Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 10 2013 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1676
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này1676
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148440
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3094666

Có: 16 khách, 1 thành viên trực tuyến
Tháng 10 2013

Thứ năm, 31 Tháng 10 2013

NGƯỜI BA MẮT CÓ THÊM KHẢ NĂNG GỌI HỒN PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 05:51 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện

Không chỉ nhìn được bằng "con mắt thứ ba", chị Hoàng Thị Thiêm, ở xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, còn bộc lộ thêm những năng lực đặc biệt khác, mà gần đây nhất là khả năng gọi hồn (áp vong).

Cô Hoàng Thị Thiêm.
Chị Hoàng Thị Thiêm bịt mắt đọc báo trước ống kính phóng viên và ghi nhận của các nhà khoa học
Tại Liên hiệp tin học ứng dụng (UIA) chị Thiêm đang thử nghiệm về áp vong. Trung bình mỗi ngày, chị làm cho khoảng 4-5 gia đình. Gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan, ở 140 Phạm Hồng Thái, Vũng Tàu, là một ví dụ. Bà Ngoan có một người con gái tên là Nhật Hoa đã mất. Chị Hoa làm kế toán cho một công ty đăng kiểm hàng hải ở Vũng Tàu. Trong lần ra Hà Nội để thăm bạn bè và họ hàng, chị Hoa bị cảm và mất cách đó hơn 1 tháng. Cái chết của chị làm bà Ngoan rất đau đớn. Sau khi biết UIA đang thử nghiệm khả năng gọi hồn, bà đã đăng ký tham gia. Người được đề cử để vong chị Nhật Hoa nhập vào là chị Hạnh, cháu bà Ngoan, người chăm sóc chị Hoa trong những ngày cuối cùng. Chị Thiêm đặt tay lên đầu chị Hạnh, lầm rầm khấn vài câu, chị Hạnh gần như mê đi và nói với mẹ, với người thân như lúc chị Nhật Hoa còn sống.
Chị nói với mẹ về một số kỷ niệm của hai mẹ con, nhắc mẹ chú ý giữ sức khỏe và dặn dò nhiều điều làm những người chứng kiến không khỏi rùng mình. Khi chị Thiêm bỏ tay ra khỏi đầu chị Hạnh, chị Hạnh dần trở lại trạng thái ban đầu. Sau thử nghiệm, chị cho biết: "Bản thân chẳng nhớ mình đã nói gì, chỉ có cảm nhận lờ mờ là cơ thể hơi tê tê".
Về "áp vong", tiến sĩ Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, cho biết: áp vong tức là gọi vong người đã khuất lên nhập vào người thân trong gia đình, từ đó gia đình có thể trò chuyện với người đã mất.
Trong thế giới tâm linh, có rất nhiều điều con người chưa khám phá được. Từ trước đến nay đã có nhiều người gọi hồn của người thân cho nhập vào bà đồng cốt và nghe tâm sự của người thân. Năm 2000, bản thân tiến sĩ Chu Phác đã báo cáo về khả năng đặc biệt của chị Nguyễn Thị Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hoá. Chị Phương sinh năm 1974 ở Hoằng Hóa, Thanh Hoá. Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp đo đạc của tâm lý học hiện đại cũng như phương pháp đo ngoại cảm của tiến sĩ Hans Eysenck và Carl Sargent, giáo sư tại Đại học Cambridge (Anh) và các phương pháp tiếp cận khác.
Tất cả gia đình đến thử nghiệm đều không báo cho chị Phương tên mình và tên vong cần mời về, các gia đình chỉ cần thắp hương mời vong đi từ nhà mình. Khi vong của gia đình nào về, chị Phương báo cho gia đình đó vào nhận vong. Thực tế thì gần như các trường hợp chị Phương đều mời được vong về, có sự xác nhận của người thân trong gia đình.
Từ kết quả nghiên cứu này, theo ông Chu Phác, còn rất nhiều điều chưa lý giải nổi, vong được coi là vật chất mù, ở thế giới đó chúng ta chưa khám phá hết. Việc áp vong của chị Thiêm cũng là trường hợp đặc biệt, cần nhiều thời gian để nghiên cứu hơn mới được khẳng định.
Cũng với cách áp vong của chị Thiêm, qua chị, các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm tìm mộ liệt sĩ bằng cách mời vong lên nói chuyện. Một số ca đã về quê xác định và thấy đúng có liệt sĩ thật. Tuy nhiên, số mộ chị Thiêm tìm được còn ít nên chưa có cơ sở khẳng định khả năng này.
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA, cho biết, qua những khả năng đặc biệt của chị Thiêm, tới đây UIA sẽ tổ chức kiểm chứng bằng phương pháp vật lý. Cụ thể, sẽ đưa máy đo nhập từ nước ngoài về để đo nhiệt độ cơ thể của những người được áp vong. Nếu theo logic, khi vong nhập về thì nhiệt độ cơ thể người được áp vong sẽ giảm đột ngột trong một khoảng thời gian rất ngắn, lúc đó cơ thể họ cảm thấy hơi tê tê. Khi chưa có máy, UIA đã ghi nhận được một số trường hợp vong nhập về nói tiếng Nga, Trung Quốc... (thực tế những người đến áp vong không nói được ngôn ngữ này).
                                                                                                                              (Theo Khoa học và Đời sống)

Chị Hoàng Thị Thiêm - người được mệnh danh là có con mắt thứ ba - đã có ý kiến về việc các nhà ngoại cảm đổ dồn ...

Rất nhiều người tự xưng là các "nhà ngoại cảm" đã đến khu vực cầu Thanh Trì (Hà Nội) để tìm kiếm thi thể nạn nhân bị thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác, đã tạo ra nhiều băn khoăn, hoài nghi cho nhiều người chứng kiến. Chị Hoàng Thị Thiêm - người được mệnh danh là có con mắt thứ ba - đã có ý kiến về vấn đề này.

Các cơ quan chức năng cùng với gia đình đang tìm kiếm Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân của vụ việc bị Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác xuống sông Hồng. Những ngày qua đã khá nhiều người xưng là "nhà ngoại cảm" xuất hiện giúp đỡ gia đình tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Tuy nhiên, sau những lời phán đoán đa chiều, việc tìm kiếm nạn nhân vẫn chưa có hướng nào khả thi. Sự vụ xuất hiện liên tiếp những "nhà ngoại cảm" khiến vấn đề ngoại cảm trở nên nóng bỏng trên dư luận, thậm chí gây những nghịch cảnh tức cười, và người dân hoang mang không biết tin vào đâu.

Các "nhà ngoại cảm" tới từ Hà Nội, Hải Phòng... Một nhà ngoại cảm mặc áo đỏ, một người khác mặc áo đen, một người mặc áo kẻ sọc ngang... Người thì phán đoán thi thể của nạn nhân vẫn nằm bên dưới sông Hồng và trôi không quá 500 m từ điểm bị ném xuống trên cầu Thanh Trì. Người khác còn chỉ hẳn vị trí thi thể tại "cột đèn số 51, thi thể bị cát vùi, sâu lắm, sợ không tìm được"...
Sau khi thắp hương làm lễ, đa phần các "nhà ngoại cảm" này đều có biểu hiện ngất xỉu và liên tục đòi đưa xuống thuyền để ra chỉ địa điểm. Sau khi được đưa vào bờ, các "nhà ngoại cảm" này liên tục vật vã, đòi quay trở lại sông. Đặc biệt, nhà ngoại cảm áo vàng ôm chặt anh Huy - chồng chị Huyền - hét lớn: "Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi". Khi được đưa lên bờ, chị này vẫn tiếp tục khóc vật vã trong vòng tay anh Huy.

Người có "con mắt thứ 3" nói về việc tìm xác nạn nhân vụ Cát Tường | Hoàng Thị Thiêm, Người có con mắt thứ 3, Người 3 mắt, Thẩm mỹ viện Cát Tường, Ném xác phi tang, Ngoại cảm, Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Tường

Một "nhà ngoại cảm" khóc ngất trong vòng tay anh Huy, chồng nạn nhân

Có hai người đã đưa ra phán đoán về thời gian "chính xác" mà thi thể nạn nhân sẽ nổi lên, nhưng cho đến hiện tại, cuộc tìm kiếm vẫn đang rơi vào vô vọng. Trên sông Hồng, có một thi thể trôi dạt nhưng đã được xác định là đàn ông.

Trao đổi về hiện tượng này, chị Hoàng Thị Thiêm - người được mệnh danh là có con mắt thứ ba, có thể bịt mắt mà vẫn đọc báo, đi xe xe máy bình thường - cho biết: "Chưa có một nhà ngoại cảm thực sự nào ở đó".

- Bà nghĩ gì về hiện tượng xuất hiện quá nhiều các "nhà ngoại cảm" tại sự vụ như báo chí đã đưa và người dân có thể tin được không vào các "nhà ngoại cảm" này?

Chị Hoàng Thị Thiêm: - Những người đã xuất hiện tại sự vụ, sau khi xem ảnh, tôi thấy chưa có một nhà ngoại cảm thực sự nào ở đó. Tất cả đều toàn là những nhà ngoại cảm "tự xưng", hoặc nếu họ không xưng thì là do phương tiện truyền thông gọi họ là các "nhà ngoại cảm", chứ trong giới ngoại cảm chưa từng thấy những người này xuất hiện. Những người này cũng chưa từng được các cơ quan khoa học nghiên cứu  và kiểm chứng. Mọi người nếu quan tâm đến các nhà ngoại cảm thực sự thì hoàn toàn có thể tìm đến các cơ quan nghiên cứu khoa học để xem hồ sơ và khả năng của từng người.
Các nhà ngoại cảm thực sự thì phải có khả năng dẫn dắt vong, giúp đỡ và điều khiển họ bằng một số hình thức khác nhau tiếp cận người thân trong gia đình, mới có thể có được những chỉ dẫn chính xác để  tìm kiếm chứ không phải bị "vong nhập" đến mức chẳng biết gì nữa thì sao có thể hướng dẫn cho thân nhân. Thậm chí, cứ ôm chặt lấy chồng người ta như vậy thực sự là buồn cười. Những người đã xuất hiện tại sự vụ mấy ngày qua cũng có thể là những người có chút "máu đồng cốt" nhưng nếu đã không đủ năng lực và không thể kiểm soát nổi hành vi của chính mình nữa thì sao gọi là nhà ngoại cảm?

- Vậy giả sử gia đình nạn nhân tìm tới nhờ chị, chị có giúp đỡ tìm kiếm?

- Tôi sẵn lòng. Hiện tại, tôi đang trên đường lên Yên Bái để giúp đỡ gia đình một người khác, cũng mới tử vong nên chỉ có thể giúp sau khi từ Yên Bái trở về. Tuy nhiên, phải nói cho rõ rằng, muốn tìm kiếm được nạn nhân bao giờ cũng phải xuất phát từ một mong muốn cháy bỏng từ phía gia đình, người thân. Chính họ chứ không phải cơ quan báo chí tìm tới nhờ nhà ngoại cảm. Và sự tin cậy, phối hợp giữa thân nhân với nhà ngoại cảm phải rất cao mới có thể tập trung năng lượng, hướng tâm vào việc tìm kiếm và có kết quả.

Người có "con mắt thứ 3" nói về việc tìm xác nạn nhân vụ Cát Tường | Hoàng Thị Thiêm, Người có con mắt thứ 3, Người 3 mắt, Thẩm mỹ viện Cát Tường, Ném xác phi tang, Ngoại cảm, Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Tường

Quá trình tìm kiếm căng thẳng trên sông

Những ngày này, áp lực từ dư luận, người dân, cơ quan chức năng quá lớn nên các nhà ngoại cảm nếu có tìm giúp cũng sẽ khó khăn hơn. Người ngoài cuộc không thể hiểu được sự vụ nên sẽ có tâm lý soi mói về công việc của các nhà ngoại cảm. Cứ tưởng tượng đứng giữa một vòng vây những sự "mổ xẻ", những lời bình luận ác ý cả trong đám đông và trên mặt báo thì nhà ngoại cảm có thể định tâm và hướng năng lượng vào việc tìm kiếm được không?

- Theo chị, có hay không khả năng thi thể bị phi tang đang nằm dưới đáy sông Hồng và gia đình nạn nhân nên làm gì trong lúc này?

- Tôi đã tìm kiếm nhiều vong chết đuối, các tài liệu về những vụ tìm kiếm này đang được Sở Công an tỉnh Lào Cai lưu trữ. Với kinh nghiệm của tôi, trước tiên phải đón được vong linh lên tiếp cận hỏi rõ. Vong sẽ chỉ chỗ cho người thân đi tìm kiếm đúng chỗ, nhưng như trên đã nói, xuất phát điểm của sự giao thoa giữa các cõi khác nhau là cái tâm của người nhà nạn nhân phải hướng vào việc tìm kiếm và phối hợp với nhà ngoại cảm. Cũng xin nói thêm rằng người nhà chính là "phương tiện" để nạn nhân nhập về và cũng phải là người phù hợp, có trường tâm lý gần với nạn nhân thì mới nhập được chứ vong khó mà "bấu víu" vào những người xa lạ.

Người có "con mắt thứ 3" nói về việc tìm xác nạn nhân vụ Cát Tường | Hoàng Thị Thiêm, Người có con mắt thứ 3, Người 3 mắt, Thẩm mỹ viện Cát Tường, Ném xác phi tang, Ngoại cảm, Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh TườngRất đông người dân quan tâm, theo dõi thông tin về sự vụ chấn động dư luận

Do nhu cầu của xã hội về ngoại cảm quá lớn nên đã có quá nhiều vụ việc phát sinh như thời gian này. Theo tôi, cá nhân các nhà ngoại cảm không thể kiểm soát được vấn đề của xã hội nhưng nếu thực sự là nhà ngoại cảm thì tôi thấy đều là những người có tâm, hoạt động trên phương diện nghiên cứu tiềm năng con người, tri ân những lớp người đã ngã xuống vì đất nước và không bao giờ xấu hổ với lương tâm nghề nghiệp của mình.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 16:51 )

CÂU ĐỐ VÀ ĐÁP ÁN SỐ: 101-200 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 04:16 Menu Ngang / Vui - Thư Giản
101- Đi thì đứng,
Dừng thì ngã. Là cái gì? (Xe đạp)

102- Ở nhà bằng cỡ bắp tay 
Ra đường bành trướng to bằng cái nia. Cái gì? (Cái dù)

103- Quê em ở khắc mọi nơi 
Tên em cùng loài ở chốn biển sâu
Đường ray, cửa sắt, nhịp cầu
Có em gắn bó với nhau không rời. Con gì? (Ốc vít)

104- Hữu bì, hữu cốt, vô thân nhục
Nghi xuân, nghi hạ, bất nghi đông
(Có da, có xương, không có thịt
Chỉ mùa Xuân, mùa Hạ được nhắc đến,
Mùa Đông thì không). Cái gì? (Cái quạt)

105- Hai bên hai má, giữa một khe 
Làng nước chưa ra, đè giục mãi
Làng nước ra rồi, lại im re. Cái gì? (Cái mõ)

106- Hai da lại ấp hai da 
Ấp vào ấm áp, lấy ra lạnh lùng
Ấp vào ấm áp vô cùng
Lấy ra lạnh lùng khổ lắm em ơi. Cái gì? (Đôi tất tay da)

107- Hai gươm tám giáo 
Mặc áo da bò
Thập thò cửa lỗ. Con gì? (Con cua)

108- Hai làng xúm đánh một làng 
Máu chảy xuống đàng, ruồi chẳng dám bu. Hành động gì? (Người ăn trầu)

109- Hai tay ôm chặt cột nhà 
Ruột gan chẳng có, chỉ da bầy nhầy. Cái gì? (Chiếc võng)

110- Con gì mắt sáng như gương 
Tối trời như mực, biết mừng người thân. Con gì? (Con chó)

111- Khi ở nhà cha, da đỏ hồng hồng
Khi về nhà chồng, da đen trùi trũi. Cái gì? (Cái nồi đất)

112- Không bào mà trơn
Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
Không khều mà rụng. Hiện tượng gì? (Trời chuyển mưa)

113- Không phải bò, cũng chẳng phải trâu 
Uống nước ao sâu lên cày ruộng cạn. Cái gì? (Cây bút)

114- Lưng cong, miệng há răng rồng 
Cưởi đầu thiên hạ, chiếm nhất công
Cứu quân đen những khi bối rối
Trả ơn chàng trăm mối gỡ ra. Cái gì? (Cái lược)

115- Lạy trời cho chủ tôi giầu 
Để tôi hút mỡ, ăn dầu quanh năm
Lạy trời cho chủ tôi sang
Để tôi mắc võng nghênh ngang giữa nhà. Những con gì? (Con gián, con nhện)

116- Mười năm làm bạn với đèn 
Giúp người quân tử khổ rèn chí cao. Cái gì? (Quyển sách, vỡ)

117- Mười hai thằng ở chung một hòm 
Thương cho đời chúng hao mòn mãi đi. Là cái gì? (Hộp BÚT MÀU)

118- Mắt gì cách gối hai gang 
Đem ra trình làng, chẳng biết chuyện chi
Sinh ra cái giống dị kì
Lưng nằm đằng trước, bụng thì phía sau. Cái gì? (Mắt cá và cẳng chân)

119- Mắt to lưng rộng nuốt sống nhiều người 
Nuốt rồi chạy thẳng một hơi
Đầu rên hừ hự một hồi lên cơn. Cái gì? (Xe ô tô)

120- Mẹ có cánh mẹ chẳng biết bay 
Con không có cánh con bay vù vù
Mẹ ngồi ở chốn phong du
Con bay tít mù, mẹ chẳng biết đâu. Cái gì? (Cung tên)
 
Đêm thì lao xao, ngày thời trốn mất. Là gì? (Sao trời)
121- Một đàn cò trắng bay cao

122- Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Cái gì? (Bát đĩa)

123- Một đôi mà ở hai nhà 
Ngó nhau lưng lẻo như tòa cấm cung
Đêm thì sập cửa, gài chông
Ngày thì vén cửa coi trong ngó ngoài. Là gì? (Đôi mắt)

124- Một cột bám sáu cây kèo 
Dây tơ, chỉ lụa, rồng treo tứ bề. Cái gì? (Cái lọng, dù)

125- Một cột mà chốt tứ bề 
Khi đi thì mở, khi về cấm cung. Cái gì? (Cái DÙ)

126- Một cành kết vạn nào hoa 
Mưa xuân thì héo nắng già thì tươi. Là gì? (Sao trên trời)

127- Một cây có quả có hoa 
Vì chưng không lá, chê già chê non
Đôi bên quân tử giao ngôn
Suy đi tính lại vẫn còn hồ nghi.
Hay là:
Một cây mà có trăm hoa
Chỉ có một quả, chẳng già chẳng non. Cái gì? (Cái cân đòn)

128- Một cây mà có năm cành 
Rấp nước thì héo, để dành thì tươi. Là gì? (Bàn tay người)

129- Một lòng vì nước, vì nhà 
Người mà không biết, trời đà biết cho. Cái gì? (Cái máng xối)

130- Một mẹ đẻ được vạn con 
Sớm mai chết hết chẳng còn một cha
Mặt mẹ như bông như hoa
Mặt cha nhăn nhó chẳng ai dám nhìn. Là những gì? (Mặt trời và trăng sao)
 
131- Một mẹ mà đẻ bốn con
Con thời ba tuổi, mẹ còn có hai. Là gì? (Ngón tay)

132- Một mẹ sinh độ trăm con
Đứa nào đứa nấy vuông tròn như nhau
Đứa thì ăn ở cơ cầu
Đứa thì đánh mẹ, cháy đầu con ngay. Cái gì? (Hộp diêm)

133- Một năm ngắn lại tày gang
Mỗi ngày lại xét thời gian mỗi ngày. Cái gì? (Quyễn lịch lốc)

134- Một tay ôm lấy con thơ 
Một tay giành lấy mà đưa xuống bùn. Làm việc gì? (Cấy lúa)

135- Hàng trăm miệng hố, một vạn quan quân 
Thằng nào cởi trần sẽ lăn xuống hố. Làm việc gì? (Sàng gạo)

136- Mình bầu, môi miệng nứt hai 
Chỉ có một mắt chui hoài trong hang. Cái gì? (Cây bút máy, bút bi)

137- Mình bằng cái phản, đầu đội bốn sào 
Vừa ngăn lá thắm, vừa rào chim xanh. Cái gì? (Cái mùng)

138- Mình tròn da lại trắng xinh 
Hễ nóng đến mình thì hiện vú ra. Cái gì? (Chiếc bánh tráng)

139- Mình tròn trọn vẹn 
Răng nhọn như chông
Ở nhà ngồi không
Ra đồng bắt cá. Cái gì? (Cái nơm cá)

140- Mình tròn trùng trục đuôi dài lê thê 
Khắp chợ cùng quê, đâu đâu cũng có. Cái gì?
(Gáo múc nước)
 
141- Mình vàng lại thắt đai vàng
Một mình làm sạch, nhà trong nhà ngoaì. Cái gì? (Cái chổi đót)

142- Mình xanh, mặc áo cũng xanh
Rủ nhau đi tắm chung quanh giang hà
Tắm xong em cởi áo ra
Mình trắng như ngà, đầu đội mũ xanh. Cây gì? (Cây giá đậu xanh)

143- Năm ông cùng ở một nhà
Tình huynh nghĩa đệ vào ra thuận hoà
Bốn ông tuổi đã lên ba
Một ông đã già lại mới lên hai.
Hay là:
Năm ông ngồi chung một bàn
Ông lo việc nước, ông toan việc nhà
Bốn ông tuổi mới lên ba
Còn một ông già, tuổi chỉ lên hai! Cái gì? (Ngón tay)

144- Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn
Mưa một ngày sao bạn nỡ xa ta? Cái gì? (Cái bóng)

145- Nắng lửa mưa dầm tôi đâu bỏ bạn
Tối lửa, tắt đèn sao bạn bỏ tôi. Cái gì? (Cái nón đội đầu)

146- Nóng nực thì ghét tụi tui
Hễ mà lành lạnh kéo tui đến gần. Cái gì? (Cái chăn)

147-  Nằm kề mà có thấy đâu
Trời cao đất thấp sạch làu đều thông. Cái gì? (Cái trán con người)

148- Mình tròn mà ngậm tăm dài
Nón thì không đội, đội quai lên đầu. Cái gì? (Cái bình vôi)

149- Ngả lưng cho thế gian nhờ
Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung. Cái gì? (Cái phản nằm)

150- Ngán cho duyên phận tôi không
Có răng, có luỡi mà không có mồm
Đời đời khom chiếc lưng tôm
Giúp nhà nông việc sớm hôm chuyên cần. Cái gì? (Cái liềm cắt cỏ)
 
151- Nghe gọi mà chẳng thấy ơi
Cong lưng mà chạy một hơi tới nhà. Con gì? (Con chó)
 
152- Ngoài thời bọc những mảnh đồng
Xe chạy trên đá, trong lòng có bông (hay ga)
Khen cho nhà nó có công
Ngũ hành tương hợp thật khôn vô cùng. Cái gì? (Cái bật lữa)
 
153- Như rắn mà chẳng cắn ai
Thích bò lên cổ, lên vai khách hàng
Chủ nhân cho rắn bò ngang
Rồi lại bò dọc, hỏi han tận tình. Cái gì? (Cái thước dây thợ may)
 
154- Nhà đen lại đội đồ đen
Trên thì sấm động, dưới thì đèn chong. Làm việc gì? (Nấu nước sôi)
 
155- Quả gì không ở cây nào
Không chân, không cánh, bay cao, chạy dài. Quả gì? (Qủa bóng)
 
156- Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo. Cái gì? (Bút chì)
 
157- Sớm đi bốn chân, trưa đi hai chân
Chiều đi ba chân, tối đi tám chân. Con gì? (Con người)
 
158- Sừng sững đứng một góc nhà
Người vô thây kệ, người ra mặc lòng
Có cánh mà chẳng có lông
Làm gương cho khách má hồng thử coi. Cái gì? (Tủ gương)
 
159- Sừng sững mà đứng giữa nhà
Ai vào không hỏi, ai ra không chào. Cái gì? (Cột nhà)

160- Tự nhiên cắt cổ đem chôn
Bữa sau sống lại, đẻ con từng bầy. Cây gì? (Cây khoai lang)

161- Tám xóm nhóm lại hai phe
Chẻ nửa cây tre bắc cầu một cột. Cái gì? (Cái đòn gánh)
 
162- Thân em là gái xuân xanh
Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời
Mỗi người, một nước một nơi
Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên. Cái gì? (Chiếc chiếu cói)
 
163- Than rằng: đất hỡi, trời ơi
Thân tôi gác cửa, đâm tôi làm gì. Cái gì? (Ổ khóa)
 
164- Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng, em đẹp như hoa
Ngoài hai mươi tuổi đã già
Quá ba mươi tuổi, mọc ra hai sừng.  Là gì? (Mặt trăng)
 
165- Trên đầu đội sắc vua ban
Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xuê
Thần linh đã gọi thì về
Ngồi trên mâm ngọc, gươm kề sau lưng. Con gì? (Con gà trống)
 
166- Trên hang đá, dưới hang đá
Giữa có con cá thờn bơn.  Cái gì? (Cái lưỡi)
 
167-  Trên hàng gương
Dưới hàng lược.  Con gì? (Con mắt)
 
168- Trên thon dưới phồng
Đầu đội nón đồng, khi sáng khi tối. Cái gì? (Bóng đèn điện)
 
169- Vốn dòng ái quốc xưa nay
Mà lòng giữ nước khi đầy khi vơi.
Hay là:
Vốn xưa anh ở Thổ Hà
Ai ai cũng gọi anh là con quan
Dốc lòng việc nước lo toan
Đầy vơi cũng bởi thế gian đắp đùm. Cái gì? (Ấm trà)
 
170- Vừa cứng vừa đen, dài một thước
Một đầu toe toét, một đầu tròn
Lên xuống vô ra nhờ tay búa
Dẫu rằng chắc mấy cũng phải thua. Cái gì?
(Cái xà beng)
 
171- Vì mày, tao phải đánh tao
Vì tao, tao phải đánh mày
Vì mày, tao phải đánh tao lẫn mày. Làm việc gì? (Tay đập muỗi)
 
172- Vô thủ, vô vĩ, vô nhĩ, vô tâm
Vốn tự sơn lâm, hay ăn thịt sống. Cái gì? (Cái thớt)
 
173- Vùi mình trong xó tối đen
Kẻ gian chạy tới là bèn chạy ra. Con gì? (Con mèo)
 
174- Xương sườn, xương sống
Nuốt trọn người ta
Ăn vô nhả ra
Người ta vẫn sống. Cái gì? (Cái nhà)
 
175- Xanh xanh, đỏ đỏ, tím tím, vàng vàng
Bắc cầu thiên lí nằm ngang giữa đồng. Cái gì? (Cầu vồng)
 
176- Xây thành đắp lũy trên non
Ăn hoa ăn trái nuôi con tháng ngày
Gặp cơn lửa đốt khói vây
Mẹ than thân mẹ, con rày chết oan. Con gì? (Con ong)
 
177- Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà khen ngon. Quả gì? (Qủa mít)
 
178- Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than. Quả gì? (Qủa nhãn)
 
179- Người da nhẵn thín như bào
Chín rồi vàng óng một màu như tơ
Một vùng ngan ngát hương đưa
Gợi thương cô Tấm chuyện xưa bồi hồi. Quả gì? (Qủa thị)
 
180- Cây xanh xanh, lá xanh xanh
Bông ở trên cành, trái ở dưới sâu. Cây gì? (Cây đậu lạc)
 
181- Thân em trắng ngẩn, trắng ngà
Cớ sao anh lại tụt quần em ra?
Trước thì anh bạnh nó ra
Sau thì thong thả anh tra thịt vào. Cái gì? (Bánh mỳ BA TÊ)
 
182- Mình tròn vành vạnh, đít bảnh bao
Mân mân mó mó, đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao. Hành động gì? (Hút thuốc lào bằng điếu bát).

183- To chừng bằng nửa cổ tay
Khen ai lót ổ cho cu hắn nằm
Khắp người hắn mọc đầy lông
Nằm chơi chổng ngược, phơi lông ra ngoài. Trái gi? (Trái bắp)

184- Trên lông dưới cũng có lông
Khi nào mệt mỏi lại lồng vào nhau. Cái gì? (Mi mắt)
185- Hai tay nắm lấy khư khư
Bụng thì bảo dạ rằng ư đút vào
Đút vào nó sướng làm sao
Rập lên, rập xuống nó trào nước ra. Làm gì? (Ăn mía)

186- Lòng em cay đắng quanh năm
Khi ngồi, khi đứng, khi nằm nghênh ngang
Các anh các bác trong làng
Gặp em thì lại vội vàng nâng niu
Vắng em đau khổ trăm chiều
Tuy rằng cay đắng nhưng nhiều người mê. Cái gì? (Ống thuốc lào)

187- Bốn cô mới đào tạo ra
Thân hình đẹp đẽ như hoa rau cần
Con quan tẩn ngẩn, tần ngần
Dí vòi rót thẳng vào lòng bốn cô. Cái gì? (Bộ ấm pha trà)

188- Chàng thời coi thiếp là ai
Chàng buồn chàng lại đút hoài không tha
Hết buồn chàng lại rút ra
Có ngày chàng đút tới ba bốn lần.
Thiếp thì nổi tiếng cù lần
Chàng cần thì đút, hết cần thì thôi
Hằng ngày hàng tháng liên hồi
Có ngày thiếp cũng quy hồi nghĩa trang. Hành động gì? (Đầu video)

189- Ôm em anh dạng chân ra
Anh ngắm, anh bóp, em la quá chừng. Hành động gì? (Bắn súng)

190- Bây giờ sống cũng bằng không
Thôi rồi cái kiếp làm chồng, làm cha
Cho dù có sống tới già
Cho dù béo tốt cũng là công toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại ... một vòi nước trong. Con gì (Gà trống thiến)

191- Mình tròn vành vạnh,đít bảnh bao
Mân mân mó mó đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Am dương nhị khí sướng làm sao. Hành động gì? (Hút thuốc lào)

192- Thân em vừa trắng, vừa mềm
Lúc cần anh lại úp tay anh vào
Anh còn miết xuống miết lên
Làm em chảy nhớt, tèm lem ra ngoài. Cái gì? (Cục xà phòng)

192- Tay vê vê mắt run run
Anh bịt lỗ dưới anh đè lỗ trên
Cô nàng sướng cô nàng rên
Vừa hại sức khoẻ vừa hao đồng tiền. Hành động gì? (Hút thuốc lào)

193- Một lỗ mọc hai bờ đá,
Chính giữa có cái lá hồng đơn. Là cái gì?  (Răng - Lưỡi)

194- Trên nhấp nhấp, dưới sướng run
Trên mà sung sướng dưới đau vô cùng. Hành động gì? (Câu cá)

194- Bần thần vô lật váy em
Giơ cần kiếm đám đen đen nhét vào
Xoay xoay, ép ép lỗ nào
Êm êm, ấm ấm ta trào nước ra. Cái gì? (Cái phin pha cà phê)

195- Em thơm trong vòng tay
Thịt da trắng căng đầy
Ta, em ru tình gần
Trên từng vùng xác thân
Lên lên rồi xuống xuống
Cho nước tình chảy tuôn. Cái gi? (Cục xà phòng tắm)

196- Lò mò tìm thấy lỗ
Loay hoay nhét vội vô
Lúc lắc chờ em rên
Rút ra, ôi! tới bến. Hành động gì? (Mở khóa)

197- Vừa bằng bàn tay
Thịt da phơi bày
Khép nép bờ khe
Anh hùng banh nhẹ
Nhét vô ... sung sướng
Rút ra ... vấn vương. Cái gì? (Cái ví đựng tền)

198- Dài dài như trái chuối Tây
Một đầu cứng ngắc, đầu đầy lông quăn
Gặm hoài bà xái cả cằm
Mỏi mồm, ướt mép, tay cầm, tay lau .... . Trái gì? (Trái bắp luộc)

199- Để yên thì nằm im thin thít,
Hể động liếm đít, thì chạy tứ tung ... Con gì? (Con tem thư)

200- Ngồi banh ba góc
Tay thục liên hồi
Lỗ trống thiệt sâu
Rút ra đỏ đầu
Hai người đập chát. hành động gì? (Hai người thợ  đang rèn)
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 29 Tháng 5 2015 04:55 )

CÂU ĐỐ VÀ ĐÁP ÁN SỐ: 01- 100 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 04:00 Menu Ngang / Vui - Thư Giản
91- Có cánh không bay mới lạ đời
Khi thì vượt biển, lúc ra khơi.
Hay là:
Đến đây hỏi khách tương phùng
Con gì một cánh dạo cùng nước non. Cái gì? (Chiếc thuyền buồn)

92- Có cây mà chẳng có cành
Có quả để dành dâng cúng tiên sư.
Hay là:
Đầu rồng đuôi phụng, xum xuê
Mùa xuân ấp trứng mà hè nở con. Cây gì? (Cây cau)

93- Có mặt mà chẳng có mồm
Râu ria ba sợi chạy vòng chạy vo. Là cái gì? (Đồng hồ)
94- Có miệng mà chẳng nói chi
Bụng phình như chửa, bỏ gì cũng ăn. Cái gì? (Cái chum)
95- Ðường ngay thông thống
Hai cống hai bên. Cái gì? (Mũi người)

96- Mình tròn trùng trục
Khi ném xuống đất, khi bay lên trời
Lúc bị người đấm, lúc bị người đá
Lúc bị bỏ giỏ, lúc đau như dần
Trẻ già tíu tít ngoài sân
Cứ thấy nó đến co chân chạy dài. Quả gì? (Quả bóng)

97- Đầu tròn mình nhỏ thon thon
Nắm đầu vặn cổ hàng hàng lệ rơi. Cái gì? (Vòi nước)
98- Đút vô, rồi lại kéo ra
Vắng cửa vắng nhà, thì lại đút vô. Cái gì? (Ổ khóa)

99- Đi đâu mấy tháng không màng
Nghèo hèn không phụ, giàu sang không màng. Con gì? (Con chó)

100- Đi thì ăn trốc, ngồi trên
Về thì len lén, nằm bên xó nhà. Cái gì? (Cái nón)
81- Cây khô đem để trong nhà
Chỉ có một quả, khi già khi non. Cái gì? (Cái cân đòn)

82- Cây khô mọc rễ trên đầu
Sông sâu chẳng sợ, sợ cầu bắc ngang. Cây gì? (Cột buồn)

83- Cây lăn tăn,
Dễ ăn khó trèo. Cây gì? (Cây lúa)

84- Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột có dây. Cây gì? (Cat nến)

85- Chẳng giao tranh cũng đội binh
Gươm trần giáo tuốt chạy quanh tứ bề
Sa trường ánh lửa lập loè
Lướt qua phương Bắc, lại về phương Đông.
Hay là:
Một lũ ăn mày, một lũ quan
Quanh đi quẩn lại cũng chung đoàn
Đêm khuya gió lộng, hay dầu hết
Hết cả ăn mày hết cả quan. Trò chơi gì? (Đèn kéo quân)

86- Chẳng học mà thật là hay
Một trăm thứ chữ, viết ngay được liền. Cái gì? (Cây bút)

87- Chịu tay bóc lột của người
Ngày càng gầy guộc không lời thở than
Suốt năm cuộc sống điêu tàn
Sinh ra môt lũ con ngoan nối dòng. Cái gì? (Quyển lịch lốc)


88- Chân đạp miền thánh địa
Đầu đội mũ bình thiên
Mình mặc áo mã tiên
Ban ngày đôi ba vợ
Sáng dậy la vang  trời.
Hay là:
Con gì mào đỏ, lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ, gọi người ta dậy.
hay là:
Đầu rồng, đuôi phượng, cánh tiên
Ngày năm ba vợ, tối ngủ riêng một mình. Con gì? (Con gà trống)

89- Có đến hai đầu, mà chẳng có đuôi
Khúc giữa thì cứng, hai môi lại mềm. Cái gì? (Đòn gánh)

90- Có cánh, có mỏ mà nỏ biết bay
Đi đêm về ngày lại chui xuống nước.
Hay là:
Mình dài một thước chẳng sai
Thơ thẩn tháng ngày đuôi lại xẻ ba
Đêm khuya lặng lẽ sương sa
Mình nằm âm phủ, đuôi thì thượng thiên. Cái gì? (Mỏ neo)
71- Ba cây sinh một quả
Ra rả toàn những hạt.  Cái gì? (Nồi cơm)

72- Bùng bình là bùng bình bầu
Hàm răng ở dưới cái đầu ở trên. Cái gì? (Cái nơm cá)

73- Cũng thành, cũng quách, cũng đao binh
Đoàn quân vây bọc chung quanh mấy vòng
Đương khi tập trận hoả công
Gặp cơn giông tố thành trong tối mò. Cái gì?  (Đèn kéo quân)

74- Cỏng còng là cỏng còng cong
Giúp cho con gái, mẹ chồng tốt tươi
Bà già tuổi bảy tám mươi
Bỏ đường hoa nguyệt, vẫn chơi cỏng còng. Cái gì? (Cái lược chia tóc)

75- Của mình, mình chẳng hay dùng
Người ta cẩn trọng, nằm lòng hay kêu.
Hay là:
Cái gì mà thuộc của mình
Mình lại ít dùng, thiên hạ dùng luôn. Cái gì? (TÊN người)

76- Cái gì như cái cổ cò
Ăn ba bốn rú (núi) chẳng no cái diều. Cái gì? (Cái rựa)
77- Cái gì bằng bàn tay
Mưa ba đêm ba ngày không ướt? Cái gì? (Tai con trâu, bò)

78- Cái gì không miệng mà kêu
Tội thì không tội bị treo xà nhà? Cái gì? (Trống)

79- Cái mình nho nhỏ, cái mỏ nâu nâu
Xuống tắm ao sâu, lên cày ruộng cạn. Cái gì? (Bút mực)

80- Cây cao nghìn trượng
Hột rụng tứ tung
Nấu thì được, nướng thì không. Hiện tượng gì? (Mưa)

61- Anh đứng bên ni sông
Em đứng bên tê sông
Đuổi nhau lòng vòng
Chẳng bắt được nhau. Là cái gì? (Cối xay lúa)

62- Anh ngồi đâu, em cũng ngồi hầu
Yêu em anh mới mớm trầu cho em. Là cái gì? (Ống nhổ)

63- Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội. Là món ăn gì? (Bánh trôi nước)

64- Bằng cái vung, vùng xuống ao
Ba mai chín cuốc vẫn đào không lên. Là cái gì? (Bóng mặt trăng, mạt trời)
65- Vừa bằng cái ống đơm lươn
Nuốt cả thuyền buồm, nuốt cả ca nô
Nuốt sông, nuốt bể, nuốt hồ
Nuốt ba trái núi không no miệng này. Là cái gì? (Ống đựng bút vẽ)

65- Bốn anh cùng chung một nhà
Cùng sinh một giáp cùng ra một hình
Một anh thì ở cống sình
Một anh quỷ quái như tinh trong nhà
Một thì xấu nết xấu na
Một anh ăn vụng cả nhà tức điên. Con gì? (Con chuột)

66- Bốn bên kín cổng cao thành
Sông không có nước, cá giành vào ra
Voi đi đến đó dừng chân
Hai bên văn võ nghĩa mà làm sao? Là cái gì? (Bàn cờ tướng)

67- Bốn bên thành luỹ xây cao
Một thằng đầu trọc nhảy vào nhảy ra. Cái gì? (Lu nước và cái gáo)
68- Bốn bên thành quách luỹ cao
Muốn chơi con nào, nắm óc kéo lên. Cái gì? (Bàn cờ tướng)

69- Sáu cô trong tỉnh mới ra
Nước da trắng toát như hoa cúc tần
Một anh công tử tần ngần
Một vòi tong tỏng như cần câu tre.
Hay là:
Sáu con cùng ở một nhà
Được mẹ chia của tách ra mỗi người, Bộ đồ gì? (Bộ ấm uống trà)

70- Ba đầu, bốn lưỡi, sáu tai
Một đầu đội nón còn hai ở trần.
Hay là:
Ba con, bốn lưỡi, mười chân
Một lưng mặc áo, hai lưng ở trần. Hành động gì? (Người thợ cày và đôi trâu)
51- Khi vô to, cứng, lại dài
Vô xong anh kéo ra ngoài xem sao
Lúc này em vẫn bảnh bao,
Chỉ thêm ướt ướt, thôi nào đút vô
Nhiều lần anh kéo ra vô
Đến khi anh đã, em teo mất rồi. Hành động với cái gì? (Mút kem que)

52- Trời nóng nên em phải ở trần
Dài dài một gậy cắm vào thân
Hễ tay vặn núm là em ngoáy
Làm cho quân tử sướng toàn thân? Cái gì? (Quạt trần)

53- Dưới nhúc nhích, trên sung sướng
Trên nhúc nhích dưới đau khổ. Hành động gì? (Cá cắn câu)
54- Để nguyên tên một trái cây
Nếu thêm dấu nặng buồn ngay tức thời
Còn thêm dấu huyền xa rồi
Một phần trang vở của thời ấu thơ. Là chữ gì? (Chữ LÊ)

55- Tên em đại diện một loài
Bốn mùa trong họ trỗ tài thi đua
Dù cho trời nắng hay mưa
Vẫn luôn tỏa sắc, hương đưa rợp trời. Là chữ gì, hoặc em tên gì? (Chữ HOA)

56- Nhẹ biết bay, nặng lại rơi
Lại còn biết chạy tìm nơi để nằm
Nơi nào tôi cũng tới thăm
Tôi bay rong ruỗi, qua trăm bản làng. Hiện tượng gì? (Mây mưa)

57- Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô đi lấy chồng cô bỏ xứ cha
Bao giờ cô trở về già
Thì cô lại nhớ xứ cha cô về. Đây là cái gì? (Nồi đồng)

58- Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá, xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay tỏa rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường. Là cây gì? (Cây phượng)

59- Thân em xưa ở bụi tre
Mùa Đông xếp lại, mùa Hè mở ra. Cái gì? (Quạt giấy)

60-  Ăn trước mà lại ăn thừa
Mỗi ngày hai bữa sớm, trưa nhọc nhằn. Là cái gì? (Bát ăn cơm)

41- Cục thịt đút vào lỗ thịt,
Một tay sờ đít, một tay sờ đầu.
Đút vào một lúc lâu lâu,
Rút ra cái " chách", nhìn nhau cùng cười! Hành động gì? (Mẹ cho con bú)

42- Tôi đang nằm ở sau hè,
Xăm xăm anh tới, anh đè tôi ra,
Cong lưng anh miết, anh chà.
Anh làm ướt cả người ta thế này. Vật gì? Hay hành động gì? (Đá mài)

43- "Trên bằng da, dưới cũng da
Đút vào thì ấm rút ra lạnh lùng". Cái gì? (Bao tay bằng da)

44- Có càng mà chẳng có chân
Có hai con mắt to bằng ốc bươu. Cái gì? (Kính mắt)

45- Mình tròn trùng trục, đít bảnh bao
Mân mân mó mó đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao kêu ầm ĩ
Âm dương nhị khí sướng làm sao. Cái gì? (Điếu bát hút tuốc lào)

46- Cắm vào run rẩy toàn thân
Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn
Hỡi chàng công tử giàu sang
Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra! Cái gì? (Tủ lạnh)
47- Lòng em cay đắng quanh năm
Khi ngồi, khi đứng, khi nằm nghênh ngang
Các anh, các bác trong làng
Gặp em thì lại vội vàng nâng niu
Vắng em đau khổ trăm chiều
Tuy rằng cay đắng nhưng nhiều người mê. Cái gì?  (Điếu cày)

48- Ép em thật chắc vào lòng,
Anh lần, anh gãi - em la long trời! Cái gì? (Đàn ghi ta)

49- Cây xanh, lá đỏ, hoa vàng,
Hạt đen, rễ trắng, đố chàng cây chi? (Cây rau sam)

50- Đầu như khóm trúc
Lưng uốn khúc rồng
Sinh thì màu bạch
Tử thì màu hồng
Xuân hạ thu đông
Bốn mùa có cả. Con gì?
  (Con tôm)
31- Trên lông, dưới lông
Ở giữa không lông
Phồng lên để ngắm. Bộ phận nào của con người? (Con mắt)

32- Tròn vành vạnh, trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Là cái gì? (Bát ăn cơm)
33- Nhỏ ba lớp áo che
Lớn lăm le ở truồng. Là gì? (Măng tre)

34- Sáu cô trong tỉnh mới ra
Nước da trắng toát như hoa trắng ngần
Quan ta đứng lại bần thần
Thả vòi ngong ngỏng như cần câu trê. Bộ đồ gì? (Bộ ấm uống trà)

35- Chàng thời coi thiếp là ai
Chàng buồn chàng lại đút hoài không tha
Hết buồn chàng lại rút ra
Có ngày chàng đút tới ba bốn lần.
Thiếp thì nổi tiếng cù lần
Chàng cần thì đút, hết cần thì thôi
Hằng ngày hàng tháng liên hồi
Có ngày thiếp cũng quy hồi nghĩa trang. (Đầu máy VIDEO hay hút thuốc lá)

36- Nâng em lên
Đặt em xuống
Dạng chân ra
Tha hồ mà bóp. Hành động gì? (Người gở cá mắc lưới, chài)

37- Bây giờ sống cũng bằng không
Thôi rồi cái kiếp làm chồng, làm cha
Cho dù có sống tới già
Cho dù béo tốt cũng là công toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại ... một vòi nước trong. Con gì? (Con gà trống thiến)

38- Ô kìa chim cu
Thụt ra thụt vào
Qua cái cửa nhỏ
Đi kèm tiếng kêu. Cái gì? (Đồng hồ quả lắc có con chim báo giờ)

39- Chấm chấm, mút mút, đút vào lỗ trôn
Tòi hai sợi lông, cái dài cái ngắn. Hành động gì? (Xâu kim)

40- Thân em ba mảnh
Mặc chiếc áo mong manh
Phục vụ các anh
Trên tinh thần tươi mát. Cái gì?
Hay là:
Xiên xiên ba góc xéo cả ba
Ở dưới thiếu một miếng da ...
Phành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. (Quạt giấy)
21- Mười lăm, mười sáu thì về
Từ ba mươi tuổi chẳng hề vãng lai. Hiện tượng gì? (Mặt trăng)

22- Sanh ở đất, danh ở trời
Thịt da không có, sống đời cổ kim.
Hay là:
Danh tôi vốn ở trên trời
Sanh ra cái cốt ở nơi dương trần. Cây gì? (Xương rồng)

23- Cha mẹ có tóc, để con trọc đầu
Cha mẹ sống lâu, để con chết chém. Cây gì? (Cây dừa)

24- Khuôn mặt tròn tròn, khô dòn ướt dẻo
Dù còn tí tẹo, cũng cho rằng nhiều. Cái gì? (Bánh đa)

25- Con ai trắng tựa như ngà
Đem ra mà tắm giữa sông giang hà
Tắm rồi phải cởi áo ra
Mình trắng như ngà, đầu đội nón xanh. Cây gì? (Giá đỗ)

26- Hai tay nắm lấy hai tay
Trèo lên cái bụng, hai chân chòi chòi. Hành động gì? (Người đi xe đạp)

27- Phận em là gái cô bác ơi
Kẻ đi qua cọ ba bốn cái
Người đi lại cọ chín mười lần
Em không cho, mích lòng cô bác
Em cho cọ rồi ướt áo mình em. Hành động hay cái gì? (Hòn đá mài)

28- Ông lục ổng lội ngang sông
Cái đầu ổng ướt, cái mình ổng khô. Cây gì? (Cây Lục bình)

29- Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Ấn đầu đè xuống. Cái gì? (Cây bút chì)

30- Tên gọi là giấy
Nhưng lại là hoa
Đỏ, tím, trắng ngà
Rung rinh trong nắng. Hoa gì ?
(Cây hoa giấy)
11- Năm thằng cầm hai cái sào
Đuổi đàn trâu trắng chui vào trong hang. Là hành động gi? (Ăn cơm)

12- Đầu rồng đuôi phụng loe hoe
Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con. Cây gì? (Buồng cau)
13- Thân em ở bụi ở bờ
Chồng con không có mà nhờ tiếng kêu. Cây gì? (Rau má)

14- Ông già ngồi cạnh bờ sông
Có trăm con mắt mà không thấy đường. Quả gì? (Trái khóm)

15- Một cột mà chín mười kèo
Vải xanh vải đỏ cứ treo bốn bề. Cái gì? (Cây dù)

16- Chặt đầu nối nghiệp tổ tiên
Ép mỡ lấy dầu, xương thịt bỏ đi. Cây gì? (Cây mía)

17- Hiên ngang mà đứng giữa đồng
Cầm cờ tập trận, rộn ràng tiến quân. Hành động gì? (Người chăn vịt)

18- Cây cao ngàn trượng, lá rụng tứ tung
Nấu thì được, nướng thời không. Hiện tượng gì? (Trời mưa)

19- Mới đẻ thì mọc hai sừng
Đến khi lưng chừng lại ễnh bụng ra. Hiện tượng gì? (Trăng đầu, giữa tháng)

20- Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng
Bắc cầu hoa lý, nằm ngang giữa trời. Hiện tượng gì? (Cầu vồng
1- Xưa kia em trắng như ngà
Bởi chưng ngủ lắm nên đà em thâm
Lúc bẩn, chàng đánh, chàng đâm
Đến khi rửa sạch, chàng nằm lên trên .
Là cái gì vậy?  (chiếc chiếu)

2- Hoa gì lạ quá ai ơi
Không tươi ... không héo ngàn đời là hoa
Không cành ... không lá vậy mà
Ai ai cũng có ... đố là hoa chi? (hoa tay)

3- Đi không về có
Đào được thì bỏ đó
Không đào được thì mang về? (chân đạp phải cái gai)

4- Cháu nhỏ bi bô đố câu
Khiến ông cũng thấy đau đầu nghĩ suy
Trẻ con giờ ghê quá đi
Cháu đố ông nhé cái gì tí teo
Hôn cho một cái lớn vèo
Sắc mầu hồng đỏ ... hình khoe tròn dài
Không hôn sầu thảm hoài hoài
Nhăn nheo ... dúm dó đố ai giải dùm. (quả bóng bay)

5- Mười hai lính gác hằm hè
Vây ba thôn nữ nhăm nhe tỏ tình
Ba cô lòng cũng rung rinh
Hòa đồng chia sẻ rập rình từng anh. (đồng hồ có kim)

6- Mẹ có cánh mà mẹ chẳng bay
Con không có cánh con bay tính mù. (cung tên)

7- Cây gì có quả không hoa
Vì chưng không lá chê già, chê non. (Cái cân đòn)

8- Thân ta không mẹ, không cha
Vốn không họ hàng, ở nhà người dưng. (Cây tầm gửi)

9- Trên thì Gia Cát cầu phong
Dưới thời lập trận hỏa công đánh Tào
Hai bên tả hữu xông vào
Đánh cho tào chạy ngã nhào xuống sông. (Lò rèn)

10- Vô thủ, vô vĩ, vô nhĩ, vô tâm
Gốc ở sơn lâm hay ăn thịt sống. (Cái thớt)
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 23 Tháng 4 2022 18:16 )

ĐÀN ÔNG MUỐN LẤY VỢ LÀM NGHỀ GÌ? PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 03:58 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

1. Giáo viên

Đàn ông muốn lấy vợ làm nghề gì? 1Đàn ông thích có vợ làm nghề giáo để có thể dạy dỗ con cái tốt nhất -(Ảnh minh họa)

Những người làm nghề này thường rất thông minh và phải thực sự kiên nhẫn mới có thể quản lý được lũ học trò nghịch ngợm. Nghề giáo cũng cho bạn khá nhiều thời gian rảnh rỗi để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Ngoài những giờ lên lớp, các nữ giáo viên có thời gian dọn dẹp nhà cửa, chợ búa, cơm nước và sum họp gia đình. Đó là điều mà hầu như người đàn ông nào cũng muốn, nhất là với những đấng mày râu bận rộn, thường xuyên phải đi công tác thì việc có một người vợ như thế sẽ giúp họ yên tâm hơn nhiều.

2. Nghề múa

Đàn ông muốn lấy vợ làm nghề gì? 2Đàn ông thích có vợ là diễn viên múa vì họ xinh đẹp và có phong thái nhẹ nhàng, duyên dáng (Ảnh minh họa)

Những người làm nghề múa đều có thân hình cân đối, khuôn mặt khả ái. Nghề múa cũng không quá ồn ào như diễn viên, ca sĩ hay bất cứ lĩnh vực nào giới showbiz tham gia. Cuộc sống gia đình của những người làm nghề múa vì thế sẽ có phần xuôi chèo mát mái và êm thấm hơn nhiều.

Hơn nữa, phụ nữ làm nghề múa ngoài vẻ quyến rũ, dẻo dai còn có cả tính kiên trì, nhẫn nại. Điều này luôn khiến cánh mày râu hài lòng.

3. Bác sĩ, y tá

Đàn ông muốn lấy vợ làm nghề gì? 3Người phụ nữ làm trong ngành y sẽ biết cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình -(Ảnh minh họa)

Các bác sĩ, y tá thường có giọng nói rất dễ chịu và biết cách nói chuyện phù hợp với từng đối tượng. Chưa kể họ còn có trình độ, nhận thức tốt. Nếu trong gia đình có một người làm trong ngành y, bạn có thể yên tâm về việc chăm lo sức khỏe cho các thành viên, nhất là những đứa trẻ.

​4. Nhân viên ngân hàng

Đàn ông muốn lấy vợ làm nghề gì? 4Nhân viên ngân hàng biết giao thiệp và cư xử với mọi người -(Ảnh minh họa)

Đây là lĩnh vực đòi hỏi phái nữ sự năng động, nhanh nhẹn và thông minh. Hơn nữa, ngày nay, nhiều ngân hàng khi lựa chọn nhân viên còn đòi hỏi cả về ngoại hình, nhất là những người luôn làm việc trực tiếp với khách hàng.

Nhân viên ngân hàng cũng phải ăn nói dễ chịu, có trình độ nhất định và biết cách giao thiệp, cư xử với mọi người. Đây là điều mà nam giới vẫn muốn thấy ở người phụ nữ của mình.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 19:06 )

TOUR THÁM HIỂM HANG ĐỘNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI SƠN ĐOÒNG HÚT KHÁCH PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 03:50 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện
Ngày 26/9, ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, sau khi khai trương tuyến du lịch mạo hiểm khám phá hang động Sơn Đoòng, đã có hơn 700 khách đăng ký, đặt vé tham quan đến năm 2015.
Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh  phát hiện vào năm 2009.

Hang động Sơn Đoòng, điểm du lịch khá hấp dẫn đối với du khách
Để phát huy hiệu quả tuyến du lịch này, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng lên kế hoạch khai thác thử nghiệm. Theo đó, Công ty Lữ hành quốc tế Oxalis (Quảng Bình) là đơn vị được phép khai thác tuyến du lịch mạo hiểm vào hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng.

Lượng khách du lịch đăng ký thám hiểm hang động Sơn Đoòng ngày càng tăng
(Ảnh: Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng)
Vào đầu tháng 8, Công ty Lữ hành Quốc tế Oxalis đã tổ chức cho 6 du khách quốc tế đầu tiên thực hiện chuyến tham quan mạo hiểm hang Sơn Đoòng, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hang động thế giới Howard Limbert, cùng sự hỗ trợ của 18 người dân địa phương. Chi phí cho chuyến tham quan mạo hiểm này là 3.000 USD/người.
Theo thống kê đến thời điểm hiện tại đã có hơn 700 khách du lịch trong nước và quốc tế đăng ký tham quan hang động này. Trong năm 2014 đã có hơn 400 du khách đặt tour vào hang động Sơn Đoòng. Hàng trăm người khác cũng đã liên hệ đặt tour vào năm 2015 vì sợ không có vé.
Có thể thấy rằng, việc đưa vào khai thác tuyến du lịch đến hang động Sơn Đoòng đã tạo ra nguồn thu lớn và đưa ngành du lịch tỉnh này bước sang một bước phát triển mới trong tương lai.
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 16:52 )

CHÂN DUNG 5 MẪU ĐÀN ÔNG KHÔNG ĐEM LẠI HẠNH PHÚC CHO PHỤ NỮ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 03:44 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Đó là những tuýp đàn ông với một số tính cách điển hình mà khả năng cao là họ sẽ không thể mang lại hạnh phúc bền ...

1- Người luôn đi tìm một nửa của mình

Tuýp đàn ông này thường rất thông minh, lịch thiệp và dễ dàng lấy lòng phụ nữ bằng những cử chỉ rất ngọt ngào, tâm lý. Dù ở tuổi 20, 30 hay 40, anh ta luôn nói vẫn chưa tìm thấy một nửa đích thực của cuộc đời mình. Và đó cũng là lý do chính đáng anh ta đưa ra để gặp gỡ với cô này, hẹn hò với cô kia.

Trong danh sách dài "một nửa" tiềm năng của anh ta có tên của bạn. Đồng thời, trong quá trình trò chuyện, anh ta luôn mang lại niềm tin cho bạn nghĩ rằng mình tràn đầy cơ hội để được anh ấy lựa chọn.

Cứ thế, mối quan hệ của bạn và anh ta dập dìu ở ngưỡng nửa vời. Anh ta không chia tay bạn (vì cũng chưa có gì chính thức bắt đầu), cũng không có ý định tiến tới mối quan hệ sâu sắc hơn qua việc giới thiệu bạn với gia đình, bạn bè anh ta. Người phụ nữ thiếu khôn ngoan sẽ mãi vướng vào anh ta như thế và tự khép lại các cơ hội tiếp cận với người đàn ông khác.

Tất nhiên, sẽ đến lúc công cuộc đi tìm một nửa của anh ta dừng lại nhưng bạn sẽ không thể biết đó là thời điểm nào. Với tuýp đàn ông này, một người phụ nữ là chưa đủ, kể cả khi họ đã lấy vợ. Nếu may mắn được họ lựa chọn, bạn cũng chẳng thể hạnh phúc bởi ham muốn tìm đến người phụ nữ khác luôn thường trực trong họ.

2- Tuýp đàn ông cực kỳ lãng mạn

Lãng mạn chính là đặc tính, là bản chất của tuýp đàn ông này. Hẹn hò với anh ta, các nàng có cảm giác như mình được tận hưởng sự ngọt ngào vĩnh viễn của tuần trăng mật. Lúc yêu, anh ta biến bạn trở thành nữ hoàng với những lời có cánh, những điều bất ngờ mà đến nằm mơ, bạn cũng chỉ dám mơ đó là cảnh trong phim Hàn Quốc...

Tuy nhiên, mặt trái của tuýp đàn ông này là họ quá lãng mạn nên hay sống trên mây. Họ không có cái nhìn thực tế về cuộc sống, vậy nên nếu bạn có gặp phải bất cứ chuyện gì thì anh ta chắc chắc sẽ không phải người giúp bạn giải quyết hoặc đưa ra gợi ý hiệu quả.

Nói khác đi, tuýp đàn ông bản chất lãng mạn thường tạo cho mình lớp vỏ bọc đẹp đẽ nhưng bên trong rỗng tuếch. Cả đời bạn sẽ không thể sống lơ lửng xa mặt đất, thế nên anh ta chắc chắc không phải người sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn.

Chân dung 5 tuýp đàn ông không mang lại hạnh phúc cho phụ nữ 1
Ảnh minh họa.

3- Tuýp đàn ông đam mê các cuộc vui

Có thể dùng một từ ngắn gọn để phác họa chân dung của những anh chàng này là "thích la cà". Kiểu đàn ông này coi việc tụ tập trà đá, cà phê, nhậu nhẹt... đông người mang lại niềm hứng thú bất tận mà đến cả hẹn hò với người yêu cũng chẳng thích bằng.

Không ít phụ nữ yêu phải tuýp đàn ông này nhưng họ lại nghĩ đó chỉ vì người yêu còn trẻ nên mới thích bù khú như vậy. Đến một lúc nào đó trưởng thành, chín chắn hơn chàng sẽ sống khác.

Song thực tế là sở thích la cà đã ngấm vào máu của anh ta mất rồi. Kiểu người này sẵn sàng cho người yêu "leo cây", gọi điện mỏi tay không bắt máy chỉ vì đang say sưa trong các cuộc vui.

Nếu lấy anh chàng này làm chồng, bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với cảnh ăn cơm một mình, ở nhà một mình... và nửa đêm tỉnh giấc vì tiếng chồng lè nhè trong bộ dạng say khướt trở về nhà.

4- Người đàn ông không tin bạn đã chọn anh ta

Đó chính là tuýp đàn ông tự ti, thiếu bản lĩnh. Cũng giống như biết bao gã trai khác, thời gian đầu lúc cưa cẩm bạn, anh ta cũng tự nâng tầm của mình lên, khoe khoang đủ thứ để đánh bại những đối thủ khác trong cuộc chạy đua giành giật trái tim bạn. Chính điều đó khiến bạn lựa chọn anh ta.

Nhưng khi có bạn ở bên rồi, anh ta lại không tin đó là sự thật. Anh ta hẹn hò với bạn mà luôn mang tư tưởng nghi ngờ, hoang mang: Một người bình thường, kém cỏi như mình mà sao lại gây được ấn tượng với bạn? Hẳn bạn phải có vấn đề gì đó?...

Hoặc một biểu hiện khác của anh chàng thiếu tự tin là anh ta luôn nghĩ mình không xứng đáng với bạn. Nói gì, làm gì tuýp đàn ông này cũng nghĩ mình có nguy cơ làm sai và xin lỗi là câu nói thường trực bạn nghe được từ anh ta.

Dần dần, suy nghĩ này lây lan sang bạn khiến bạn nghĩ rằng sự chênh lệch giữa mình và chàng là có thật. Bạn cảm thấy chán nản, không hạnh phúc khi ở bên một người đàn ông không hợp với mình.

5- Tuýp đàn ông "anh hùng rơm"

Điều lạ lùng là có những người đàn ông luôn muốn người khác coi mình là anh hùng, là người có công cứu rỗi người khác. Vậy nên nếu gặp cô gái nào có hoàn cảnh càng khó khăn, cơ hội để anh ta giúp đỡ càng nhiều thì anh ta càng thích thú và muốn tiếp cận.

Anh ta có suy nghĩ mình sẽ trở thành người hùng, được đặc biệt tôn vinh và coi trọng trong mắt đối phương và người ngoài khi gặp những cô nàng rơi vào cảnh ngộ éo le. Có lẽ ý nghĩ này xuất phát từ bản chất sĩ diện thái quá của anh ta.

Có thể bạn cũng là một trong những đối tượng được anh ta "cứu rỗi" và lựa chọn. Nhưng khi cuộc sống bình thường trở lại với trật tự vốn có của nó, bạn không còn cần đến tính cách anh hùng kia nữa, anh ta sẽ thấy nhàm chán vì hết cơ hội để thể hiện bản lĩnh cá nhân.

Thêm một mặt trái khác của tuýp đàn ông này là việc của người khác thì họ giải quyết rất nhiệt tình nhưng việc của bản thân thì chưa chắc anh ta đã thu xếp được. Đó là lý do vì sao họ bị gọi là những "anh hùng rơm".

Ở bên một chàng trai "anh hùng rơm", điều trước tiên là anh ta không có sự hứng thú lâu dài với bạn. Sau nữa bạn sẽ vô cùng mệt mỏi vì chàng luôn "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng".

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 19:07 )

CÁCH NHẬN BIẾT UNG THƯ VÚ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 03:38 Menu Dọc / Đời Sống - Sức Khỏe

Khối u thường cứng, chắc, không di động, có thể đổi màu da, co kéo da vùng u, rỉ dịch…

Cháu chào bác sĩ, cháu năm nay 23 tuổi và chưa lập gia đình. Cách đây khoảng 6 tháng cháu phát hiện có 1 cái hạch ở phía trên ngực phải. Nó không có biểu hiện bất thường như đau. Cháu muốn hỏi có phải cháu bị ung thư vú không ạ? Cháu muốn đi kiểm tra thì đến địa chỉ nào đáng tin cậy ạ? Bác sĩ có thể nói qua giúp cháu 1 số cách điều trị ung thư được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn!

Dungpt…@gmail.com)


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bác sỹ Tiin:

Chào bạn, khối nằm phía trên bên ngực như bạn nói không phải là hạch (hạch nếu có thường ở hố nách), có thể là khối u xơ. Ung thư vú ít gặp ở người trẻ như bạn. Trường hợp như bạn tả có thể là u sợi - tuyến, đây là loại u lành, thường chỉ một khối đơn độc, u không dính da, không dính mô xung quanh, không ảnh hưởng đến hạch lympho vùng nách. Vì vậy các triệu chứng như bạn tả tôi nghĩ bạn không bị ung thư vú nên bạn đừng lo lắng quá nhé.

Ung thư vú hiếm khi xảy ra ở trước tuổi 25, hay gặp ở phụ nư lớn tuổi, cao nhất ở khoảng 50 tuổi.

Nguyên nhân của căn bệnh này hiện chưa biết rõ, ghi nhận ung thư vúcó vai trò của yếu tố di truyền (hay gặp ở người có người trong gia đình bị ung thư vú). Vai trò của nội tiết tố, yếu tố môi trường… cũng liên quan đến ung thư vú.

Hình thái: Khối u hay gặp ở ¼ trên ngoài của 1 vú, vùng trung tâm hoặc quầng vú. Khối u thường cứng, chắc, không di động, có thể đổi màu da, co kéo da vùng u, rỉ dịch…

Chẩn đoán ung thư vú dựa vào khám lâm sàng, chụp Xquang tuyến vú, siêu âm vú, quan trọng nhất là sinh thiết khối u vú. Dựa vào kết quả sinh thiết để chẩn đoán loại u, tính chất u, chẩn đoán phân biệt ung thư vú với các loại u khác.

Điều trị ung thư vú phải do chuyên khoa ung bướu quyết định. Tùy theo tính chất u, loại tế bào gây ung thư, mức độ di căn… sẽ quyết định phác đồ điều trị ung thư vú. Thường là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vú, nạo vét hạch (nếu có di căn hạch), phẫu thuật các tổ chức tùy theo mức độ di căn. Kết hợp với xạ trị hoặc dùng thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân cụ thể sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau.

Ung thư vú càng được phát hiện sớm, điều trị sớm thì cơ hội sống càng cao. Cách kiểm tra tốt nhất là tự kiểm tra vú sau khi sạch kinh 03 ngày. Kiểm tra ở tư thế đứng và tư thế nằm. Dùng tay nhẹ nhàng kiểm tra theo vòng tròn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để phát hiện dấu hiệu bất thường.

Để hạn chế ung thư vú chỉ có cách sống khỏe mạnh, không nên sinh con lần đầu sau tuổi 35 hoặc sinh con sau tuổi 40, không lạm dụng nội tiết sinh dục nữ (dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều), không để mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (vú cũng là cơ quan thuộc hệ sinh dục).

Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường nên đến chuyên khoa ung bướu (Bệnh viện ưng bướu) để được chẩn đoán sớm.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 30 Tháng 7 2015 06:20 )

7 LOẠI RAU TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH KHI TRỜI LẠNH PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 03:17 Menu Dọc / Đời Sống - Sức Khỏe

Bổ sung các loại rau nhằm tăng cường hệ miễn dịch là điều đơn giản nhất bạn có thể làm khi trời lạnh. Vì nó giúp cơ thể bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Mặc dù hầu hết các loại rau đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức khỏe nhưng một số loại rau có thành phần hóa học đặc biệt và khi vào cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và tránh bệnh tật.
Khi thời tiết chuyển sang lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ban ngày và ban đêm khiến cho cơ thể bạn gặp nhiều cản trở, khó thích nghi ngay lập tức. Kết quả là hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, bạn dễ mắc nhiều bệnh hơn. Bổ sung các loại rau nhằm tăng cường hệ miễn dịch là điều đơn giản nhất bạn có thể làm khi trời lạnh. Vì nó giúp cơ thể bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Bạn hãy bổ sung thêm các loại rau họ cải như rau củ cải đường, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, súp lơ, cải xoong... để tăng sức khỏe của mình khi trời trở lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm sau.
1. Tỏi
Tỏi chắc chắn là một trong những thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất vì trong tỏi có allicin - một hợp chất có thể chuyển đổi thành organosulfurs giúp bảo vệ tế bào, tránh các bệnh mãn tính lớn . Tỏi là một chất khử trùng tự nhiên, ngăn ngừa ung thư, chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi có thể phòng ngừa hoặc giảm các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ, ung thư, rối loạn miễn dịch, lão hóa não, đục thủy tinh thể và viêm khớp.
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh 1Ảnh minh họa
2. Hành tây
Hành tây rất giàu quercetin - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Cũng như tỏi, hành tây cũng chứa các hợp chất allicin tuyệt vời. Hành tây màu đỏ và màu tím đều chứa anthocyanins - các chất chống oxy hóa có khả năng phòng, chữa bệnh mạnh mẽ. Ngoài tác dụng đặc biệt trong phòng ngừa và chữa bệnh ung thư, quercetin có trong hành tây còn được coi là thực phẩm an toàn giúp ngăn ngừa bệnh tim, tăng cường hệ miễn dịch và giảm huyết áp cao.
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh 2Ảnh minh họa
3. Các loại nấm
Sức mạnh của nấm xuất phát từ khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào T.  Các tế bào này có nhiệm vụ tấn công và loại bỏ các tế bào bị hư hại hoặc nhiễm virus, từ đó giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt, sức khỏe ổn định.
Nấm có tác dụng giảm hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ nhờ tác dụng ngăn chặn thiệt hại DNA xảy ra. Trong trường hợp bị ung thư, bạn cũng có thể tăng cường ăn nấm để ngăn chặn khối u phát triển nhanh, kéo dài thời gian khỏe mạnh.
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh 3Ảnh minh họa
4. Cà chua
Cà chua là một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa trong cà chua chủ yếu là lycopene có tác dụng đặc biệt mạnh trong việc ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Cà chua cũng có hàm lượng beta carotene, một chất hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt. Lượng chất xơ cao trong cà chua cũng góp phần ổn định hệ tiêu hóa của bạn.
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh 4Ảnh minh họa
5. Củ cải đường
Củ cải đường được coi là một máy lọc máu tuyệt vời vì nó rất giàu sắt và sản xuất các tế bào máu trắng. Nhờ vậy, nó rất có lợi cho sức khỏe và giúp bạn chống lại bệnh tật.
Củ cải đường còn kích thích các tế bào hồng cầu và cải thiện việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Đây chính là lý do tại sao các nhà khoa học cho rằng củ cải đường có công dụng ung thư, bệnh tim và có tác dụng giải độc cho các cơ quan trong cơ thể. Củ cải cũng giàu chất xơ và bổ dưỡng cho sức khỏe tiêu hóa.
6. Rau bina
Rau bina rất giàu beta carotene. Khi vào cơ thể, carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A , gây ra phản ứng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn.
Rau bina có tác dụng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch vì nó rất giàu các khoáng chất kẽm. Ngoài ra, vitamin C trong rau bina còn giúp bạn chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng và giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Các vitamin nhóm B giúp bạn bình tĩnh và tràn đầy năng lượng hơn. Chính nhờ những tác dụng này mà rau bina cũng được coi là một "vệ sĩ" cho hệ miễn dịch của bạn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh 6
Ảnh minh họa
7. Ớt chuông
Loại ớt này đặc biệt rất giàu vitamin C nên nó đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch của bạn. Hàm lượng beta carotene trong ớt chuông cũng cao nên khi vào cơ thể sẽ được tổng hợp thành vitamin A giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Mặc dù ớt xanh và vàng, đỏ đều chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C và beta carotene hơn nên tốt hơn hẳn.
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh 7Ảnh minh họa
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 30 Tháng 7 2015 06:13 )

5 NGHỊCH LÝ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 03:12 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Càng nhiều tiện nghi, con người càng ít nói chuyện và ít thời gian riêng cho nhau.

Các cặp vợ chồng trẻ, khi mới lấy nhau về thường bị cuốn theo những lo toan cuộc sống, chăm sóc con cái và gây dựng gia đình. Gánh nặng đè lên vai cả vợ và chồng, khiến họ đôi khi quên đi những việc bình thường như cùng nhau quây quần bên mâm cơm tối, chia sẻ về công việc trong ngày hay đơn giản là ngồi nói chuyện với nhau. Các con cũng mất dần thói quen chia sẻ với bố mẹ, khi mà không lúc nào nói chuyện được, chúng tìm đến các thú vui khác như trò chơi điện tử, tivi... để giải khuây. Các cuộc hội thoại trong gia đình vốn đã ít thời gian cho nhau ngày càng bị cắt bớt.

Gia đình của các cặp vợ chồng trẻ, hiện đại phải đối mặt với nhiều nghịch lý, mà đôi khi biết, nhiều người cũng khó lòng sắp xếp được công việc để cân bằng lại cuộc sống gia đình.

Ảnh minh họa: Inmagine.

Ảnh minh họa: Inmagine.

1. Nhà ngày một to hơn, nhưng gia đình thu nhỏ lại

Làm lụng vất vả suốt 5 năm trời, vợ chồng anh Hoàng Anh mới xây được căn nhà 3 tầng khang trang, thay thế cho nhà cấp bốn cũ kỹ bố mẹ để lại. Những tưởng, cuộc sống sẽ êm đẹp hơn, nhưng mọi thứ dường như đang đi theo hướng khác.

"Ban ngày, vợ chồng tôi và hai cháu đều đi học, đi làm, chỉ có tối đến mới gặp nhau. Thế nhưng, nhiều hôm ăn cơm xong là các con lên phòng, có khi học bài, có lúc chơi game, ít khi ngồi dưới phòng ăn trò chuyện cùng bố mẹ. Vợ tôi thì lo rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, tôi đành ngậm ngùi lên phòng. Có khi cả tuần, các con cũng chẳng kể gì cho tôi nghe. Tôi không biết cuộc sống ở trường của con thế nào", anh Hoàng Anh kể về tình trạng hiện tại của gia đình mình.

Khi không gian gia đình rộng mở hơn, thì dường như mỗi thành viên trong đó lại thu hẹp tâm hồn mình, ít cởi mở và chia sẻ hơn trước.

2. Càng nhiều tiện nghi, càng ít thời gian cho nhau

Công nghệ hiện đại như điện thoại, máy tính... đưa con người trở nên gần nhau hơn nhưng khiến các thành viên trong gia đình trở nên xa cách. Nhiều bà mẹ than thở, về đến nhà là con nghịch iPad, bố lấy điện thoại đọc báo, nhưng ít khi trò chuyện với nhau. Trong một căn phòng ngủ rộng hơn 10 m2 nhưng mỗi người một việc và dường như không ai liên quan đến ai.

Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều gia đình, khi trẻ nhỏ được tiếp xúc với đồ công nghệ từ rất sớm, bố mẹ không cấm cản, thậm chí xem đó là xu hướng bình thường. Vật chất ngày càng thừa thãi, nhưng tình yêu thương luôn thiếu thốn.

Ảnh minh họa: Inmagine.

Ảnh minh họa: Inmagine.

3. Nói quá nhiều, ít lắng nghe

Stress trong công việc, cuộc sống khiến nhiều người có xu hướng "xả" ra bằng lời nói, ngược lại, họ ít khi ngồi tĩnh tâm, lắng nghe tâm sự của vợ hay những bức xúc của chồng mình. Chị Vân Kiều (Lạng Sơn) từng rất ân hận vì không dành thời gian nghe con trai nói chuyện. "Thỉnh thoảng về nhà, cháu có kể chuyện ở lớp nhưng tôi hoặc đang bận nấu cơm, lúc lại nói chuyện điện thoại với bạn nên nghe khá bập bõm. Nhiều lần như thế, nó không chia sẻ với mẹ nữa. Đến khi cô giáo gọi điện, mời bố mẹ lên gặp vì con đánh bạn ở lớp, tôi mới giật mình", chị Kiều kể.4. Đi nhiều, hiểu rộng nhưng quên tình hàng xóm

Cuộc sống khấm khá lên, cũng là lúc các cặp vợ chồng trẻ có điều kiện đi du lịch đây đó, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng có một nghịch lý là ít người quan tâm hay có thời gian bước sang nhà hàng xóm chơi. Câu nói: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" giờ đây đã không còn hoàn toàn đúng. Cánh cửa giữa các ngôi nhà ở cạnh nhau luôn đóng chặt và việc qua lại nhà thăm nhau giữa những người hàng xóm ngày càng trở nên ít đi.

5. Nhiều hình thức giải trí nhưng ít khi thoải mái

Đồ công nghệ, trung tâm vui chơi, các cuộc đi chơi xa... là một trong nhiều hình thức giải trí hiện nay, thế nhưng ít người có được sự thoải mái. Cuộc sống quá xô bồ, đông đúc, ồn ã ngày càng làm tăng stress. Không gian thoáng đãng ở các thành phố lớn ngày càng thu hẹp, ít không khí trong lành... khiến cuộc sống ngột ngạt hơn, dù các hình thức giải trí từ công nghệ vẫn rất nhiều.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 19:09 )

PHƯƠNG THUỐC GIA TRUYỀN 6 ĐỜI NỐI XƯƠNG GÃY THẦN KỲ CỦA LƯƠNG Y DÂN TỘC NÙNG PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ năm, 31 Tháng 10 2013 02:00 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Chưa từng học qua một lớp đào tạo căn bản nào, nhưng khi hỏi đến tên thầy lang Lù A Sảu, những người dân xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) ai cũng có thể trả lời ngay: “Lại tìm đến trị xương khớp phải không (?)”.

Ở miền rừng núi này, ông Sảu nổi tiếng lắm, bởi trong tay nằm bài thuốc quý đã truyền lại từ 6 đời, có thể chữa gãy xương đặc biệt hiệu quả. Để chứng thực lời đồn đại, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến “diện kiến” thầy lang nổi tiếng người dân tộc Nùng này.

Nhà ông Sảu chữ bệnh không đề một bảng hiệu nào. Ảnh: T.G
Chữa gãy xương bằng phương thuốc gia truyền 6 đời
Vượt hàng trăm km từ Hà Nội lên đến xã Phong Niên, chúng tôi khá bất ngờ khi điểm kết thúc hành trình lại diễn ra một cách dễ dàng. Những người dân khi biết phóng viên hỏi đường tìm đến nhà thầy lang bản Lù A Sảu đều nhanh nhảu giới thiệu: “Ông Sảu chữa được nhiều bệnh nên bà con ở đây rất quý, thường xuyên tìm đến nhờ vả”. Theo “truyền khẩu” từ dư luận địa phương, thì ông Sảu có thể chữa dứt các chứng bệnh như đại tràng, thận, thoái hóa cột sống… Nhưng căn bệnh mà mọi người đều được chứng kiến thầy lang bản này chữa nhanh và hiệu quả nhất là nối liền xương gãy.
Tìm đến nhà thầy lang bản nổi tiếng, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là ông Lù A Sảu khá thân thiện và cởi mở. Biết phóng viên đến tìm hiểu về phương thuốc bí truyền của mình, ông thành thật tâm sự: “Tôi chưa từng qua một trường lớp nào nhà báo ạ. Cha ông tôi từ bao đời ở bản, tự mày mò học lấy nghề bốc thuốc giúp bà con. Đến đời tôi nối nghiệp, tính ra cũng là đời thứ 6 rồi. Tôi cũng dự định sau này sẽ truyền nghề cho các con để giữ lấy cái đức mà ông cha để lại thôi”.
Ông Lù A Sảu cho biết: “Gia đình tôi đã chữa bệnh từ lâu đời nhưng nhà không treo bảng để giới thiệu hay gì cả, chủ yếu do mọi người truyền tai nhau tìm đến xin thôi. Xưa kia chỉ có dân trong bản hay quanh vùng, nhưng giờ thì bệnh nhân ở khắp nơi cũng biết đến tôi mà “gõ cửa” xin thuốc. Thầy lang bản này cũng tâm sự, trong nhiều năm làm nghề, ông từng gặp những bệnh nhân vì quá xa xôi, gia đình họ thậm chí còn lên tận nơi rước mình về chạy chữa.
Nghe chồng trò chuyện cùng phóng viên, vợ ông Sảu đang sàng lá thuốc phơi ngoài sân vọng vào kể: “Lúc đầu đến lấy thuốc, ai cũng hỏi tự đặt ra câu hỏi không biết ông Sảu trị có khỏi không (?). Những lúc ấy, chồng tôi không nói gì nhiều mà chỉ âm thầm đắp thuốc men. Tính ông ấy đã nhận chữa cho ai thì sẽ theo đến cùng. Ai bị xương khớp tìm đến đây, gia đình tôi đảm bảo chữa cho đến khi khỏi, nhưng phải chữa theo đúng trình tự, khi hết thuốc thì phải đến lấy chữa tiếp chứ không được bỏ dở”.

Vợ ông Lù A Sảu ngồi kể cho chúng tôi nghe về nghề thuốc của gia đình. Ảnh: T.G
Cùng có mặt ở nhà ông Sảu khi chúng tôi tìm đến, anh Nguyễn Văn Hải (TP. Lào Cai) bảo đang nhờ thầy lang kiểm tra giúp cho đứa con trai bị gãy xương. “Lúc mới gãy xương chân, cháu rất đau đớn. Nghe người ta đồn bên xã Phong Niên có ông Sảu chữa gãy xương rất tốt, tuy không biết có tốt như lời đồn không, nhưng thấy con đau chúng tôi vẫn muốn thử. Đưa cháu đến, chúng tôi thấy ông Sảu kéo lại chân cho cháu, sau đó đắp thuốc lên vết thương và dặn chúng tôi cứ ba ngày thay thuốc đắp cho cháu một lần, đồng thời cho thuốc và hướng dẫn cho chúng tôi cách đắp thuốc tại nhà. Lúc đầu mới đắp thuốc cho cháu, chúng tôi thấy chỗ đắp thuốc có hơi sưng thêm nên rất lo, nhưng sau lần đắp thuốc thứ hai thì chỗ sưng lại xẹp xuống. Đến tuần thứ tư thì cháu hết đau và bắt đầu đi lại bình thường. Đến nay, cháu đã khỏi hẳn rồi nhưng chúng tôi vẫn đến nhờ ông Sảu kiểm tra lại cho chắc chắn”.
Giải thích về hiện tượng vết thương sưng lên sau khi đắp thuốc, ông Sảu nói: “Thuốc tươi khi mới đắp cần có sự thích nghi với cơ thể nên chỗ đắp thuốc sẽ sưng lên rồi mới khỏi. Khi đã khỏi hẳn, thì tôi đảm bảo rằng vết thương sẽ lành lặn như lúc bình thường mà không để lại bất cứ di chứng gì, kể cả lúc trái gió trở trời”.
Tấm lòng thiện của một lang y
Mấy chục năm nối nghiệp gia truyền, ông Sảu chẳng bao giờ tự quảng cáo về mình hay có ý lợi dụng bài thuốc của tổ tiên mưu lợi. Bao nhiêu lượt bệnh nhân gãy xương tìm đến nhờ vả, dù nặng dù nhẹ, ông cũng luôn sẵn lòng. Nhiều bà con xứ Mường “gõ cửa” tìm ông giữa đêm hôm, trong người không có lấy một đồng, ông cũng hết sức, kể cả băng rừng lội suối tìm thuốc tươi về chữa trị. Ông Sảu bảo: “Điều quan trọng nhất là cái tâm, cái đức. Cũng có những người đến đây, tôi bảo họ phải chờ vì không sẵn thuốc. Nhưng một, hai ngày sau, thế nào tôi cũng gấp rút lên rừng kiếm về”.
Cách chữa bệnh ở nhà ông Sảu không giống các nơi khác. Thầy lang bản này bảo trong quá trình điều trị, hầu hết thuốc đắp vào vết gãy xương cho bệnh nhân là thuốc tươi lấy từ thân cây hoặc rễ thảo dược do ông tự kiếm. Khi cây thuốc được hái về phải dùng ngay, bởi theo kinh nghiệm tổ tiên truyền lại cho ông thì cây thuốc tươi mới còn nguyên chất và nhiều tác dụng nhất. Công đoạn lấy thuốc cũng không dễ dàng chút nào, ông Sảu phải lấy thuốc trên tận rừng Cốc Ly - Bắc Hà – Lào Cai, hoặc trên các đồi đá cheo leo. Nhiều khi, ông phải trèo vài km đồi núi mới đến được nơi lấy thuốc. Hôm nào may mắn tìm được thuốc sớm thì ông có thể lấy thuốc về trong ngày, nếu không ông Sảu phải ngủ lại các bản làng của người Mèo gần bìa rừng.
Điều khá ngạc nhiên là toàn bộ những cây thuốc dùng bó bột cho bệnh nhân đi hái từ trên rừng, chính ông Sảu cũng không biết tên từng loại. Ông bảo: “Từ nhỏ, tôi theo cha vào rừng hái thuốc. Rồi lâu dần, cứ cây ấy, lá ấy, rễ ấy mà nhớ nằm lòng không sai được. Còn tên các loại thì chính cha tôi bảo cụ cũng không nhớ chắc chắn, chỉ am tường cái công dụng trị bệnh thôi. Bây giờ nhà báo hỏi đến, tôi mới nhớ cách đây mấy năm bản thân cũng định mang mấy thứ thuốc đến cơ quan chức năng nhờ cán bộ nhà nước xem giúp tên gì. Nhưng đường xá xa xôi, tôi lại nhãng đi”.
Tận mắt chứng kiến và trò chuyện cùng thầy lang Lù A Sảu, nhưng thông tin ít ỏi về thành phần bài thuốc vẫn khiến chúng tôi phân vân. Quá trình tìm hiểu sau đó, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến UBND xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng) và được đích thân ông Phạm Văn Việt – Phó chủ tịch xã, xác nhận về bài thuốc gia truyền của thầy lang Sảu. “Bà con người Nùng ở đây ai cũng biết ông Lù A Sảu. Nhà ông ấy có nghề thuốc truyền lại đã lâu đời. Bố của ông Sảu xưa kia không chỉ truyền nghề cho ông Sảu mà còn truyền nghề cho em trai ông nữa, tuy nhiên có lẽ ông Sảu có duyên với nghề hơn, chữa tốt hơn nên người ta chủ yếu biết đến ông Sảu hơn. Bản thân tôi thì chưa đến chữa bao giờ nhưng tôi thấy ngay cả người thân của các cán bộ trong xã thường hay đến đấy để chữa cũng thấy khỏi”.

Rời xã miền núi Phong Niên, trong đầu chúng tôi vẫn suy nghĩ nhiều về bài thuốc gia truyền của ông Sảu. Có lẽ, cho đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm chứng cụ thể các thành phần các loại thảo dược, thì bài thuốc nối xương gãy truyền lại 6 đời của gia đình thầy lang Sảu vẫn còn là một bí ẩn, như chính khả năng kỳ diệu mà chúng tôi đã được nghe, được chứng kiến.
Trị bệnh theo phong tục đặc biệt
Trước khi tiến hành điều trị, ông Sảu thường sắm một lễ vật nhỏ (chủ yếu mang tính tượng trưng – PV) dâng lên cụ tổ thuốc nhờ phù hộ. Theo vợ ông Sảu, thì hoạt động này là phong tục đặc biệt mà ông cha thế hệ trước đã truyền lại nên chỉ biết tuân theo thực hiện. Trao đổi cùng phóng viên, ông Phạm Văn Việt (Phó chủ tịch xã Phong Niên) cho biết: “Ở vùng này, các thầy lang thời xưa cúng để đuổi tà ma cho người bệnh. Chắc ông Sảu cúng là làm theo tục lệ truyền thống này”.
Thanh Hiên
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 16:53 )

Trang 1 trong tổng số 23 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ