Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2023 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay7987
mod_vvisit_counterHôm qua8889
mod_vvisit_counterTuần này54481
mod_vvisit_counterTuần trước63549
mod_vvisit_counterTháng này165319
mod_vvisit_counterTháng trước282219
mod_vvisit_counterTất cả742861

Có: 32 khách trực tuyến
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023
VƯỢT GẦN 600 BẬC ĐÁ NÚI ĐỂ LÊN ĐỘNG TIÊN SƠN Ở QUẢNG BÌNH PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện
(NLĐO) – Để tham quan động Tiên Sơn ở Quảng Bình, du khách phải vượt 583 bậc đá lên núi để chiêm ngưỡng những tuyệt tác thạch nhũ như chốn "bồng lai tiên cảnh" được kiến tạo từ hàn chục triệu năm về trước.
Ngày 18-12, ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - cho biết ngày 21-12 tới đây, Trung tâm sẽ đón khách tham quan động Tiên Sơn sau 3 năm đóng cửa để nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất trong hang động này.

Cảnh đẹp như mê cung bên trong động Tiên Sơn
Động Tiên Sơn nằm trong phân khu dịch vụ - hành chính Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch. Đây là một hang động đẹp và nổi tiếng được phát hiện từ năm 1935.
Ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Do vẻ đẹp kỳ bí, thần tiên của nó, sau này được gọi là động Tiên Sơn.
Hang động này nằm lưng chừng núi, cách cửa động Phong Nha 200m. Để tham quan hang động, du khách phải vượt qua 583 bậc cấp. Động nằm ở độ cao 200 m so với mặt nước biển, 120 m so với sông Son và có nhiệt độ dao động khoảng 18-20 độ C, mát lạnh về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Động Tiên Sơn được ví như là chốn "bồng lai tiên cảnh" khi có những khối thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo đẹp đến lạ thường. Những khối thạch nhũ có nét riêng biệt là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Chính vì lẽ đó, nên thạch nhũ ở đây được đánh giá là kỳ vĩ bậc nhất tại Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng.
Theo các tài liệu, động Tiên Sơn được người dân địa phương phát hiện vào tháng 4-1935. Ngay ngày hôm sau viên Khâm Sứ Trung Kỳ lúc bấy giờ Gzeffeuil đến tham quan động Tiên Sơn nên người ta gọi là "Động Khâm Sứ". Năm 1936, nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani đã đến động tìm các di chỉ của người Việt cổ trong hang nhưng không thấy. Tuy vậy, Madeleine Colani cho rằng phong cảnh động Tiên Sơn giống như chốn bồng lai tiên cảnh.
Năm 1999, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã tiến hành khảo sát toàn bộ hang động dài 980,6 m này và được Quảng Bình đưa vào khai thác du lịch tháng 4-2000. Động đã đón hàng chục ngàn lượt khách mỗi năm.
Động Tiên Sơn thu hút khách không chỉ vì vẻ đẹp của nó, mà nơi đây còn còn gắn với truyền thuyết và cổ tích cùng với những con người thân thiện.
Theo ông Hoàng Minh Thắng, trong thời gian động Tiên Sơn đóng cửa, đơn vị đã cải tạo hệ thống lối đi lên, các điểm dừng chân, chụp hình check in, mái che sinh thái bằng cây hoa leo bản địa, đường hoa núi đá. "Cầu kính tiên cảnh" được đầu tư mới để du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn những đồng lúa, nương ngô, bãi mía ngay dưới chân núi. Du khách có thể chụp hình check in với độ cao gần 100 m so với mực nước sông Son và là cầu kính đầu tiên tại Quảng Bình.
Vé tham quan động Tiên Sơn là là 80.000 đồng/lượt đối với du khách cao 1,3 m trở lên, dưới 1,3 m miễn phí. Thuyền vận chuyển tham quan 550.000 đồng/chuyến đi và về, thuyền chở tối đa 12 người. Trường hợp du khách lựa chọn tham quan động Phong Nha và Tiên Sơn, phí thuyền vẫn 550.000 đồng/chuyến.
Hoàng Phúc
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 19 Tháng 12 2023 14:02 )

CHỐN KHÔNG NHAU... PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

.............Tác giả Hoa Tím
Chia tay nhé, người về nơi xa ấy
Để mai này cách trở vạn trùng quan
Hợp làm chi rồi cũng phải ly tan
Thiên vạn cổ, ai cầm tay nhau mãi...
*
Người bước đi, có nghe lòng tê tái
Ta ngậm ngùi, mong ước buổi trùng lai
Ngắm trời cao, lòng bỗng thấy ai hoài
Cao xanh hỡi, ông bày chi ngang trái.
*
Ta đôi lúc thấy buồn suy nghĩ mãi :
Ai xây mồ, ai đắp áo cho ta
Hay chính ta từ kiếp nào xa ngái
Dòng lệ rơi, thương tiếc kẻ không nhà...
*
Người xa xôi cách trở mấy quan hà
Duyên đưa đẩy đến bên nhau một đoạn
Cùng bước chung, gánh nhau qua kiếp nạn
Chưa sang sông sao đã vội chia lìa?
*
Người quay lưng, ta mắt lệ đầm đìa
Người ngoảnh lại, hẹn có ngày tao ngộ
Người mong ước ta vượt qua bể khổ
Ta mong người vui vẻ đoạn đời sau.
*
Hai chúng ta đi về hướng không nhau...
 
Long An, ngày 15/11/2022
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 15 Tháng 12 2023 08:25 )

DẠO BẾN THƠ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

..Tác giả Xương Rồng Tím
Những muốn bên Người dạo bến thơ
Ngày qua tháng lại vẫn luôn chờ
Hồ Mây lộng gió nơi hò hẹn
Bãi Trước buông chiều chốn mộng mơ .
*
Lắng đọng tâm hồn yêu mỗi phút
Trào dâng cảm xúc nhớ từng giờ
Mong trời thấu hiểu tình chân thực
Thỏa ước duyên lòng bện tóc tơ.
 
Vũng Tàu, ngày 12/12/2023
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 15 Tháng 12 2023 04:42 )

SẮC MÙA PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn
.
Tác giả Thanh Minh Trương G.V Toán C3
Hạ về mà chẳng ai hay
Thu sang gió gọi nhẹ lay lá vàng
Mưa xuân lất phất muộn màng
Mây xanh nhè nhẹ dịu dàng nắng hanh.

Xa kìa đồng lúa biếc xanh
Đông về én lượn yến oanh gọi bầy
Làng quê tiếng nhạc vui vầy
Trên đê vang vọng ngất ngây câu hò.

Dòng sông thấp thoáng con đò
Hàng cau vẫy gọi cánh cò lênh đênh
Sóng xô bờ lượn dập dềnh
Quảng Hòa đang tỏa mông mênh sắc mùa.

Quảng Bình, ngày 10/7/2023
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 19 Tháng 10 2023 09:40 )

MẦM XUÂN PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

Tác giả Giảng viên Toán ĐHTM Nguyễn Văn Pứ

Xuân về xanh mượt chồi non
Vừa buông dãi yếm trong còn trinh nguyên
Má xinh chúm chím đồng tiền
Không cần trang điểm mà duyên tuyệt vời
*
Môi mềm ngậm hạt sương rơi
Ngẩn ngơ con gió trao lời ái ân
Trên cao tơ nắng tần ngần
Muốn ôm vai áo chồi xuân nõn nà
*
Xanh rờn cánh nhọn kiêu sa
Chìa hai răng khểnh như là cười duyên
Mưa rơi cũng chẳng muộn phiền
Không như hoa rụng lăn trên vệ đường
*
Xuân về mang cả trời thương
Xanh tươi lộc biếc phố phường nên thơ
Bàn tay ai chớ dại khờ
Ngắt cành xanh nõn để trơ lá già.
*
Trăm chồi cùng với muôn hoa
Dệt màu áo mới đậm đà thanh tân
Điểm tô sắc thắm hồng trần
Nước non ngàn dặm giữ chân người về.

Hà Nội, ngày 23/3/2023
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 19 Tháng 10 2023 09:40 )

ÂM NHẠC! MUÔN NĂM PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Ngang / Vui - Thư Giản
NỤ CƯỜI LIÊN XÔ (УЛЫБКА СССР)

Có anh chàng nọ; một hôm đi nhậu về khuya, làm cho vợ giận dữ, khi ông về vợ không cho vào nhà và nói:
- Ông đi luôn đi, ông thích con nào đó thì ông qua ở với nó luôn đi, ông về làm gì!
Mấy đứa con thấy vậy, ra can ngăn nhưng bà rất cương quyết, không cho ông vào nhà; ông đành quay lưng đi, vừa đi, vừa hát để khỏi quê với mấy đứa con:
“CHÂN TA BƯỚC LÒNG UNG DUNG TỰ HÀO, KÌA NÒNG PHÁO VẪN VƯƠN LÊN TRỜI CAO".
Bà nghe ông hát vậy, bà nghĩ thầm "Đi cả ngày mà nòng pháo vẫn vươn lên trời cao".
Nên bà chạy theo bảo: "Ông quay về,  đi tắm rửa rồi ăn cơm".
Ông nghe vậy nên rất mừng và tự nhủ, "âm nhạc cũng có cái lợi, cái hay của nó"!!?
Cười téo... ngủ ngon các bạn.

Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 1 2024 03:09 )

Bí quyết ăn uống lành mạnh tốt cho sức khoẻ sau tuổi 60 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Dọc / Mẹo vặt
SKĐS - Các chuyên gia dinh dưỡng Pháp gợi ý những người đã bước qua tuổi 60 cần tránh những sai lầm trong dinh dưỡng và lựa chọn thực đơn phù hợp tốt cho sức khỏe và tuổi thọ.
Chế độ ăn sau tuổi 60 nên thực hiện những cách thức sau:
1. Sử dụng đường với liều lượng thấp
Bộ não và cơ bắp của chúng ta cần carbohydrate để làm nhiên liệu, nhưng việc dư thừa đường đơn hoặc đường bổ sung sẽ thúc đẩy lượng đường trong máu tăng vọt. Nếu việc này lặp đi lặp lại sẽ có thể dẫn đến kháng insulin và bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, đường cũng thúc đẩy quá trình viêm. Vì vậy những người sau tuổi 60 nên hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể.
1.1 Liều lượng phù hợp:
Tối đa 25 g đường mỗi ngày, hoặc tương đương với bốn viên đường trắng.
Tham khảo lượng đường có trong một số món ăn: 1 hũ kem tráng miệng sô cô la = 22g; 2 bánh mì nướng (trọng lượng 15g) với mứt = 9g; 2 ô vuông sô cô la đen với hạt dẻ = 8 g; 2 bánh ngọt trái cây = 6g; 100g nước sốt cà chua công nghiệp = 5g…
1.2 Các loại đường cần hạn chế
Đường trắng (được thêm vào sữa chua, cà phê, trà...)
Sirô glucose và glucose-fructose, sirô đường đảo ngược trong các sản phẩm công nghiệp.
Các chất tạo ngọt (aspartame, stevia, acesulfame K, sucralose ...) duy trì hương vị ngọt mà không đem lại lợi ích nào cho lượng đường trong máu và khiến bạn tăng cân.

Người sau tuổi 60 cần hạn chế dùng đường trong ăn uống.
1.3 Ưu tiên:
Mật ong hoặc sirô phong trong trà thảo mộc và sữa chua thay thế đường, mứt.
Đường mía nguyên chất trong các loại bánh ngọt, với chỉ số đường huyết trung bình (GI) và nhiều khoáng chất hơn.
Bánh ngọt tự làm hoặc bánh sữa chua, 70% sô cô la đen.
2. Các "siêu" thực phẩm cần thiết cho tuổi sau 60
Các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ, chất chống oxy hóa tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ của mọi người ở giai đoạn sau tuổi 60, nhất là các "siêu " thực phẩm dưới đây:
Trứng: Đây là lựa chọn rất tốt để bổ sung protein, đặc biệt là nếu bạn không ăn thịt.
Quả mọng (dâu tây, quả mâm xôi, việt quất, nho đỏ...): Các loại quả này nên bổ sung quanh năm vì chúng đầy đủ chất chống oxy hóa.
Đậu lăng và các loại đậu khác: Các loại thực phẩm này giàu protein, chất xơ, vitamin nhóm B (B6, B9…) và chỉ số GI khá thấp.
Cá thu và cá mòi:  Là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời, rất tốt cho tim và não.
Các sản phẩm sữa lên men: Sữa chua có chứa protein và vi khuẩn axit lactic "probiotic" tốt làm phong phú hệ vi sinh vật đường ruột.

Cá thu rất tốt cho sức khỏe người sau tuổi 60.
3. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
TS.BS dinh dưỡng người Pháp Chevallier, thuộc Bệnh viện Đại học Montpellier, là tác giả của cuốn sách "Lòng khoan dung trong đĩa thức ăn" (NXB. Fayard - Pháp) cảnh báo: "Hãy cẩn thận với đồ uống có cồn, khi lượng hấp thụ vào cơ thể thường bị người dùng coi nhẹ. Đồ uống có cồn khi tiêu thụ quá mức vào buổi tối cung cấp đường và phá hủy giấc ngủ ".  Chuyên gia cũng khuyên lý tưởng nhất là uống tối đa hai đơn vị cho mỗi ngày, tối đa mười đơn vị mỗi tuần. Một đơn vị tương ứng với 100 ml rượu vang hoặc sâm panh, 250 ml bia hoặc 30 ml rượu khai vị.
Tiến sĩ Laurent Chevallier lưu ý: Mặc dù giảm ăn thịt giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc các bệnh ung thư tiêu hóa, nhưng sau tuổi 60, vẫn nên duy trì ăn một ít thịt đỏ (chẳng hạn như bít tết tốt từ thịt bò) hoặc thịt gia cầm để bổ sung chất sắt, ba lần mỗi tuần. Ăn trứng để cung cấp protein (ngay cả trong trường hợp cholesterol cao, ta có thể ăn ba lần mỗi tuần) và cá có dầu (hai lần một tuần, ưu tiên những loại nhỏ) để cung cấp omega-3.
Tiến sĩ Laurent Chevallier
Ngày càng có nhiều người trong số những người mới về hưu ăn chay, ban đầu họ vui vẻ vì thấy cholesterol giảm, nhưng sau một hoặc hai năm những người này thường bị suy kiệt do thiếu sắt và vitamin B12.

Với cách thức ăn chay, Tiến sĩ Chevallier cho biết: "Nhiều nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thuần chay chất lượng rất kém, chứa đầy chất phụ gia, hương liệu tổng hợp và đắt tiền". Về mặt thực dưỡng, thứ chúng ta dễ bị thiếu là rau tươi, cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Còn chuyên gia dinh dưỡng, đồng tác giả của cẩm nang "Sự lựa chọn sáng suốt tại siêu thị" (NXB. Thierry Souccar Pháp) Angélique Houlbert nhắc lại: "Ăn chay không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe: Ăn sữa chua, sữa bò nguyên chất sẽ tốt hơn là một món tráng miệng bằng sữa dừa chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch".

Người sau 60 tuổi nên ăn rau tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:
Nên ăn uống đa dạng. Đừng mua cùng một loại thực phẩm, sẽ hạn chế được rủi ro tích lũy các sản phẩm độc hại như ăn nhiều loài cá với kích cỡ và nguồn gốc khác nhau sẽ hạn chế được thành phần của thủy ngân.
Hương Thảo.  Theo Femme Actuelle tháng 10/2021
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 21 Tháng 10 2023 13:01 )

HẦM CHỈ HUY TÁC CHIẾN- THÀNH CỔ HÀ NỘI ĐÊM 18 THÁNG 12 NĂM 1972 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Dọc / Trao Đổi
NỤ CƯỜI LIÊN XÔ (УЛЫБКА СССР)

(Đêm mở màn chiến dịch 12 ngày đêm ĐBP trên không 12/ 1972)
Trong Thành cổ Hà Nội có ngôi nhà hai tầng kiến trúc mới do Pháp xây dựng sau khi chiếm đóng Thành và phá dỡ Điện Kính Thiên. Ngôi nhà ấy được Bộ Tổng tham mưu (BTTM) và Cục Tác chiến đặt đại bản doanh sau khi về tiếp quản Thủ đô. Do yêu cầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, những năm 1965-1966, một căn hầm đã được xây dựng dưới ngôi nhà làm hầm chỉ huy của Tổng hành dinh. Từ đây BTTM thực hiện việc nắm địch, nắm ta trên các chiến trường; đấu trí, đấu lực quyết liệt với kẻ thù, đề xuất với Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Hầm chỉ huy tác chiến chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với vận mệnh của dân tộc và của Thủ đô yêu dấu trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đêm 18/12/1972, tại Hầm chỉ huy tác chiến đã diễn ra cuộc đấu trí cam go giữa Cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội ta với Bộ Tham mưu không sự Hoa Kỳ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh-nguyên Cục phó Cục Tác chiến kể lại, đó là một đêm không thể nào quên trong cuộc đời người lính của ông, lúc đó ông giữ cương vị trực ban phó tác chiến… 16 giờ ngày 18/12, Cục 2 thông báo nhiều tốp B-52 sẽ cất cánh từ sân bay Andesin đảo Guam vào đánh phá miền Bắc.
Trời Hà Nội tối ấy yên tĩnh lạ thường, thỉnh thoảng một cơn gió bắc thổi qua se se lạnh. Trong Hầm chỉ huy, cán bộ Cơ quan tham mưu đã sẵn sàng đón địch; cán bộ tác chiến người lấm tấm mồ hôi cùng Tổ tiêu đồ tập trung cao độ theo dõi mục tiêu trên tấm bản đồ Tổ quốc. Trong thời khắc căng thẳng đó, ông bất giác nhớ lại lời của Bác với đồng chí Phùng Thế Tài cuối năm 1967: “Sớm muộn gì đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh phá Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi thua ở Triều Tiên, Mỹ đã huỷ diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội. Vì vậy nhiệm vụ của các chú rất nặng nề”.
19 giờ 10 phút, trực ban Phòng không- Không quân (PK-KQ) báo cáo đài ra đa Nghệ An phát hiện B-52 Mỹ đang bám theo đất Lào ngược lên Bắc Việt Nam. Các tiêu đồ viên thận trọng vẽ những nét chì xanh trên bản đồ. Các sĩ quan tham mưu chăm chú theo dõi những đường xanh thẳng tắp nhích dần vào Hà Nội và nhắc các nữ tiêu đồ viên tập trung cao độ nhận và ghi chính xác những tín hiệu “BB” lên bảng tiêu đồ. Căn cứ vào đường bay của địch, kíp trực báo cáo cấp trên và phát lệnh báo động cho Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các tỉnh miền Bắc. Ngay từ phút đầu ta đã tóm cổ được B-52 Mỹ và Tổ quốc không bị bất ngờ, Thủ đô không bị bất ngờ; kíp trực lập tức điện báo cáo Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: - B-52 Mỹ đang ra đánh Hà Nội, đồng thời báo cáo Thượng tướng Tổng Tham mưu trưởng (TTMT) Văn Tiến Dũng xin chỉ thị được kéo còi báo động trước 5 phút. Từ đầu kia tiếng TTMT: “Đồng ý, tôi sẽ sang phòng chính của Sở chỉ huy ngay”.
Địch cách Hà Nội khoảng 200km, Nguyễn Văn Ninh bật công tắc micro thông báo cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ấn nút kéo còi báo động trên Quảng trường Ba Đình. Tiếng còi rú lên từng hồi dài lan toả vào không gian kéo theo một loạt còi khác trong thành phố cũng réo lên khẩn cấp, thông báo cho Thủ đô điềm tĩnh bước vào chiến đấu...
Lúc này, trong Hầm chỉ huy đã có mặt TTMT Văn Tiến Dũng, TTMP Phùng Thế Tài, Cục trưởng Cục Tác chiến Vũ Lăng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Hiến Mai... Trong những giờ phút cam go và quyết định ấy, từ Hầm chỉ huy tác chiến, mệnh lệnh chiến đấu chính xác, kịp thời được phát ra cho các đơn vị tên lửa, phòng không.
Từng đàn B-52 Mỹ rền rĩ trên bầu trời Hà Nội. Từng loạt bom rung chuyển thành phố. Trên không dưới đất rung chuyển ầm ầm. Rồng lửa bay lên tìm diệt B-52. Pháo phòng không các cỡ thi nhau nhả đạn ngăn chặn bọn “Thần sấm” “Con ma”. Cuộc đọ sức ngoạn mục giữa phòng không ta với lũ giặc trời Hoa Kỳ, giữa bầu trời và mặt đất đang diễn ra. Hầm chỉ huy tác chiến lặng im, các Thủ trưởng Bộ ghé sát nhau trao đổi, mắt không rời bản tiêu đồ. TTMP Phùng Thế Tài cầm máy liên tiếp ra lệnh cho Tư lệnh Quân chủng (PK-KQ) và các đơn vị, địa phương thực hiện mệnh lệnh chiến đấu. Đó là những giây phút lịch sử đòi hỏi sự đấu trí, đấu lực quyết liệt, cam go với kẻ thù để những ngày sau đó quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nước... Trực ban (PK-KQ) liên tục báo về, hết đơn vị tên lửa này đến đại đội pháo cao xạ khác nổ súng. Máy bay ta lên chiến đấu đã hạ cánh an toàn.
Đài quan sát trên đỉnh cột cờ báo về: “Một đám cháy lớn trên bầu trời phía Bắc”. Rồi trực ban Quân chủng (PK-KQ) thông báo: “Một B-52 bị bắn rơi ở phía Đông Anh”. Mọi người trong Hầm chỉ huy ôm trầm lấy nhau, mắt nhoè đi như có nước. Đó là lúc 20 giờ 30 phút ngày 18/12/1972. Tuy nhiên tính chất chiến đấu không cho phép mọi người lơ là. Hầm chỉ huy lại chìm trong căng thẳng, lo lắng, các tiêu đồ viên lại chăm chú theo dõi tấm bản đồ…
Và từ đêm 18/12/1972, đêm mở màn đến kết thúc chiến dịch phòng không Hà Nội, từ vị Đại tướng Tổng Tư lệnh đến người chiến sĩ mang quân hàm binh nhì trong Tổng Hành dinh tại Hầm chỉ huy tác chiến, đều lo hoàn thành thật tốt nhiệm vụ. Vị Tổng Tư lệnh và cơ quan tham mưu kỳ công suy nghĩ tìm phương án tác chiến chuẩn xác, ra mệnh lệnh chiến đấu kịp thời mang lại hiệu suất chiến đấu cao. Tổ tiêu đồ quen nếp sinh hoạt biến đêm thành ngày và ngày thành đêm, "ăn đứng ngủ ngồi", theo dõi và vẽ chính xác hàng ngàn đường bay, không bao giờ để lọt một tín hiệu; chỉ mong phục vụ tốt sự chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh; chỉ mong quân và dân ta bắn rơi nhiều B-52 hơn nữa và những người lính phục vụ lo từng bữa cơm, bát cháo ban đêm, lo từng viên thuốc để bảo đảm sức khoẻ cho Tổng Hành dinh...
Điện Kính thiên, Thành cổ Hà Nội, hồn thiêng sông núi, khí phách ngàn đời của cha ông ta mấy ngàn năm như dồn lên vai Tổ quốc, lên vai dân tộc ta trong những ngày tháng, trong những phút giây cực kì cam go và khắc nghiệt này. Từ Hầm chỉ huy tác chiến, từ Điện Kính thiên, Tổng hành dinh suốt 12 ngày đêm tháng 12/1972 không ngủ. Cán bộ, chiến sĩ trên cương vị của mình đã làm hết sức cho trận thắng cuối cùng, cho sự toàn vẹn của dân tộc, cho sự trường tồn của Thủ đô yêu dấu, cho nhân phẩm và lương tâm của thời đại.
Hôm nay, trên con đường qua Hoàng Thành Thăng Long, ai còn nhớ hơn 50 năm trước, tại đây dân tộc ta có một đêm không ngủ…

Nguồn: Đại tá TS Nguyễn Thành Hữu
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 19 Tháng 12 2023 15:24 )

Muốn biết sức khỏe tốt hay không hãy nhìn vào 4 đặc điểm này khi đi tiểu PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ tư, 20 Tháng 12 2023 00:00 Menu Dọc / Đời Sống - Sức Khỏe
Đặc điểm của nước tiểu có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe mỗi người. Nhất là đối với các cơ quan thuộc hệ tiết niệu.
Quá trình tạo ra nước tiểu bao gồm các giai đoạn lọc ở cầu thận, tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu và quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào ống thận. Đi tiểu là việc chúng ta làm hàng ngày nhưng lại rất ít ai quan tâm tới việc kiểm tra nước tiểu thường xuyên.
Trong khi đó, những thay đổi về nước tiểu lại phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khỏe. Việc quan sát, phân tích nước tiểu cũng góp phần quan trọng giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt là bệnh tật liên quan tới hệ tiết niệu hay quá trình bài tiết.
Người khỏe mạnh thì nước tiểu sẽ có 4 đặc điểm nổi bật, dễ thấy nhất sau đây. Hy vọng bạn có đủ cả, còn nếu phát hiện ra bất thường hãy nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám nhé!

1. Màu nước tiểu nhạt
Màu sắc của nước tiểu thông thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Sở dĩ chúng có màu sắc là do sắc tố urochrome và tùy theo độ đậm đặc hay pha loãng mà nước tiểu sẽ có màu sắc khác nhau. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau, màu sắc nước tiểu có thể thay đổi thành nhiều màu khác nhau. Việc màu sắc nước tiểu bất thường có thể là tiếng chuông cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nước tiểu đậm màu, có màu thường do bệnh về thận (Ảnh minh họa)
Nước tiểu không màu là do bạn đã uống nhiều nước hoặc thuốc lợi tiểu, nhưng cũng có thể là bệnh lý đái tháo nhạt. Nước tiểu có màu nâu hoặc mật ong rất đậm có thể là dấu hiệu của mất nước và các vấn đề về gan. Nước tiểu màu cam thường do dùng thuốc kháng sinh, điều trị ung thư.
Đặc biệt, nếu đi tiểu ra màu đỏ, hồng, đen hay nâu đậm thì bạn nên cảnh giác cao độ vì đó là dấu hiệu bệnh tật. Phổ biến như do chấn thương cơ, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận nghiêm trọng, phì đại tiền liệt tuyến, thiếu máu tán huyết, rối loạn di truyền hồng cầu porphyria…
2. Lượng nước tiểu bình thường
Lượng nước tiểu của mỗi người là khác nhau, nhưng nói chung, lượng nước tiểu hàng ngày nằm trong khoảng 1000-2000 ml là bình thường. Nếu bạn sản xuất quá nhiều hoặc quá ít nước tiểu, điều đó có thể cho thấy thận hoặc các cơ quan khác của cơ thể bạn có vấn đề.
Lượng nước tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh như tiểu đường, nhiễm khuẩn hoặc có dị vật, sỏi ở đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, suy tuyến thượng thận, hội chứng thận hư, hoặc bị hẹp niệu đạo…
Còn lượng nước tiểu quá ít có thể là do nhiễm khuẩn hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, lao bàng quang mãn tính, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, suy thận, ung thư thận, ung thư bàng quang… Tiểu ít, còn được gọi là thiểu niệu, là tình trạng thể tích nước tiểu dưới 500ml/ 24h hoặc dưới 0.5ml/ kg/ h đối với người lớn (dưới 1ml/ kg/ h đối với trẻ sơ sinh). Lúc này, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám trước khi quá muộn.
3. Nước tiểu trong và ít bọt
Bên cạnh màu vàng nhạt thì nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ thường trong. Trong ở đây không chỉ màu sắc mà là tính chất của dung dịch. Chất lỏng này sẽ không có vẩn đục, cặn, máu, cục máu đông, dị vật lạ… Cũng sẽ lỏng như nước chứ không dính hoặc đặc, nhớt. Còn nếu gặp các bất thường vừa kể trên, hãy nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt!

Nếu thấy nước tiểu có bọt, tốt nhất hãy sớm đi thăm khám (Ảnh minh họa)
Nước tiểu khi khỏe mạnh cũng có thể hoàn toàn không có bọt hoặc chỉ có 1 chút bọt. Đặc biệt là ngay cả khi bề mặt nước tiểu xuất hiện một lớp bọt mịn và thì nó cũng sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Nhưng nếu bọt nước tiểu nhiều hoặc/và không biến mất trong thời gian dài thì có thể hàm lượng protein trong nước tiểu quá cao, có thể là dấu hiệu của bệnh thận là phổ biến nhất. Một số trường hợp cũng có thể do tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn chức năng tình dục (xuất tinh ngược)...
4. Mùi nước tiểu bình thường
Ở trạng thái bình thường, nước tiểu có màu trong và mùi khai hơi nhẹ. Đối với người khỏe mạnh, thỉnh thoảng nước tiểu cũng có nặng mùi hơn bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ chủ yếu do thực phẩm và nhanh chóng biến mất sau khi điều chỉnh lượng nước hay ăn uống. Còn sự bất thường về mùi và màu nước tiểu kéo dài trên 48 giờ có thể là một dấu hiệu liên quan đến sức khỏe hoặc triệu chứng của một số bệnh lý, bao gồm cả bệnh hiểm nghèo.
Nếu nước tiểu có mùi bất thường kéo dài trên 2 ngày kèm theo các triệu chứng như: nước tiểu có mùi ngọt, tri giác lú lẫn, phù, buồn nôn, nôn ói… nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Khi các dấu hiệu trên xuất hiện có thể là biểu hiện của bệnh đái tháo đường, mất nước nặng, hoặc bệnh lý về gan.
Lâm sàng chỉ ra người mắc bệnh về gan rất dễ có mùi nước tiểu hôi tanh. Phổ biến nhất là men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, xơ gan. Thường đi kèm với chán ăn, vàng da hoặc/và mắt, màu nước tiểu đậm hơn. Đó là do rối loạn chuyển hóa bilirubin và tích tụ methionine.

Mùi nước tiểu bất thường rất có thể là
dấu hiệu của bệnh tiết niệu nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, các bệnh về thận gây ra triệu chứng nước tiểu biến đổi toàn diện từ lượng, màu, mùi, trạng thái. Bệnh sỏi thận khiến nước tiểu khai nồng nặc hoặc hôi kèm mùi kim loại gỉ sét. Viêm thận, suy thận làm nước tiểu hôi và hơi tanh. Bệnh nhân ung thư thận có mùi hôi khó chịu, thậm chí gây buồn nôn hoặc mùi như trứng thối trong nước tiểu. Thường kết hợp với tiểu lẫn máu, nước tiểu đen hoặc nâu và nhớt hơn bình thường.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng khiến nước tiểu có mùi ngòn ngọt khác lạ. Rò bàng quang, viêm cơ quan sinh dục hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể khiến nước tiểu trở nên rất khai. Một bệnh di truyền không chữa được, có thể gây tổn thương não, tử vong là Siro niệu cũng tạo ra mùi bất thường ở nước tiểu. Thường là mùi rất ngọt hoặc mùi thơm lạ và hay xuất hiện ngay từ khi sơ sinh.
 
Ngọc Ái. Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, webMD
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 12 Tháng 10 2023 05:31 )

Bạn đang ở: Trang chủ