
(PHUNUTODAY) - Tiết lợn luộc là món ăn dân dã, khá ngon miệng. Nó cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn món này.
1- Lợi ích của tiết lợn đối với sức khỏe
Tiết lợn có dinh dưỡng phong phú. Lượng protein trong tiết lợn chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà. 100 gram tiết lợn có thể cung cấp 16 gram protein. Nó chứa cả 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người.
Tiết lợn còn chứa nhiều lecithin, sắt và một số nguyên tố vi lượng khác tốt cho sức khỏe.
- Phòng bệnh thiếu máu
Do tiết lợn chứa hàm lượng sắt cao lại dễ hấp thụ vào cơ thể nên phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ nhỏ có thể dùng một lượng vừa phải món ăn này để đề phòng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, đây cũng là món có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch, tắc mạch nếu sử dụng ở liều lượng phù hợp.
Tiết lợn có chứa vitamin K, có thể thúc đẩy máu đông, mang đến tác dụng cầm máu.

- Chống lão hóa
Tiết lợn chứa nhiều phospholipids có tác dụng tăng lượng axety cholin, làm cho các tế bào thần kinh có sự liên kết một cách nhanh chóng và mang lại tác dụng trong việc cải thiện trí nhớ của con người. Người già, người mắc bệnh đãng trí có thể ăn các món chế biến từ tiết lợn để bồi bổ.
- Bồi bổ cơ thể
Tiết lợn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có lợi cho việc dưỡng bệnh ở những người bị suy dinh dưỡng, người bị tổn thương do mất máu...
Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có hiệu quả nhất định trong việc làm sạch các hạt kim loại gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nghiên cứu phát hiện ra rằng protein trong tiết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một chất có thể khử trùng ruột. Chất này có thể tiêu diệt các phản ứng sinh hóa của các hạt kim loại tạo thành và đưa các hạt này ra ngoài thông qua quá trình bài tiết.
3- nhóm người không nên ăn tiết lợn

Tiết lợn là món ăn rẻ tiền, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn món này.
- Người mắc bệnh tim mạch
Tiết lợn là thực phẩm có lượng cholesterol cao. Vì vậy, người vốn có lượng cholesterol trong máu cao, người mắc bệnh tim mạch không nên ăn món này. Những người đang điều trị chứng bệnh máu đông cũng tránh ăn tiết lợn.
- Người bị chảy máu đường tiết hóa
Tiết lợn là thực phẩm giàu sắt, có tác dụng bổ máu nhưng ăn nhiều có thể khiến phân có màu đen. Trong khi đó, người bị chảy máu đường tiêu hóa cũng có dấu hiệu đi ngoài phân đen. Vì vậy, khi đang trong quá trình điều trị, người bệnh nên tránh ăn tiết lợn kẻo làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra và chẩn đoán của bác sĩ.
- Người bị xơ gan
Với người khỏe mạnh, tiết lợn là món bổ gan, bổ máu. Tuy nhiên, người bị xơ gan lại cần phải hạn chế tiêu thụ món này vì nó có thể làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nhiều hơn.
Lưu ý khi ăn tiết lợn
Tiết lợn là món ăn bổ dưỡng nhưng ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều tiết cùng một lúc. Cơ thể con người không thể hấp thụ một lượng sắt lớn trong khoảng thời gian ngắn. Việc dư thừa sắt có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện nôn mửa, đau dạ dày, các phản ứng có hại khác cho sức khỏe.
Người bình thường chỉ nên ăn tiết lợn 1 lần/tuần hoặc 2-3 lần/tháng.
Tiết lợn cần được nấu chín rồi mới sủ dụng. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn tiết canh vì nó chứa rất nhiều vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn và các loại sán.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn. Thanh Huyền
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 26 Tháng 3 2024 03:54 )

Bạn đang ở: Trang chủ