Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 1 2022 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31            

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2735
mod_vvisit_counterHôm qua8894
mod_vvisit_counterTuần này57613
mod_vvisit_counterTuần trước66097
mod_vvisit_counterTháng này104902
mod_vvisit_counterTháng trước282219
mod_vvisit_counterTất cả682444

Có: 32 khách trực tuyến
Tháng 1 2022

Thứ hai, 31 Tháng 1 2022

CUỐI NĂM PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn
......Tác giả Nguyễn Huỳnh Liên
Thời gian quẩy gánh qua đông
Đón bầy chim sáo vượt sông quay về
Cỏ non rưng rức chân quê
Chen vai lấp ló bờ đê xanh rờn...!
 
Ta nghe ngày bỗng mỏng hơn
Vơi dần khoảnh khắc cô đơn cuộc tình
Đi qua mùa lá lung linh
Khát khao đâu chỉ một mình hoạ mi...!
 
Heo may nhuộm tím xiêm y
Điểm tô má phấn cúc chi mơ màng
Cành cao đỏ rực tán bàng
Lộc vừng nhu nhú dịu dàng nét xuân...!
 
Cuối năm tất bật tiếng chân
Mùa xuân đang đến thật gần đó anh...!
 
Tiền Giang, gày 08/01/2022
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022 19:29 )

XUÂN HY VỌNG PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

Tác giả Giảng viên Toán ĐHTM Nguyễn Văn Pứ
Tết này Covid vẫn còn lan
Trắng ngõ mưa bay gió lạnh tràn
Rực rỡ Đào hồng nghênh khóm Cúc
Rập rình Quất đỏ ngắm dò Lan
Nhâm Dần đưa đến nhiều hy vọng
Tân Sửu mang theo những lụi tàn
Sức sống căng tràn như mãnh Hổ
Mong rằng dịch bệnh sẽ dần tan.

Hà Nội, ngày 30/01/2022
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022 19:27 )

CHỜ ĐÓN NHÂM DẦN - 2022 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

Tác giả Kỷ sư Trắc Địa Phạm Xuân Tú

Tạm biệt nhé con trâu cày vất vả
Mây dần tan nắng hối hả đi về
Rét bớt nhiều vui rộn rã sơn khê
Nhâm dần đến mong mọi bề yên ổn.

Đông lững thửng nét xuân chưa bận rộn
Trâu nhường đường Hổ dừng chốn rừng xanh
Mong mùa xuân 22 sớm đến gần
Một năm mới ngập tràn xuân đầy nắng.

Cảnh đông tàn dịch phố phường vắng lặng
Gió hanh heo miệng khát đắng khô bong
Hạ Thu Đông đầy dịch giã đau lòng
Mong Xuân tới trời xanh trong mát mẻ.

Chúc bè bạn gần xa cùng vui nhé
Hạnh phúc tràn hãy vui vẻ cùng xuân
Thập thất niên đã ,đang ,sẽ đến gần
Quên hết thảy vui với phần hiện tại.

Con cháu lớn đã đủ đầy hoa trái
Vui vơi đời ngừng dầm dãi nắng mưa
Luôn xem mình đang sống giữa chính trưa
Hai năm mươi chắc sẽ thừa cả chục.

Vinh, ngày 07/01/2022
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022 19:28 )

MỘT SỐ PHONG TỤC, VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NGÀY TẾT PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Dọc / Trao Đổi
(Toquoc)- Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa yêu đương, mùa giao duyên nam nữ.

(Toquoc)- Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa yêu đương, mùa giao duyên nam nữ. Mùa xuân khí hậu dung hòa, “dương thi” (thi hành, chủ động), “âm thụ” (âm nhận chịu, thụ động). Nên xưa, mỗi lần Tết đến, các cụ hay treo câu đối ẩn tàng lí thuyết Âm- Dương, ca ngợi mùa xuân ấm áp, khí trời Dương thịnh Âm suy:
Tam dương khai thái
Ngũ phúc lâm môn.

(Năm mới đến mở ra những điều tốt đẹp
Năm điều phúc lớn sẽ vào nhà)

Câu đối trên ngụ ý cầu chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình.
Hiểu câu đối trên cần hiểu cách tính thời gian mùa xuân của cha ông xưa. Nhất dương là từ ngày Đông chí (22/12 Dương lịch, tháng Một âm lịch). Nhị dương là tháng Chạp. Tam dương là tháng giêng đầu năm mới, mặt trời ấm áp mang sự sống sinh sôi, khí mùa xuân nóng ấm, chủ về sinh, sẽ đẩy lùi khí âm lạnh ẩm của ngày đông. Xuân là sinh mà xuân cũng là xanh! Mùa của vượng mộc (Cái hoa xuân nở,cái lá xuân xanh/ Ai muốn chiết cành hãy đợi mùa xuân).
Lễ hội mùa xuân vì thế trở thành Hội làng của cư dân nông nghiệp. Khắp nơi nơi nam nữ họp bạn, hát giao duyên, chơi đánh đu, tung còn…
Xuân là từ gốc Hán đã Việt hóa. Có mùa xuân của đất trời và có mùa xuân của lòng người. Ở Việt Nam, ngày Tết văn hóa theo cách ta thường gọi được mở đầu bằng Tết Cả, Tết Nguyên Đán (Tết Đoan Ngọ, Tết Ngâu… còn lại trong năm đều xem là Tết con, Tết nhỏ). Theo chữ nghĩa Tết Nguyên Đán - buổi sớm đầu tiên, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Nên ngày mùng một tháng Giêng còn được gọi là ngày Tam Nguyên, Tam thủy. Vì ngày đó là thời điểm mở đầu cho: năm, tháng, ngày. Đó là sự bắt đầu, đổi mới, lại mới, thêm mới của đất trời, giao thừa của năm qua và giao thời của năm mới.
Qua đây ta thấy được đúng Tết là thời điểm thiêng liêng, là điểm nút vừa là cắt đoạn cái liên tục của thời gian, cầm trịch cho nhịp điệu sinh hoạt của con người và vạn vật, đánh dấu buổi hồi sinh, sự trẻ lại của toàn vũ trụ. Do vậy có biết bao phong tục, tập quán, ứng xử cộng đồng, những kiêng kị… trong ngày tết cần quan tâm trao đổi, lưu truyền đến xuân hôm nay. Đó là mùa xuân của sự hòa hợp. Nhưng hòa hợp thế nào giữa truyền thống, dân tộc với hiện đại giao lưu, hội nhập, vốn luôn nhiều xô bồ trong giới trẻ, và cả xã hội hiện tại. Hiển nhiên rất cần luận bàn!

Một số tập quán, phong tục đón tết cổ truyền
Chúng ta đang ở thời khắc vào những ngày cuối cùng của năm Nhâm Thìn - 2012.
Cứ vào những ngày tất niên của tết cổ truyền, mọi người như hòa vào không khí nô nức, rộn ràng đón xuân. Ông bà ta hay nói “không có gì gấp bằng gấp tết”. Quả thật vào những ngày cuối cùng của năm, ai ai cũng vội vàng, tất bật bộn bề bao nhiêu là công việc. Trong nề nếp của cổ lệ ông bà, với truyền thống tín ngưỡng phồn thực, mỗi người đều giữ thói quen bình thường là cuối năm phải giải quyết làm cho bằng hết, dứt điểm mọi công việc của năm cũ. Làm chết làm sống cũng phải hoàn tất, không để dây dưa sợ ảnh hưởng đến năm mới. Nếu có nợ nần phải giải quyết, xóa bao xích mích, phiền phức trong năm cũ, nếu có…
Từ chuyện nhà cửa dọn dẹp, trang hoàng đến việc may mặc, chuẩn bị quần áo mới, thức ăn, đồ dùng… Tất cả cần đủ đầy cho 3 ngày tết, làm điểm cho sự mới mẻ, tươi vui, no đủ suốt cả năm tiếp theo.
Từ trẻ con đến người lớn đều chưng diện quần áo mới, chuẩn bị bộ cánh đẹp nhất cho ngày đầu năm để cầu được ăn sang, mặc đẹp quanh năm.
Ngay cả chuyện quét nhà, kể từ lúc giao thừa cho đến hết ngày mồng một sẽ không quét ra mà gom vào một góc để cầu phúc, cầu lộc, tích lũy thịnh vượng.
Nói lời phải lựa lời đúng, lời hay không làm ai giận, cho đẹp lòng mọi người, bản thân sẽ tránh được tai bay vạ gió trong năm mới. Nhỡ có chuyện gì không vừa lòng thì cũng phải cố nhịn làm vui để tránh điều xui xẻo, xúi quẩy.
Chọn một việc tốt để khai thông công việc, chọn điều vui để khai bút đầu xuân.
Người trong nhà chọn điều thích nhất của nhau để làm cho nhau trong ngày mùng một, mang lại niềm vui hạnh phúc cho cả gia đình. Lựa chọn người tốt, sống nhân đức, thành đạt để xông đất vào sáng sớm mùng một…
Tất cả những sự kiêng kị mang chút mê tín như trên cứ được lập lại mỗi tết, và tự nó đã toát lên truyền thống văn hóa của ngưới Á Đông. Tất nhiên có chức năng giáo dục cộng đồng một cách rõ nét, cụ thể. Nhờ đó mỗi người tự rèn mình, giữ thói quen xử sự thật tốt đẹp như ngày tết, biết điềm tĩnh và dịu lòng lại mỗi khi gặp chuyện bất bình. Những tập quán này cần được lưu giữ ở mỗi gia đình Việt Nam, rất cần để giáo dục thanh niên tuổi trẻ, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường, giao lưu, hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay.

Về việc cúng kiến, chưng bày
Ngày tết, việc cúng kiến, xếp đặt bàn thờ gia tiên, bày mâm ngũ quả, chưng bày hoa kiểng, và nhất là chọn hoa chưng tết đều rất được coi trọng. Việc làm này vừa là phong tục thể hiện sự hưng thịnh của xã hội, vừa biểu hiện mức sống, cách sống, văn hoá thẩm mĩ của gia chủ.
Ngày tết xưa, việc chưng câu đối cũng chiếm vị trí quan trọng bậc nhất. Câu đối viết trên nền giấy đỏ, treo trước mỗi nhà vào ngày tết vừa có ý nghĩa trang trí, vừa thể hiện nghệ thuật chơi chữ, tài năng trí tuệ, khí phách và tình cảm của tác giả, gia chủ. Câu đối thường tập trung vào đề tài xuân tết, vui mừng… Có câu đối chữ Hán, chữ Nôm hoặc nửa chữ Hán, nửa chữ Nôm. Về thể loại có câu đối thơ, câu đối phú. Câu đối thơ mỗi câu thường 5 hoặc 7 chữ, viết theo nghiêm luật thơ Đường. Câu đối phú nhiều chữ hơn viết theo lối văn biền ngẫu.
Về việc chưng hoa, người Việt thích chơi hoa đào, hoa mai vì đây là 2 loại hoa luôn nở rộ đúng vào dịp tết Nguyên đán. Việt Nam cũng là một trong những quê hương, xứ sở của đào bích, đào phai. Rất nổi tiếng với đào Nhật Tân, rừng đào Sapa, Chi Lăng…
Hoa mai, hoa đào đi vào thơ ca từng làm rung động lòng người, qua câu thơ của Thiền sư Mãn Giác, của Nguyễn Du…
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai - ( Mãn Giác)
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai)- Ngô Tất Tố dịch thơ.
…Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông… (Nguyễn Du)

Vào mùa xuân Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã cho mang cành đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân để báo tin vui chiến thắng.
Nếu cánh đào hồng tươi mượt mà nở rộ, trở thành biểu tượng mùa xuân nơi miền Bắc có khí hậu lạnh, thì ở miền Nam, những ngày tết không thể thiếu cành mai vàng. Khi những cành đào ở Nhật Tân - Hà Nội bắt đầu trổ hoa thì từ Huế vào, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn, xứ sở Nam bộ, khắp nơi nơi từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau rợp trời một sắc mai vàng tươi rực rỡ. Hoa mai có đài xanh đậm, ngày xưa thường 5 cánh, bây giờ có thể lên đến trên 20 cánh vàng óng như tơ. Hoa mai vàng thuộc họ Lão mai. Hoa mai trắng thuộc họ phụ mận (nhị độ mai - mai nở hai lần).
Hoa mai biểu tượng cho sự trang nhã, thanh cao, sự đẹp đẽ của tâm hồn. Vẻ đẹp cao quý của con người cũng thường được ví với hoa mai. Câu thơ của Cao Bá Quát đề bức tranh hoa mai như sau : Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai).
Người Nam bộ luôn giữ thói quen thích chưng bày và trồng nhiều mai vàng trước nhà. Thường lặt lá mai vào thời gian khoảng 2 tuần trước tết. Việc chăm sóc cho hoa mai nở rực vàng vào đúng ngày tết còn gửi gắm cả ước nguyện: may mắn. Nguyện ước ấy tha thiết đến độ người Nam bộ chấp nhận luôn từ đồng âm, khác nghĩa: (hoa mai - may mắn)
Điều thú vị là trong mong ước của việc chơi hoa mai nói trên có liên quan đến thói quen phát âm sai của người Nam bộ, biểu hiện cả trong việc chưng bày mâm ngũ quả: cầu - dừa - đủ - xoài - sung (với ước nguyện: cầu vừa đủ sài, sung túc…)
Thói quen bày trí cây quất sum suê từ Bắc vào Nam cũng thể hiện mơ ước sung túc.
Việc nấu bánh tét ở miền Nam và gói bánh chưng ở miền Bắc vừa có liên quan đến sự tích, phong tục dâng cúng bánh dày bánh chưng vừa thể hiện tính cộng đồng trong sinh hoạt chuẩn bị đón tết. Cả gia đình, họ hàng, thôn xóm, nhà nhà rộn rịp gói và nấu bánh làm cho không khí tết thêm rộn ràng; đượm thêm hương vị, khi nồi bánh tét thơm lừng hương nếp mới quyện với mùi hương lá chuối, lá dong… Không khí lúc quây quần chờ bánh chín cũng là giờ khắc đợi chờ phút giao thừa thiêng liêng gõ nhịp… Vừa hồi hộp, vừa trang trọng, đầy mong ước tốt đẹp, mang dâng bánh cúng bái tổ tiên, đón rước ông bà…
Như vậy từ chuyện kiêng kị quét nhà đến việc giữ miệng, mở lời chúc tụng bao điều tốt đẹp, đến việc chọn người xông đất, chọn hướng xuất hành… đều thể hiện truyền thống văn hóa, giao tiếp ứng xử trọng tình, coi trọng quan hệ của người Việt.
Tất cả mọi thứ như đều được tập trung dồn hết cho chuẩn bị trước và trong tết. Nhìn những câu đối đỏ, hoa thắm tươi trang trọng trên bàn thờ, rồi các phong bao lì xì, chúc xuân chúc tết, đến mâm ngũ quả, cặp dưa hấu dán thiếp đỏ… tất cả cùng phát huy tác dụng làm đẹp cho đời, mang mùa xuân ấm no hạnh phúc cho mọi người.
Mỗi khi xuân đến, mỗi người cũng giữ thói quen ngồi “tính lại sổ đời” để thấy thời gian tiếp nối đi qua trên chu kì năm tháng, để mỗi người tự nhận ra hành trình cuộc đời mình - đến và đi. Mà đi thì luôn luôn còn là ẩn số. Do vậy khi còn hiện diện trong cõi nhân sinh rất cần, luôn luôn cần sống thật, sống hết mình, hết lòng để không hoài phí; sống vị tha, mở rộng lòng để được thanh thản, và tự nhủ: để không phí hoài tuổi thanh xuân…
Lê Huỳnh Diệu
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 24 Tháng 1 2022 05:48 )

THƠ VUI CHÚC TẾT NHÂM DẦN - 2022 (P5) PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Ngang / Vui - Thư Giản
Mừng 2022
Phát tài phát lộc
Tiền vô xồng xộc
Tiền ra từ từ
Sức khỏe có dư
Công danh tấn tới
Tình duyên phơi phới
Hạnh phúc thăng hoa
Xin chúc mọi nhà
Một năm đại thắng.

Tiết trời ấm báo xuân sang
Khúc giao mùa đã nhuốm vàng sắc xuân
Nhẹ nhàng hương phố bâng khuâng
Nghe như hơi thở mùa xuân cận kề.
 
Bồi hồi nhớ lại Tết quê
Nhớ ngày thơ ấu xuân về thật vui
Cùng Mẹ hái lá chuối tươi
Đem về Mẹ gói chục đôi bánh dầy
 
Mới ngày nào tuổi thơ ngây
Đón xuân hớn hở đôi giầy Mẹ đưa
Diện quần áo mới thật vừa
Rộn ràng đón phút giao thừa pháo vang.
 
Tết xưa ấm nghĩa tình làng
Dù bày mâm cỗ không sang như giờ
Chỉ là bánh mứt đơn sơ
Nhưng người lớn cùng trẻ thơ vui vầy.

Cùng nhau chúc Tết thật hay
Chúc Ông Bà sống sum vầy cháu con
Chúc Cha Mẹ phúc mãi còn
Chúc con học giỏi mỏi mòn mẹ mong
 
Ba ngày Tết thật thong dong
Lũ Trẻ trâu cũng đi vòng chúc xuân
Chúc Cô chúc Bác quanh năm
Làm ăn phát đạt bạc trăm lúa đầy

Tết quê tình nghĩa tràn đầy
Kết tình thân ái làng ngoài xóm trong
Tết xưa nhớ mãi trong lòng
Dù xa xôi mấy cũng mong ngày về.
 
Để ngồi bên bếp lửa quê
Để khơi dậy ký ức về tuổi thơ...!

Mùi trầm hương theo gió bay ngào ngạt
Làm lòng ta xao xuyến nhớ Tết xưa
Bóng mẹ già đang muối dưa hành củ
Hầm măng khô, mộc nhĩ với chân giò.
 
Con háo hức cuộn mấy tờ giấy đỏ
Tím, vàng, xanh để cạnh lọ hoa tươi
Ngoài sân kia lá, nếp, đậu đủ rồi
Chờ thêm thịt sẽ có nồi bánh tét.
 
 
Mấy đứa em đốt pháo nghe đì đẹt
Chú cún con sợ quá nép gầm giường
Tiếng gà kêu quang quác thấy mà thương
Thôi hóa kiếp - Thiên đường miền cực lạc.
 
Mứt bí, mứt gừng, mứt dừa, mứt lạc
Lửa liu riu chị xào rạc cả tay
Làn khói mỏng phả vào mắt cay cay
Nhòe nước mắt chị lấy tay dùi dụi.
 
Xếp bánh vào nồi dáng cha lụi cụi
Lửa reo vui tí tách lóe tia hồng
Cây đào kia như nhớ tới người trồng
Chúm chím nở cánh mỏng manh chờ đợi.
 
Ôi Tết xưa sao mà nghe diệu vợi
Xa thật xa nhưng quá đỗi thân thương
Cuối năm rồi trào dâng nỗi vấn vương
Thoang thoảng trầm hương đã biết rằng Tết đến.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:38 )

Mẹo giúp bạn thoải mái ăn uống mà không lo tăng cân dịp Tết này PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Dọc / Mẹo vặt
VOV.VN - Tết là mùa của ăn uống, tiệc tùng, do đó không dễ gì bạn có thể duy trì vóc dáng cân đối. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn không lo tăng cân dịp Tết này.

Không ngừng vận động: Dù không có thời gian cho các bài tập bài bản vào dịp Tết, bạn vẫn có thể đốt cháy calo bằng cách tham gia nấu ăn, làm việc nhà, đi mua sắm, đi lên xuống cầu thang, hoặc đơn giản là tránh ngồi quá lâu.

Ăn vặt thông thái: Tết cũng là dịp mà ta dễ bị
hấp dẫn bởi những món ăn vặt, bánh kẹo thơm ngon.
Tuy nhiên, để tránh tăngcân mất kiểm soát, bạn hạn chế ăn những món ăn vặt giàu calo

Chú ý đến khẩu phần: Các món ăn trên mâm cỗ ngày Tết thường là những món chứa rất nhiều calo. Do đó, bạn nên cố gắng kiểm soát khẩu phần của mình, dù những món ăn có hấp dẫn đến nhường nào.

Ăn nhiều protein: Bạn hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt nạc, các loại đậu hay trứng. Protein giúp bạn no lâu hơn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, nhờ đó giúp bạn kiểm soát cân nặng dịp Tết này.

Nghỉ ngơi: Dù có bận rộn với những lịch trình ăn chơi, bạn hãy đảm bảo rằng mình có đủ thời gian nghỉ ngơi. Không nghỉ ngơi đủ sẽ khiến cơ thể trao đổi chất chậm, dẫn đến tăng cân.

Kiểm soát căng thẳng: Lễ Tết cũng có thể gây căng thẳng cho nhiều người khi phải chuẩn bị cỗ bàn, quà bánh, dọn dẹp nhà cửa, v.v. Căng thẳng có thể khiến cơ thể sản sinh hormone cortisol gây tăng cân, do đó hãy cố gắng tránh căng thẳng hết mức có thể.

Ăn nhiều chất xơ: Cũng giống như protein, chất xơ trong rau xanh và hoa quả giúp bạn no lâu hơn, đồng thời giúp đẩy chất béo ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết, nhờ đó giúp bạn duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.

Hạn chế nếm thức ăn: Trong quá trình chuẩn bị các món ăn cho mâm cỗ, ta thường nếm thử thức ăn nhiều lần để đảm bảo hương vị thơm ngon nhất. Tuy nhiên, nếm thức ăn cũng có thể gây tăng cân. Do đó, bạn chỉ nên nếm với lượng thức ăn thật nhỏ và tránh nếm quá nhiều lần.

Hạn chế uống rượu bia: Rượu bia là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Tuy nhiên, chất cồn chứa nhiều calo và độc tố, do đó bạn nên hạn chế uống rượu bia để tránh tăng cân và phòng ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Chế biến các món ăn lành mạnh hơn: Bạn cũng có thể chọn những cách chế biến món ăn lành mạnh hơn, như nướng thức ăn thay vì chiên rán, hay chọn các món ít đường, ít muối hơn. Cách này sẽ giúp bạn và gia đình cắt giảm được rất nhiều calo./.
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 18 Tháng 1 2022 16:45 )

TỤC MỪNG TUỔI NGÀY TẾT XƯA VÀ NAY PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Dọc / Trao Đổi
Đã từ lâu, mừng tuổi hay lì xì trở thành một nét văn hóa mỗi dịp đầu năm mới của người Việt Nam. Người ta mừng tuổi nhau cũng là trao nhau những lời chúc tốt đẹp với hy vọng có một năm mới bình an, may mắn.
Tục mừng tuổi là một nét đẹp văn hóa ngày đầu năm mới. Ảnh TTXVN
Nét đẹp đầu năm
Theo một số nhà nghiên cứu, tục lì xì bắt nguồn từ Trung Quốc, tương truyền cứ đến đêm giao thừa, tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, ma quỷ lại có cơ hội tự do, có một loại yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh.
Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ, khi yêu quái đến, những đồng tiền lóe sáng và chúng sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến người ta thường bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con giúp xua đuổi tà ma, cầu mong bình an cho đứa trẻ.
Tục mừng tuổi đã có từ lâu đời, trong tài liệu Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có nhắc tới: Cúng gia tiên xong thì con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu, mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.
Ở Việt Nam, mừng tuổi đã trở thành một nét văn hóa đẹp đầu năm mới, người ta thường đặt tiền vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ để mừng tuổi, với ý nghĩa cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ; trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi; người già thì mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn gọi là tiền “mở hàng". Xưa còn có lệ tiền cho vào phong bao phải là tiền lẻ (chứ không dùng tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều. Số tiền trong phong bao lì xì không quan trọng số lượng, cả người nhận và trao lì xì đều trao nhau sự vui vẻ cho một ngày đầu năm mới đầy may mắn.

Có rất nhiều sự sáng tạo trong trang trí vỏ bao lì xì. Ảnh: TN
Nhiều sáng tạo
Mỗi dịp năm hết Tết đến, trong những lo toan, sắp xếp công việc gia đình để có một khởi đầu năm mới vẹn toàn thì việc chuẩn bị một món tiền nho nhỏ để mừng tuổi cho trẻ con là một việc rất quan trọng. Từ bao lâu nay, tục mừng tuổi đầu năm mới đã trở thành nét văn hóa đẹp mà người Việt Nam vẫn trân trọng, gìn giữ bởi nó còn mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Ngày nay khi cuộc sống đã đủ đầy, tục mừng tuổi tuy không còn giữ nguyên “khuôn khổ” quy tắc và đã có sự sáng tạo thêm dưới nhiều hình thức nhưng vẫn còn đó ý nghĩa vốn có là trao nhau những ước vọng tốt đẹp ngày đầu năm mới.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản cho biết: Nếu trước kia việc trao nhận tiền mừng tuổi chỉ bắt đầu từ ngày mồng 1 Tết thì ngày nay, thời điểm trao nhận tiền mừng tuổi cũng đã có sự thay đổi, mở rộng thời gian cả về trước Tết và sau Tết cùng việc đến thăm, chúc Tết, tặng quà…
Sự phát sinh này là do thay đổi nếp sống của cuộc sống hiện đại, khi cuộc sống vật chất đầy đủ thì người ta nghĩ đến hưởng thụ nhiều hơn, cũng như việc “ăn Tết” không chỉ còn gói gọn trong 3 ngày Tết nữa.
Cũng không chỉ trẻ con mới được nhận tiền mừng tuổi từ người lớn, mà đối tượng trao nhận cũng mở rộng cho tất cả. Trong gia đình, con cháu cũng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, anh em mừng tuổi cho nhau…; ngày đầu năm đến công sở, ai cũng hân hoan nhận những phong bao đỏ lì xì đỏ kèm những lời chúc tốt đẹp từ lãnh đạo, đồng nghiệp để khởi đầu một năm làm việc thật vui vẻ, hiệu quả. Sự mở rộng này theo chiều hướng tích cực đã mang lại thêm ý nghĩa mới của tục mừng tuổi, phù hợp với cuộc sống hiện đại.
“Ăn theo” sự sáng tạo đó là những chiếc vỏ bao lì xì giờ đây cũng được chú trọng hơn về hình thức. Những năm gần đây, ngoài những mẫu theo phong cách truyền thống, dù là in ấn hay đồ handmade thì trên thị trường cũng ngập tràn những chiếc phong bao lì xì bắt mắt bởi những cách trang trí đẹp, độc, lạ như: Làm theo hình chiếc bánh trưng, “chế” hình các con giáp của từng năm, in những câu chúc Tết dễ thương lên vỏ bao lì xì…
Tuy trong nhiều trường hợp, cuộc sống hiện đại đã làm tục mừng tuổi bị ảnh hưởng bởi sức nặng vật chất nhưng về cơ bản nó vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp cần được lưu giữ. Để phong tục mừng tuổi ngày Tết giữ mãi những nét đẹp vốn có của nó, không chỉ cần phải gìn giữ, lan tỏa văn hóa mừng tuổi từ trong gia đình, họ hàng đến bạn bè, đồng nghiệp ngoài xã hội mà hơn hết cần hướng trẻ em hiểu biết về phong tục đẹp này.
“Có thể bắt đầu từ việc dạy đứa trẻ hiểu đúng về cách trao- nhận tiền mừng tuổi, dạy trẻ cách quản lý tiền mừng tuổi sao cho hợp lý. Đơn cử như việc dạy cho trẻ hiểu tiền mừng tuổi là một món quà tiết kiệm nho nhỏ, có thể bỏ ống, bỏ lợn, đến cuối năm mới phá ra. Số tiền đó nên để dùng tiền đó mua sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ. Quan trọng nhất là dạy trẻ coi tục mừng tuổi chỉ như một sự tượng trưng cho lời chúc tốt đẹp đầu năm mới”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ.
 
Linh Linh/Báo Tin tức
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 24 Tháng 1 2022 05:30 )

Thói quen ăn và chế biến thịt gà ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 00:00 Menu Dọc / Đời Sống - Sức Khỏe
Giống như nhiều thực phẩm khác, thịt gà dù có nhiều giá trị dinh dưỡng đến đâu nhưng nếu tiêu thụ sai cách vẫn gây hại cho sức khỏe.

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc, có thể biến tấu thành nhiều món ăn đa dạng. Thịt gà không chỉ thơm ngon mà còn là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng chữa bệnh. Loại thực phẩm này được xếp vào nhóm thịt trắng, vốn được đánh giá tốt hơn thịt đỏ. Các loại thịt trắng có hàm lượng cholesterol ít hơn, dồi dào protein dễ hấp thụ vào cơ thể, chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp tăng cường sức khỏe và não bộ.
Trong Đông y, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, bổ dưỡng, có công dụng bồi bổ người gầy yếu sụt cân, suy kiệt cơ thể, chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong.

Giống như nhiều thực phẩm khác, thịt gà dù có nhiều giá trị dinh dưỡng đến đâu nhưng nếu tiêu thụ sai cách vẫn gây hại cho sức khỏe. Bạn cần tránh mắc phải những sai lầm dưới đây, nếu không sẽ biến một món ăn ngon miệng trở thành “thuốc độc” cho cơ thể.
Những thói quen khi chế biến và ăn thịt gà gây hại sức khỏe
1. Để thịt gà tự rã đông ở nhiệt độ phòng
Người Việt thường có thói quen rã đông thịt gà bằng cách để miếng thịt vào bồn rửa từ sáng sớm, buổi trưa thì sẽ rửa sạch và mang đi chế biến ngay. Thế nhưng, cách rã đông truyền thống này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nguyên nhân là do trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, thậm chí có thể bắt đầu nhân đôi chỉ sau 20 phút khi bạn để miếng thịt ra ngoài. Nếu để thịt ở ngoài tủ lạnh trong nhiều giờ, miếng thịt gà sẽ trở thành “ổ chứa” của vi khuẩn salmonella gây ngộ độc, tiêu chảy và hàng loạt vi khuẩn gây hại khác.

Cách rã đông thịt gà tốt nhất: Để thịt từ ngăn đá
xuống ngăn mát tủ lạnh trước bữa ăn vài tiếng đồng hồ.
2. Nấu thịt gà với các thực phẩm đại kỵ
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho hay: Thịt gà bổ dưỡng nhưng kết hợp với thực phẩm sai cách vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa, các thành phần trong thức ăn tương tác với nhau rất phức tạp.
Dưới đây là những thực phẩm tối kỵ kết hợp cùng thịt gà:
- Rau kinh giới: Trong Đông y, kinh giới có vị cay, có tác dụng hạ huyết ứ, là loại thực phẩm dưỡng huyết khu phong. Do đó khi kết hợp chung với thịt gà tính ấm sẽ gây hiện tượng đau đầu chóng mặt, ù tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy đầu và não. Vậy nên, khi đã dùng thịt gà thì bạn không nên ăn kèm thêm rau kinh giới, tránh những ảnh hưởng không mong muốn xảy ra.
- Thịt chó: Trong Đông y, thịt gà và thịt chó đều có tính cam ôn đại nhiệt, nếu ăn cùng lúc sẽ sinh ra đi kiết. Nếu lỡ ăn thịt gà và thịt chó rồi sinh bệnh, uống nước cam thảo giúp điều trị bệnh hiệu quả.
- Tỏi, rau cải, hành sống: Thịt gà tính cam ôn còn hành tỏi đại nhiệt, rau cải tính cam hàn. Khi dùng chung sẽ hình thành bệnh kiết lị. Trong trường hợp mắc bệnh, uống nước lá dâu sẽ mau khỏi.
- Tôm: Thịt gà và tôm đều thuộc tính ôn, khi dùng chung với nhau sẽ gây hiện tượng động phong – ngứa ngáy khắp cơ thể. Vậy nên, hãy tránh xa những món ăn có sự kết hợp của thịt gà và tôm.

Thịt gà cần tránh hành sống.
- Cá chép: Thịt gà tính cam ôn thuộc phong mộc còn kinh giới tân tán, cay nóng. Nếu kết hợp thịt gà và cá chép sẽ sinh bệnh phong ngứa.
- Muối vừng, muối mè, rau thơm: Thịt gà thuộc về phong mộc, khi kết hợp với muối vừng, rau thơm sẽ tác động đến can phong – là nguồn cơn khởi phát chứng chóng mặt, run rẩy khắp người. Có thể điều trị tình trạng này bằng cách uống nước cam thảo.
3. Ăn nhiều nội tạng gà, da gà
Rất nhiều người Việt có sở thích ăn nội tạng của gà. Nhưng đây lại là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại. Phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm càng không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non. Ngoài ra, gan gà được coi là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là nơi tích lũy mầm bệnh và kim loại nặng, do đó cần hạn chế ăn quá nhiều.
Khi ăn thịt gà, cần hạn chế ăn phần da gà để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, virus. Ngoài ra, hạn chế ăn da gà còn để phòng ngừa hàm lượng cholesterol tăng cao. Tất cả đều là lý do khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà.
4. Mắc thủy đậu, cao huyết áp... vẫn vô tư ăn nhiều thịt gà

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh bệnh nhân phong nên kiêng thịt gà vì loại thịt này có thể gây độc phong phát hỏa (gây nóng), ăn vào sẽ phát bệnh. Cũng chính vì điều này mà nhiều người cho rằng ăn thịt gà không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, thịt gà tính nóng, không phù hợp với người bệnh cam và trúng gió. Những người dị ứng, cao huyết áp, có sẹo lồi, người bệnh thủy đậu cũng nên thận trọng khi tiêu thụ loại thịt này.
Theo Tiểu Vy - Pháp luật và bạn đọc
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 01 Tháng 2 2022 03:51 )


Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022

SẮM TẾT PDF In Email
Viết bởi Administrator
Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

........Tác giả Đại tá Chinh Doan

Cũng vì cô vít cả mà thôi
Thắt lưng buộc bụng hết cách rồi
Tết đến xuân về sao xoay xở
Thôi đành thu nhỏ khổ thân tôi.
 
Bánh chưng đôi chiếc hơn một lạng
Đào thì một nhánh cỡ chíp hôi
Tuy rằng đủ món nhưng hơi bé
Dịch dã....như kia cũng được rồi.

Hà Nội, ngày 1701/2022
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022 00:53 )

XƯƠNG RỒNG TÍM ƯỚC PDF In Email
Viết bởi Administrator
Chủ nhật, 30 Tháng 1 2022 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

.........Tác giả Xương Rồng Tím

Nhâm Dần cận tới ước điều linh
Đức hạnh cao sang trọng chữ tình
Ấm áp tim Châu càng rực đỏ
Nồng nàn mắt Ngọc mãi tươi xinh
Lòng nuôi dũng cảm đời an lạc
Ý giữ hồn nhiên cảnh thái bình
Cuộc sống thăng trầm không chí nản
Yêu người tất cả chẳng hề khinh.
 
Vũng Tàu, ngày 15/01/2022
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023 13:23 )

Trang 1 trong tổng số 23 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ