Nhắc đến du lịch Quảng Bình, du khách sẽ ngay lập tức nhớ đến Hang Sơn Đoòng – Hang động lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết câu chuyện thú vị về người đàn ông khám phá đã ra hang động này. Đó là ông Hồ Khanh, một người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Phong Nha, Quảng Bình.
1- Cuộc sống dựa vào việc đi rừng và làm nghề phu trầm
Vào trước năm 1997, đời sống người dân Phong Nha hết sức khó khăn. Các cơ sở vật chất cơ bản như điện đài, giao thông, trường học hay bệnh viện đều rất đơn sơ. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa. Tuy nhiên, thu nhập vô cùng bấp bênh, không đủ khả năng để trang trải cho cuộc sống.
Vào thời điểm ấy, ông Hồ Khanh cũng như các thanh niên trẻ tuổi đều tham gia đi rừng. Có người đi tìm trầm hương, người khai thác gỗ, người lại đi thu gom những vỏ bom, vỏ đạn từ thời chiến tranh. Đặc biệt, vào những năm 80, một phong trào rầm rộ đã diễn ra ở Phong Nha, đó là đi tìm trầm hương để bán. Vì được biết đến là một loại lâm sản quý hiếm và có lợi cho sức khỏe, trầm hương được nhiều thương lái săn đón và thu mua để xuất khẩu ra nước ngoài.
Anh thanh niên Hồ Khanh hồi còn trẻ với nghề phu trầmPhần lớn thời gian, ông Hồ Khanh đi vào những khu rừng nằm tại các dãy núi đá vôi dọc theo biên giới Quảng Bình và nước bạn Lào. Khi ấy, ông thường phải vào rừng từ 10 ngày đến 2 tháng, mang theo rất nhiều thức ăn và vật dụng cần thiết để sống trong rừng. Vì vào thời điểm đó, chưa có cơ chế quản lý rõ ràng cho các cánh rừng, những người đi rừng như ông Hồ Khanh chưa nhận thức được những ảnh hưởng của mình gây tác hại đến môi trường rừng thế nào.
Nhưng kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhà nước thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng, những người đi rừng như ông Hồ Khanh quay về làm nông. Nhưng trời vẫn phụ lòng người, sào đất ông mượn từ chị gái để trồng trọt, chăn nuôi nhiều lần bị mất trắng do lũ lụt, thiên tai.
Từ năm 2001, một bước ngoặt mới mở ra với ông Hồ Khanh. Khu bảo tồn đã được chuyển thành Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Khách du lịch đã đến đây nhiều hơn, các đoàn thám hiểm hang động của đến đây để nghiên cứu, khảo sát. Ông Hồ Khanh đã mở một quán cà phê nho nhỏ, tên là Hồ Trên Núi.
2- Hành trình ông Hồ Khanh khám phá ra Hang Sơn Đoòng
Trong quá trình đi rừng, ông Hồ Khanh và những người khác thường vào hang động để nghỉ ngơi. Vì việc dựng lán hay mắc võng sẽ không đảm bảo an toàn nếu có thú dữ, rắn rết hay đột ngột có mưa lũ. Thêm vào đó, để đảm bảo sinh tồn trong rừng, trước hết, những người đi rừng cần phải tìm được nguồn nước. Do đó, ông Hồ Khanh luôn ưu tiên việc tìm kiếm các hang động và đi dò tìm những mạch nước trong hang.
Về hành trình khám phá ra hang Sơn Đoòng, ông Khanh kể lại, vào cuối năm 1990, trong một chuyến đi rừng tìm trầm hương như thường lệ, không may gặp phải mưa lớn, ông Khanh vội tìm một vách đã để trú tạm. Vô tình, ông nhìn thấy những cột sương mù kèm theo hơi lạnh, liên tục được thổi ra từ miệng hang. Cảnh tượng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông sau này.
Hướng dẫn viên Hồ Khanh trước cửa hang Sơn Đoòng do mình phát hiệnNăm 1990, ông Howard Limbert, bà Deb Limbert và một số chuyên gia thuộc Hiệp hội Hang Động Hoàng Gia Anh (BCRA) và Tổ chức Cứu hộ Hang Động đã đến Việt Nam để khám phá và khảo sát các hang động. Trong quá trình đó, ông Howard Limbert cùng các chuyên gia đã đi tìm kiếm những người dân địa phương từng đi rừng. Với phần lớn thời gian dành ra để vào rừng, khả năng họ đã phát hiện ra các hang động chưa ai biết cũng sẽ cao hơn. Ông Howard sẽ thuê họ dẫn đường để vào đo đạc các hang động.
Ông Hồ Khanh đã mô tả lại cảnh tượng mình đã nhìn thấy vào năm 1990 cho Howard Limbert và ông Howard nhận định đây có thể là một hang động rất lớn. Ông đề nghị Hồ Khanh quay lại tìm và đánh dấu vị trí cửa hang để đoàn thám hiểm có thể vào khảo sát. Sau đó, Hồ Khanh mất nhiều tháng tìm kiếm lại vị trí cửa hang nhưng không thành công. Để ghi nhớ chính xác đường đi đòi hỏi ông Hồ Khanh phải có khả năng đi rừng tốt, nhớ đường đi, đặc điểm của cảnh quan xung quanh và khả năng đo lường các quãng đường, độ dài và độ rộng của hang đá. Cuối cùng, mãi đến năm 2008, ông đã tìm lại được cửa hang và đánh dấu cẩn thận. Sau đó, ông viết thư thông báo cho ông Limbert về việc đã tìm ra cửa hang.
Vào tháng 3 năm 2009, một đoàn thám hiểm phối hợp với trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập bởi ông Howard Limbert. Mục đích của đoàn là khảo sát hang động này với sự dẫn đường của ông Hồ Khanh. Vào ngày 7 tháng 4 cùng năm, ông Peter MacNab, một thành viên của đoàn thám hiểm hang động Anh – Việt, đã trở thành người đầu tiên bước chân vào bên trong hang.
Sử dụng thiết bị laze để đo đạc, các nhà thám hiểm xác định đây là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Sau đó, ông Khanh cùng các thành viên đoàn thám hiểm đã bàn bạc và đặt tên hang là Sơn Đoòng. “Sơn” có nghĩa là núi, và “Đoòng” là tên của thung lũng nơi có suối Rào Thương chảy qua.
Hồ Khanh (áo đen hàng sau) trong một chuyến khám phá hang động năm xưa3- “Vua hang động” Hồ Khanh phát hiện ra nhiều hang động khác
Không chỉ riêng Hang Sơn Đoòng, trong suốt những năm đi rừng, ông còn phát hiện ra 30 hang động lớn nhỏ trong Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Từ đó, ông rất được tin tưởng và đảm nhiệm trọng trách giám sát hậu cần cho các chuyến đi khảo sát cho các nhóm thám hiểm hang động. Ngoài ra, nếu nắm được thông tin về các hang động mới được phát hiện, Hồ Khanh sẽ thông báo với các chuyên gia để tiến hành khảo sát, đo đạc.
Tính đến năm 2022, ông Hồ Khanh đã góp công trong việc phát hiện và khảo sát khoảng 400 hang động khác nhau tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên, được biết đến là Hang động lớn nhất thế giới, tên tuổi của ông Hồ Khanh luôn gắn liền với Hang Sơn Đoòng và được giới báo chí thế giới quan tâm.
4- Đóng góp vào du lịch địa phương và trở thành đội trưởng porter cho tour Thám hiểm Sơn Đoòng
Đến năm 2013, Hang Sơn Đoòng được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm. Oxalis là đơn vị duy nhất được cấp phép vận hành. Mỗi năm, chỉ 1000 du khách may mắn được trải nghiệm hành trình phi thường này, được chia thành 100 tour, mỗi tour tối đa 10 khách cùng 30 nhân viên hỗ trợ. Đội ngũ porter đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ du khách khám phá Sơn Đoòng. Vì vậy, ông Hồ Khanh đã được Oxalis Adventure tin tưởng giao trọng trách quản lý 5 tổ porter với tổng cộng 125 thành viên.
Ông Hồ Khanh hiện tại là quản lý đội porter phục vụ tour Sơn ĐoòngCông việc của ông Khanh là đảm bảo các đội porter thực hiện tốt nhiệm vụ, giữ gìn trật tự và sự chuyên nghiệp trong suốt hành trình. Điều đặc biệt, nhiều thành viên trong đội porter trước đây từng mưu sinh bằng việc khai thác gỗ, săn bắn trái phép. Nay, họ đã chuyển sang hoạt động du lịch, vừa kiếm sống cho gia đình, vừa góp phần bảo vệ cánh rừng – nơi đang tạo công ăn việc làm cho chính họ và người dân Phong Nha.
Sau nhiều năm gắn bó với vai trò trưởng nhóm porter hang Sơn Đoòng, Hồ Khanh đã tích góp được một số vốn liếng. Cùng với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian làm việc cho Oxalis Adventure, ông và vợ đã xây dựng một homestay nhỏ xinh bên bờ sông Son.
Homestay có 8 phòng ngủ và do chính vợ ông Khanh trực tiếp điều hành. Nhờ sự chăm chỉ làm việc cùng với sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghiệp, homestay của ông Khanh ngày nay đã trở thành một địa điểm lưu trú thu hút đông đảo du khách cả trong nước và quốc tế. Nhờ đó, homestay đã tạo công ăn việc làm cho vợ con ông Khanh và một số người dân địa phương.
Hồ Khanh Homestay là địa điểm lưu trú nhỏ xinh bên dòng sông Son – Nơi du khách có thể được nghe những câu chuyện khám phá hang động thú vị từ chính Hồ Khanh
Hồ Khanh Homestay là địa điểm lưu trú nhỏ xinh bên dòng sông Son - Nơi du khách có thể được nghe những câu chuyện khám phá hang động thú vị từ chính Hồ Khanh5- phần nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Đối với ông Khanh và người dân trong làng, du lịch đã mang đến những thay đổi to lớn trong cuộc sống. Thứ nhất, đời sống của họ được cải thiện đáng kể. Nhờ có du lịch, ông Khanh có điều kiện cho hai con trai theo học trường ngoại ngữ tại Quảng Bình, còn con gái lớn cũng có thể phụ giúp mẹ làm homestay. Không còn phải lo lắng về cái nghèo, người dân trong làng có thể tập trung vào phát triển cuộc sống và nâng cao nhận thức.
Thứ hai, nhận thức của người dân được nâng cao. Thay vì chỉ biết khai thác rừng theo bản năng, họ nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng. Họ hiểu rằng đây là “tài sản vốn quý chung” cần được gìn giữ cho thế hệ mai sau.
Thị trấn Phong Nha ngày nay đã thay đổi nhờ vào hoạt động du lịchNgoài ra, du lịch còn góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội của làng. Người dân trong làng ngày càng cởi mở và thân thiện hơn với du khách. Họ cũng học hỏi được nhiều điều mới từ du khách, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.
Nhờ vào du lịch, đời sống người dân địa phương đã có nhiều khởi sắc. Nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định, không còn phải bươn chải kiếm sống bằng việc săn bắt hay khai thác gỗ trái phép. Họ đã nhận ra tiềm năng phát triển du lịch từ tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là núi rừng và hang động. Do đó, họ đã chung tay bảo vệ môi trường sống, góp phần giảm bớt gánh nặng cho vườn quốc gia và lực lượng bảo vệ rừng.Du Hoàng