Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 10 2013 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
  1 2 3 4 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1287
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này1287
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148051
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3094277

Có: 17 khách trực tuyến

TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Email In PDF.
Từ Tuần lễ văn hóa Toulouse trở về nhà khoảng 20 giờ 30 tối qua, tôi được tin sét đánh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần lúc 18 giờ 09 ngày 4.10.2013 tại Bệnh viện Quân đội 108.
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948. Cuộc đời và sự nghiệp của ông như một huyền thoại của thế kỷ 20 và 21.
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). 
Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thời niên thiếu
Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân).[2] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. 
Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Thời thanh niên
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.
Bắt đầu sự nghiệp quân sự
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp - Đại tướng đầu tiên của nước Việt Nam
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Kháng chiến chống Pháp
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân ủy.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. 
Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. 
Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. 
Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.
Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia:
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Tư liệu

Những câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Chính trị Việt Nam) - “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Câu nói đủ để thấy ngọn lửa sống và tình yêu nước trong con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn cháy rực trong bất kì hoàn cảnh nào. Nhìn lại lịch sử, dường như những câu nói bất hủ của Đại tướng luôn gắn với sinh mệnh dân tộc Việt Nam.

“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”


Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thế giới biết đến ông – đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một trí thức yêu nước, một thầy giáo dạy sử trở thành vị đại tướng Tổng tư lệnh của một quân đội đã đánh thắng những đạo quân lừng danh trên thế giới.
Ngày vị lão tướng cận kề tuổi 100, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng các thành viên Chính phủ đến chúc thọ mong đại tướng giữ gìn sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, trường thọ để tiếp tục có những ý kiến đóng góp quý giá cho Đảng và nhà nước.
Khi đó Thủ tướng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi gắn liền với tên tuổi đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng và nhà nước mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn này cho sự nghiệp phát triển của dân tộc”.
Con đường đi tới thành công của ông cũng gắn với những tuyên ngôn bất hủ không chỉ trong lúc điều binh, khiển tướng mà ngay cả khi ông đã về với đời thường, con người ông vẫn toát lên trách nhiệm đó.


Đáp lại lời chúc, đại tướng Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó. Mong Đảng, Chính phủ luôn ghi nhớ công lao của những chiến sĩ cách mạng. Có được đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương máu hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa”.
Minh chứng ngay cho điều này, vị tướng già lần lượt bắt tay từng thành viên Chính phủ và dặn dò: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương”. Đại tướng cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…”
Minh chứng ngay cho điều này, vị tướng già lần lượt bắt tay từng thành viên Chính phủ và dặn dò: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương”. Đại tướng cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…”
Năm 1959, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Đoàn 559- mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn tiếp viện chiến trường miền Nam và cũng nhờ tuyến đường này mà phong trào chiến tranh du kích ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Sau 4 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Sau chiến dịch Tết Mậu Thân -1968, chiến dịch Đường 9-Nam Lào, chiến dịch Trị-Thiên Tây Nguyên và tiếp đến làacchiến dịch Mùa xuân đại thắng.
Với tài thao lược uyên bác, mùa xuân năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê duyệt đề xuất lấy Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Ma Thuột, sau đó gấp rút giải phóng Đà Nẵng và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất mở chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó cử Đại tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh chỉ huy 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn.
Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước".
“Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam”
Sau khi chiến tranh kết thúc, với mục đích tìm kiếm câu trả lời để lý giải cho những thất bại thảm hại của mình, McNamara đã hai lần tới Việt Nam hội kiến với người trước đây từng là kẻ thù của ông ta ở bên kia chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ lịch sử lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1995) và cũng là lần cuối cùng này, McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm. Thế nhưng, trong suốt cuộc nói chuyện ông ta luôn tỏ ra sốt sắng và thường cắt ngang lời Đại tướng, phần vì thời gian gấp rút, phần vì còn có những quan điểm bất đồng.
Trái ngược lại, với thái độ rất lịch sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điềm tĩnh giải thích cho phía Mỹ thấy được lý do tại sao họ thất bại ở Việt Nam. Ông nói: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam”.
Đại tướng lý giải rằng Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
Trước những lập luận rất sắc sảo của Đại tướng, không giữ được sự kiên nhẫn, cuối cùng McNamara phải thốt lên: “Thế là ngài lại thắng về thời gian rồi”. Đại tướng đáp lại: “Các ngài thua vì chưa hiểu, muốn hiểu nên lắng nghe”.
Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam".
“Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc”, Đại tướng nói.
Còn khi nói về quân sự ông cũng thật bình dị: “Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.”
"Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”
Trước đó, vào ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng (phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara (cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) gặp nhau.
Khi phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Những hành động quân sự nào của Mỹ làm tướng Giáp lo sợ nhất và vào những thời điểm nào?”.
Đại tướng cười và vui vẻ nói: “Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.
Phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Nhìn lại quá khứ, tướng Giáp đánh giá thế nào về thành công và thất bại của Tổng tiến công Mậu Thân?”. Đại tướng nói rằng: “Sức mạnh của Mỹ tuy lớn nhưng có những hạn chế cơ bản. Ví như kỵ binh bay mạnh ở chỗ cơ động nhưng đối với chúng tôi thì cơ động nhất là lực lượng tại chỗ, quân Mỹ đến đâu thì đã có lực lượng của chúng tôi ở chỗ đó”.
“Còn về Tổng tiến công Mậu Thân, mục đích chúng tôi là làm sao cho Mỹ rút. Về cách đánh mà nói thì đợt một là thắng lợi lớn, những đợt sau nếu theo ý kiến của Trung ương chuyển nhanh về nông thôn thì thắng to, nên vì vậy có tổn thất. Chiến tranh nhìn chung là chiến lược tổng hợp. Mục tiêu của chúng tôi là Mỹ phải chấm dứt leo thang, ngồi lại đàm phán. Như thế chúng tôi đã đạt được buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.
Chỉ có điều chúng tôi không dự kiến đầy đủ là Nixon lật lọng sẽ ký rồi lại ném bom B52… Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn bảo vệ được nền độc lập và thống nhất Tổ quốc của một nước nhỏ, dù kinh tế còn lạc hậu nhưng đã đánh thắng hai đế quốc to. Đó là thắng lợi của ai? Của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có những người Mỹ chống lại chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”.
“Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình dị nhận định.
Trong số ra ngày 9/2/1968, tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh North VietNam: The Red Napoleon.
Tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Tướng Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: "Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont' strike". (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).

Bích Ngọc

Năm tháng và cuộc đời

Năm 1925-1926: Tham gia vào phong trào học sinh ở Trường Quốc học Huế.

Năm 1929: Vào Đảng Tân Việt cách mạng, cùng một số đồng chí cải tổ Đảng Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (lúc đầu là Việt Nam Cộng sản Liên đoàn). Tham gia viết Báo Tiếng Dân.

Năm 1930: Bị bắt trong vụ cứu tế Nghệ An đỏ ở nhà in Báo Tiếng Dân, bị kết án 2 năm tù. Ra tù mất liên lạc với tổ chức; một thời gian sau ra Hà Nội dạy học ở  Trường Thăng Long, tuyên truyền và gây cơ sở cách mạng trong thanh niên học sinh, tiếp tục học thêm cho đến đại học.

Từ năm 1936: Tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ, ở trong Ban lãnh đạo nửa hợp pháp của Đảng, lãnh đạo phong trào thanh niên, học sinh ở Hà Nội.

Thành lập Báo Hồn trẻ, cùng một số đồng chí sáng lập và biên tập các báo Le Travail (Lao động), báo Notre voix (Tiếng nói chúng ta), báo En avant (Tiến lên), báo Rassemblement (Tập hợp), viết báo Đời nay, Tin tức, Thời báo, Cờ giải phóng.

Tham gia phong trào Đông Dương Đại hội, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ.

Năm 1940: Được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 6.1940: Làm thủ tục kết nạp vào Đảng. Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu đi Diên An, giữa đường được chỉ thị trở về Quế Lâm hoạt động ở biên giới Trung - Việt. Về nước, cùng ở với Bác Hồ tại Pác Bó. Sau Hội nghị T.Ư lần thứ 8, được giao nhiệm vụ vận động đồng bào ở Hòa An và Nguyên Bình, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, lập ra những xã hoàn toàn, châu hoàn toàn (hoàn toàn tham gia Việt Minh).

Năm 1941: Tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và xây dựng căn cứ địa ở Cao-Bắc-Lạng.

Năm 1942: Phụ trách Ban Xung phong Nam Tiến, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên.

Tháng 12.1944: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4.1945: Tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ.

Tháng 5.1945: Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

Tháng 6.1945: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng.

Tháng 8.1945: Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư. Sau đó được cử vào Ban Thường vụ Ban Chấp hành T.Ư và Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, khi thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bí thư Đảng - Đoàn Chính phủ.

Tháng 1.1946: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (liên tiếp là đại biểu các khóa II, III, IV, V, VI, VII).

Tháng 3.1946: Chủ tịch quân sự ủy viên Hội trong Chính phủ liên hiệp.

Khi thành lập Quân ủy T.Ư là Bí thư Quân ủy T.Ư.

Tháng 11.1946: Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ mới. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam.

Năm 1948: Được phong quân hàm Đại tướng.

Tháng 2.1951: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư, được T.Ư cử vào Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy T.Ư.

Tháng 9.1955: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 9.1960: Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư, được cử vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân thăm lại Điên Biên năm 2004 - Ảnh: Việt Dũng

Tháng 4.1976: Là Đại biểu Quốc hội khóa VI nước CHXHCN Việt Nam. Được cử làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.


Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại tướng. Ảnh TTXVN

Tháng 12.1976: Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư và được T.Ư cử vào Bộ Chính trị. Tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư cho đến năm 1978.

Tháng 1.1977: Được phân công làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, phụ trách quốc phòng và khoa học kỹ thuật.

Tháng 1.1980: Được phân công làm Phó thủ tướng, tiếp tục phụ trách khoa học và kỹ thuật, tháng 12 năm ấy phụ trách thêm công tác khoa giáo (phụ trách khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội).

Tháng 4.1981: Đại biểu Quốc hội khóa VII, được cử lại làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 3.1982: Đại hội lần thứ  V của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng.

Là Phó thủ tướng phụ trách công tác khoa học và công tác giáo dục đào tạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội.

Từ 1992 đến nay: Chủ tịch Danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, kiêm cố vấn chương trình  khoa học cấp nhà nước và “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Chủ tịch Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.

Chủ tịch Danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).

Chủ tịch Danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

(Theo Tài liệu của Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 12:29 )  
Bạn đang ở: Trang chủ TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP