Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 3 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2147
mod_vvisit_counterHôm qua3489
mod_vvisit_counterTuần này19662
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này144193
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3090419

Có: 7 khách trực tuyến

Vị Tư lệnh tài ba được mệnh danh là ‘cánh đại bàng’ của chiến trường Trường Sơn huyền thoại, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam khi chỉ mới 16 tuổi

Email In PDF.
Tên tuổi của ông gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại - tuyến chi viện chiến lược cho tiền tuyến.
1- Tư lệnh huyền thoại của Bộ đội Trường Sơn
Đồng Sỹ Nguyên (1923 - 2019) tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, sinh ra và lớn lên ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, phủ Quảng Trạch, Quảng Bình. Song thân ông là ông Nguyễn Hữu Khoán và bà Đặng Thị Cấp, đều là những hậu duệ của thủ lĩnh Phong trào Cần Vương. Vì thế, ông sớm đã có tinh thần chống thực dân Pháp.
Năm 1938, ông tham gia hoạt động cách mạng ở quê nhà và một năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 16 tuổi. Cả cuộc đời của ông trải qua nhiều vị trí công tác, thế nhưng dấu ấn đậm nét nhất là gần 10 năm (1967-1976) đảm nhiệm Tư lệnh Binh đoàn 559 Trường Sơn.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
Khi được hỏi về tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét "đồng chí đã có công lao lớn trong cuộc tổng khởi nghĩa 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, đồng chí có công lớn đối với con đường chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh".
2- Bước đầu xây dựng con đường chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 năm 1959 đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: "Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân". Vì vậy, việc nhanh chóng mở đường vận chuyển chi viện chiến lược cho các chiến trường trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Tên tuổi của ông gắn liền với tuyến đường Trường Sơn huyền thoại
Đoàn 559 có nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự, đưa đón bộ đội, chuyển công văn từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Khi tiếp nhận vị trí Tư lệnh Trường Sơn ngày 1/1/1967, tướng Đồng Sỹ Nguyên có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe chia thành 4 binh trạm. Với lực lượng như vậy, việc chi viện vào miền Nam qua đường Trường Sơn rất khó khăn vì địa bàn quá dài và rộng, thường xuyên bị bom Mỹ rải thảm.
Ngoài ra, khí hậu khắc nghiệt của Trường Sơn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho Đoàn. Mỗi năm, Trường Sơn chỉ có vài tháng khô, các đơn vị vận tải có thể di chuyển, còn lại là mùa mưa với những trận mưa tầm tã làm đường sụt lở, lầy lội trầm trọng. Công binh, thanh niên xung phong phải trần mình suốt ngày đêm khắc phục hậu quả của mưa lũ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu và Tư lệnh
Đồng Sỹ Nguyên bàn kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch “Đường 9 - Nam Lào” năm 1970
Được biết, ông đã cùng các lái xe thực địa từng tuyến đường. Tận mắt quan sát mọi diễn biến "địch đánh, ta sửa ta đi", ông thấy rằng cách này không hiệu quả vì sửa đường mất rất nhiều công sức. Hơn nữa, do chỉ có một con đường mòn nên trong lúc chờ sửa chữa, tất cả xe cộ đều bị đình trệ, có khi cả tháng không chi viện được cho chiến trường.
Ngoài ra, ông còn phê phán kịch liệt hoạt động trên tuyến cơ bản mang tính "phòng ngự bị động, tiêu cực". Ông cho rằng muốn làm tốt nhiệm vụ chi viện thì trước hết Đoàn 559 phải có đủ sức chống lại cuộc chiến tranh ngăn chặn do không quân và bộ binh Mỹ thực hiện. Theo đó, phải hiệp đồng binh chủng, bảo vệ tuyến vận tải cơ giới để vừa chi viện, vừa đẩy lui địch trên chiến trường.
"Từ năm 1967, Đoàn 559 được bố trí trận địa pháo phòng không, tên lửa để đối phó với việc ném bom của địch, tạo thành lưới lửa bảo vệ trên đầu đội hình vận tải, không để lái xe đơn độc trên đường; ở dưới, công binh túc trực bên đường, khi địch đánh thì vào hầm trú ẩn, ngưng đánh ra sửa đường; còn bộ binh liên tục mở các chiến dịch đẩy địch ra xa", Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Binh đoàn 12 kể lại.
Từ đây, tuyến đường không chỉ mang ý nghĩa là một "đường dây vận tải chi viện" đơn thuần nữa mà đã chuyển thành một chiến trường đúng nghĩa - chiến trường Trường Sơn. Địch thích đánh trọng điểm nào, bộ đội Trường Sơn càng tạo điều kiện, "kêu gọi" địch đánh vào đấy. Trong lúc đó, công binh mở thêm 2 tuyến đường song song bên cạnh để đoàn xe tiếp tục lưu thông.
3- Đường Trường Sơn, "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm"
Từ một con đường mòn, đường Trường Sơn dưới thời tướng Đồng Sỹ Nguyên đã trở thành một tuyến giao thông chiến lược với cả hệ thống như “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Đó là những con đường ngang dọc chằng chịt mà Mỹ không cách nào ngăn chặn được với 5 trục dọc, 21 trục ngang, tổng chiều dài 20.000km phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, xuyên 3 nước Đông Dương.
Trong đó, có hơn 800km đường kín, 1.500km đường rải đá, 200km đường nhựa. Ngoài ra còn có 1.500km đường dẫn xăng dầu, 1.350km đường dây cáp thông tin, 3.800km đường giao liên, 500km đường sông. Trường Sơn thời đánh Mỹ có khoảng 120.000 bộ đội và 10.000 thanh niên xung phong.

Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên thăm Bộ đội Trường Sơn năm 1973
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam, nói tướng Nguyên không chỉ là người chỉ huy mà thực sự là đồng đội, anh em, bè bạn gần gũi. Không có trọng điểm ác liệt nào, binh trạm nào ông chưa đến.
Từ năm 1976 đến khi nghỉ công tác, ông Đồng Sỹ Nguyên có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều công trình trọng điểm của quốc gia mang đậm dấu ấn của ông như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, xi măng Bỉm Sơn, giấy Bãi Bằng, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh,...
Ông mất tháng 4/2019, được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Nam Trần
 
Bạn đang ở: Trang chủ Vị Tư lệnh tài ba được mệnh danh là ‘cánh đại bàng’ của chiến trường Trường Sơn huyền thoại, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam khi chỉ mới 16 tuổi