Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay3153
mod_vvisit_counterHôm qua1489
mod_vvisit_counterTuần này17179
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này141710
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3087936

Có: 11 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

HANG SƠN ĐÒONG ĐẸP MÊ HỒN QUA ỐNG KINH NHIẾP ẢNH NGƯỜI NGA

Email In PDF.
Daniel Kordan là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng toàn cầu với nhiều bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp. Anh đã dành 6 ngày 4 đêm đi bộ và cắm trại trong hang để thực hiện bộ ảnh đẹp mê hồn về hang Sơn Đòong.

Hang Sơn Đòong đẹp mê hồn qua ống kính nhiếp ảnh người Nga- Ảnh 1.
Mới đây, Daniel Kordan đã chia sẻ những bức ảnh về hang Sơn Đoòng - một hang động tự nhiên lớn nhất thế giới nằm tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ảnh: Daniel Kordan.

Daniel Kordan cho biết: “Tôi đã thực hiện chuyến đi 6 ngày dành 4 đêm đi bộ và cắm trại trong hang. Thật là một cuộc phiêu lưu! Băng qua sông, leo bằng dây thừng, bơi trong hồ hang động và trải nghiệm những rừng rậm dọc bên trong vực nước sâu 100 - 300 m. Đây chắc chắn là một trong những cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất mà tôi từng có trong đời.” Ảnh: Daniel Kordan.
 
Những bức ảnh này thu hút được hàng triệu lượt tiếp cận từ khắp thế giới. Góp phần quảng bá về một Việt Nam đầy màu sắc, tươi đẹp, bình yên. Ảnh: Daniel Kordan.
 
Sơn Đoòng Quảng Bình là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với chiều cao 200 m, chiều rộng 150 m, chiều dài lên tới gần 99 km đủ để “nhét” vừa tòa nhà 40 tầng hoặc hàng chục chiếc Boeing cỡ lớn nhất. Ảnh: Daniel Kordan.
 
Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm xói mòn và tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những hố sụt, lâu ngày tạo thành những vòm hang khổng lồ. Ảnh: Daniel Kordan.
 
Hang Sơn Đoòng được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm từ năm 2013, hoạt động du lịch mạo hiểm hang Sơn Đoòng luôn chứng tỏ sức hấp dẫn đối với cộng đồng du lịch trong nước và quốc tế bằng vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ và nhiều những giá trị tuyệt vời khác. Ảnh: Daniel Kordan.
 
Không chỉ nổi tiếng với kích thước khổng lồ, quang cảnh bên trong hang Sơn Đoòng còn tạo ra một cảnh tượng vô cùng kỳ vĩ với núi, sông và cả một khu rừng với hệ sinh thái vô cùng độc đáo, đa dạng. Ảnh: Daniel Kordan.
 
Sơn Đoòng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động thực vật khác nhau, được tạo nên bởi dòng sông ngầm chảy xiết sâu dưới lòng đất và được ánh mặt trời của một phần hang bị sập chiếu vào. Ảnh: Daniel Kordan.
Theo Thanh Huyền. Tiền phong
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 22 Tháng 7 2024 03:52 )
 

Quảng Bình: Nhờ nhà khoa học thẩm định sinh vật lạ trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Email In PDF.
Ngày 16-6-2024, ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết, vừa gửi hình ảnh loài sinh vật lạ chưa từng thấy ra Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để tham khảo ý kiến.
Theo đó, ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã có báo cáo bằng văn bản và hình ảnh về một loài động vật lạ chưa từng thấy trong một hang động tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hình ảnh loài sinh vật lạ. Ảnh: VĂN ÚY
Ông Dũng cũng cho biết, công ty đã gửi hình ảnh của sinh vật này đến các nhóm thám hiểm hang động chuyên nghiệp nhưng phản hồi là chưa ai từng thấy.
Loài sinh vật này được phát hiện bởi một nhóm thám hiểm của Công ty TNHH Jungle Boss. Qua mô tả, loài sinh vật này mọc rải rác trên bề mặt thạch nhũ trong hang Hùng, một hang động nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Loài sinh vật lạ. Ảnh: VĂN ÚY
Mô tả của đơn vị cho thấy, vị trí phát hiện loài sinh vật này cách cửa hang khoảng 300m. Khảo sát bước đầu thì loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, nhiều nhánh chẻ ra các phía, chiều dài các nhánh khoảng vài centimet giống với loài sao biển; phía trên nhiều sợi tua khoảng một gang tay màu trắng và có thể co giãn. Chúng phân bố trong diện tích hàng chục mét vuông với khoảng 40-50 cá thể.
MINH PHONG
 

THAM QUAN HANG ĐỘNG KHÔ MANG TÊN THIÊN ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Email In PDF.
(SGTT) – Ẩn mình trong cánh rừng rộng lớn ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, động Thiên Đường nổi tiếng là hang động khô tự nhiên được miêu tả là một kiệt tác thiên nhiên.
Động Thiên Đường được người dân bản địa tìm thấy vào năm 2005. Không lâu sau đó, Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh dưới sự chủ trì của ông Howard Limbert, đã tổ chức khám phá hang động. Theo đoàn thám hiểm này, Thiên Đường thuộc địa hình cát-xtơ cổ, có niên đại hình thành cách ngày nay khoảng 350-400 triệu năm. Động có chiều dài 31,4km, với chiều cao từ sàn động đến trần động là 60m, chiều rộng dao động từ 30-100m, có nơi rộng đến 150m, thuộc hệ thống hang sông (là dòng sông ngầm).

Động Thiên Đường thuộc xã Sơn Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, 
nằm trong
vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – Di sản Thiên nhiên Thế giới. Cách động
Phong Nha gần 25km và cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 70km. Ảnh: Ngọc Khuyến
Chia sẻ trên báo chí, ông Howard Limbert nhận định, động Thiên Đường có lẽ là hang động dài nhất châu Á và có vẻ đẹp hết sức độc đáo, ngoài sức tưởng tượng của con người. Đây là một kỳ quan, quà tặng của thiên nhiên dành cho loài người. Cũng vì lý do đó, các thành viên của đoàn thám hiểm quyết định gọi tên là: “Paradise cave” hay “Động Thiên Đường”…

Lối xuống lòng động Thiên Đường.

Gần 20 năm kể từ ngày được phát hiện, động Thiên Đường
luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Năm 2019, Hội đồng Kỷ lục châu Á từng xác lập kỷ lục động Thiên Đường là 
“Hang
động có hệ thống thạch nhũ, măng đá độc đáo và tráng lệ nhất châu Á”. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Nhiều khối thạch nhũ và măng đá vô cùng kỳ ảo bên trong động. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Khách du lịch đến khám phá động Thiên Đường thông thưởng chỉ đi hết 1km theo lối đường
bằng gỗ được bố trí. Nếu muốn khám phá sâu hơn phải đăng ký và có người hướng dẫn đi cùng
. Hang động cũng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập 2 kỷ lục:  “Động có cầu gỗ dài nhất
Việt Nam” và “Động khô dài có hệ thống thách nhũ độc đáo nhất Việt Nam”. Ảnh: Ngọc Khuyến
Theo anh Lê Minh Tâm, nhân viên an ninh tại động Thiên Đường, “Từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng để khám phá động Thiên Đường, vì vào hè thời tiết khô ráo, đường lên động sẽ dễ đi. Hiện nay, mỗi ngày động có khoảng 1.000 lượt khách ghé thăm”.
Hiện tại, du khách có thể khám phá hang động theo 2 chặng chính: Du khách có thể chọn lộ trình tham quan 1km bằng hệ thống cầu thang gỗ, giá vé tham quan là 250.000 đồng/người lớn và 125.000 đồng/trẻ em, miễn phí vé cho trẻ có chiều cao dưới 1,1 m; Tour khám phá động lộ trình 7km có mức giá 2.000.000 đồng/người/ngày, chi phí đã bao gồm phí ăn trưa, hướng dẫn viên và thiết bị bảo hộ.

Động có chiều cao từ sàn động đến trần động khoảng 60m, tuy nhiên một vài vị trí
khá thấp, du khách đi qua, đầu có thể chạm những khối đá ở phía trên. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Động Thiên Đường được chia làm nhiều khoang, khoang rộng nhất có chiều rộng lên đến 150m,
chiều cao 100m. Hệ hống thạch nhũ trong động khá phong phú về giá trị địa chất cũng như hình hài,
được gọi với những cái tên thú vị như: Thạch Hoa Viên, tháp Liên Hoa, Thỏ Ngọc, cung Giao Trì,
cung Quảng Hàn, Quần Tiên hội tụ,… Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Thạch nhũ hình thù giống với con thỏ nên được đặt tên là Thỏ Ngọc. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Cổ Tháp. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
“Tháp Liên Hoa” (tháp hoa sen), một khối đá trông giống như
một bông hoa sen với nhiều tầng cánh hoa xếp lên nhau. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Những khối thạch nhũ với hình thù ấn tượng. Ảnh: Ngọc Khuyến.
 
Du khách chụp ảnh check-in với những khối đá trong động. Ảnh: Ngọc Khuyến.
 
Những kiến ​​tạo được tạo hình bởi dòng nước ngàn năm nhỏ giọt qua trần hang. Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Động Thiên Đường được kiến tạo tự nhiên bởi nền địa chất
các-xtơ (sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa các-xtơ là
các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm). Ảnh: Ngọc Khuyến.
 
Nhiều du khách đến tham quan, tận mắt chứng kiến vẻ đẹp trong hang động đã đặt tên hang  với những cái tên như: “Thiên Đường nơi hạ giới,” “Chốn địa đàng nơi trần gian,” “Thiên cung trong lòng đất”…như “tiên đường nơi hạ giới,” “chốn địa đàng nơi trần gian,” “thiên cung trong lòng đất”… Ảnh: Ngọc Khuyến
 
Vị trí động Thiên Đường trên google maps.
Ngọc Khuyến
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 10 Tháng 6 2024 03:02 )
 

CUỘC SỐNG HANG ĐỘNG Ở A REM

Email In PDF.
Ông Đinh Nê (91 tuổi, ngụ xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã có 91 năm sống trong hang động. Vợ sau của ông, bà Y Rú, cũng theo vào hang sinh sống. Với các vật dụng sinh hoạt đơn sơ, họ sống khỏe mạnh, ốm đau có thảo dược rừng già chữa trị, không một lần dùng thuốc tây hoặc đi bệnh viện.

Hang Khe Chim, hang ở chính trong 10 hang đá ông bà Đinh Nê chọn ở. Ảnh: MINH PHONG
“Văn minh” hang đá
Nước của con suối Rục Cà Roòng xanh biếc dưới cái nắng 40oC, ông Đinh Nê di chuyển trên từng mỏm đá nhanh thoăn thoắt. Đã 91 tuổi nhưng ông đi rừng nhanh, khỏe, thanh niên trong bản không sánh bằng. Chúng tôi may mắn gặp ông sau một tuần tìm kiếm trong các hang động ven con suối, khi ông chuẩn bị về bản để tiếp thêm gạo, muối, nước mắm.
Cái hang chính của ông ở là hang Khe Chim, cách mặt suối khoảng 200m, có một lối mòn nhỏ dẫn lên. Ông Nguyễn Văn Đại, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch, dẫn chúng tôi đi, cho biết: “Ông và bà Y Rú ở hang Khe Chim rất cao, vì mùa lũ nước lên lớn nên ông chọn cái hang đó để tránh lũ”.

Ông Nê cùng Bí thư Đảng ủy xã trong hang Rục
Bên trong hang động, ông Nê, bà Rú sở hữu một chiếc cối gỗ, hai cái chày dùng giã gạo nương hoặc làm món Pồi từ cây báng trong rừng. Bên trên ngách cao họ dựng một cái sạp, dùng cất các hạt giống. Để nấu ăn, trước đây họ dùng đá đánh lửa, nhưng nay mua bật lửa về dùng cho tiện. “Ở hang động cao còn tránh thú dữ nên rất yên tâm. Trước đây, muốn có muối thì đi theo các đàn khỉ, tới vách đá đoạn cuối con suối, có một vỉa muối rỉ ra, lấy về nấu canh. Nay muối có rồi nên không đi lấy theo cách đó nữa”, ông Đinh Nê cho biết.
Bên trong hang Khe Chim được quét dọn cẩn thận. Họ tự làm cối giã gạo bằng tay từ khúc gỗ lâu năm, nồi niêu vài ba cái xỉn màu, móp méo, bếp lửa mùa hè được dập tắt để tránh bị gió thổi cháy lan ra rừng và rẫy xung quanh. Đêm xuống, họ nấu cơm, ăn với muối cùng ớt rừng. Vậy mà đến nay đã 91 năm ở hang, ông Đinh Nê vẫn khỏe khoắn. Để di chuyển từ hang này qua hang khác, ông Nê cho biết: “Đóng gùi gạo muối, hai cái nồi và di chuyển tự do trong rừng”.
Ông tiết lộ có tới 10 cái hang và 15 cái lán để thực hiện cuộc sống “viễn xưa” bên trong rừng mưa Kẻ Bàng. Mỗi hang cách nhau đến cả ngày đi rừng. Ngoài gạo, muối, thức ăn tự tìm kiếm là ốc suối, cá khe, măng hoặc lá rừng vào mùa khô. Mưa gió, việc hái lượm hoặc săn bắt bằng bẫy khó hơn, vợ chồng ông Đinh Nê trở về hang chính để ở với lương thực dự trữ như bắp, sắn, gạo rẫy.
Sinh tồn theo cách riêng
Theo lời của ông Nguyễn Văn Đại, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch, ông Đinh Nê và vợ biết rừng mưa Kẻ Bàng như chính cái hang của họ. Ở đâu có suối, có thảo quả để ăn, có con thú nhỏ để bắt, có cá để bủa lưới... là hai ông bà đều biết. Họ biết trong rừng già có các loại hoa quả như bưởi, cam, chanh, sả, thậm chí vải, nhãn... đơm hoa kết trái mỗi khi vào mùa và họ tha hồ thưởng thức.

Ông Đinh Nê sống trong hang và thường ăn cơm với muối
Trên thực tế, theo ông Đinh Nê, tổ tiên người A rem lấy hang động làm nhà ở trong các thung lũng, do đó cũng trồng những loại cây trái và hiện chúng còn tồn tại nên các loại hoa quả đó vẫn còn, dù không năng suất, quả nhỏ nhưng lại mọng nước. Ông Nguyễn Văn Đại cho biết, qua thống kê, ở rừng mưa Kẻ Bàng có 156 loài, trong đó nhóm cho tinh bột và quả gồm 91 loài, nhóm làm rau có 65 loài. Sâu bên trong rừng còn có cả trám, sấu, sim, chay cóc, xoài, xoay, bứa, dâu da... nên ông bà Đinh Nê, Y Rú đều sử dụng thuần thục, tự nhiên theo cách mà tổ tiên họ đã truyền lại. Trong khu rừng này còn có 54 loài cây vừa làm thuốc nhuộm vừa làm dụng cụ đan lát, nên với ông Đinh Nê, đó là nguồn vật liệu rất tốt phục vụ ở trong hang động, trở về nguyên bản của tổ tiên họ mà không vướng bận gì đến thế giới bên ngoài.

Ông Nê bìa trái ăn cơm với cán bộ xã ở hang Xai
\
Câu chuyện ông Đinh Nê lấy bà Y Rú làm vợ hai là kế thừa tục nối dây của cộng đồng A rem. Chồng Y Rú là ông Đinh Đe, anh trai của Đinh Nê. Năm 1994, ông Đinh Đe mất, ba năm sau Đinh Nê làm chồng Y Rú theo tục nối dây của bản. Lúc đó, Y Rú có 7 người con, nay đã lớn khôn và yên bề gia thất. Y Rú cũng đã 95 tuổi nhưng leo núi, vượt đá tai mèo vẫn còn vững chắc. Mấy hôm nay, bà phải rời hang về bản do cái chân bị đau, không theo ông được, còn ông vẫn ở lại hang. Cả 10 cái hang ông chọn ở đều là cái nôi mà bản làng A rem từng sinh sống từ thời viễn xưa. Trên một số vách hang còn khá nhiều dấu vết viết vẽ của trẻ con, thanh niên, người lớn về ý nghĩ của họ từ xa xưa. Họ vẽ những sinh hoạt, những tập tục của bản làng. Dưới đất còn một số mảnh đá như mảnh rìu còn vương vãi. Trong các hang động ấy, vẫn ám ảnh trí nhớ của ông Đinh Nê về những nghi lễ cầu nguyện ngày trước.

Dù đã 91 tuổi nhưng ông Nê đi rừng vẫn rất khỏe
MINH PHONG
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 05 Tháng 6 2024 02:30 )
 
Trang 7 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện