Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 6 2013 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
          1 2
3 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay4480
mod_vvisit_counterHôm qua3489
mod_vvisit_counterTuần này21995
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này146526
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3092752

Có: 23 khách trực tuyến

ĐỘC ĐÁO LÀNG NGHỀ HÒA NINH

Email In PDF.
Hòa Ninh thuộc xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, có tiếng văn hiến, cũng chính là làng cổ đa nghề: Mộc, rèn, nề, đóng cối xay, đan nò, mợng, nơm, lờ, giỏ, tráng bánh xèo, bánh đúc, bánh đa, nặn bún thang, đùm bánh lá, bánh chưng, khoét sáo diều, uốn cây cảnh… Tôi muốn kể cái nghề đóng cối xay trước tiên, vì nghề này gắn bó với nền văn minh lúa nước và những sinh hoạt làng quê. Chiếc cối xay khi chưa có máy xay xát của thời kỳ tiền cơ giới hóa thì vẫn là thứ công cụ "nặng nề quay, nghìn đời nay xay nắm thóc" (Thép Mới).
Chiếc cối xay của Thanh Tân (Hòa Ninh) được đóng công phu, hình dáng cao và đẹp, có áo xống hẳn hoi, thắt đáy lưng ong, không như cái cối xay từ Thanh - Nghệ trở ra lùn thấp, ở trần tròn vo một khối…răng cối được làm bằng thứ gỗ dẻ đỏ lấy từ rừng sâu đưa về cưa thành khúc dài bằng nửa gang, chẻ mỏng, phơi thật nỏn trước khi đưa vào đóng cối. Đất đóng cối phải là thứ đất sét trắng mịn lấy từ Khe Cà (Quảng Thủy) đem về phơi khô, giả nhỏ, rây kỹ. Đất vốn dẻo lại được những bàn tay phó cối nhào luyện, tộng nện, răng cối cắm vào lút phập, chắc như đinh đóng cột cầu. Nhìn những đường lượn hoa văn xoáy tròn mới cảm hết cái đẹp trên bề mặt hai thớt cối. Tôi vẫn như còn nghe trong dư vang tiếng quay thử những chiếc cối mới đóng xong…cứ "ù ù" âm thổ, vừa đượm buồn vừa ru say nơi cái xóm nghề trù mật, yên bình. Từ thuở ấu thơ, chúng tôi đang ngồi học trong "nhà phòng" xứ Đạo. Tiếng cối ấy hòa quyện tiếng sáo bầu của những con diều giấy vút ở tầng không, sao mà nao lòng đến lạ. Hồi ấy, cứ mỗi phiên chợ Ba Đồn, họ nhà cối về dự chợ. Người khỏe gánh hai thớt, người yếu sức thì hai người khiêng một cối, nói chuyện râm ran. Cối Hòa Ninh xay không lẫn sạn vào gạo, ngô, đỗ; các thứ đưa vào miệng cối xuống đều mà không bị nát; cối quay nhẹ êm nhờ ở cái giằng xay. Khách gần, khách xa tìm về chọn mua cái cối tấp nập. Có người còn tìm đến tận "cội" để đặt hàng cho chắc ăn, hay để ăn cắp nghề… "Nghề đóng cối xay cũng cần chữ "Tâm" thì người ra mới cần đến mình". Các cụ phó cối nơi này thường bảo ban con cháu như vậy. Lại nói về nghề rèn: Đao, kiếm, mác lào, dao phay, khâu liêm, cuốc, đục, chàng bào, lưỡi cưa, điệp cày, mai choòng, nồi đúc nhôm, khuôn bánh xèo, kiềng bếp…thảy đều được bàn tay người quay thụt bệ lò hơi, quai búa, cắt gọt, tôi luyện một cách tinh nghệ để dùng vào việc"làm ăn và đánh giặc". Hiển hiện trước mắt tôi khuôn mặt màu hồng, dáng điệu bàn tay người con gái xứ lò rèn ngồi trên chiếc ghế cao thụt bệ. Quay thụt lò bệ chẵng phải bỡn, nếu quay thập thò, không đều thì lửa lúc hụt lúc phừng… bắn tro, tàn lửa lên mặt cha, mặt anh đang vùn than lên thanh kim loại, nồi chảo nhôm đang nóng chảy thì thế nào cũng bị "đe" "gõ" vào đầu. Kéo thụt bệ mà như múa mới là điệu đà, điệu nghệ. Hàng rèn Nhân Hòa (Hòa Ninh) có thể sánh với hàng rèn là Chàng, làng Viềng, xứ Nam xứ Phòng, Thành Nam ngoài Bắc. Thị trường bây giờ tràn ngập đồ Thái, đồ Tàu, hàng rèn trong Nam, nhưng nghề rèn ở đây vẫn thịnh. Đe búa vẫn chan chát suốt ngày. Bệ lò vẫn phập phừng lửa sống. Có thể rất khiếm khuyết nếu không nhắc đến hai nghề chủ chốt ở Hòa Ninh, đó là nề, mộc. Nơi này, có nhiều bậc thầy tài danh xây đình chùa, lăng tẩm… Nghề được truyền như một thứ gia bảo… Ví dụ như ông Nghành: khi ông mất, năm người con trai ông: Anh, Phổ, Pháp, Đức, Mỹ nối nghiệp cha thành "năm chàng ngự lâm thợ ngõa". Lại nói đến Hòa Ninh là quê hương của Đoàn Bạch Xỉ (Đoàn Chí Tuân) một danh nhân lịch sử hưởng ứng chiếu Cần Vương, một nhà thơ yêu nước thế kỷ XIX. Lần theo phả hệ họ Đoàn, nhà viết tiểu thuyết lịch sử Thái Vũ cho hay: Họ Đoàn ở Hòa Ninh có quan hệ dòng tộc với Đoàn Trưng - Người được giao trọng trách trông coi xây thành lũy triều đình nhà Nguyễn. Triều đình bắt dân, binh lính xây thành "Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân". Đoàn Trưng thấu hết sự hà khắc, tàn ác, sâu mọt của bọn quan lại. Triều Nguyễn, ông đứng ra chỉ huy cuộc khởi nghĩa Chày vôi ( vũ khí chủ yếu là những chiếc chày đá giã vôi làm hồ xây thành). Vì chống lại triều đình nên Đoàn Trưng bị khép vào tội "ngụy". Miếu Ngụy Trưng vẫn còn ở Hói Nại… "Ma Hói Nại, khái (Hổ) Hói Đồng". Hói Nại và Hói Đồng đều là những địa danh thuộc đất làng Hoà Ninh. Hói "Ma Hói Nại" là để mọi người sợ không dám vảng lai, miếu thờ Đoàn Trưng được ẩn giấu kín. Thế mới hay nghề làng Hòa Ninh có nguồn gốc tổ tông, giao thoa khá rộng, từng được tiếp nhận chút "quốc hồn, quốc túy" từ trong cội nguồn xa xăm. Đình Hòa Ninh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc. Toàn cảnh tiền đình soi bóng Hòa Giang thật uy nghi, lộng lẫy. Những hình rồng bay, phượng múa, voi, ngựa đứng chầu, những con lân, con nghê thuần hậu đều được những bàn tay, những nghệ nhân "Cội" của làng chọn lựa, gam màu từ những mánh gốm sứ cổ tạc nên vẻ đẹp vừa thực, vừa hư, sống động, mang ý tưởng hội tụ sức mạnh uy linh vừa đậm màu sắc dân giã. Nghề chạm gỗ được kết tinh ở nội thất đình làng. Những nét chạm hoa văn bức cuốn thư, ao sen, hoa cúc, vạn thọ… trên từng phiến gỗ như tỏa hương sắc hòa quyện trong khói trầm. Con chim hoàng ly nhảy nhót trên cành mai già, con chim sẻ nhỏ đậu vít cong cành trúc… giống đến kỳ lạ. Ngày trước, có chuyện ông Trạng Việt Nam đi sứ sang Tàu đã nhỡ vồ nhầm con chim sẻ đậu cành trúc vẽ trên bức tranh lụa vì người vẽ tranh quá giống. Vẽ giống chim trên tranh lụa khó rồi, chạm khắc chim trên gỗ mà giống còn khó gấp bội. Bức chạm "thi vượt Vũ môn" trên cột đội của đình được mô tả bằng một thứ ngôn ngữ điêu khắc giàu chất triết lý dân gian. Cuộc thi được tạc đủ khuôn mặt: Tôm, cua, rùa, cá…Chàng Chép, đường bệ theo lối tranh Đông Hồ xứ Kinh Bắc, chị Rô nhỏ thó mang cái bụng chửa bè bè đến trường thi. Chú Cua giơ càng đánh mõ diễu võ dương oai. Anh Tôm chờ lệnh búng nhảy… Từ trên cột đội, một dòng nước ào ào tuôn. Cuộc đua tranh náo nhiệt. Chép vượt được Vũ môn hóa rồng, Trê ngã bẹp đầu, Chày khóc lòi cả mắt, Tôm tức lộn phân lên đỉnh trán… Dưới từng nhát chàng, nhát đục, gọt nạo tinh vi của người thợ làm sống dậy cả một cuộc hội ngộ kỳ thú về thế giới thu nhỏ của thủy động vật dựa trên câu chuyện ngụ ngôn dân gian. Các cụ kể lại: khi phát mộc Đình chia ra nhiều vài. Mỗi phần gỗ được phân cảnh để chạm khắc. Mỗi tay thợ tự chọn phần chạm của mình để thi. Bức chạm của ai được hội đồng thôn hương bình chọn đẹp nhất sẽ được trao giải nhất. Có lẽ bức "vượt Vũ môn" đăng quang. Đặt bức tranh như thế tại tâm điểm của Đình Làng để thưởng ngoạn vẫn hàm ý nhộn vui, không phân biệt thứ dân thi thố… làm dịu bớt bầu khí căng thẳng vốn xưa nay thường xẩy ra "nậy" tiếng nặng "tăm" nơi góc chiếu sân Đình. Với lại, chắc các cụ ngày trước khi tạo dáng đẹp cho Đình cũng đã mang tâm thức muốn dâng hiến tất cả những gì tinh túy nhất của nghề tổ, muốn "trình làng" niềm cảm hứng sáng tạo, gây chất men cho thế hệ mai sau. Rời Đình Hòa Ninh, tôi mang theo về bao nổi hoài niệm. Dọc đường. tiện thể ghé thăm một số xưởng mộc của cánh thợ trẻ. Các anh bây giờ có cái sướng là được tiếp nhận công nghệ mới. Song có những công đoạn máy móc không thể làm thay bàn tay con người. Những bức chạm "Tùng, Trúc, Cúc, Mai" trên các bộ ghế xa lông, tủ chè nếu không có bàn tay trau chuốt của con người thì không thể trở thành hàng mỹ nghệ. Không thổi vào cái "tâm" của con người yêu nghề vào bức chạm thì "Tùng, trúc, cúc, mai" cũng vô hồn. Những bức chạm "Phúc, Lộc, Thọ" cũng thế. Người xưa nói: "Vẽ rồng dễ, vẽ người khó" chạm người trên gỗ mà có hồn càng khó thay! Làm sao ông "Thọ" không hoá thành ông "Yểu" mà vẫn vui đời trào dâng sức xuân. Khát vọng "Phúc, Lộc, Thọ" cũng trông chờ vào tài năng sáng tạo, lao động nghiêm túc. Tôi mừng cho phúc tổ làng nghề Hoà Ninh vẫn vượng. Chính nhờ đó mà mảnh đất này đẹp hơn, giàu có hơn, gái làng duyên hơn, trai làng tráng khí hơn. Đúng là "người ta là hoa đất".
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 08:39 )  
Bạn đang ở: Trang chủ ĐỘC ĐÁO LÀNG NGHỀ HÒA NINH