Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 5 2013 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
    2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1375
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này1375
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148139
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3094365

Có: 6 khách trực tuyến

THÔNG TIN VỀ CÂY THUỐC LƯỢC VÀNG Ở NƯỚC TA

Email In PDF.

Trước đây đã có nhiều báo đăng tin, bài về tác dụng chữa bệnh tốt của cây thuốc Lược vàng nhập nội từ Nga. Song hành với cây này, tại Việt Nam từ xa xưa đã có cây Lan vòi (cùng loại với cây Lược vàng nhập nội) vốn là cây cảnh mà dân ta cũng đã, đang dùng làm thuốc với những kết quả chữa bệnh rất khích lệ! Tuy nhiên, việc dân gian dùng “hai cây là một” kể trên làm thuốc là tự phát, chưa được cơ quan chức năng cho phép và hướng dẫn dùng!

Trước hiện trạng về “hai cây thuốc là một” kể trên và sự chi phối nhất định của Quy ước Ingelfinger, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của BS.TTƯT Nguyễn Thìn, người đã trồng, theo dõi và dùng Lược vàng nhiều năm qua, để bạn đọc rộng đường tham khảo và tự kiến giải về hai cây hiện hữu này...

Tóm lược những nét chung về cây Lược vàng nhập nội

Tên khoa học: Callisia fragrans (lindl) Woods (tên được đặt 1942), họ thài lài - Commelinaceae.

Từ nhiều thông tin trong và ngoài nước mà dẫn đầu là Báo Người cao tuổi với hàng trăm bài, tin về cây Lược vàng nhập nội và hai cuốn sách: “Cây Lược vàng quý như vàng” (quyển 1); sách đã tái bản và in nối bản rất nhiều lần và cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” (quyển 2); (sách liên kết xuất bản giữa Báo Người cao tuổi và NXB Thanh niên)… mà gần mười năm nay nhân dân ta từ Bắc đến Nam nhiều nơi đã rộ lên việc tìm giống Lược vàng, xin, mua (trực tiếp hoặc qua bưu điện), trồng, dùng làm thuốc. Nhiều gia đình ở Thanh Hóa đã giàu lên nhờ bán giống cây này).

...“Qua thực tiễn ở Việt Nam chưa có con số thống kê nhưng chúng tôi cho rằng phải có tới hàng triệu người đã trồng, sử dụng Lược vàng vào việc chữa bệnh”… (trích phát biểu ngày 12/5/2012 của Biên tập viên cao cấp, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa tại Hội nghị thẩm định đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Lược vàng Callisia fragrans” của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Hội nghị do GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu chủ trì và ông cũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề tài này). Bài phát biểu trên còn dẫn ra hơn 60 bệnh và triệu chứng mà trong dân gian Việt Nam đã và đang dùng Lược vàng chữa bệnh với kết quả rất khả quan và bất ngờ mà cách dùng rất dân dã: “Nhai lá, nuốt cả nước lẫn bã; giã nát đắp vết thương, xoa bóp, dịt băng cầm máu, làm tan máu tụ bầm tím; dùng lá, thân, vòi, rễ ngâm rượu trắng; phơi khô lá và cuộng pha nước sôi, nấu nước uống như uống nước trà; nấu thành canh rau trong bữa ăn; nấu cao sau đó pha loãng uống, bôi ngoài da; xay thành nước sinh tố (pha thêm đường, sữa, mật ong) uống”.

Giá trị chung của Lược vàng, một cây thuốc mới đưa vào Việt Nam đã được tái xác nhận một cách tổng quát và tin cậy qua kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ của Viện Dược liệu Bộ Y tế do TS. Viện trưởng Nguyễn Minh Khởi làm Chủ nhiệm (Tạp chí Dược liệu: Hội nghị khoa học lần thứ 11 của viện Dược liệu ngày 18/4/2011): Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đem báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé lần thứ ba từ 10 - 12/5/2012 (chưa kể sáu bài viết khác giới thiệu về các đề tài nhánh của đề tài cấp Bộ). Kết quả nghiên cứu cây Lược vàng của đề tài này đã cho biết: Cây Lược vàng giống nhập nội từ Nga tới Thanh Hóa, Hà Nội và Bắc Giang là cây thuốc mới có tại Việt Nam và khá an toàn (vì liều dùng và liều độc có khoảng cách rất xa). Lược vàng có ba tác dụng nổi trội: Kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch và chống ô-xy hóa. Các tác dụng giảm đau, chống viêm mạn và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức trung bình... Nội dung báo cáo này còn chỉ ra: Dùng Lược vàng chữa bệnh không nên dùng liều cao và dài ngày vì nghiên cứu thấy Lược vàng gây độc cho thận và gan chuột nhắt thí nghiệm! Với kết quả nghiên cứu này thêm một cơ sở khoa học để làm an lòng những người bấy nay vẫn dùng Lược vàng chữa bệnh hoặc ăn như một thứ rau sống (trong đó có người viết bài này).

Lược vàng nhập nội vào Việt Nam có nguồn gốc từ Mê-hi-cô với tên địa phương bên ấy là cây Pauk. Các nhà khoa học Mỹ, Ca-na-đa đã nghiên cứu Lược vàng của Mê-hi-cô từ những năm 30 - 50 thế kỉ trước. Lược vàng châu Mỹ vào Nga từ những năm 80 thế kỉ XX và được nghiên cứu kĩ tại đây. Lược vàng từ Nga vào Việt Nam mới hơn 10 năm mà Thanh Hóa, Bắc Giang là nơi tiếp nhận giống, trồng, dùng Lược vàng chữa bệnh sớm nhất. Cũng có thông tin, Lược vàng còn được dân ta mang từ Lào về trồng làm cảnh tại Thanh Hóa, trong đó có cây thân đứng xanh hoặc tím, vòi tím, lá xanh (như các Lược vàng khác) và sau đó hòa nhập vào “làng” cây cảnh và cây thuốc địa phương Thanh Hóa. Từ những nơi này Lược vàng nhập nội lan nhanh và rộng ra cả nước. Trong đó có những trung tâm, công ty lớn trồng Lược vàng với diện tích lên đến nhiều héc-ta (như Công ty Hải Thượng, Bắc Giang; Công ty Tâm Lan, Tây Ninh…) để tạo nguyên liệu sản xuất thuốc). Song hành quá trình phát triển Lược vàng nhập nội kể trên, tại các địa phương Việt Nam dân ta vẫn có sẵn cây Lan vòi trồng làm cảnh mà hình dạng rất giống cây Lược vàng nhập nội; cây này cũng đã từng và đang được nhân dân dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh với kết quả rất đáng khích lệ.

Tài liệu nghiên cứu tại Nga xác nhận Lược vàng có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao và nhờ đó có khả năng đem lại lợi ích chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người như Flavonoit; Steroit; Alkaloid, Coumarin, Saponin; Glucosid; Đường khử... Các nghiên cứu khác của các Viện Nghiên cứu Việt Nam như: Trường Đại học Thái Nguyên và Viện Đông y Việt Bắc, Viện Đại học Đà Nẵng, Đại học Điều dưỡng Nam Định… Cơ bản đã tái xác nhận sự hiện diện hầu hết của các hoạt chất nêu trên và còn phát hiện thêm các chất khác như: Calliseuamide (là chất có triển vọng chữa bệnh mới; phát hiện cả Cyanua (CN) trong thành phần cây này, CN là chất có hàm lượng cao trong măng tươi nhất là măng tre, măng mai… dễ gây độc có thể chết người. Đây là điều lưu ý trong liều và cách dùng Lược vàng trong dân gian hiện nay).

Mới đây ngày 30/1/2013 Hội thảo về hoạt chất của cây Lược vàng do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội do GS. VS Nguyễn Văn Hiệu chủ trì đã cho biết: Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện xác nhận sự có mặt của những hợp chất của Lược vàng như: Ecdysteroid, Megastigmane, N-trans-feruloytyramine… là những chất có khả năng giúp cơ thể tăng miễn dịch, chống lão hóa, kháng khuẩn, chống loãng xương... Đây là tín hiệu có giá trị định hướng cho các nghiên cứu tiếp về cây thảo dược triển vọng này.

Các nghiên cứu thảo dược tại Nga đã công nhận khả năng chữa khỏi hoặc thuyên giảm, cải thiện đáng kể “khoảng 40 nhóm bệnh”. Tại Nga đã có tới 14 cuốn sách nói về Lược vàng, trong đó có cuốn “Cây Lược vàng chống lại 100 bệnh”… đã kể ra những bệnh mạn tính, cấp tính, phức tạp mà Lược vàng có tác dụng điều trị khả quan như đái đường, cao huyết áp, gai cột sống, loãng xương, khối u trong đó có cả ung thư, rối loạn mỡ máu… Giúp hồi phục nhanh sau tai biến mạch não… Lược vàng tại Nga từ lâu đã coi như “cây sâm gia đình”, “cây thuốc toàn diện”, “bác sĩ trứ danh”, “cây thuốc thần kì” và nhiều tên gọi khác. Trên thị trường Nga ngày nay có rất nhiều sản phẩm thuốc từ Lược vàng. Tại Trung Quốc Lược vàng được gọi với các tên: Điếu lan hoa, Hương lộ thảo… cũng đã được nghiên cứu khá sâu rộng và có nhiều chế phẩm chữa bệnh từ cây này. (Còn nữa)
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 14:45 )  
Bạn đang ở: Trang chủ Trao đổi THÔNG TIN VỀ CÂY THUỐC LƯỢC VÀNG Ở NƯỚC TA