Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 6 2025 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay8497
mod_vvisit_counterHôm qua14220
mod_vvisit_counterTuần này38796
mod_vvisit_counterTuần trước107007
mod_vvisit_counterTháng này262216
mod_vvisit_counterTháng trước379911
mod_vvisit_counterTất cả5484543

Có: 34 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐẾN THĂM NHÀ LƯU NIỆM ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Email In PDF.
Hội Cựu chiến binh thị trấn Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ghé thăm nhà lựu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VTV.vn - Dịp 30/4, Nhà lưu niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thu hút hàng ngàn du khách đến thăm, tưởng nhớ và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của người anh hùng dân tộc.

Đại tướng đã sống trong ngôi nhà này 13 năm cùng bố, mẹ, anh,
chị, trong căn nhà cấp 4 với 3 gian truyền thống “ Thượng chua hạ gõ”
Dịp lễ 30/4, khi cả nước kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, Nhà Lưu Niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình lại trở thành điểm đến không thể bỏ qua của hàng ngàn du khách từ mọi miền Tổ quốc. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ niệm về một trong những vị tướng huyền thoại của dân tộc, mà còn là không gian để những ai yêu mến lịch sử có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của ông.

Đông đảo du khách tham quan tại nhà lưu niệm Đại tướng tại Quảng Bình
Ghi nhận của Phóng viên Thời Báo VTV trong những ngày này, nhà lưu niệm Đại Tướng chào đón đông đảo khách tham quan, đặc biệt là trong dịp lễ kỷ niệm 30/4. Theo chị Nguyễn Thu Hoài, một hướng dẫn viên lâu năm tại đây, trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 du khách đến tham quan và dâng hương tưởng nhớ Đại Tướng. "Vào dịp lễ này, số lượng du khách đến tham quan tăng mạnh. Mỗi người đều muốn ghé thăm ngôi nhà nơi Đại Tướng đã chào đời, để hiểu thêm về lịch sử, về quê hương nơi ông đã lớn lên và nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc", chị Hoài chia sẻ.

Chị Nguyễn Thu Hoài, HDV tại khu nhà lưu niệm
Đại tướng đang chia sẻ những câu chuyện với khách tham quan.
Được xây dựng lại vào năm 1976 trên nền đất cũ, Nhà Lưu Niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ nguyên nét kiến trúc truyền thống 3 gian, làm từ gỗ trồng tại địa phương. Đây là nơi Đại Tướng đã trải qua 13 năm tuổi thơ, nơi những giá trị văn hóa, tình yêu quê hương được nuôi dưỡng trong suốt hành trình dài của ông. Ngôi nhà đơn sơ này không chỉ là nơi gắn bó với những kỷ niệm thời niên thiếu mà còn là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử đầy gian khổ và hào hùng.

Không gian bên trong ngôi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bên trong ngôi nhà, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kỷ vật quý giá của gia đình Đại Tướng, cùng các di ảnh của ông và người thân. Đặc biệt, cây khế cổ thụ hơn 100 năm tuổi vẫn đứng vững bên hông ngôi nhà, như một biểu tượng của tình yêu quê hương mà Đại Tướng luôn gìn giữ trong suốt cuộc đời. "Cây khế này không chỉ gắn bó với ký ức tuổi thơ của Đại Tướng mà còn là hình ảnh sống động trong những vần thơ nổi tiếng của ông, khi nói về quê hương: 'Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày'", chị Hoài kể.

Ông Võ Đại Hàm chia sẻ: "Trong vài ngày qua, chúng tôi đã tiếp đón 
rất nhiều
đoàn khách từ khắp nơi. Có những nhóm từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc,
cũng có khách du lịch từ miền Nam, hay những người dân trong tỉnh, trong huyện.
Hơn 30 năm qua, mỗi ngày ông Võ Đại Hàm, người gọi Đại tướng bằng "ông thúc bá", vẫn kiên trì thức khuya, dậy sớm, nâng niu từng kỷ vật trong ngôi nhà này. Bộ bàn ghế, chiếc giường, những bức ảnh... dù đã trải qua hàng chục năm, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ nguyên vẹn nhờ đôi tay chăm sóc tỉ mỉ của ông Hàm. Những năm gần đây, vì sức khỏe ông Hàm đã yếu, ông Võ Xuân Hoà, cháu của thúc bá Đại tướng, đã cùng ông thay nhau chăm sóc, gìn giữ ngôi nhà gắn liền với tuổi thơ của Đại tướng.

Những dòng lưu bút xúc động trong sổ lưu niệm tại Nhà
lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình
Dịp 30/4 này, Nhà Lưu Niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một không gian đầy ắp những ký ức và tri ân, không chỉ là nơi du khách đến tham quan mà còn là dịp để mọi người cùng ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Chị Nguyễn Thu Hoài cũng cho biết, vào những ngày cao điểm, nhà lưu niệm luôn có các đoàn khách tham quan từ mọi miền đất nước. "Chúng tôi luôn nỗ lực để truyền tải những câu chuyện lịch sử sống động về Đại Tướng, giúp du khách hiểu rõ hơn về con người và sự nghiệp vĩ đại của ông. Những câu chuyện về quê hương, về cuộc đấu tranh giành độc lập của Đại Tướng luôn khiến mọi người cảm thấy xúc động và tự hào", chị Hoài nói.

Cây khế cổ thụ hơn 100 năm tuổi, dưới gốc khế này,
Đại Tướng đã từng ngồi học bài và vui chơi cùng bè bạn
Nhà Lưu Niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là điểm đến lịch sử mà còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Mỗi dịp lễ như 30/4, nhà lưu niệm thu hút một lượng lớn khách tham quan, nhất là giới trẻ, những người muốn tìm hiểu về một phần lịch sử của đất nước và sự cống hiến vĩ đại của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Đây cũng là dịp để các du khách thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với một trong những người anh hùng vĩ đại của dân tộc, người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Du khách tham quan chụp ảnh cùng nhà lưu niệm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình
Bên cạnh ngôi nhà lưu niệm, một công trình quan trọng khác vừa được khánh thành là nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà tưởng niệm được xây dựng với mục đích tôn vinh và ghi nhớ những đóng góp to lớn của Đại tướng cho đất nước. Đây là nơi du khách và người dân có thể đến để tưởng nhớ, tri ân và tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của một trong những vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Công trình này không chỉ là nơi lưu giữ kỷ niệm, mà còn là biểu tượng của lòng kính trọng và sự tri ân đối với Đại tướng.
Nguyễn Chiến
 

VIỆT NAM CÓ 1 NƠI ĐƯỢC TẠP CHÍ MỸ CA NGỢI “ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI”

Email In PDF.
Đây là một trong những kỳ quan huyền diệu nhất, được nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ.
Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ với hệ thống hang động, sông suối tuyệt mỹ, Phong Nha - Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ này xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới.
Nơi sở hữu cả “cung điện dưới lòng đất”
Theo chia sẻ từ Travel+Leisure, dù thế giới có vô vàn thắng cảnh kỳ diệu, ai cũng mong muốn được đặt chân tới những địa danh đẹp nhất. Dựa trên kinh nghiệm dày dặn, đội ngũ biên tập viên của tạp chí đã tuyển chọn những điểm đến mơ ước dành cho các tín đồ du lịch.

Danh sách này trải dài khắp châu Âu, châu Á và châu Phi, hội tụ những địa điểm mà thiên nhiên, văn hóa và kiến trúc hòa quyện, tạo nên những trải nghiệm độc đáo khó tìm thấy ở nơi khác. Việt Nam, với những bãi biển nhiệt đới tuyệt đẹp và cảnh sắc mê hoặc, đã chiếm nhiều cảm tình của chuyên trang du lịch này.
Trong đó, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là cái tên thu hút nhiều sự chú ý. Cùng với cảnh quan núi non hùng vĩ và hệ sinh thái phong phú, nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Hiện lên như một thiên đường xanh mát, Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về với thiên nhiên thuần khiết và sự bình yên tuyệt đối. Ở đây, Động Thiên Đường còn được mệnh danh là cung điện dưới lòng đất.

Hang động này nằm sâu trong Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, nổi bật với địa hình cổ catto, có niên đại từ khoảng 350 đến 400 triệu năm trước. Đây là một trong những kỳ quan huyền diệu nhất của thế giới.

Năm 2024, du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng đã có tính hiệu tăng trưởng mạnh mẽ với tổng lượng khách là 874.518 lượt (đạt 126% so với cùng kỳ), trong đó khách trong nước 718.667 lượt (đạt 119% so với cùng kỳ); khách quốc tế 155.851 lượt (đạt 165% so với cùng kỳ); tổng doanh thu đạt hơn 310 tỷ đồng (đạt 111% so với cùng kỳ).
Khám phá điểm cao nhất vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ít người biết
Nằm tại Km52 trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đỉnh U Bò thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là ngọn núi cao nhất nơi đây với độ cao hơn 900 mét, tọa lạc ở khu vực Trường Sơn Tây.
Từ trung tâm khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách phải di chuyển khoảng 45 km để đến được điểm khởi hành lên đỉnh U Bò. Cung đường dẫn đến đỉnh len lỏi qua những cánh rừng nguyên sinh còn hoang sơ và kỳ vĩ, ít dấu chân người, vì vậy việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước chuyến đi là vô cùng cần thiết.

Trước khi chinh phục đỉnh núi, du khách sẽ dừng chân tại Trạm kiểm lâm U Bò — một trạm bảo vệ rừng nằm biệt lập, cách khu dân cư gần nhất tới 40 km. Dù không có điện lưới, nơi đây vẫn phủ sóng điện thoại. Trạm chịu trách nhiệm quản lý gần 5.000 ha rừng nguyên sinh quý giá.
Từ Trạm kiểm lâm, dưới sự hướng dẫn của các kiểm lâm viên, du khách sẽ mất khoảng 40 phút đi bộ để tiếp cận đỉnh núi. Đường đi không quá dốc, được che phủ bởi tán rừng rậm rạp với những thân cây cổ thụ khổng lồ, cần hai người ôm mới xuể.

Nếu may mắn, trên đường đi bạn còn có thể bắt gặp các loài động vật quý hiếm như voọc chà vá hay vượn siki. Tuy nhiên, do môi trường ẩm thấp và rậm rạp, nơi đây có nhiều vắt, vì vậy du khách nên chuẩn bị thuốc chống vắt, mặc quần dài và đi tất cao cổ để đảm bảo an toàn.

Khoảng thời gian lý tưởng để chinh phục và chiêm ngưỡng cảnh sắc U Bò là từ tháng 3 đến tháng 8. Khí hậu quanh năm mát mẻ, vào sáng sớm và chiều muộn thường phủ kín sương mù, mang lại cảm giác mơ màng tựa như ở Sa Pa hay Đà Lạt.
Trải nghiệm chèo kayak len lỏi trong màn đêm đầy độc đáo
Đầu năm 2022, Trung tâm Du lịch Phong Nha đã chính thức ra mắt sản phẩm mới: tour chèo thuyền kayak khám phá động Phong Nha và Bi Ký vào ban đêm.

Thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, động Phong Nha nằm cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 50 km về phía tây. Hang động kỳ vĩ này nổi bật với dòng sông ngầm chảy xuyên qua lòng núi, nối liền ra sông Son và đổ ra biển. Bao quanh động là những dãy núi đá vôi hùng vĩ và những cánh rừng xanh ngát.
Hành trình thường khởi hành vào khoảng giữa buổi chiều. Trước khi bắt đầu hành trình, du khách sẽ được trang bị áo phao, mũ bảo hiểm và phổ biến những quy định nhằm đảm bảo an toàn cũng như gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên của hang động. Từ đây, mỗi du khách tự tay chèo chiếc kayak len lỏi vào lòng động. Chặng đầu tiên của hành trình là phần hang Phong Nha vốn đã quen thuộc trong các tour tham quan truyền thống.

Sau khi vượt qua vài trăm mét đầu tiên, nơi ánh sáng và sự ồn ào dần lui lại, du khách sẽ bước vào một thế giới hoàn toàn khác: bóng tối bao trùm, tĩnh lặng tuyệt đối chỉ còn vang vọng tiếng nước nhỏ tí tách từ vòm hang. Cảm giác ấy khiến mỗi bước chèo trở nên thi vị, như một chuyến du hành giữa lòng đất.

Theo các nhà thám hiểm, động Phong Nha được đánh giá là hang động duy nhất tại Việt Nam hội tụ đủ bảy tiêu chí: dòng sông ngầm dài nhất, con sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao rộng, bãi cát và bãi đá ngầm tuyệt mỹ, hồ nước ngầm trong xanh, hang khô rộng lớn và hệ thống thạch nhũ kỳ ảo.
Kết thúc hành trình vào lúc màn đêm buông xuống, du khách sẽ được chiêu đãi bữa tối ngay tại bãi cát rộng trước cửa động, với những món đặc sản địa phương như gà nướng, tôm, thịt heo nướng, bắp luộc, bánh lọc...
(Tổng hợp/Ảnh: Internet). Thùy Linh
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 01 Tháng 5 2025 18:16 )
 

CA KHÚC 81 TUỔI HÀNG TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM THUỘC

Email In PDF.
Không cần nhạc đệm, không cần lời in giấy trắng mực đen – chỉ cần vang lên câu hát đầu tiên của ca khúc này, cả triệu trái tim Việt cùng hòa chung một nhịp.

Có những ca khúc vượt qua ranh giới của nghệ thuật, trở thành biểu tượng của dân tộc, nơi mỗi câu hát, mỗi giai điệu đều chạm đến trái tim hàng triệu người. Với người Việt Nam, "Tiến Quân Ca" – Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – chính là một bài hát như thế.

Nhạc sĩ Văn Cao.
Được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong bối cảnh đất nước còn chìm trong khói lửa năm 1944, "Tiến Quân Ca" mang khí thế hừng hực của một dân tộc đang đứng lên giành lại tự do, độc lập. Giai điệu rộn ràng, hùng tráng, lời ca ngắn gọn, dứt khoát nhưng đầy sức mạnh: "Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc..." – tất cả hòa quyện thành bản hùng ca thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.
Điều đặc biệt là, dù ở lứa tuổi nào, dù sinh sống tại quê nhà hay nơi đất khách, gần như ai cũng thuộc lòng ca khúc này. Không cần nhạc đệm, không cần lời in giấy trắng mực đen – chỉ cần vang lên câu hát đầu tiên, cả triệu trái tim Việt cùng hòa chung một nhịp.
Chúng ta hát Quốc ca vào mỗi sáng thứ hai dưới sân trường, trong lễ chào cờ trang nghiêm. Các vận động viên Việt Nam xúc động rơi nước mắt khi "Tiến Quân Ca" vang lên trên bục vinh quang quốc tế. Kiều bào ở xa quê hát bài hát ấy trong những buổi lễ cộng đồng như một cách để giữ chặt sợi dây gắn bó với Tổ quốc.

Nội dung bài hát Quốc ca.
Không chỉ là một bản nhạc, Quốc ca còn là một phần máu thịt của dân tộc, là ký ức, là niềm tin, là lý tưởng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong thời đại hội nhập và phát triển, khi âm nhạc mang nhiều màu sắc đa dạng, vẫn có những giai điệu mà chỉ cần cất lên là khiến người ta nghẹn ngào – và "Tiến Quân Ca" là một trong số ít những giai điệu như thế.
Bên cạnh đó, nhiều ca khúc khác như "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Tự nguyện", "Đất nước", "Việt Nam ơi!", "Tổ quốc gọi tên mình"... cũng đang tiếp tục nối dài tinh thần yêu nước qua âm nhạc. Nhưng Quốc ca luôn giữ một vị trí đặc biệt – bởi nó không chỉ là niềm tự hào, mà còn là trách nhiệm, là lời nhắc nhở không lời về quá khứ hào hùng và tương lai tươi sáng của đất nước.
Trong bất kỳ thời khắc thiêng liêng nào của dân tộc, vẫn sẽ luôn có một bài hát được cất lên – mạnh mẽ, đồng lòng, bất khuất – để nhắc chúng ta rằng: Chúng ta là người Việt Nam.
Li La
 

ĐỒNG NGHIỆP BÁO CHÍ PHƯƠNG TÂY NÓI VỀ “ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO”

Email In PDF.
(VTC News) - Trong các bài viết của báo chí quốc tế, ông Phạm Xuân Ẩn là người hiếm hoi đảm nhận tốt cả hai vai trò - nhà báo và nhà tình báo.

Câu chuyện độc đáo của ông Phạm Xuân Ẩn - người vừa là nhà báo lỗi lạc, vừa là điệp viên chiến tranh tại Việt Nam - thu hút sự quan tâm của không ít báo chí quốc tế.
Điệp viên hoàn hảo
Đầu năm 1972, Stanley Cloud – Trưởng đại diện văn phòng TIME tại Sài Gòn – viết một bài ngắn cho bản tin nội bộ F.Y.I. của tòa soạn. Bài viết mang tiêu đề “Right, An” (Đúng vậy, Ẩn), là chân dung của ông Phạm Xuân Ẩn – người đã cộng tác với TIME từ năm 1966 và chính thức được tuyển dụng làm nhân viên toàn thời gian năm 1969. Ông là người Việt Nam đầu tiên trở thành phóng viên chính thức của một cơ quan truyền thông Mỹ lớn trong thời chiến tranh tại Việt Nam.
Cloud viết: “Có thể tôi đang tiết lộ một bí mật, nhưng có lẽ cũng đã đến lúc phải nói ra: Phạm Xuân Ẩn chính là ‘vũ khí bí mật’ của nhiều thế hệ phóng viên TIME từng luân phiên làm việc tại Sài Gòn – bao gồm cả đội ngũ hiện tại. Ẩn hiếm khi tự mình viết bài, nhưng công việc nghiên cứu kiên trì, vốn hiểu biết sâu rộng và nền tảng phong phú của ông đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các bài viết của phóng viên thường trú".

Ông Phạm Xuân Ẩn giơ thẻ báo chí năm 1965 tại nhà riêng
ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2000. (Ảnh: Charles Dharapak/AP)
Ông Ẩn tiếp tục làm việc cho TIME cho đến khi chiến tranh kết thúc. Khi toàn bộ nhân viên người Mỹ được sơ tán khỏi Sài Gòn trước ngày 30/4/1975, chính ông là người ở lại trông coi văn phòng. Trong bản tin F.Y.I. phát hành tháng 5 cùng năm, một dòng tin được gửi qua máy điện báo vài giờ sau cuộc di tản ghi rõ: “Đây là Phạm Xuân Ẩn. Tất cả phóng viên Mỹ đã sơ tán khẩn cấp. Hiện văn phòng TIME do Phạm Xuân Ẩn phụ trách". Khi ông Ẩn qua đời năm 2006 ở tuổi 79, Cloud tưởng niệm ông như một nhà báo xuất sắc, luôn vui vẻ và dễ mến.
Không chỉ Cloud, nhiều đồng nghiệp khác cũng dành thiện cảm sâu sắc cho ông Phạm Xuân Ẩn. Peter Ross Range, Trưởng văn phòng TIME tại Sài Gòn năm 1975, nhớ lại: “Ông ấy là một trí thức, yêu chó, thích nuôi chim, hút thuốc liên tục, thông minh vượt trội và là một phóng viên tuyệt vời". Tuy nhiên, Range cũng thừa nhận: “Ẩn hơi kỳ lạ. Có lúc ông biến mất vài ngày liền mà không ai biết đi đâu. Giờ thì tất nhiên, chúng ta đã hiểu phần nào".
Theo New York Public Radio (NYPR), Phạm Xuân Ẩn nổi tiếng trong giới báo chí nhờ mạng lưới nguồn tin quân sự rộng rãi, tinh thần làm việc nghiêm túc và khả năng nắm bắt thực tế nhanh nhạy giữa bối cảnh chiến tranh hỗn loạn.
Trong cuộc trò chuyện với NYPR vào năm 2009, Thomas Bass cho biết, ông Phạm Xuân Ẩn từng cứu sống một người – Robert Sam Anson, đồng nghiệp tại TIME, khi Anson bị bắt giữ. Bass kể: “Sau đó, Anson được thả, bay về Sài Gòn và ôm chầm lấy Ẩn tại văn phòng TIME, cảm ơn ông đã cứu mạng, dù lúc đó Anson chỉ linh cảm mà chưa biết rõ chuyện gì xảy ra. Anson vẫn giữ tấm ảnh Phạm Xuân Ẩn trên bàn làm việc”.
Một điều khiến những trang viết của Thomas Bass gây chú ý là dù hoạt động như một điệp viên, ông Phạm Xuân Ẩn vẫn đồng thời thực hiện công việc báo chí xuất sắc. Những thông tin nhận được, ông Ẩn viết lại bằng mực bí mật để chuyển đi. Các bản báo cáo của ông Ẩn từng được ví như thể "nghe lén" được các cuộc họp bởi độ chính xác cao.
Khi một số lãnh đạo Time nghi ngờ liệu mình có bị lợi dụng hay không, họ kết luận rằng ngược lại, nhờ có ông Ẩn mà Time tránh được nhiều sai lầm – nhiều thông tin sai lệch lúc đó đến từ chính Washington.
Một số dấu hiệu từng cho thấy ông Phạm Xuân Ẩn có quá nhiều thông tin, khiến đồng nghiệp nghi ngờ. Tuy nhiên, phần lớn cho rằng nguồn tin của ông đến từ các mối quan hệ với CIA, không ai nghĩ ông liên quan đến hoạt động khác.
Biểu tượng hòa bình
Sự thật sau này được hé lộ: Phạm Xuân Ẩn không chỉ là một nhà báo. Trước, trong và cả sau thời gian làm việc cho TIME, ông là sĩ quan tình báo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Những tài liệu, thông tin mà ông thu thập cho TIME cũng được gửi về cho lực lượng mà Mỹ đang đối đầu.
Điều đáng nói là dù thân phận điệp viên bị lộ, nhiều đồng nghiệp cũ của ông Ẩn vẫn giữ tình cảm trân trọng dành cho ông. Câu chuyện của ông phức tạp và đầy nghịch lý. Ông bắt đầu hoạt động với Việt Minh từ những năm 1940, từng làm việc cho cả quân đội miền Nam và CIA, nhưng chưa bao giờ thay đổi lòng trung thành với phong trào kháng chiến. Ông từng sang Mỹ học báo chí trong những năm 1950 và thực tập tại tờ Sacramento Bee, trước khi trở về Việt Nam làm phóng viên cho các hãng truyền thông Mỹ. “Làm báo là một vỏ bọc tuyệt vời cho một điệp viên”, nhà văn Thomas Bass – tác giả cuốn The Spy Who Loved Us (2009) về ông Phạm Xuân Ẩn – nhận xét.
Sau chiến tranh, vợ con ông được đưa sang Mỹ nhưng nhanh chóng được gọi về. Lúc ấy, một số bạn bè Mỹ bắt đầu nghi ngờ. Đến những năm 1980, thân phận của ông được công khai. Ở Việt Nam, ông được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang. Theo ông Bass, ông Ẩn chưa bao giờ nói dối, và chính sự trung thực đó giúp ông giữ vững câu chuyện của mình cũng như sự tôn trọng từ các đồng nghiệp. Nhiều người từng làm cùng ông tại TIME vẫn gặp lại ông khi quay trở lại Việt Nam.
Cloud nói: "Ông ấy là một con người vĩ đại. Thật sự vĩ đại. Khi biết sự thật, tôi ngạc nhiên – nhưng không sốc".
Roy Rowan, một phóng viên kỳ cựu khác của TIME và LIFE, cũng đồng tình. “Tôi không nghĩ ông ấy từng cố tình cung cấp thông tin sai. Nếu làm vậy, ông đã bị giết từ lâu rồi". Rowan từng có cuộc trò chuyện kéo dài ba tiếng với ông Ẩn, cố gắng thuyết phục ông sơ tán. Nhưng ông Ẩn từ chối, nói rằng cần ở lại chăm sóc mẹ già.
Các nhà viết tiểu sử về ông Ẩn cũng không tìm thấy bằng chứng ông từng bóp méo thông tin. Larry Berman – tác giả Perfect Spy (Điệp viên hoàn hảo), cuốn tiểu sử về ông Ẩn được chuyển thể thành phim truyền hình dài 32 tập – cho biết: “Tôi đã nghĩ sẽ tìm được dấu vết về việc ông ấy từng làm sai lệch bài viết, nhưng không có".
Thậm chí, việc có một điệp viên trong đội ngũ có thể đã giúp TIME đưa tin chính xác hơn. Cloud nhớ lại một lần trong giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris, phóng viên trưởng của Newsweek khoe rằng họ có được nội dung bản thảo kế hoạch hòa bình. TIME liền nhờ Ẩn điều tra để không bị tụt lại. Ông quay về với một bản phác thảo chi tiết, và bài viết của TIME tuần đó được đánh giá là chính xác hơn hẳn Newsweek.
Tuy vậy, không phải ai cũng cảm thông. Cloud kể rằng Murray Gart, lúc đó là Trưởng ban phóng viên của TIME, cảm thấy hoàn toàn bị phản bội. Một số độc giả cũng chỉ trích cuốn sách của Berman. Range cho rằng: “Biết sự thật, tôi sốc và hoang mang – nhưng không giận dữ. Thời ấy, mọi thứ đều đảo lộn. Câu chuyện này cũng chỉ là một phần trong cái thế giới đảo lộn ấy".
Theo Berman, việc nhiều đồng nghiệp cũ của ông Ẩn không xem ông như kẻ phản bội cũng không có gì lạ. Ẩn yêu mến nước Mỹ, trân trọng tự do báo chí, được đồng nghiệp kính trọng – nhưng ông yêu đất nước mình hơn và muốn thấy độc lập. Ngày nay, Berman nhận định, hầu hết người Mỹ đều nhìn cuộc chiến theo cách mà ông Ẩn từng nhìn: lẽ ra nước Mỹ nên rút lui sớm hơn.
Nhiều người cho rằng ông Ẩn chỉ đơn giản là một người yêu nước. Berman nói: “Ông là biểu tượng của hòa bình".
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Time, WQXR)
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 02 Tháng 5 2025 04:07 )
 
Trang 1 trong tổng số 172 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ