Tôi hỏi "Thần tắm ở đâu?" thì các cụ chỉ về một miếng bạt trải bên cạnh hang rắn đựng một ít nước và giới thiệu đó là bể tắm của thần. Con rắn dường như không để ý đến sự có mặt của mọi người, thè lưỡi xác định phương hướng đi về phía ao gần đó.
Khá đông người mang máy ảnh, máy điện thoại ra quay. Một số người thò tay vuốt ve phía đuôi con rắn nhưng thần cũng không để ý. Một người phụ nữ thấy vậy nói: "Thần hiền lắm, ai sờ cũng được nhưng chỉ được sờ vào áo thần thôi, đừng sờ lên đầu. Đấy, hôm nọ có người ở nhà máy gạch Tân Xuyên sờ vào đầu thần về sưng vù mắt". Thần rắn bò trên đường. Chúng tôi vẫn thấy chiếc bàn thờ dựng chễm trệ bên cạnh hang rắn, bát hương đã đầy lên rất nhiều so với mấy hôm trước. Một số người gọi con rắn là cô vì cho rằng hồn của một cô gái chết trẻ ở đây đã nhập vào con rắn.
Một chị vừa xem rắn bò vừa kể chuyện thần rắn thiêng lắm, hôm nọ có người đến xin số để đi đánh đề còn trúng mấy triệu đồng…
Thần lột da
Cũng theo nhiều người dân ở đây, dạo này thần có biểu hiện lạ lắm. Nhất là từ khoảng ngày 22-23/3, sau khi lột da thần cứ muốn đi về phía bờ ao. Vái lạy nơi rắn trú ẩn Vậy là một số người dân cử ra 4 người túc trực 24/24 giờ, ngủ ngay bên cạnh hang thần để hễ thấy thần ra phía bờ ao thì đưa thần trở lại nhà. Một số người dân tính phương án xây miếu để cho thần ở, nhiều đoạn cây que đã được mang tới sẵn sàng cho việc xây dựng.
Trao đổi với Tiền Phong xung quanh vấn đề này, ông Bùi Đăng Văn, Trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Lạng Giang cho biết đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng người dân tò mò đến xem con rắn này cũng như việc nhiều người lợi dụng chuyện con rắn để đồn thổi những tin thất thiệt.
Chúng tôi không thể cưỡng chế người dân để đưa con rắn đi, mà cần phải có phương án xử lý mềm mỏng vì đây là vấn đề tâm linh, lại được sự đồng tình của nhiều người già trong thôn. Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao huyện Lạng Giang Bùi Đăng Văn |
Mềm nắn nhưng rắn… không buông
Ông Văn cho biết, sau rất nhiều ngày bàn bạc, thống nhất phương án, chiều 26/3, toàn bộ cán bộ, công chức của Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Lạng Giang và hầu hết cán bộ xã Tân Dĩnh có mặt tại khu vực rắn thần xuất hiện. Theo kế hoạch ban đầu, Phòng sẽ mời một thầy cúng đến thắp hương và nói chuyện với người dân để tạo điều kiện cho con rắn đi xuống ao. Nhiều người dân sờ vào con rắn Lúc đầu, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Ông thầy cúng lên tuyên bố với người dân, rằng trước đây con rắn này là rắn thần nhưng sau đó thần không nhập vào nữa, rắn lột xác, hiện nguyên hình là con rắn bình thường, mọi người nên để cho nó ra đi. Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao Bùi Đăng Văn cũng dành hơn 40 phút phân tích cụ thể cho mọi người rõ về tập tính của rắn là tìm nơi khô hạn trước khi lột xác. Còn sau đó, rắn lại trở về dưới ao sống chứ không có chuyện thần thánh ở đây.
"Ban đầu mọi người có vẻ tán thành, nhất là những người trẻ tuổi đã không còn phản ứng gay gắt" - ông Văn nói. Rắn đã được lập bàn thờ, và có cả ảnh để thờ. Sau khi thầy cúng (do Phòng mời về) làm lễ, con rắn từ trong hang bò ra và chậm rãi bò về phía bờ ao. Không ai được đến gần, mọi con mắt đổ dồn vào từng cử động của con rắn. Lãnh đạo Phòng văn hóa và xã Tân Dĩnh nín thở. Thế nhưng, khi con rắn bò đến gần sát bờ ao, nó chậm rãi… quay đầu trở lại. Chỉ chờ có thế, lập tức mấy người dân chạy tới bắt thần mang về hang và luôn miệng khẳng định là thần không hề muốn đi. Kế hoạch thất bại!
"Chúng tôi không thể cưỡng chế người dân để đưa con rắn đi được mà cần phải có phương án xử lý mềm mỏng vì đây là vấn đề tâm linh, lại được sự đồng tình của nhiều người già trong thôn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thuyết phục người dân, tìm những người làm nòng cốt, nói để cho người dân hiểu và đồng thuận với chủ trương của chính quyền địa phương" - ông Văn nói về phương án xử lý câu chuyện rắn thần thời gian tới.