Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 6 2013 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2027
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này2027
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148791
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3095017

Có: 23 khách trực tuyến

BÀ CHÚA NẤM LINH CHI

Email In PDF.
Với công nghệ sản xuất nấm linh chi sinh khối, PGS-TS Nguyễn Thị Chính là người đầu tiên ở nước ta sản xuất thành công sinh khối linh chi dạng sợi...
PGS-TS Nguyễn Thị Chính với sản phẩm sinh  khối linh chi của mình
Cho đến nay PGS-TS Nguyễn Thị Chính đã dành trọn hơn 30 năm của đời mình cho những cây nấm nhỏ bé. Bà là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu trồng nấm ở nước ta và vinh dự được nhận bằng phát minh sáng chế về công nghệ sản xuất nấm trên nguyên liệu không thanh trùng do nước ngoài trao tặng.

Điều đặc biệt ở nhà khoa học nữ này, bà là người vừa nghiên cứu khoa học vừa ứng dụng vào thực tế tạo ra sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh hiểm nghèo…

Hành trình cùng cây nấm
“Ở Tiệp Khắc và các nước châu Âu, người nông dân sử dụng các chất thải nông nghiệp để sản xuất nấm với qui mô lớn và rất hiệu quả, còn ở Việt Nam thì có quá nhiều những chất thải này nhưng chẳng ai dùng  việc gì” – TS Chính kể lại với nụ cười vui, khi tôi hỏi lý do chọn nấm để nghiên cứu.

Trong mười năm học tập và nghiên cứu sinh ở Tiệp Khắc, bà đã say sưa nghiên cứu, tìm hiểu về cây nấm. Năm 1986, bà vinh dự nhận bằng phát minh sáng chế do Tiệp Khắc trao tặng, với công trình nghiên cứu “Sản xuất nấm sò bằng công nghệ lên men vi sinh không thanh trùng”. Và được áp dụng ở các cơ sở trồng nấm Tiệp Khắc lúc đó với năng suất tăng lên gấp đôi.

Đầu năm 1987, bà bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ với đề tài “Vi sinh vật trong công nghệ sản xuất nấm”. “Có rất nhiều lời mời hấp dẫn ở lại làm việc cho họ, nhưng tôi nghĩ cần phải đưa những gì đã nghiên cứu, đã học được về phục vụ cho đất nước, cho người dân của mình”, bà tâm sự.

PGS-TS Nguyễn Thị Chính sinh năm 1947. Được Tổng liên đoàn lao động trao tặng 2 bằng khen lao động sáng tạo. Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Giải ba VIFOTEC năm 2002.

Về nước, bà bắt tay ngay vào việc triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất nấm. Công việc quả là không dễ dàng, bởi lúc đó công nghệ sản xuất nấm ở nước ta còn quá xa lạ. Nhiều người chưa biết đến nấm như một món ăn, thị trường tiêu thụ thì không có. Rồi những khó khăn về phòng thí nghiệm và nơi nhân giống. Căn nhà 16m2 của bà với năm nhân khẩu đã trở thành phòng thí nghiệm và nơi trồng thử nấm. Lúc đó bà chỉ có niềm say mê khoa học, muốn ứng dụng những gì mình đã học được chứ chưa nghĩ tới việc làm giàu từ nấm.

Sau một thời gian thử nghiệm ở nhà, PGS-TS Nguyễn Thị Chính chính thức đưa cây nấm đi trồng thử ở nhiều nơi. Đầu tiên là trồng ở khu nhà ăn của trường ĐH Kinh tế Quốc dân vì nhà ăn của trường lúc đó nuôi lợn. Họ thì muốn xử lý chất thải gây ô nhiễm, còn bà lại muốn trồng nấm mở trên phân lợn với rơm. Khi việc trồng thử một số loại nấm đã thành công, bà lại tiếp tục hành trình đưa nấm về các vùng nông thôn. Trực tiếp hướng dẫn nông dân và nhiều chủ trang trại cách trồng nấm trên các loại chất thải nông, lâm nghiệp có sẵn.

Công nghệ sản xuất nấm sò trên nguyên liệu rơm rạ không thanh trùng của bà đã mở ra hướng sản xuất lớn cho các cơ sở, trang trại trồng nấm vì nó đơn giản, dễ làm, năng suất lại cao, đạt từ 80-100% quả thể so với nguyên liệu khô. Hiện nay loại nấm này đang được triển khai ở nhiều vùng trong nước như: Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Vĩnh Long…vv. Và nhiều nơi người dân thực sự làm giàu bằng công nghệ sản xuất nấm ăn của bà.

Từ phòng thí nghiệm gia đình đến “bà chúa” nấm linh chi
PGS-TS Nguyễn Thị Chính hiện là thành viên Ban chủ nhiệm CLB nữ khoa học Hà Nội. Giảng viên chính bộ môn Vi sinh, khoa sinh học trường ĐH KHTN (ĐH Quốc Gia Hà Nội). Thành viên mạng lưới nấm quốc tế. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nấm dược liệu Việt Nam-Hàn Quốc theo nghị định thư liên Chính phủ. Giám đốc Trung tâm sản xuất và ứng dụng các sản phẩm từ nấm và vi khuẩn.
Sau thành công ở các chủng loại nấm ăn, PGS-TS Nguyễn Thị Chính lại đi sâu vào nghiên cứu các loại nấm dược liệu, đặc biệt công nghệ nuôi trồng quả thể sinh khối linh chi. Bà nói: “Ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…họ rất chú trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các loại nấm dược liệu tạo ra nhiều sản phẩm từ nấm. Các chủng nấm như: nấm linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ, đồng tiền…qua nghiên cứu họ đã chứng minh, có khả năng trong việc hỗ trợ chữa một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan B, đặc biệt bệnh ung thư”.

Với công nghệ sản xuất nấm linh chi sinh khối, bà là người đầu tiên ở nước ta sản xuất thành công sinh khối linh chi dạng sợi và được nhận giải thưởng VIFOTEC năm 2002. So với loại nấm linh chi trên thị trường hiện nay (chủ yếu dạng quả thể), thì nấm linh chi của PGS-TS Nguyễn Thị Chính sản xuất là dạng sợi.

Nó đã được phân tích một số thành phần quan trọng như: protein, lipit, đường vitamin, nguyên khoáng, đặc biệt thành phần polysacharid (chính thành phần này đã được các tác giả trên thế giới khẳng định có hoạt tính chống u). Việc nghiên cứu và sản xuất ra loại sinh khối linh chi theo hướng thực phẩm chức năng của bà đã có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa bệnh, tăng sức khoẻ cho con người.

Điều này đã được bà tiến hành thử nghiệm cho rất nhiều bệnh nhân trong những năm qua. Bà đã kết hợp với các BV K, BV Giao thông, BV Xanh-pôn Hà Nội…tiến hành cho bệnh nhân sử dụng thử. Từ kết luận bệnh án ở các bệnh viện, bà cho bệnh nhân dùng thử nấm và theo dõi tình trạng sức khoẻ của người bệnh.

Có rất nhiều bệnh nhân viêm gan B qua thời gian sử dụng sinh khối linh chi của bà đã có tác dụng rõ rệt, tỷ lệ men gan giảm, tình trạng sức khoẻ tốt. Như trường hợp của anh Nguyễn Huy T (38 tuổi), xét nghiệm ban đầu ở khoa sinh hoá-BV Bạch Mai (tháng 7/2003) có lượng mỡ máu cao, HBsAg dương tính, sau 1 tháng sử dụng sinh khối linh chi, xét nghiệm lại cho thấy âm tính, còn lượng mỡ máu giảm rõ rệt.

Đặc biệt trường hợp của anh V, giáo viên ở Hà Nội mà tôi được trực tiếp “kiểm chứng”. Năm 2003, BV K kết luận anh bị bệnh ung thư phổi, với khối u 9 cm. Sau 35 ngày chạy hoá chất, anh V quyết định chuyển sang Đông y. Qua người quen giới thiệu anh tìm đến PGS-TS Nguyễn Thị Chính và dùng thử sinh khối linh chi. Đến tháng 5/2004, anh V đi xét nghiệm lại thì kết quả là khối u không còn, tình trạng sức khoẻ tốt, không còn sụt cân như trước.

Theo đánh giá của BS Nguyễn Đức Hiền - Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu BV Xanh-pôn: “Nấm linh chi không thay thế thuốc được, nhưng có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa một số bệnh.
Qua thử nghiệm ở một số bệnh nhân cho thấy sinh khối linh chi mà PGS-TS Nguyễn Thị Chính đang nghiên cứu có tác dụng như: điều hoà hệ miễn dịch cơ thể, chống lão hoá, hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh gan, đặc biệt viêm gan nhiễm độc, chuyển hoá mỡ cao, bệnh cao huyết áp…
Chúng tôi đã có tổng kết đánh giá vấn đề này trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của PGS-TS Nguyễn Thị Chính. Đề tài đã được nghiệm thu và đạt xuất sắc”.
Còn theo báo cáo ban đầu của đề tài nhánh “Sử dụng sinh khối linh chi cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn” được thực hiện tại bệnh viện K, kết quả nghiên cứu sử dụng nấm linh chi sinh khối trên 39 bệnh nhân cho thấy: Tác dụng giảm đau đạt 82,8% trường hợp.
Có 86,2% trường hợp cải thiện tình trạng ăn. Về thời gian sống thêm của bệnh nhân: Có 1 bệnh nhân sống đến thời điểm 21 tháng, 2 bệnh nhân sống trên 12 tháng, 11 bệnh nhân sống trên 6 tháng, 29 bệnh nhân sống trên 3 tháng.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 14:56 )  
Bạn đang ở: Trang chủ Trao đổi BÀ CHÚA NẤM LINH CHI