Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 4 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
30          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay7751
mod_vvisit_counterHôm qua9623
mod_vvisit_counterTuần này45356
mod_vvisit_counterTuần trước63549
mod_vvisit_counterTháng này156194
mod_vvisit_counterTháng trước282219
mod_vvisit_counterTất cả733736

Có: 39 khách trực tuyến
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024
NGƯỢC LỐI ĐƯỜNG YÊU PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn
.......Tác giả Mỹ Linh
Chữ tình sao quá mong manh
Tơ duyên lộn mối tuổi xanh thật buồn
Canh khuya trời đổ mưa tuôn
Ngỡ như tiếng gió xoáy cuồn màn đêm.
 
Ngoài đồng con sáo lim dim
Nó ngồi buồn bã nhìn thêm não lòng
Riêng em tủi phận má hồng
Hồng nhan bạc mệnh mãi không vui gì.
 
Đường yêu lạc lối sầu bi
Ngàn năm vẫn nhớ tình si dại khờ
Yêu ai yêu mãi ngàn đời
Tình là bể khổ ai ngờ được đâu.
 
Cuộc đời là những bể dâu
Ai cũng nếm trãi cung sầu vì yêu
Chỉ mong có một buổi chiều
Quên đi tất cả những điều không vui.
 
Bình Dương, ngày 12/01/2024.
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 02:54 )

VĂN LA, ĐỊA ĐẠO ÍT NGƯỜI BIẾT TẠI QUẢNG BÌNH PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Ngang / Tin tức - Sự kiện
Tại Quảng Bình hiện vẫn còn sót lại di tích của một địa đạo được xây dựng từ năm 1966, phục vụ cho bộ đội hành quân và người dân trú ẩn trong những cuộc ném bom của Mỹ.
Tọa lạc tại thôn Văn La (xã Lương Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình), dù được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh nhưng địa đạo Văn La - nơi trú ẩn của người dân trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt - bị "lãng quên" trong thời gian dài, ít người biết đến.

Con đường dẫn vào Di tích lịch sử địa đạo Văn La. BÁ CƯỜNG
Cách TP.Đồng Hới khoảng 10 km, thôn Văn La từ lâu đã đi vào sử sách khi nằm trong "bát danh hương" tại Quảng Bình. Ngôi làng này là quê hương của danh tướng Hoàng Kế Viêm cùng nhiều nhân vật đã đi vào lịch sử.

Cửa duy nhất còn sót lại dẫn vào bên trong địa đạo. BÁ CƯỜNG

Ông Duận là người nghiên cứu cũng như chứng kiến
những năm tháng địa đạo mới xây dựng. BÁ CƯỜNG
Là người nghiên cứu về lịch sử, suốt nhiều năm viết lịch sử Đảng bộ cho nhiều địa phương, ông Lê Trọng Duận (70 tuổi, thôn Văn La, xã Lương Ninh) là nhân chứng biết khá rõ về những năm tháng hình thành địa đạo.

Địa đạo Văn La có sức chứa khoảng 400 người BÁ CƯỜNG
"Địa đạo được xây dựng từ tháng 6.1966 đến năm 1967 thì hoàn thành. Lúc này do Mỹ đánh bom quá ác liệt, có trận đánh khiến nhà cháy người chết quá thảm khốc, Đảng bộ xã đã phải họp bàn và quyết định tạo ra một địa đạo để người dân trú ẩn", ông Duận nhớ lại.

Hiện nay công trình đã xuống cấp, bên trong đất đá
ã đổ sập khiến địa đạo chỉ còn đoạn dài khoảng 30 m. BÁ CƯỜNG
Địa đạo khi mới xây dựng dài khoảng 100 m, cao 1,8 m, rộng 1,5 m, có 3 cửa vào gồm 1 cửa ngang và 2 cửa đứng, sức chứa khoảng 400 người. Sau khi hoàn thành, địa đạo là nơi trú ẩn chủ yếu dành cho người già và trẻ em.
"Năm 1968, Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc lần thứ nhất. Tỉnh Quảng Bình có thời gian được yên bình, người dân Văn La cũng không dùng đến địa đạo. Đến năm 1972, chiến tranh lại xảy ra ác liệt, địa đạo không chỉ trở thành nơi trú ẩn cho người dân mà còn là nơi để chữa trị cho thương binh", ông Duận kể.

Bia đá đặt trước địa đạo Văn La. BÁ CƯỜNG
Sau năm 1975, địa đạo Văn La dần bị lãng quên, 2 trong số 3 cửa hầm bị người dân dùng đất đá lấp lại; bên trong địa đạo cũng bị đất đá sụp xuống, hiện chỉ còn một đoạn dài khoảng 30 m.
Năm 2005, địa đạo Văn La được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh; phần sân trước địa đạo được xây dựng bê tông, gắn bia để phục vụ du khách đến tham quan.

Người dân Văn La mong muốn địa đạo sẽ được tu bổ,
nạo vét để trở thành một địa điểm được nhiều người biết đến. BÁ CƯỜNG
Theo ông Duận, nhiều người dân tại Văn La mong muốn chính quyền địa phương sẽ có phương án để tu bổ, nạo vét lại địa đạo. Dù quy mô có thể không lớn như những địa đạo Củ Chi, Vịnh Mốc... nhưng đây là di tích ghi lại những năm tháng lịch sử, thể hiện sự đoàn kết của người dân địa phương với Bộ đội Cụ Hồ trong những năm kháng chiến khốc liệt.
Bá Cường
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 27 Tháng 4 2024 12:58 )

CHI HAI CHƯA LẤY CHỒNG PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Dọc / Trao Đổi

Hôm nay đám giỗ Cha. Chị Hai lọ mọ từ dưới quê lên thật sớm, tay xách nách mang nào là chuối nào là rau và con gà, vừa bước tới cổng thì thấy vợ thằng Út đi ra. Chị Hai cất tiếng:
-Tui mới lên… Mợ út khỏe không?
Không trả lời trả lời trả vốn, vợ thằng Út đi thẳng ra cổng, chị Hai tiu nghỉu đi thằng vào trong nhà, thấy Mẹ đang ngồi xếp giấy tiền vàng mã, chị Hai sa vào lòng:
-Thưa Mẹ, con mới lên!
Mẹ xoa đầu chị Hai:
- Uhm… Hai mới lên đó hả con? Mùa màng lúc này sao rồi, cả tháng nay không thấy bay lên chơi, tao nhớ quá chừng chừng luôn. Thôi con Hai đi rửa mặt rồi xuống phụ mọi người tay chân.
Thằng Út nảy giờ đứng đó, không thèm nhìn lấy chị hai một cái, liền lên tiếng:
- Không còn bộ đồ nào tươm tất nữa hay sao mà ăn mặc lôi thôi lết thết thế! Cứ ở yên dưới đó, rảnh tui chở Mẹ xuống thăm, chứ lên đây làm chi.

Chi Hai lủi thủi đi thẳng xuống bếp, còn Mẹ thì buông tiếng thở dài.
Đang loay hoay dọn bàn thờ, nghe tiếng còi xe bin bin, thằng Út nhìn ra thấy hai chiếc xe ô tô mới cứng đậu trước sân, liền hối hả mừng rỡ:
- Oh anh Ba, chị Tư qua kìa mẹ ơi!
Thằng Út chạy ra sân niềm nở, phụ anh Ba, chị Tư bưng quà vào nhà
Buổi trưa khách khứa đến rất đông. Thằng Út là một giám đốc công ty nước ngoài nên nó mời toàn quan chức, người nào người nấy đều béo ụ, ăn mặc rất sang trọng.
Buổi tiệc bắt đầu, chủ khách cụng ly rôm rả. Mẹ nhìn quanh không thấy chị Hai đâu, vội vã lên tiếng:
- Con Hai đâu rồi, làm cái gì mà lụi cụi mãi dưới bếp rứa hè, lên đây ngồi ăn với Mẹ.
Chị Hai rón rén đi lên, thằng Út liền đứng phắt dậy đi đến chặn chị Hai lại:
- Chị ngồi ăn với sắp nhỏ dưới bếp đi! Chứ lên trên này ngồi, quan khách họ nhìn vào thì tui cất cái mặt đi đâu?
Chị Hai khựng lại, lau vội giọt nước mắt sém trào ra ngoài, lầm lủi đi xuống bếp, Mẹ nghe thằng Út nói vậy, cũng buông đũa đi vào phòng.
Tiệc tàn, thằng Ba, con Tư vào phòng chào Mẹ đi về, thấy đôi mắt Mẹ đỏ hoe, hai đứa xúm vào hỏi rối rít:
-Mẹ sao vậy? Sao Mẹ khóc? Mẹ nhớ ba hả hay bịnh gì nói cho tụi con nghe đi.
Mẹ nhẹ nhàng nói:
- Bay khoan hãy về, nán lại đây một tí. Con Tư ra gọi thằng Út và con Hai vào đây Mẹ có chuyện muốn nói
Bốn đứa con ngồi bên, mẹ chậm rải nói:
- Bay có biết không, từ khi Ba của bay mất là lúc con Hai bỏ học nửa chừng đi ở đợ cho người ta để kiếm tiền phụ tao lo cho bay ăn học. Bao nhiêu tủi nhục, cực khổ con Hai đều gánh hết. Có một lần, chủ nhà mất chỉ vàng nghi ngờ con Hai lấy, rồi họ xúm vào đánh con Hai tả tơi, nó chạy về nhà mặt tím bầm, tóc tai rối bời, quần áo rách tả tơi, nó khóc tức tưởi. Tao ôm nó vào lòng mà đứt từng khúc ruột. Từ đó nó nguyện với lòng là không để cho bay khổ cực như nó, nên nó cày thuê gánh mướn, ai thuê gì làm nấy, quên cả tuổi thanh xuân để cho bay được như ngày hôm nay. Thằng Ba bây giờ là một giám đốc bệnh viện, con Tư là một doanh nhân thành đạt, thằng Út là giám đốc của một tập đoàn nước nước ngoài.
Còn con Hai, nó hy sinh cả đời, không chồng, không con, vì lo cho em mình, bây giờ nó nhận được cái gì đây? Nó nhận được sự hất hủi của mấy đứa em mình, nó nhận được sự khinh bỉ của chính em mình. Thằng Ba, con Tư, thằng Út, bay phải biết thương yêu con Hai, tao thì tuổi già gần đất xa trời, mà thấy cảnh như thế này, ta có nhắm mắt xuôi tay cũng không yên lòng.
Mẹ buồn lắm các con ơi, nhìn thấy chị hai của bay như ri, ta không chịu được, cứ mỗi lần nhìn thấy nó là tao không cầm được nước mắt. Nếu lúc xưa nó không lo cho bay thì bây giờ nó cũng có chồng có con như người ta. Tao còn nhớ hoài, lúc xưa có thằng đó yêu nó quá chừng chừng, cái hôm mà thằng đó đến xin hỏi cưới, con Hai nó mới nói như ri: "Tui theo anh về nhà anh, rồi ai lo cho em tui". Từ đó thằng bồ nó bỏ đi biệt xứ, nửa đêm thức giấc thì lúc nào tao cũng thấy con Hai cầm tấm hình thằng đó mà thở dài thở vắn, nó thầm nuốt cái đau buồn vào lòng, âm thầm chịu đựng một mình mà lo cho bay đó.
Thằng Ba, con Tư, thằng Út nghe mẹ nói vậy, đứa nào cũng mắt đỏ hoe, tụi nó đã hiểu ra là mình có lỗi với chị Hai nhiều quá, đã làm cho chị Hai buồn. Không ai bảo ai, ba tụi nó ào vào ôm chầm lấy chị Hai mà khóc lấy khóc để.
Nhớ bài hát của Trần Tiến còn văng vẳng đâu đây:
Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a
Chị tôi chưa lấy chồng.
Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau í a
Chị tôi chưa lấy chồng.
Hóa Nguyễn Duy (Sưu tầm)
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 07 Tháng 3 2024 16:48 )

NGẮM TRĂNG PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

.......Tác giả Hoa Tím
Trăng lên quá ngọn cây rồi
Một mình ngơ ngẩn vẫn ngồi ngắm trăng...
Tìm hoài không thấy chị Hằng
Cây đa mất ngọn với thằng Cuội thôi.
 
Góc sân và một khoảng trời
Gió mơn man thổi bỗng dưng thấy buồn
Ước gì một chén trà suôn
Một người tri kỷ cùng buôn chuyện đời.
 
Tuổi già những phút thảnh thơi
Ngắm hoa, hoa nở, ngắm người, người vui...
 
Long An, ngày 22/4/2024
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 02:54 )

CHÚC MỪNG SINH NHẬT MẸ PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn
......Tác giả Trúc Quỳnh
Ở nơi xa con không về được
Chỉ gửi lời chúc Mẹ yêu thôi
Mẹ cho con nửa cuộc đời
Xin cám ơn Mẹ tuyệt vời của con.
 
Mừng Mẹ bẩy sáu tuổi tròn
Mừng sinh nhật Mẹ cháu con xum vầy
Tri ân sức Mẹ hao gầy
Cùng Cha nuôi dưỡng một bầy thiên nga.
 
Giờ Mẹ tuổi đã về già
Chúc Mẹ mạnh khỏe an khang trọn đời
Bên con cháu mãi chẳng rời
Luôn luôn mạnh khỏe yêu đời vui tươi.
 
Chúc Mẹ luôn rạng rỡ cười
Tuổi già hạnh phúc hồng tươi đạo đời
Hưởng thụ phúc lộc của trời
Cùng với con cháu cuộc đời trần gian.
 
Con cháu kính Mẹ vô vàn
Bày tỏ tình cảm nồng nàn báo ân
Mẹ là ánh sáng mùa xuân
Con cháu mãi mãi luôn cần Mẹ yêu.
 
Hòa Bình, 10/01/2023
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 27 Tháng 4 2024 03:57 )

NGÀY NGHỈ ĐẦU TIÊN DỊP 30/4 VÀ 1/5 PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Ngang / Thơ - Văn

Tác giả Kỷ sư Trắc Địa Phạm Xuân Tú 
Lễ đến gần nắng nóng lại nổi xung
Trên bốn chục thật vô cùng khắc nghiệt
Năm ngày nghỉ mình chỉ lo thời tiết
Ngồi trong nhà quạt chạy hết công năng.
*
Mười chín âm nên trời vẫn còn trăng
Xem chú cuội cùng chị hằng đùa giỡn
Đóng cửa kín gió lùa vào không lớn
Và chỉ cho nóng lở vởn bên ngoài.
*
Hè năm nay sao nhiều thế thiên tai
Nơi nóng quá người nằm dài chịu đựng
Nơi lũ lụt trôi nhà ,xe chặt cứng
Dân điêu linh sức chịu đựng khôn lường.
*
Hè Giáp Thìn bao sự kiện nhiễu nhương
Lò hừng hực từ trung ương xuống tỉnh
Thêm sức nóng cùng với nhiều toan tính
Núi lửa phun cung đình tính thoái trào.
*
Bảy mươi năm Điện Biên Phủ vàng sao
Ta thắng Pháp thật tự hào hãnh diện
Hầm Đờ Cát cờ sao vàng đỏ kín
Hơn ngàn quân giặc trình diện đầu hàng.
 
Vinh, ngày 27/4/2024
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 27 Tháng 4 2024 03:00 )

NHẬT KÝ ĐỜI TÔI PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Ngang / Vui - Thư Giản

Triều ni răng lại rứa
Bụng hắn rành nhớ quê
Kỷ niệm cứ ùa về
Ôi năng mà khó tả.

Nhớ cái thời vất vả
Cơm nỏ có mà ăn
Cuộc sống thật khó khăn
Phị chạy ăn từng bựa.

Mùa được từng mô ló
Đưa nạp thuế là xong
Thúng mủng mẹt úp không
Đáy bồ không hột ló.

Nhà đông con khốn khó
Toàn thiếu trước hụt sau
Chỉ có cháo với rau
Sắn khoai là chủ yếu.

Trửa mùa màng không thiếu
Cơm hấp sắn ba phần
Vì cha mệ phân vân
Đói tháng ba tháng tám.

Mùa hè trời quá nóng
Phe phẩy cái quạt mo
Nước uống đến cho no
Mồ hôi ra nhệ nhại.

Tấm ni lông để trải
Lăn lóc khắp xó nhà
Mắt nhắm miệng xuýt xoa
Tổ cha hấn nóng thật!

Mùa đông run bần bật
Cái rét cứ căm căm
Túi ngủ được cái chăn
Kéo qua rồi kéo lại.

Rơm cha mần nệm trải
Nằm hắn kêu lao xao
Rét quá chen chúc nhau
Kiểu chi rùi... rớt bịch.

Ngay gió mùa chưa tính
Mưa phùn cứ lâm râm
Đi cấy tróc móng chưn
Vì đàng đất trơn trợt.

Đói cọng thêm rét mướt
Tay cóng cấy được mô
Trông hết buổi lên bờ
Chạy vìa sà vô bếp.

Cái khổ kể nỏ hết
Ngay giáp hạt tám, ba
Ngô tươi đâm nhỏ ra
Ôi cha mần một mẹt.

Nhìn đến mần chết khiếp
Chưa đừng nói đến ăn
Dù có đói răng nhăn
Chẳng thà là nhịn đói.

Nhút múc ra hai đọi
Khoai đổ đống trửa mươn
Cha mệ nước mắt tuôm
Thương các con khổ quá.

Quần áo luôn chắp vá
Nỏ được bộ mô nên
Không vá dưới chắp trên
Thì cũng là rách nát.

Rọng nương đã khó nhọc
Còn vô rú bẻ măng
Củi chặt gánh băng băng
Bụng vẫn vui như tết,

Đêm về vui hò hét
Cùng mấy đứa nhà bên
Tụ tập nhởi tiến lên
Khi thì cùng hò hát.

Cuộc đời dần đổi khác
Khi đã lật sang trang
Ngoảnh lại thật ngỡ ngàng
Tuổi thơ qua mau thật.

Mại vận còn khao khát
Được quay lại tuổi thơ
Cái tuổi đẹp như mơ
Tha hồ mà vùng vậy.

Chui vô trong bụi ngấy
Trèo lên rú bứt sim
Lục lọi để bắt chim
Làm lao nhao cả xóm.

Có đứa thì bị tóm
Tội trộm mận trộm đào
Chui trộc, nhảy bờ ao
Bẻ gai và chọc bưởi.

Trêu cho người ta chửi
Nhổ sắn náng để xơi
Thả bò... xuống bến bơi
Cả ngày không biết chán...

Ôi tuổi thơ trong trắng
Bao năm tháng vận thương
Trải qua mấy chặng đường
Vẫn nhớ về quê mệ!

Tác giả Thu Hương
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 02:47 )

“NGỤY TRANG” KHÔNG KHÉO CỦA GÃ ĐÀN ÔNG NGOẠI TÌNH PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Dọc / Mẹo vặt
Sự việc chỉ rõ ràng khi một đêm tôi nhận được cuộc gọi của chồng. Tôi nhấc máy nhưng không thấy anh trả lời, chỉ thấy tiếng cười nói, tiếng hôn chụt choẹt, tiếng chồng tôi với một giọng ai đó lả lơi.
Vợ chồng tôi yêu nhau từ thời sinh viên. Tình yêu đầu đời trong sáng, không cám dỗ, không toan tính.
Sau khi cưới, chúng tôi lần lượt chào đón hai cô công chúa nhỏ, niềm vui nối tiếp niềm vui. Nhưng bên cạnh đó, cuộc sống cơm áo gạo tiền bắt đầu chi phối cái tình yêu trong veo ấy.
Tôi làm văn phòng ở một công ty nhỏ, lương chưa cả đủ tiền sữa cho con. Vậy là bao nhiêu gánh nặng kinh tế đều đè lên vai chồng tôi. Anh chuyển đổi chỗ làm liên tục để tìm được mức lương đủ nuôi sống cả gia đình.
Ông trời không phụ lòng người, sau nhiều lần cố gắng, chồng tôi thi tuyển được vào một tập đoàn có tiếng với mức lương hậu hĩnh.
Những tháng sau đó, với đồng lương dồi dào, cuộc sống của chúng tôi đỡ phần vất vả, nhưng đánh đổi lại, anh đi sớm về khuya, lúc nào cũng vô cùng bận rộn. Mâm cơm gia đình thường xuyên vắng mặt anh.
Chồng tôi là kỹ sư xây dựng. Anh thường phải đi giám sát thi công. Công việc bất chấp giờ giấc. Bộ quần bảo hộ anh mặc lúc đi thì sạch sẽ, lúc về thì phủ bụi công trường. Tôi rất thương chồng nên không bao giờ dám phàn nàn gì cả.
Thời gian gần đây, chồng tôi vắng nhà nhiều hơn hẳn. Khi tôi gọi điện nhắc anh về ăn cơm, luôn nhận được câu trả lời quen thuộc:
- Cứ để phần anh, anh làm cố rồi về ăn sau nhé.
Nhưng mâm cơm ấy cùng với tôi cứ chỏng chơ chờ đợi bởi anh về rất khuya và không đụng đũa bao giờ. Tôi chột dạ khi cô bạn thân cảnh báo:
- Đàn ông có tiền dễ sinh hư, có khi chồng mày dở chứng lại chán cơm thèm phở. Mày phải cẩn thận đấy.

Ảnh minh họa
Sau lời cảnh báo của bạn, tôi bắt đầu chú ý đến chồng hơn và nhận ra rằng bỗng nhiên thời gian gần đây cách ăn mặc của anh thay đổi. Khi đi làm anh vẫn mặc đồ bảo hộ công trường nhưng lại mặc quần áo thời trang rất đẹp ở bên trong. Tôi thắc mắc:
- Đi công trình, sao anh phải mặc quần áo đẹp bên trong?
Chồng tôi cau mày đáp lại:
- Em lắm chuyện vừa thôi. Trời trở gió, anh mặc vậy cho nó ấm.
Khi anh trở về, bộ bảo hộ bên ngoài lại lem nhem bụi bẩn. Khi mang quần áo đi giặt, để ý tôi mới thấy vết bẩn trên quần áo anh lại như có người bôi vào chứ không phải là do công việc tạo nên.
Vết bẩn chỉ có ở hai bên tay áo, cổ áo vẫn sạch sẽ, nếu mồ hôi và khói bụi công trường, thì không thể bẩn kiểu này. Nhiều lần như vậy khiến tôi nghi ngờ chồng tôi đã cố tình làm bẩn quần áo để tôi yên tâm rằng anh ra khỏi nhà là lăn lộn ở công trường.
Ảnh minh họa
Sự việc chỉ rõ ràng khi một đêm tôi nhận được cuộc gọi của chồng. Tôi nhấc máy nhưng không thấy anh trả lời, chỉ thấy tiếng cười nói, tiếng hôn chụt choẹt, tiếng chồng tôi với một giọng ai đó lả lơi. Có lẽ chồng tôi đã vô tình chạm vào phím gọi hoặc cô bồ của anh cố ý cho tôi biết anh đang vui vẻ với nhân tình.
Tim tôi như có ai bóp nghẹt. Vậy là anh đã dối trá thật rồi. Bấy lâu nay, anh mặc bộ quần áo bảo hộ đi sớm về khuya để ngụy trang cho việc ngoại tình. Tai tôi ù đi, mắt nhòe nước. Tôi phải làm gì để vạch trần bộ mặt của anh? Hãy cho tôi một lời khuyên. Làm thế nào để tôi có thể giữ mái ấm cho các con mình?
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 12 Tháng 3 2024 13:19 )

Nhìn mâm cơm chồng mời bạn, tôi ứa nước mắt, lặng lẽ bế con về ngoại PDF In Email
Viết bởi Administrator
Thứ hai, 29 Tháng 4 2024 00:00 Menu Dọc / Đời Sống - Sức Khỏe
Tan làm, tôi háo hức với suy nghĩ sẽ nấu cho con một bữa ăn thật ngon. Nhưng về nhà, tôi tái mặt khi thấy chồng đang nhậu với đám bạn.

Vợ chồng tôi đều là công nhân nên tiền bạc không mấy dư dả. Đã thế, chồng tôi còn ham nhậu và sĩ diện với bạn bè. Anh ấy có thể tính toán từng đồng mua sữa hay lựa loại bỉm rẻ tiền cho con. Nhưng lại sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn cho một bữa nhậu với bạn. Hay bạn bè hỏi vay tiền, anh ấy còn có thể lấy tiền tiết kiệm sinh con của tôi để cho bạn vay mà không hỏi ý kiến của vợ.
Vì những chuyện nhỏ nhặt như vậy mà vợ chồng tôi thường hay tranh cãi nhau, thậm chí hồi mang bầu 7 tháng, tôi còn có ý định ly hôn. Nếu không phải chồng năn nỉ, hứa hẹn thay đổi, có lẽ tôi đã không quay lại với anh.
Tôi sinh con, nhận tiền bảo hiểm thai sản được hơn 20 triệu. Với chúng tôi mà nói, đó được xem là một số tiền lớn. Tôi dự định sẽ dùng số tiền đó để mở tiệm tạp hóa bán trong khu công nhân. Như thế thì tôi vừa thuận tiện trông con vừa kiếm được đồng ra đồng vào. Tôi chỉ không ngờ, chồng lại lấy tiền đó gửi về cho em gái anh mua xe máy. Biết chuyện, tôi hỏi tại sao chồng không nói trước với mình thì anh bảo em gái đang cần gấp để mua xe đi làm, anh không thể không cho mượn. Mà cho em chồng mượn, tôi không thể đòi lại ngay được, cũng không thể trách cứ nhà chồng được, chỉ đành ôm ấm ức và giận chồng vô cùng.
Hiện tại, con trai tôi đã tròn 3 tuổi. Tôi vẫn làm công nhân, sáng đi làm, tối về quây quần bên con. Còn chồng tôi hay đi nhậu với bạn bè, ít khi ăn cơm ở nhà. Cũng may có con làm niềm vui, tôi cũng không thấy buồn mấy.
2 ngày trước, con nói thèm ăn mực, tôm vì thấy con của bác Vi (hàng xóm nhà tôi) ăn rất ngon. Thương con, ngay hôm sau, tôi lấy 400 nghìn trong tiền tiết kiệm để mua một cân tôm và 2 con mực to, dự định hấp cho con ăn. Mua rồi, tôi gói ghém, bỏ hộp cất kĩ trong ngăn đá tủ lạnh vì sợ chồng trông thấy.
Chiều qua, vừa tan làm, tôi đã háo hức đi đón con rồi nói tối sẽ làm tôm mực cho con ăn. Thằng bé mừng rỡ reo hò. Nào ngờ về đến nhà đã thấy chồng ngồi nhậu với đám bạn. Linh tính tôi mách bảo điều không hay. Quả nhiên, nhìn vào mâm nhậu chỉ còn vỏ tôm và nang mực, tim tôi như thắt lại, nước mắt ứa ra.
Chồng tôi vẫn cười ha hả với đám bạn của mình, còn cười cợt bảo tôi giấu đồ ăn kĩ quá, anh ta phải lục lọi mãi mới tìm ra. Nhìn đám đàn ông ngà ngà say, tôi đau đớn thu dọn đồ đạc rồi đưa con ra bến xe. Trên đường đi, con cứ hỏi tôi không nấu tôm mực cho con ăn à? Tôi khóc, dỗ dành con, bảo để về ngoại rồi ăn.
Bây giờ, mẹ con tôi vẫn đang ở nhà ngoại. Bố mẹ, anh chị tôi biết chuyện thì khuyên tôi nên ly hôn, giải thoát cho mình và con. Tôi cũng muốn thế. Nhưng thấy con còn nhỏ, công việc còn dang dở, rồi còn tiền thưởng Tết cuối năm khiến tôi phân vân nhiều. Tôi nên làm sao mới tốt nhất đây?
Theo Phụ nữ Việt Nam
Read more...
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 13 Tháng 3 2024 08:01 )

Bạn đang ở: Trang chủ