Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay3101
mod_vvisit_counterHôm qua1489
mod_vvisit_counterTuần này17127
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này141658
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3087884

Có: 22 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

Căn nhà được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn bó lâu nhất lúc sinh thời

Email In PDF.
Ngôi biệt thự xây từ thời Pháp, rộng khoảng 200m2 với sân vườn và mặt tiền hướng ra đường Hoàng Diệu. 
18h09, thứ Sáu, ngày 4/10/2013 tại Bệnh viện 108, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào cõi vĩnh hằng. Thông tin được Báo điện tử VnExpress đưa tin đầu tiên lúc 20h42 cùng ngày làm chấn động toàn thể người dân cả nước.
Chỉ vài giờ sau, các tờ báo trong nước bắt đầu đưa tin, tiếp đó các trang báo quốc tế đăng các bài về Đại tướng, "Người anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh… đã ra đi mãi mãi ở tuổi 103.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: VGP News
Với mỗi người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tượng đài bất tử. Lịch sử Việt Nam khắc tên Đại tướng - con người nhân cách, tài năng xuất chúng, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đại tướng mất đi là sự mất mát vô cùng lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân...
11 năm kể từ ngày Đại tướng đi về cõi người hiền, căn nhà số 30 Hoàng Diệu - nơi Người từng sinh sống vẫn im lìm giữa chốn phồn hoa như vốn dĩ. Những hàng cây vẫn rì rào kể cho nhau nghe câu chuyện về một người dành cả cuộc đời cho đất nước.

Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong khuôn viên số 30 Hoàng Diệu. Ảnh: Znews
Hiện nay, căn nhà này là nơi nhiều người thường xuyên lui tới để tưởng nhớ Đại tướng. Hằng năm, các dịp kỷ niệm của dân tộc, sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp... vẫn có hàng nghìn người đến đây thắp nến tưởng nhớ.
Được biết, căn biệt thự cổ kính 30 Hoàng Diệu là nơi ở trong suốt 60 năm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nằm trong khuôn viên xanh mát bởi cây xanh, ao cá, vườn hoa. Ngôi biệt thự xây từ thời Pháp, rộng khoảng 200m2 với sân vườn và mặt tiền hướng ra đường Hoàng Diệu, một trong những con đường luôn rợp mát và ít xe cộ đi lại tại Hà Nội.

Khuôn viên nhà số 30 đường Hoàng Diệu. Ảnh: Báo Quảng Bình
Căn nhà này là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình sinh sống từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954). Bên kia đường Hoàng Diệu là Tổng hành dinh - nơi suốt ngày đêm, Đại tướng điều hành cuộc chiến đấu tại các mặt trận cho đến ngày toàn thắng.

 Cảnh vật ở đây vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Ảnh: Báo Vietnamnet
Ngoài vườn là những lối nhỏ lúc sinh thời Đại tướng vẫn thường đi dạo sau những giờ làm việc. Bên trong là những giò phong lan - loài hoa mà Đại tướng thích nhất. Các cột của giàn hoa phong lan được hàn nối bằng hàng chục vỏ đạn đại bác 155 ly, dưới giàn hoa là một bể cá, nơi hàng ngày Đại tướng vẫn cho cá ăn.
Bộ bàn đá cũ đặt chính diện với lối dẫn vào phòng khách trước đây, bây giờ là nơi thờ phụng Đại tướng.
Bà Võ Hòa Bình - con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động kể lại, ngày 5/7/1967, trước ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, theo sự phân công của Bộ Chính trị, vào chỉ đạo chiến trường miền Nam, hai người cầm quân đã trải tấm bản đồ chiến sự lên bàn đá này để bàn bạc. Nào ngờ, đó cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày hôm sau, 6/7/1967, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đột ngột ra đi mãi mãi do một cơn đau tim nặng, để lại niềm tiếc thương khôn nguôi cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho toàn quân, toàn dân ta.
Bên cạnh khu vườn là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ở đây, ấn tượng nhất là đôi câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu đề tặng Đại tướng: “Võ công truyền quốc sử. Văn đức quán nhân tâm” (Một vế nghĩa là võ công ghi vào sử đất nước, công lao của đồng chí về mặt quân sự sẽ tồn tại mãi mãi; vế kia là đạo đức và văn chương của đồng chí trùm lên lòng người).
Nhà làm việc của Đại tướng hiện tại như một bảo tàng thu nhỏ với hàng nghìn kỷ vật, tranh, ảnh, tượng, bức trướng của đồng bào, chiến sĩ khắp cả nước và bạn bè quốc tế trao tặng Đại tướng. Hai chiếc ghế đặt chính giữa cùng bàn làm việc là nơi Đại tướng và phu nhân thường ngồi tiếp khách một thời.

Người dân đến thắp hương nhân 10 năm ngày mất
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Báo Quảng Bình
Trong ngôi nhà vẫn còn nguyên những kỷ vật kháng chiến, hình Đại tướng cười, hình những người lính năm xưa ngồi bên nhau bên chiến hào vẫn còn đó, sáng rỡ một góc 30 Hoàng Diệu...
Kỷ niệm 11 năm ngày Đại tướng về với thế giới người hiền, cũng như suốt 11 năm qua, mỗi người dân Việt Nam vẫn mãi mang trong mình niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn dành cho Người - vị Đại tướng sống mãi trong lòng dân!
Vĩ Hạ
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 06 Tháng 10 2024 04:23 )
 

'Thiên đường trong lòng đất' của Việt Nam xác lập hai kỷ lục: Được phát hiện gần 20 năm trước, chiều dài hơn 30km

Email In PDF.
 Đây là điểm đến ấn tượng, thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi ngày.
Động Thiên Đường là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, thuộc hệ sinh thái của vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ ảo, động Thiên Đường như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, thu hút du khách thập phương đến khám phá.
Nơi đây được ví như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của thiên nhiên, kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên từ giếng trời và những khối nhũ đá muôn hình vạn trạng. Ánh sáng xuyên qua các khe đá, tạo nên những hiệu ứng lung linh, huyền ảo, khiến cho hang động trở nên lung linh như một cung điện pha lê. Các chuyên gia đã đánh giá động Thiên Đường là hang động siêu thực nơi trần thế, xứng đáng được ví như một thiên đường trong lòng đất.

Động Thiên Đường khiến nhiều du khách mê mẩn vì vẻ đẹp tráng lệ. Ảnh: Internet
Dù có lịch sử hình thành từ rất lâu nhưng động Thiên Đường mới được phát hiện ra vào năm 2005. Khám phá này thuộc về Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh, khiến không ít người trầm trồ thời điểm đó. Với tổng chiều dài ấn tượng 31,4km, chiều rộng dao động từ 30-100m và có những đoạn mở rộng lên đến 150m, động Thiên Đường xứng danh là một trong những hang động tự nhiên lớn và đẹp nhất thế giới.
Với chiều dài 7.729m, hệ thống nhũ đá trải dài khắp vòm động như một bức tranh thủy mặc khổng lồ, mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thư thái, như lạc vào một thế giới thần tiên. Theo tính toán của các nhà khoa học, động này mất 35-36 triệu năm để hình thành, mang đến một kiệt tác của thiên nhiên.

Lối vào động Thiên Đường. Ảnh: Internet
Bên cạnh tham quan hệ thống nhũ đá, măng đá độc đáo, khách du lịch còn được trải nghiệm chinh phục 500 bậc thang đá khi tới với động Thiên Đường. Những bậc thang này chạy quanh triền núi, giúp khách du lịch tham quan động dễ dàng hơn.
Sau khi vượt qua 500 bậc thang đá, du khách sẽ đến với một thế giới thần tiên ẩn mình trong lòng núi. 1000m cầu thang gỗ sẽ đưa chúng ta đi sâu vào hệ thống hang động kỳ vĩ. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của hang động và cảm nhận sự hùng vĩ của tạo hóa.
Tham quan suối ngầm bằng cách chèo thuyền kayak hay ngắm nhìn khu vực Giếng Trời cũng là trải nghiệm thú vị mà nhiều du khách nhớ mãi khi tới đây. Thông thường, các hang động khác được tô điểm bằng những ánh đèn màu sặc sỡ, tạo nên một không gian huyền ảo. Tuy nhiên, tại động Thiên Đường, vẻ đẹp tự nhiên của những khối thạch nhũ được tôn vinh trọn vẹn nhờ hệ thống ánh sáng trắng. Ánh sáng này không chỉ giúp du khách quan sát rõ nét những chi tiết tinh xảo mà còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, hùng vĩ vốn có của hang động.

Nơi đây giống như một bức tranh kỳ vĩ. Ảnh: Internet
Động Thiên Đường từng nhận hai kỷ lục là "Động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất Việt Nam" và "Động có cầu gỗ dài nhất Việt Nam" từ Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Không chỉ vậy, hang động này cũng được Hội đồng Kỷ lục châu Á công nhận là "Hang động có hệ thống thạch nhũ, măng đá độc đáo và tráng lệ nhất châu Á".
Như Ý
 

HỒ KHANH NGƯỜI TÌM RA HANG ĐỘNG SƠN ĐOÒNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Email In PDF.
Nhắc đến du lịch Quảng Bình, du khách sẽ ngay lập tức nhớ đến Hang Sơn Đoòng – Hang động lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết câu chuyện thú vị về người đàn ông khám phá đã ra hang động này. Đó là ông Hồ Khanh, một người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Phong Nha, Quảng Bình.
1- Cuộc sống dựa vào việc đi rừng và làm nghề phu trầm
Vào trước năm 1997, đời sống người dân Phong Nha hết sức khó khăn. Các cơ sở vật chất cơ bản như điện đài, giao thông, trường học hay bệnh viện đều rất đơn sơ. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa. Tuy nhiên, thu nhập vô cùng bấp bênh, không đủ khả năng để trang trải cho cuộc sống.
Vào thời điểm ấy, ông Hồ Khanh cũng như các thanh niên trẻ tuổi đều tham gia đi rừng. Có người đi tìm trầm hương, người khai thác gỗ, người lại đi thu gom những vỏ bom, vỏ đạn từ thời chiến tranh. Đặc biệt, vào những năm 80, một phong trào rầm rộ đã diễn ra ở Phong Nha, đó là đi tìm trầm hương để bán. Vì được biết đến là một loại lâm sản quý hiếm và có lợi cho sức khỏe, trầm hương được nhiều thương lái săn đón và thu mua để xuất khẩu ra nước ngoài.

 Anh thanh niên Hồ Khanh hồi còn trẻ với nghề phu trầm
Phần lớn thời gian, ông Hồ Khanh đi vào những khu rừng nằm tại các dãy núi đá vôi dọc theo biên giới Quảng Bình và nước bạn Lào. Khi ấy, ông thường phải vào rừng từ 10 ngày đến 2 tháng, mang theo rất nhiều thức ăn và vật dụng cần thiết để sống trong rừng. Vì vào thời điểm đó, chưa có cơ chế quản lý rõ ràng cho các cánh rừng, những người đi rừng như ông Hồ Khanh chưa nhận thức được những ảnh hưởng của mình gây tác hại đến môi trường rừng thế nào.
Nhưng kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhà nước thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng, những người đi rừng như ông Hồ Khanh quay về làm nông. Nhưng trời vẫn phụ lòng người, sào đất ông mượn từ chị gái để trồng trọt, chăn nuôi nhiều lần bị mất trắng do lũ lụt, thiên tai.
Từ năm 2001, một bước ngoặt mới mở ra với ông Hồ Khanh. Khu bảo tồn đã được chuyển thành Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Khách du lịch đã đến đây nhiều hơn, các đoàn thám hiểm hang động của đến đây để nghiên cứu, khảo sát. Ông Hồ Khanh đã mở một quán cà phê nho nhỏ, tên là Hồ Trên Núi.
2- Hành trình ông Hồ Khanh khám phá ra Hang Sơn Đoòng
Trong quá trình đi rừng, ông Hồ Khanh và những người khác thường vào hang động để nghỉ ngơi. Vì việc dựng lán hay mắc võng sẽ không đảm bảo an toàn nếu có thú dữ, rắn rết hay đột ngột có mưa lũ. Thêm vào đó, để đảm bảo sinh tồn trong rừng, trước hết, những người đi rừng cần phải tìm được nguồn nước. Do đó, ông Hồ Khanh luôn ưu tiên việc tìm kiếm các hang động và đi dò tìm những mạch nước trong hang.
Về hành trình khám phá ra hang Sơn Đoòng, ông Khanh kể lại, vào cuối năm 1990, trong một chuyến đi rừng tìm trầm hương như thường lệ, không may gặp phải mưa lớn, ông Khanh vội tìm một vách đã để trú tạm. Vô tình, ông nhìn thấy những cột sương mù kèm theo hơi lạnh, liên tục được thổi ra từ miệng hang. Cảnh tượng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông sau này.

Hướng dẫn viên Hồ Khanh trước cửa hang Sơn Đoòng do mình phát hiện
Năm 1990, ông Howard Limbert, bà Deb Limbert và một số chuyên gia thuộc Hiệp hội Hang Động Hoàng Gia Anh (BCRA) và Tổ chức Cứu hộ Hang Động đã đến Việt Nam để khám phá và khảo sát các hang động. Trong quá trình đó, ông Howard Limbert cùng các chuyên gia đã đi tìm kiếm những người dân địa phương từng đi rừng. Với phần lớn thời gian dành ra để vào rừng, khả năng họ đã phát hiện ra các hang động chưa ai biết cũng sẽ cao hơn. Ông Howard sẽ thuê họ dẫn đường để vào đo đạc các hang động.
Ông Hồ Khanh đã mô tả lại cảnh tượng mình đã nhìn thấy vào năm 1990 cho Howard Limbert và ông Howard nhận định đây có thể là một hang động rất lớn. Ông đề nghị Hồ Khanh quay lại tìm và đánh dấu vị trí cửa hang để đoàn thám hiểm có thể vào khảo sát. Sau đó, Hồ Khanh mất nhiều tháng tìm kiếm lại vị trí cửa hang nhưng không thành công. Để ghi nhớ chính xác đường đi đòi hỏi ông Hồ Khanh phải có khả năng đi rừng tốt, nhớ đường đi, đặc điểm của cảnh quan xung quanh và khả năng đo lường các quãng đường, độ dài và độ rộng của hang đá. Cuối cùng, mãi đến năm 2008, ông đã tìm lại được cửa hang và đánh dấu cẩn thận. Sau đó, ông viết thư thông báo cho ông Limbert về việc đã tìm ra cửa hang.
Vào tháng 3 năm 2009, một đoàn thám hiểm phối hợp với trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập bởi ông Howard Limbert. Mục đích của đoàn là khảo sát hang động này với sự dẫn đường của ông Hồ Khanh. Vào ngày 7 tháng 4 cùng năm, ông Peter MacNab, một thành viên của đoàn thám hiểm hang động Anh – Việt, đã trở thành người đầu tiên bước chân vào bên trong hang.
Sử dụng thiết bị laze để đo đạc, các nhà thám hiểm xác định đây là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Sau đó, ông Khanh cùng các thành viên đoàn thám hiểm đã bàn bạc và đặt tên hang là Sơn Đoòng. “Sơn” có nghĩa là núi, và “Đoòng” là tên của thung lũng nơi có suối Rào Thương chảy qua.

Hồ Khanh (áo đen hàng sau) trong một chuyến khám phá hang động năm xưa
3- “Vua hang động” Hồ Khanh phát hiện ra nhiều hang động khác
Không chỉ riêng Hang Sơn Đoòng, trong suốt những năm đi rừng, ông còn phát hiện ra 30 hang động lớn nhỏ trong Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Từ đó, ông rất được tin tưởng và đảm nhiệm trọng trách giám sát hậu cần cho các chuyến đi khảo sát cho các nhóm thám hiểm hang động. Ngoài ra, nếu nắm được thông tin về các hang động mới được phát hiện, Hồ Khanh sẽ thông báo với các chuyên gia để tiến hành khảo sát, đo đạc.
Tính đến năm 2022, ông Hồ Khanh đã góp công trong việc phát hiện và khảo sát khoảng 400 hang động khác nhau tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên, được biết đến là Hang động lớn nhất thế giới, tên tuổi của ông Hồ Khanh luôn gắn liền với Hang Sơn Đoòng và được giới báo chí thế giới quan tâm.
4- Đóng góp vào du lịch địa phương và trở thành đội trưởng porter cho tour Thám hiểm Sơn Đoòng
Đến năm 2013, Hang Sơn Đoòng được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm. Oxalis là đơn vị duy nhất được cấp phép vận hành. Mỗi năm, chỉ 1000 du khách may mắn được trải nghiệm hành trình phi thường này, được chia thành 100 tour, mỗi tour tối đa 10 khách cùng 30 nhân viên hỗ trợ. Đội ngũ porter đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ du khách khám phá Sơn Đoòng. Vì vậy, ông Hồ Khanh đã được Oxalis Adventure tin tưởng giao trọng trách quản lý 5 tổ porter với tổng cộng 125 thành viên.

Ông Hồ Khanh hiện tại là quản lý đội porter phục vụ tour Sơn Đoòng
Công việc của ông Khanh là đảm bảo các đội porter thực hiện tốt nhiệm vụ, giữ gìn trật tự và sự chuyên nghiệp trong suốt hành trình. Điều đặc biệt, nhiều thành viên trong đội porter trước đây từng mưu sinh bằng việc khai thác gỗ, săn bắn trái phép. Nay, họ đã chuyển sang hoạt động du lịch, vừa kiếm sống cho gia đình, vừa góp phần bảo vệ cánh rừng – nơi đang tạo công ăn việc làm cho chính họ và người dân Phong Nha.
Sau nhiều năm gắn bó với vai trò trưởng nhóm porter hang Sơn Đoòng, Hồ Khanh đã tích góp được một số vốn liếng. Cùng với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian làm việc cho Oxalis Adventure, ông và vợ đã xây dựng một homestay nhỏ xinh bên bờ sông Son.
Homestay có 8 phòng ngủ và do chính vợ ông Khanh trực tiếp điều hành. Nhờ sự chăm chỉ làm việc cùng với sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghiệp, homestay của ông Khanh ngày nay đã trở thành một địa điểm lưu trú thu hút đông đảo du khách cả trong nước và quốc tế. Nhờ đó, homestay đã tạo công ăn việc làm cho vợ con ông Khanh và một số người dân địa phương.
Hồ Khanh Homestay là địa điểm lưu trú nhỏ xinh bên dòng sông Son – Nơi du khách có thể được nghe những câu chuyện khám phá hang động thú vị từ chính Hồ Khanh
 
Hồ Khanh Homestay là địa điểm lưu trú nhỏ xinh
bên dòng sông Son - Nơi du khách có thể được nghe
những câu chuyện khám phá hang động thú vị từ chính Hồ Khanh
5- phần nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Đối với ông Khanh và người dân trong làng, du lịch đã mang đến những thay đổi to lớn trong cuộc sống.
Thứ nhất, đời sống của họ được cải thiện đáng kể. Nhờ có du lịch, ông Khanh có điều kiện cho hai con trai theo học trường ngoại ngữ tại Quảng Bình, còn con gái lớn cũng có thể phụ giúp mẹ làm homestay. Không còn phải lo lắng về cái nghèo, người dân trong làng có thể tập trung vào phát triển cuộc sống và nâng cao nhận thức.
Thứ hai, nhận thức của người dân được nâng cao. Thay vì chỉ biết khai thác rừng theo bản năng, họ nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng. Họ hiểu rằng đây là “tài sản vốn quý chung” cần được gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Thị trấn Phong Nha ngày nay đã thay đổi nhờ vào hoạt động du lịch
Ngoài ra, du lịch còn góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội của làng. Người dân trong làng ngày càng cởi mở và thân thiện hơn với du khách. Họ cũng học hỏi được nhiều điều mới từ du khách, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.
Nhờ vào du lịch, đời sống người dân địa phương đã có nhiều khởi sắc. Nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định, không còn phải bươn chải kiếm sống bằng việc săn bắt hay khai thác gỗ trái phép. Họ đã nhận ra tiềm năng phát triển du lịch từ tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là núi rừng và hang động. Do đó, họ đã chung tay bảo vệ môi trường sống, góp phần giảm bớt gánh nặng cho vườn quốc gia và lực lượng bảo vệ rừng.
Du Hoàng
 

Vùng đất ‘rồng cuộn, hổ phục’ tại tỉnh hẹp nhất Việt Nam theo chiều Đông - Tây, nơi Đại tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại 4 quốc gia trên thế giới và phu nhân an nghỉ

Email In PDF.
Vùng đất này cũng được lựa chọn là nơi an nghỉ của một số những vị tướng có tên tuổi trong lịch sử dựng nước của dân tộc. 
1- Đất thiêng hội tụ vĩ nhân
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang khoảng 7km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển làng xã, người dân Quảng Đông luôn coi Vũng Chùa - Đảo Yến là vùng đất linh thiêng, nơi đã bảo vệ và che chở họ trước bao thiên tai và thảm họa chiến tranh.
Theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, Mũi Rồng, Mũi Ông và Đảo Yến hợp thành một thể thống nhất, tạo nên hình thế "rồng cuộn, hổ phục", từ đó hình thành vịnh Vũng Chùa. Điều kỳ lạ là, dù hằng năm những cơn bão dữ dội thường quét qua vùng biển này, Vũng Chùa vẫn luôn bình yên, sóng lặng gió êm.

 Vũng Chùa - Đảo Yến là vùng đất linh thiêng từ nhiều đời nay. Ảnh: Internet
Qua gần 700 năm lịch sử lập làng, người dân Quảng Đông luôn giữ gìn sự tôn nghiêm của vùng đất Vũng Chùa - Đảo Yến, đặc biệt là khu vực núi Rồng – nơi được xem là nơi hội tụ linh khí của trời đất. Trên đỉnh núi, người xưa đã dựng lên một đàn tế bằng đá để tổ chức các nghi lễ hàng năm. Ngoài ra, giữa lưng chừng núi Rồng còn có hai dòng nước ngọt, chảy suốt bốn mùa mà không bao giờ cạn, được dân làng xem như là long mạch của vùng đất này.
Một bậc cao niên trong vùng chia sẻ: “Từ xưa đến nay, chưa từng có ai trong làng dám chôn cất người quá cố, xây nhà cửa hay chuồng trại ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến. Mọi người đều hiểu rằng nơi đó không dành cho người thường, nên không ai dám mạo phạm. Người dân Quảng Đông luôn thay nhau gìn giữ sự thanh sạch của Vũng Chùa - Đảo Yến, kiên nhẫn đợi chờ một cơ duyên huyền bí sẽ đến với vùng đất này".
Được biết, vùng đất Vũng Chùa là nơi an nghỉ của hai vị tướng Trần Đạt và Trần Khai. Theo cuốn Quảng Bình - Nhân vật chí của nhà địa chí Nguyễn Tú, Trần Đạt và Trần Khai là hai anh em ruột, đều là tướng thời Hậu Trần. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế ngôi Trần Thiếu Đế, lập nhà Hồ. Nhiều quan tướng nhà Trần nổi dậy, nhưng đều bị Hồ Quý Ly đàn áp. Trần Đạt và Trần Khai phải rút về phương Nam, vượt Hoành Sơn, dừng chân bên bờ Bắc sông Gianh, lập làng An Bài (nay là Thuận Bài, xã Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn), tiếp tục nuôi chí “phò Trần diệt Hồ".

Thế đất đẹp nhìn thẳng ra biển Đông tạo nguồn linh khí tuyệt vời. Ảnh: Internet
Sau khi nhà Hồ bị quân Minh phế truất, hai anh em một lần nữa khởi binh, theo Giản Định Đế rồi Trùng Quang Đế chống Minh nhưng thất bại. Khi nghe Lê Lợi khởi nghĩa, họ lại đưa quân theo, cùng Lê Lợi đánh giặc. Theo Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn, Lê Lợi đã phong chức Thừa tướng và Đại tướng cho hai anh em. Sau 10 năm kháng chiến, Trần Đạt còn được phong Thái Tể Đường Quốc Công.
Dù có công lớn, khi lâm chung, hai tướng lại xin được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến, cách làng Thuận Bài khoảng 30km. Trần Đạt được chôn ở Đảo Yến, còn Trần Khai tại lưng chừng núi Rồng.
2- Đón vị tướng vĩ đại của dân tộc về trong giấc ngủ ngàn thu
Vũng Chùa - Đảo Yến không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp hoang sơ, yên bình mà còn là nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng kiệt xuất, người “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam và học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 13/10/2013, linh cữu Đại tướng được đưa về đây trong niềm tiếc thương và tự hào sâu sắc của người dân Quảng Bình cùng cả nước.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chỉ huy quân sự lỗi lạc của Việt Nam. Ông là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh đuổi thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Vị tướng này cũng là người duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp, quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc hùng mạnh.

Vũng Chùa - Đảo Yến là nơi an nghỉ của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp theo đúng nguyện vọng của ông lúc sinh thời. Ảnh: Internet
Từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến, dòng người vẫn liên tục đến viếng thăm, dâng hương và hoa tưởng nhớ ông. Hơn 10 năm qua, nơi đây đã đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước. Mỗi khi đến Vũng Chùa, lòng người như được sưởi ấm bởi tình yêu và lòng ngưỡng mộ dành cho Đại tướng.
Vũng Chùa giờ không chỉ là một điểm du lịch mà đã trở thành biểu tượng của tình yêu nước, nơi hội tụ lòng người. Những cỏ cây, hoa lá được trồng tại đây như minh chứng cho lòng thành kính và biết ơn của đồng bào, ngày ngày lớn lên, tỏa hương tại nơi an nghỉ của Đại tướng.
Đó là những đóa hoa ban trắng – tình yêu của người dân nơi đất trời Tây Bắc cùng hàng trăm gốc mai vàng và hàng ngàn cây xanh được người dân, đoàn viên thanh niên trồng, chăm sóc. Trống đồng, súng thần công, súng lệnh, các bảo vật qua bàn tay tài hoa của những người thợ đúc đồng đất Lam Kinh được nhân dân Thanh Hóa mang về dâng Đại tướng, như lời hứa thiêng liêng, khí phách, quyết tâm bảo vệ non sông Việt Nam…
Hơn 10 năm từ ngày Đại tướng đi xa, người dân cả nước, đặc biệt là quê hương Quảng Bình, vẫn chưa nguôi nỗi mất mát. Với tình yêu sâu đậm dành cho quê hương, Đại tướng đã chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ cuối cùng.
Đặc biệt, theo thông tin từ ông Võ Điện Biên (con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phu nhân Đặng Bích Hà), vào ngày 29/9/2024, linh cữu của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Phó Giáo sư Đặng Bích Hà cũng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến. Phu nhân Đặng Bích Hà từ trần ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi.
Sinh thời, bà là điểm tựa tinh thần và hậu phương vững chắc của Đại tướng. Sau 11 năm, bà theo ông về cõi vĩnh hằng, để lại niềm tiếc thương và sự kính trọng sâu sắc.
ThùyDung
 
Trang 3 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện