Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 5 2013 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay4097
mod_vvisit_counterHôm qua3489
mod_vvisit_counterTuần này21612
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này146143
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3092369

Có: 32 khách trực tuyến
Tháng 5 2013

Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013

ĐÚNG LÀ CHỒNG EM PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013 05:20 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Chồng em tánh rất ham vui
“Ai kêu tôi đó” là “tôi” tới liền.

Một ly tủm tỉm cười hiền
Hai ly vô hại chẳng phiền tới ai.
Ba ly bắt đầu mở “đài”
Bốn ly được trớn “phát” hoài hổng ngưng!
Năm ly ăn nói vô chừng
Sáu ly lớn nhỏ … cũng bằng như nhau!
Bảy ly hết biết tào lao
Tám ly kẻ trước người sau dè chừng.
Chín ly đập phá tưng bừng
Mười ly chiến hữu kiếm đường tránh xa.
Bà con thông cảm bỏ qua
Tỉnh rượu ảnh mới đúng là … chồng em!

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 01 Tháng 6 2015 15:07 )

ĐÊM THU QUAN HỌ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013 05:16 Menu Ngang / Thơ - Văn
            Tố Hữu (1920-2002)

Lặng nghe quan họ đêm thu
Mênh mang mây nước, thẳm sâu tình người
Đắm say gió gọi trăng mời
Vấn vương làn mắt, nụ cười duyên quê
Người ơi! Người ở đừng về
Buâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền
Ai về, ai nhớ, ai quên
Mình về, đến hẹn lại lên, cùng người.

14-10-1986

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 07:21 )

ĐÊM CUỐI NĂM PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013 05:12 Menu Ngang / Thơ - Văn

Đêm cuối năm. Riêng một ngọn đèn 
Dở hay, khôn dại những chê khen
Làm ăn, hai chữ, quen mà lạ
Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen.


G
ỡ lối "bao" xưa, người mọc cánh
Được mùa "khoán" mới, đất lên men.
Tự cường mới biết ai gan góc
Luồn lọt hay chi phận yếu hèn.

Cách mạng, mừng thêm vai gánh vác
Hư danh, chừng bớt kẻ đua chen ?
Dòng đời cứ chảy, tan bèo bọt
Thế trận lòng dân dậy tiếng kèn!

(31-12-1981)

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 18 Tháng 1 2019 14:33 )

VỢI ƠI ... CHỒNG HỠI! PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013 05:06 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Vợ:

Nếu trên đời không có … chị em

Mấy tỉ đàn ông … nhậu say mèm!

Tóc râu rậm rịt không thèm … cạo.

Dung nhan tàn tạ chẳng buồn xem!

Nếu trên đời không có … chị em

Mấy tỉ ông anh phải nhịn … thèm!

Những lời có cánh làm sao … hót?

Thèm đến não lòng tiếng gọi … em!

Chồng:

Nếu trên đời không có … đàn ông.

Mấy tỉ cô em chẳng có … chồng!

Phấn son để mốc không thèm ngó.

Mỹ viện buồn thiu cảnh vắng không!

Nếu trên đời không có … đàn ông

Làm sao phụ nữ biết mùi … chồng?

Thơ tình thi sĩ không sáng tác

Vườn hoa ong bướm cũng … trống không!

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 14:26 )

CƠM VÀ PHỞ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013 05:01 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Cơm khoe: tớ nhất trên đời
Phở rằng: tớ cũng tuyệt vời lắm nha!

Cơm là từ gạo mà ra
Phở cũng từ gạo nhưng mà … ngon hơn.
Cơm nhờ hương gạo mà thơm
Phở nhiều “nguyên liệu” nên thơm đủ mùi
Cơm ăn no bụng là thôi
Phở vừa no, lại muốn đòi ăn thêm
Cơm ăn hàng bữa nên quen
Phở thì thỉnh thoảng nên thèm, … đương nhiên.
Cơm ngon, chẳng lọ mất tiền
Phở “thiu”, cũng phải bỏ tiền mà mua.
Cơm chân chất, chẳng đẩy đưa
Phở trang trí đẹp, dễ lừa mắt ai!
Cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai
Phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi
Cơm quen chẳng ngại ngần gì
Phở ăn dăm bữa tức thì ngán thôi
Phụ “cơm”, chớ phụ người ơi!
Cho dù thua “phở”, nhưng thời … an tâm.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 09 Tháng 7 2023 14:23 )


Thứ năm, 30 Tháng 5 2013

DẠI KHÔN PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 30 Tháng 5 2013 04:42 Menu Ngang / Thơ - Văn
  Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Ở đời có dại mới nên khôn
Chớ dại ngu si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình đừng để dại
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn
Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại
Gặp thời dại cũng hoá nên khôn.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 07:00 )

DẠI KHÔN PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 30 Tháng 5 2013 04:36 Menu Ngang / Thơ - Văn
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn.

Dáng hình Cụ Tú qua mắt bạn học: Lương Ngọc Tùng:
Cùng làng, cùng phố, học cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,
Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu thư hương.[4]
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 06:57 )

THUẬT NỊNH VỢ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 30 Tháng 5 2013 04:31 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Thân trai cũng mười hai bến nước,
Nặng nỗi lo vô phước gặp "chằng".
Thế nhưng, chuyện chẳng khó khăn,
Miễn là khéo nịnh, khéo ăn, khéo "mần".
"Mần" cho tuyệt phải cần nghệ thuật,
Đòi hỏi mình nên rất "ga-lăng",
Khi mà bà xã nấu ăn,
Xắt hành, xắt tỏi lăng xăng phụ bà.
Canh bả nấu dù là mặn chát,
Cũng khen rằng: " Ngọt mát em ơi !".
Thức ăn dù chẳng muốn xơi,
Cũng gồng cái miệng nuốt trôi cho rồi !
Khi tan sở, về nơi tổ ấm,
Dù vợ nhà chưa tắm cũng hôn,
Khen rằng: "Mít chín chẳng hơn,
Thơm sao mà cả tâm hồn ngất ngây !"
Khi thấy vợ mặt mày ủ dột,
Phải khôi hài theo "mốt" Văn Chung,
Đang đi bỗng té cái đùng!
Để cho mặt vợ sáng trưng nụ cười.
Khi bả bị trở trời, nhức mỏi,
Đừng làm lơ, phải hỏi, phải han,
Bắt bà nằm sấp, chân dang,
Trổ tài đấm bóp nhiều màn mê ly !
Khi thấy vợ kẻ mi, vẽ mắt,
Phải nắm nhìn rồi gật gù khen,
Khen rằng: "Nguyệt thẹn, hoa ghen,
Dung nhan em rất ‘ăn đèn’ em ơi”!
Khi bả muốn vào nơi mỹ viện,
Mà túi tiền chẳng tiện bỏ ra,
Nịnh rằng: "Em đẹp thướt tha,
Sửa chi cho mất ... cái mà anh yêu”!?
Lở bè bạn có kêu đi nhậu,
Nửa đêm về, bị cấu, bị la,
Dẫu đau cũng ráng hề hà:
"Lẽ ra anh ngủ tại nhà bạn anh,
Nhưng men rượu nó hành anh nhớ,
Nhớ thương em, anh trở về đây,
Xin "cưng" đừng có quấy rầy,
Để cho anh được ., .’trả bài’ đêm nay!"
Thấy vợ có lai rai tóc ngứa,
Lấy nhíp ra, ngồi tựa bên nàng,
Nhổ từng cọng tóc ngã vàng,
Cho nàng đã ngứa, mơ màng mắt nhung .
Vợ đi tắm, phải cùng đi tắm,
Để nàng cần sờ sẫm, kỳ lưng,
Lên xe, phải đỡ, phải bưng,
Xuống xe, phải ẳm, xin đừng lãng quên.
Nếu gặp chuyện chẳng hên đưa tới,
"Tò tí" cùng "em mới" thơm tho,
Cuộc vui bại lộ bất ngờ,
Bị bà bắt gặp, phải lo giải bày,
Rằng: "Anh trót nhậu say, lở dại,
Bị ma men khơi dậy máu dê,
Ả nầy chẳng đáng anh mê,
Nhưng mà không ... "ấy", ả chê "cù lần".
Em xinh đẹp bội phần hơn ả,
Thôi thì nên hỉ xả cho anh,
Cho anh cơ hội làm lành,
Chẳng còn tái phạm, tập tành thói hư!"
"Làng Đực Rựa" vốn dư "chiêu thức",
Phục vụ bà tích cực đêm ngày.
Có chàng thì rất dẻo dai,
Có chàng kiểu cọ lại hay ... lắm trò.
Tài sức ấy đủ cho vợ khoái,
Muốn thêm "suya" thì phải nịnh bà.
Ở vào thời đại chúng ta,
Phải theo mẫu hệ, các bà mới mê!
Bọn phong kiến hay đè bẹp vợ,
Dân Vũng Tàu để vợ ngồi trên,
Dẫu rằng nghẹt thở cũng nên,
Miễn sao bà xã được lên non Bồng.
Các bả "lái" các ông vất vả,
Lái nhiều, bằng lái đã ... có râu!
Các ông lả lướt tới đâu,
Thế nào cũng phải qua cầu ... tòng thê.
Thôi thì trót nặng thề phu phụ,
"Nâng dĩa" bà là sự ấm êm !
Góp kinh nghiệm với anh em:
Vợ mình, mình nịnh, chả thèm nịnh ai!

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 01 Tháng 6 2015 15:06 )


Thứ tư, 29 Tháng 5 2013

VÕ NGUYÊN GIÁP: VỊ TƯỚNG CÓ "DUYÊN" VỚI SỐ 1 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 29 Tháng 5 2013 04:33 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện
Đã có nhiều, rất nhiều sách, báo của trong và ngoài nước viết về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng có một chi tiết khá đặc biệt hình như chưa ai nêu ra: Đó là vị danh tướng của Việt Nam rất có... "duyên" với số 1

Trước hết, năm 2011 này, mới thật đúng là kỷ niệm 100 năm sinh của Đại tướng. Theo sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ" của Hồng Cư (NXB Thanh Niên, 2004), Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Có một trùng hợp ngẫu nhiên rất lý thú: Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước cũng vào năm 1911.

Và 37 năm sau, vào một ngày Xuân -ngày 20/1/1948, tại rừng Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 110 phong quân hàm đại tướng cho "Tổng chỉ huy quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ" Võ Nguyên Giáp. Đây là vị tướng đầu tiên của quân đội cách mạng được phong quân hàm và là quân hàm cao nhất. Từ vị chỉ huy số 1 này, "lực lượng vũ trang của nhân dân ta có hàng triệu người. Hàng triệu người mà một lòng, một ý chí: đánh giặc cứu nước" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Để "hàng triệu người mà một lòng, một ý chí" phải có công sức của nhiều tổ chức, đoàn thể và còn phải kể đến truyền thống yêu nước của dân tộc, nhưng uy tín, nhân cách người chỉ huy số 1 có ảnh  hưởng rất lớn. Trong lời nói đầu cuốn sách "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của nhân dân, của hòa bình" (NXB Lao Động, 2009), nhóm biên soạn gồm các nhà sử học, các chuyên gia gần gũi với Đại tướng đã viết: "Khi một người nước ngoài hỏi Đại tướng Tổng tư lệnh Võ nguyên Giáp: "Tại sao, một nhà giáo về sử học, về luật pháp, một trí thức do Pháp đào tạo, không qua một trường quân sự nào, lại là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đánh thắng nhiều kẻ xâm lược, giành độc lập, thống nhất cho đất nước?" Đại tướng đã trả lời "Câu này xin hỏi chính Chủ tịch Hồ Chí Minh" ..."

Nhóm biên soạn không dẫn câu trả lời của Cụ Hồ, nhưng ở một đoạn sau, đã viết: "...Việc trao quyền chỉ huy quyết định hàng trăm vạn sinh mạng "con dân, đầu đen, máu đỏ" trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cho một nhà văn hoá là một quyết định chính xác, với tầm nhìn xuyên suốt không gian, thời gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh."

Có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử quân sự thế giới, có một vị tướng xuất thân đặc biệt như thế, từ một thầy giáo trở thành một vị tướng lừng danh.

Nhân nói đến "xuất thân", cần phải bổ sung một điều quan trọng: Để có một Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao trọng trách trước dân tộc, trước khi vào lớp học "do Pháp đào tạo", ngay khi cất tiếng chào đời vào năm 1911, cậu bé họ Võ quê Lệ Thủy (Quảng Bình) đã được giáo dưỡng theo tinh thần "thương người như thể thương thân" dưới mái nhà tranh giữa khu vườn xum xuê cây trái ở làng An Xá bên dòng Kiến Giang, trong tiếng dạy học trò học chữ Nho, trong hương thơm nồng các vị thuốc bắc của thân phụ là cụ Võ Quang Nghiêm - vị hương sư kiêm thầy lang có uy tín trong vùng. Theo tác giả Hồng Cư (sách đã dẫn), chính cụ Võ Quang Nghiêm đã "vỡ lòng" cho con với "Tam tự kinh" và "Ấu học tân thư" - bộ sách xuất bản dưới thời Duy Tân.

Như thế, chính nề nếp gia phong và môi trường giáo dục đậm tính nhân đạo và lòng yêu nước mà cậu bé họ Võ được hưởng thụ từ lứa tuổi cấp I đã góp phần quan trọng làm nên nhân cách nhà văn hóa - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời một trăm năm của Đại tướng gắn với số 1, còn có thể kể: năm 1941 tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và xây dựng căn cứ địa ở Cao Bắc Lạng; năm 1951, tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương cử vào Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương...

Cuộc đời 100 năm của một danh tướng như Võ Nguyên Giáp, có tác giả viết cả cuốn sách dày ngàn trang cũng chưa đầy đủ, tôi chợt nghĩ đến "số 1" trong cuộc đời của ông khi "ngắm" một cuốn sách lớn của NXB Đại Anh quốc in tháng 8/2009 do anh Phan Tân Hội, con trai luật sư Phan Anh vừa mang từ Mỹ về; cuốn sách có nhan đề "Nghệ thuật chiến tranh - Những nhà chỉ huy vĩ đại của thế giới hiện đại, từ TK 17 - TK 20" (The Art of War - Great Commanders of the Modern World 17th - 20th  Centuries), giới thiệu sự nghiệp của 51 vị tướng tài ba của thế giới, trong đó, Việt Nam có duy nhất một người là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên cạnh những tên tuổi lừng lẫy như Napoleon Bonaparte (Pháp), Mikhail Kutuzov, Georgi Zhukov (Nga)... Mở đầu 8 trang dành cho Võ Nguyên Giáp, cuốn sách trích câu nói của ông: "Hành động quân sự là cần thiết, nhưng việc tuyên truyền là quan trọng hơn." Và sau đây là mấy dòng cuối của 8 trang sách đó:

"Cuối cùng, Giáp cũng có thể tự hào tuyên bố đã đánh bại 8 tướng Pháp, Navarre chỉ là một vị tướng cuối cùng và sau đó Giáp cũng đã đánh bại 4 tướng Mỹ. Vào dịp sinh nhật lần 98, ông ấy đã được thế giới vinh danh. Vào năm 1966, khi quân đội Mỹ triển khai khắp miền Nam, Tạp chí Time đã cảnh báo cuối cùng thì họ cũng bị đánh bại. Giáp được xem là Napoleon đỏ và đối với Giáp không thể có sự ca ngợi nào lớn hơn được nữa."

Nhìn mấy chữ số 1911 rất đậm dưới tên Võ Nguyên Giáp trong cuốn sách, tôi viết bài báo nhỏ này như là một món quà nhỏ vui vui mừng sinh nhật lần thứ 100 của ông. Vả chăng, con số 1 - sự mở đầu, người dẫn đầu luôn có ý nghĩa đối với một tổ chức cũng như một đất nước...
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 08:30 )

QUẢNG BÌNH - NHỮNG TRANG SỬ VÀNG PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 29 Tháng 5 2013 04:15 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện
A- Thời kỳ chống Pháp
A.1- Chiến công trong chống Pháp:
- Quân dân tỉnh ta đã đánh 6.140 lớn nhỏ.
- Giết và bắt sống: 9.957 tên địch (trong đó có 1 trung tá,4 thiếu tá, 11 đại úy, 16 trung úy, thiếu úy, 10 đồn trưởng).
- Thu 8 máy vô tuyến điện, 732 súng các loại phá hỏng 118 xe quân sự, bắn bị thương 1 máy bay, phá hủy 3 ca-nô.
- Tuyên dương 3 anh hùng: Lâm Úy, Cao Thế Chiến, Trương Văn Ly.
A.2- Những ngày lịch sử:
- Ngày 02-7-1945: Hội nghị cán bộ các cơ sở Đảng trong tỉnh họp ở chùa An Xá (Lệ Thủy) chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
- Ngày 04-7-1945: Hội nghị Việt Minh toàn tỉnh họp tại Trại sản xuất An Sinh (Trường Thủy - Lệ Thủy) triển khai nhiệm vụ khẩn cấp, thống nhất lực lượng, lấy tên "Việt Minh cô Tám", bầu Ban chấp hành Việt Minh 7 người và lập tờ báo "Vì nước’’.
- Đầu tháng 8-1945: Tỉnh bộ Việt Minh dời trụ sở từ Trung Lực - Mỹ Thổ về Võ Xá gần thị xã Đồng Hới.
- Ngày 17-8-1945: Hội nghị cán bộ Việt Minh họp tại Đồng Hới nghe đồng chí Tố Hữu truyền đạt lệnh của Trung ương về Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 23-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Đồng Hới và các huyện trong tỉnh.
- Ngày 27-12-1945: Đội quân Nam tiến của Quảng Bình lên đường.
- Ngày 27-3-1947: Quân Pháp tấn công vào cửa Nhật Lệ, cửa Sông Gianh, 27-3 trở thành ngày Quảng Bình kháng chiến.
- Ngày 30-3-1947: Quân Pháp tiến đánh Lệ Thủy.
- Ngày 07-4-1947: Quân Pháp đánh ra Bố Trạch và Thổ Ngọa (Quảng Trạch).
- Ngày 10-4-1947: Quân Pháp đánh chiếm Minh Lệ, Tiên Lệ (Quảng Trạch), 15-4 chiếm Ba Đồn. Sau đó đánh làng Cự Nẫm.
- Ngày 17-4-1947: Quân Pháp đánh lên Minh Cầm (Tuyên Hóa)
- Ngày 25-4-1947: Pháp đánh vào làng Hòa Duyệt.(Bố Trạch)
- Ngày 13-7-1947: Chúng sát hại 45 bà con tản cư ở Thuận Đức (Đồng Hới), 24-7, chúng tấn công Rào Trù (Quảng Ninh) đốt phá bệnh viện, giết 30 người, 29-11 chúng tàn sát thảm khốc 300 người ở Mỹ Trạch Thượng (Mỹ Trạch Thượng), thiêu hủy 400 ngôi nhà.
- Ngày 12-8-1947: Tỉnh ủy mở hội nghị tại Thuận Đức bàn việc củng cố tổ chức Đảng và thống nhất lãnh đạo phong trào. Hội nghị có tính chất như một Đại hội. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh được cử làm Quyền Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Hồng Xích Tâm, Nguyễn Đình Chuyên trong Ban Thường vụ.
- Ngày 28-7-1947: Đồng chí Hoàng Văn Diệm được Ủy ban kháng chiến hành chính Khu IV quyết định cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình.
- Ngày 02-9-1949: Trung đoàn 18 được thành lập tại Còi (Tuyên Hóa) gồm 2 tiểu đoàn 274 và 436.
- Ngày 20-7-1948: Tổ dân quân do xã đội trưởng Nguyễn Đăng Thái xã Bắc Trạch (Bố Trạch) đã dùng mẹo "ôm hè" cướp được 3 khẩu súng của địch giữa ban ngày, mở đầu cho phong trào "ôm hè", tay không cướp súng giặc trong toàn tỉnh.
- Năm 1947: Tỉnh ta có các tờ báo "Thống nhất" cơ quan của Hội Liên Việt, tờ "Công giáo kháng chiến’’ cơ quan Giáo vận, tờ ’’Inforlnation" của cơ quan tuyên truyền địch vận.
- Ngày 06-01-1948: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất họp tại thôn Đại Hòa (Tuyên Hóa) có 56 đại biểu đại diện cho 983 đảng viên toàn tỉnh về dự. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 07-01-1948: Địch cho 100 quân nhảy dù xuống Bang đốt phá nhà cửa, giết 10 người và bắt đi 30 người.
- Tháng 6-1948: Ủy ban kháng chiến hành chính Khu IV phát động thi đua ái quốc, xây dựng nhiều làng chiến đấu như Cự Nẫm.
- Ngày 12-7-1948: Pháp huy động 500 bộ binh phối hợp với quân nhảy dù với 28 xe, 8 ca nô mở trận càn quét lớn ở vùng Ròn và làng Cảnh Dương. Dân quân diệt 11 tên Pháp (có một quan ba).
- Ngày 10-8-1948: Quân ta phục kích đánh địch tại Tiên Lương (Quảng Trạch) diệt 17 tên, có 14 tên Pháp. Ba tên Nguyễn Hữu Nhơn, tỉnh trưởng, Hoàng Toản, tỉnh phó, Tôn Thất Cảnh, huyện trưởng Quảng Trạch đã bị chết trong trận này.
- Ngày 14-5-1949: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 họp tại Kim Bảng (Minh Hóa), 90 đại biểu thay mặt cho 4.698 đảng viên đã về dự. Đồng chí Võ Thúc Đồng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 15-7-1949: Được cuộc họp Tỉnh ủy bất thường quyết định làm ngày "Quảng Bình quật khởi’’ mở đầu tuần lễ ’’Tích cực cầm cự, chuẩn bị Tổng phản công’’ trên đất Quảng Bình. Tờ báo ’’Dân muốn’’ đổi thành tờ "Đánh mạnh’’.
- Ngày 16-7-1949: Dân quân Lộc Long (Quảng Ninh) đã phục kích địch từ đồn Xuân Dục về càn, nổ quả bom làm tên đồn trưởng bị thương nặng, nhiều tên khác bị thương, mở màn chiến dịch Quảng Bình quật khởi.
- Ngày 25-12-1949: Quân ta chống càn thắng lợi ở Thạch Xá (Lệ Thủy) diệt và làm bị thương 30 tên, bắt sống 51 tên, thu 60 súng, phá hủy 7 xe.
- Ngày 31-12-1949: Binh sĩ làm binh biến ở đồn Cổ Hiền (Quảng Ninh) diệt 3 sĩ quan Pháp.
- Ngày 27-02-1950: Chiến thắng Phú Trịch (Quảng Trạch) ta diệt 120 tên địch, bắt sống 10 tên, bắn cháy 4 ca nô.
- Tháng 5-1950: Chiến thắng Xuân Bồ, ta diệt 200 tên địch trên sông Kiến Giang. Xuất hiện gương anh hùng Lâm Úy.
- Ngày 25-5-1950: Công an thị xã diệt tên Lưu Đức Trừng, Trưởng ty an ninh của địch tại nhà riêng ở Đồng Hới.
- Ngày 02-7-1950: Tỉnh ủy mở hội nghị Đảng vụ bàn về dân chủ đấu tranh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên.
- Ngày 21-10-1950: Trận lụt lịch sử gây hậu quả nghiêm trọng: 137 người chết, mất 50% tài sản nhà cửa, hàng ngàn gia súc, chủ yếu là ở Lệ Thủy.
- Ngày 11-8-1951: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 họp tại Bến Tiêm (chiến khu Quảng Ninh) có gần 200 đại biểu vùng tự do và địch hậu về dự. Đồng chí Trương Văn Địch được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Nháng 12-1951, trước áp lực của quân dân ta, địch buộc phải rút đồn Cự Nẫm và một số đồn bốt trong tỉnh.
- Ngày 15-02-1952: Đánh địch ở ngoài đồn Sen Hạ, diệt 12 tên, bắt sống 2 tên, thu 7 súng.
- Ngày 25-3-1952: Đánh địch càn quét vùng Vạn Lộc - Hoàn Lão, diệt 250 tên.
- Ngày 19-5-1952: Trung đoàn 95 san bằng đồn Sen Bàng, diệt và bắt toàn bộ quân địch, giải phóng 3.500 giáo dân.
- Ngày 31-5-1952: giải phóng Ba Đồn và Mỹ Hòa, diệt và làm bị thương 180 tên địch, thu 200 súng, 5 tấn đạn.
- Ngày 11-7-1952: Tiêu diệt lô cốt Lộc Đại (Quảng Ninh nay thuộc thị xã Đồng Hới).
- Đầu năm 1953: Diệt các đồn Võ Xá, Thạch Xá Hạ.
- Ngày 06-4-1953: Diệt các đồn Bình Phúc, Mỹ Phước.
- Ngày 20-3-1954: Ta diệt đồn Thượng Phong (Lệ Thủy).
- Ngày 07-5-1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
- Ngày 02-7-1954: 6.000 dân Hoàn Lão (Bố Trạch) biểu tình chống địch đàn áp khủng bố, đòi thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Ngày 25-7-1954: Ta diệt gọn vị trí Bến Mốc (Lệ Thủy)
- Ngày 01-8-1954: Lệnh ngừng bắn được ban hành trong toàn tỉnh. Thành lập ủy ban quân chính do đồng chí Nguyễn Tư Thoan, Phó bí thư kiêm Chủ tịch.
- Từ 01 đến 06-8: Địch rút đồn Am Tiến, Vạn Lộc, Cồn Trụm, Lý Hòa, Trần Xá, Đức Phổ, Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ, Tuy Lộc.
- Ngày 11-8: Địch rút Hoàn Lão, Chánh Hòa,
- Ngày 17-8: Địch rút khỏi Thanh Khê
- Ngày 18-8-1954: Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cửa biển Nhật Lệ. 15 giờ cùng ngày bộ đội và nhân dân ta vào tiếp quản thị xã.
- Ngày 20-8-1954: Ủy ban quân chính ra mắt.
- Ngày 02-9-1954: Mít tinh lớn tại thị xã chào mừng thắng lợi sau 9 năm kháng chiến gian khổ.
(Từ khi nổ súng kháng chiến cho đến khi kết thúc là 7 năm 4 tháng 23 ngày).
B- Thời kỳ chống Mỹ:
B.1- Chiến công trong chống Mỹ:
- Bắn cháy, bắn rơi 704 máy bay các loại của Mỹ
- Bắn cháy, bắn chìm 86 tàu chiến địch
- Đánh tan 41 toán gián điệp, biệt kích.
- Tiêu diệt và bắt sống 119 tên.
- Được tặng thưởng:
+ 1 Huân chương Độc lập hạng nhất
+ 2 Huân chương Độc lập hạng nhì.
+ 979 Huân chương các loại.
B.2- Các anh hùng được tuyên dương:
Lực lượng vũ trang: Phạm Bá Hạt, Trần Thị Lý, Nguyễn Hữu Ngoãn, Nguyễn Thế Mật, Thái Văn A, Trịnh Xuân Bảng, Cao Lương Bằng, Hồ Phòm, Trần Phước Yên (liệt sĩ), Nguyễn Trọng Tấn (liệt sĩ), Phạm Văn Lái.
Anh hùng lao động của các ngành: Lê Văn Hiến, Trương Thị Diên, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Tương, Hồ Bá Thọ, Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kim Huế, Võ Xuân Nở, Nguyễn Văn Số, Lê Trạm, Nguyễn Thị Khíu, Trần Chí Thành, Đinh Thị Thư Hiệp, Võ Xuân Khuể Ngô Mốc.
B.3- Những ngày lịch sử:
- Ngày 16-6-1957: Bác Hồ vào thăm Quảng Bình, Vĩnh Linh
- Tháng 9-1957: Ta bắt gọn bọn phản động "Đảng Việt Hưng’’ hoạt động ở Quảng Trạch, Minh Hóa.
- Ngày 23-5-1960: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (vòng 1) họp tại Đồng Hới có 169 đại biểu tham gia.
- Ngày 26-5-1960: HTX Đại Phong được công nhận là lá cờ đầu nông nghiệp toàn miền Bắc.
- Ngày 13-3-1961: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (vòng 2) đồng chí Nguyễn Tư Thoan được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 02-6-1961: Máy bay Mỹ thả 3 tên biệt kích xuống vùng núi Cây Lim (Bố Trạch) bị ta tóm gọn.
- Ngày 14-6-1962: Biệt kích người nhái đột nhập vùng biển Ngư Thủy.
- Ngày 30-6-1962: 16 tên biệt kích đột nhập cửa sông Gianh. Ta bắt gọn cả toán.
- Ngày 02-01-1963: Toán biệt kích đột nhập Khe Lũy (Đèo Ngang) cả 8 tên đều bị tóm gọn.
- Ngày 06-01-1963: Năm tên biệt kích nhảy dù xuống Tân Kiều (Minh Hóa) đều bị bắt.
- Ngày 27-3-1963: Thành lập Báo Quảng Bình.
- Ngày 06-8-1963: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 có 215 đại biểu tham gia. Đồng chí Nguyễn Tư Thoan được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 15-9-1963: Toán biệt kích 10 tên nhảy dù xuống Trường Sơn (Quảng Ninh) bị ta tóm gọn.
- Tháng 10-1963: Tên gián điệp Dương Chức từ miền Nam ra hoạt động bị dân quân Sen Thủy vây bắt.
- Năm 1963: Ngành văn hóa thông tin Quảng Bình được Bộ VHTT công nhận là đơn vị xuất sắc nhất miền Bắc.
- Ngày 27-3-1964: Tại hội nghị Chính trị đặc biệt, Hồ Chủ tịch kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt’’
- Ngày 19-6-1964: 10 tên biệt kích nhảy dù xuống Cha Mác xóm Cục (Minh Hóa) ta bắt 9 tên, diệt 1 tên.
- Đêm 30-6-1964: 20 tên biệt kích tập kích vào cửa Nhật Lệ. Anh Trương Pháp dũng cảm hy sinh. Ta diệt 1 tên, làm bị thương 3 tên khác .
- Ngày 15-7-1964: 23 tên biệt kích đột nhập Nam Lãnh, Bắc Ròn. Ta diệt 1 tên, số còn lại bỏ chạy.
- Đêm 31-7-1964: Tàu Ma Đốc của Mỹ qua vùng biển Đèo Ngang, hòn Mát, Lạch Trường do thám.
- Đêm 03-8-1964: Tàu địch bắn phá cửa Ròn và khu vực Đèo Ngang.
- Ngày 04-8-1964: Máy bay Mỹ đánh phá cảng Gianh, Cửa Ròn.
- Ngày 05-8-1964: Quân dân vùng sông Gianh và Ròn bắn rơi 8 máy bay địch, mở đầu trang sử chiến thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở tỉnh ta.
- Ngày 18-11-1964: Đại đội 3, Nguyễn Viết Xuân (chính trị viên) trước lúc hy sinh, hô vang khẩu hiệu ’’Nhằm thẳng quần thù mà bắn".
- Đêm 22-1-1965: Tàu chiến Mỹ ngụy thả biệt kích và bắn vào Đồng Hới.
- Ngày 07-02-1965: (chủ nhật, mồng 6 tết) máy bay Mỹ đánh Đồng Hới. Ta bắn rơi 4 máy bay, phi công Đích-Xơn chết chìm dưới biển Nhân Trạch. Xuất hiện gương Lê Ngọc Lễ, mẹ Suốt.
- Tối 10-02-1965: 7.000 dân thị xã và 40 cơ quan cấp tỉnh sơ tán khỏi thị xã.
- Ngày 11-02-1965: 60 máy bay Mỹ đánh Đồng Hới và các vùng phụ cận. Quân dân ta bắn rơi 6 máy bay, bắt sống thiếu tá Su-mêch-cơ, phi công vũ trụ Mỹ,
- Ngày 02-3-1965: 160 lần chiếc máy bay Mỹ đánh phá cảng Gianh và nhiều nơi trong tỉnh. Quân dân ta bắn rơi 11 máy bay Mỹ. Đây là chiến thắng giòn dã nhất.
- Ngày 25-3-1965: Quân dân vùng miền Tây (có đường 12A) bắn cháy 7 máy bay. Xuất hiện gương Đinh Thị Thu Ngà.
- Ngày 31-3-1965: Hồ Chủ tịch tặng cờ thi đua luân lưu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" cho lực lượng vũ trang tỉnh ta.
- Ngày 04-4-1965: Địch đánh phá cầu Dài và vùng quanh thị xã. Xuất hiện gương Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Số (bưu điện).
- Ngày 17-4-1965: Đồn 111 bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 200 trên miền Bắc.
- Đêm 20-4-1965: Tổ tự vệ công trường Cẩm Ly (Lệ Thủy) do Trần Quốc Thản chỉ huy, bắn rơi chiếc AD6. Đây là chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ban đêm bằng súng bộ binh đầu tiên trên miền Bắc.
- Ngày 28-4-1965: trận đánh ác liệt trên sông Gianh giữa 5 tàu hải quân ta và máy bay Mỹ. Quân dân ta đã chiến đấu dũng cảm. Xuất hiện gương Lê Văn Hiến (Quảng Phúc), Trương Thị Diên (Thanh Trạch).
- Ngày 24-6-1965: Tổ dân quân do Trần Văn Đương (Quảng Long) chỉ huy đã bắn rơi 1 chiếc F105 bằng súng trường. Tổ tự vệ Nguyễn Thị Thụ (12A - Minh Hóa) dùng súng trường hạ 1 máy bay  A4D.
- Ngày 17-7-1965: Bác Hồ gửi thư khen quân dân tỉnh ta bắn rơi 100 máy bay Mỹ. ’’Chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi".
- Ngày 29-8-1965: Bác Hồ ký lệnh tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất cho quân dân Quảng Bình.
- Cuối năm 1965 tại Đại hội thi đua ở Xuân Hòa (Lệ Thủy), Tỉnh ủy phát động phong trào thi đua "hai giỏi".
- Ngày 11-01-1966: Ta tóm gọn toán biệt kích gồm 15 tên nhảy dù xuống khe Giữa (Hàm Nghi - Đình Phùng - Lệ Thủy).
- Tết Nguyên Đán 1966: Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm tỉnh ta.
- Ngày 06-3-1966: 10 tên biệt kích mang mật danh "Kern" nhảy dù xuống Hóa Sơn (Minh Hóa). Sau gần 20 ngày, ta truy lùng và diệt một số, số còn lại bắt sống.
- Tháng 6-1966: Bác gửi thư khen quân dân tỉnh ta bắn rơi 200 máy bay Mỹ.
- Tháng 7-1966: Khẩu hiệu "Xe chưa qua nhà không tiếc" xuất hiện đầu tiên ở Võ Ninh, 37 ngôi nhà đã dỡ xuống lát đường cho 100 xe qua.  Đức Trạch, Hải Trạch có trên 150 gia đình tình nguyện dỡ nhà lót đường cầu Lý Hòa.
- Ngày 03-7-1966: Địch đánh phá đường 12 vùng Y Leng (Minh Hóa). Xuất hiện gương đơn vị TNXP 759 và Nguyễn Thị Kim Huế.
- Ngày 17-7-1966: Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn dân chống Mỹ cứu nước, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. "Không có gì qúy hơn độc lập tự do".
- Kế hoạch K8, K10 bắt đầu từ tháng 8-1966: đã đưa 3 vạn cháu nhỏ và hơn l vạn bà con ra sơ tán ở các tỉnh phía Bắc.
- Ngày 22-9-1966: Tự vệ Xí nghiệp In bắn rơi một máy bay Mỹ.
- Ngày 25-10-1966: Bộ đội địa phương ra quân, bắn cháy tàu khu trục hạm Men-phít của Mỹ.
- Ngày 01-3-1967: Đại đội 8 pháo binh bắn bị thương tuần dương hạm Can-be-ra.
- Ngày 17-5-1967: Pháo binh bộ đội địa phương ta bắn cháy khu trục hạm số 39 của Mỹ.
- Đêm 27-7-1967: Nguyễn Thị Triển chỉ huy tổ trực chiến Hưng Thủy bắn rơi RF4C, loại máy bay trinh sát chụp ảnh ban đêm. Chị Triển được Bác tặng chiếc đồng hồ đeo tay.
- Ngày 30-7-1967: Dân quân Dương Thủy bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 300 ở tỉnh ta.
- Ngày 10-11-1967: Dân quân gái Võ Ninh và Đại Phong bắn rơi 2 chiếc F4H, bắt sống 2 giặc lái.
- Ngày 21-11-1967: Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy thành lập.
- Ngày 06-12-1967: Cô Nguyễn Thị Xuân (Quảng Phúc) một mình bắn rơi F4H bằng đại liên.
- Ngày 17-12-1967: Đội lão quân Đức Ninh bắn rơi chiếc F4H ban đêm. Dân quân gái Xuân Ninh 17 ngày bắn rơi 2 chiếc F4H.
- Ngày 07-02-1968: Đội nữ pháo binh Ngư Thủy lập công đầu, bắn cháy tàu chiến số 013 của địch. 27-3-1968 lại bắn cháy một chiếc nữa.
- Ngày 26-02-1968: Đoàn thuyền Cảnh Dương gồm 10 chiếc chở vũ khí vào tiếp tế cho chiến trường Trị - Thiên xuất phát.
- Ngày 14-5-1968: Toán biệt kích nhảy dù xuống làng Mô, ta bắt sống 4 tên, diệt tên toán trưởng, tên toán phó bị đồng bọn ăn thịt.
- Ngày 16-5-1968: Đội nữ pháo binh Ngư Thủy bắn cháy chiếc tàu khu trục Mỹ thứ ba. Đơn vị được Bác Hồ gửi thư khen, được thưởng Huy hiệu của Người và kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 25, Đại đội được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Ngày 25-6-1968: Đại đội 367, dân quân Minh Hóa và đơn vị 280 bắn rơi l F4H. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 3.000 bị bắn rơi trên miền Bắc.
- Ngày 27-6-1968: Bác Hồ gửi thư khen quân dân tỉnh ta bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3.000.
- Ngày 03-8-1968: Quân dân tỉnh ta bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 500 trên bầu trời tỉnh ta.
- Ngày 08-8-1968: Bác Hồ gửi thư khen chiến công đó.
- Ngày 01-11-1968: Chiến dịch VT5 vận chuyển hàng vào chiến trường miền Nam với lực lượng tham gia đông đảo nhất của toàn dân.
- Ngày 21-02-1969: Đại hội tổng kết phong trào thi đua "hai giỏi" tổ chức tại Ba Rền, có 1200 đại biểu tham gia.
- Đầu năm 1969: Khởi công xây dựng công trình thủy lợi Rào Nan có 1.035 người tham gia.
- Ngày 07-5-1969: Quân dân ta bắn rơi tại chỗ 2 chiếc F105 được Bộ Tổng Tư lệnh gửi điện khen.
- Đầu năm 1970: Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm tỉnh ta.
- Ngày 25-11-1971: Quân dân ta bắn rơi 7 máy bay, bắt sống 4 giặc lái.
- Mồng 2 Tết Nhâm Tý (1972) quân dân Lệ Thủy và đơn vị tên lửa 274 bắn rơi 4 máy bay. Dân quân Mai Thủy bắt sống 2 giặc lái.
- Ngày 05-4-1972: Mỹ cho tàu tuần dương và khu trục bắn 500 quả đạn pháo vào khu vực Đồng Hới, Bố Trạch.
- Ngày 06-4-1972: Mỹ cho máy bay, tàu chiến đánh phá nhiều nơi, gây lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
- Ngày 08-4-1972: Đại đội 8 bộ đội địa phương bắn cháy 1 tàu chiến Mỹ.
- Ngày 09-4-1972: Đại đội 10 bắn cháy cả tốp 3 tàu địch; đại đội 48 bắn cháy 1 tàu địch.
- Ngày 09-4-1972: Hai máy bay MIG l7 từ sân bay dã chiến Khe Gát (Bố Trạch) đã ném bom đánh hỏng nặng 2 khu trục hạm của Mỹ cách bờ Nhật Lệ 16 km.
- Ngày 20-4-1972: Quân dân Minh Hóa đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3.500 trên miền Bắc được Chủ tịch Tôn Đức Thắng gửi thư khen.
- Ngày 23-4-1972: Tiểu đoàn 9 pháo cao xạ bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Tên trung tá giặc lái bị bắt sống tại Nông trường việt Trung.
- Ngày 29-5-1972: Tàu Hồng Kỳ 150 vào vịnh Hòn La chở 6.000 tấn gạo của nhân dân Trung Quốc vào giúp ta.
- Tháng 6-1972: Đại đội 8 bắn cháy 3 tàu chiến địch bên cửa Gianh.
- Ngày 08-6-1972: Máy bay B.52 đánh xã Hoàn Trạch trong lúc bị lũ, làm chết 57 người. Đánh bệnh viện Đồng Hới làm chết 33 bệnh nhân và nhân viên y tế.
- Ngày 27-6-1972: Tàu Hồng Kỳ 152 chở tiếp 6.000 tấn gạo đã đóng sẵn 4 lớp bao bì đến Hòn La. .
- Ngày 22-9-1972: Tàu Hồng Kỳ 162A chở vào Hòn La chuyến gạo thứ ba.
- Ngày 01-12-1972: Tàu Hồng Kỳ 162B chở 6.000 tấn gạo cuối cùng vào Hòn La.
- Ngày 02-8-1972: Dân quân Mai Hóa bắn cháy l máy bay Mỹ.
- Ngày 04-8-1972: Dân quân Lý Ninh bắn cháy 1 máy bay.
- Ngày 21-8-1972: Bộ đội tên lửa bắn cháy l B.52 trên bầu trời tỉnh ta.
- Đêm 29-8-1972: Máy bay B52 đánh vào Xí nghiệp In làm chết 3 người, bị thương 3.
- Ngày 07-11-1972: Dân quân Phú Trạch (Bố Trạch) bắn rơi chiếc F111A (cánh cụp cánh xòe) đầu tiên trên miền Bắc.
- Ngày 21-11-1972: Đơn vị 359 và dân quân Phú Thủy (Lệ Thủy) lại bắn rơi 1 chiếc F111A.
- Ngày 01-12-1972: Dân quân Lệ Thủy và đơn vị 214 bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 700 trên bầu trời tỉnh ta.
- Ngày 02-01-1973: B52 đánh vào xã Quảng Sơn (Quảng Trạch) làm chết l05 người, bị thương 109 người, 150 nóc nhà bị phá hủy. Đây là trận thảm sát nặng nề nhất của giặc Mỹ đối với nhân dân tỉnh ta.
- Ngày 13-01-1973: Mỹ ném bom sát hại 156 dân quân và công nhân đang làm nhiệm vụ tại nam phà Gianh (Thanh Trạch).
- Ngày 17-1-1973: Dân quân Ngư Thủy bắn rơi l máy bay không người lái của Mỹ. Đây là chiếc thứ 704 của Mỹ bị bắn rơi ở tỉnh ta và là chiếc thứ 4.181 bị bắn rơi trên miền Bắc.
- Ngày 27-01-1973: Ký kết hiệp định Pa-ri
- Ngày 17-6-1974: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 6 họp tại Đồng Hới, có 300 đại biểu. Đồng chí Cổ Kim Thành được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 30-4-1975: Giải phóng hoàn toàn Miền nam
- Ngày 16-6-1976: Hợp nhất tỉnh Bình Trị Thiên
- Ngày 01-7-1989: Quảng Bình trở về địa giới cũ.
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 08:32 )

Trang 1 trong tổng số 10 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ