NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH
Thứ bảy, 13 Tháng 4 2013 08:01
Nguồn: thuanbai.wordpress.com
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Lịch sử biết đến dòng sông Gianh (Quảng Trạch - Quảng Bình) như là một đường biên giới ở đồng bằng và là ranh giới chia cách đất nước trong nhiều thế kỷ, từ thời hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành giao chiến, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh... Mảnh đất ven sông Gianh còn có tầng văn hóa lâu đời, mà một trong những biểu hiện của nó là các làng nghề truyền thống: làng nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm, nghề đan lát, làm nón, đan lưới... Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình, dài hơn 150 km, chảy vắt ngang từ Tây sang Đông, được hội tụ từ bốn nguồn chính: nguồn Nậy, nguồn Trổ, nguồn Nan và nguồn Son. Thế kỷ XV, đề cập đến đặc điểm thiên nhiên của vùng Thuận Hóa (tức Bình Trị Thiên ngày nay), Nguyễn Trãi nói đến Nam Hải và sông Linh Giang (tên gọi sông Gianh lúc đó) như một vùng đất chiến lược, có núi cao biển rộng, địa thế hiểm trở. Sông Gianh đã từng là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành cho đến khi được sáp nhập vào Đại Việt từ thế kỷ XI. Sau đó, nối tiếp nhau các vương triều phong kiến Đại Việt thi hành chính sách di dân, đưa người Việt vào khai hoang lập ấp, sinh sống ở đó. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh cũng chọn ngay sông Gianh làm ranh giới về mặt hành chính, mặc dù trong thực tế chiến sự hầu như không diễn ra ở đó mà lùi mãi về phía kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là đầu mối của những mũi giao thông thủy bộ lợi hại: một ngả qua sông Son lên phà Xuân Sơn tiếp xúc với đường Trường Sơn, một ngả ra biển Đông theo con đường Hồ Chí Minh trên biển, một ngả đường bộ vào Nam theo quốc lộ 1A... cảng sông Gianh trở thành “tọa độ lửa” - trọng điểm địch tập trung bắn phá, còn với ta là nơi tập kết lực lượng, hàng hóa trước khi ra chiến trường, cần được bảo vệ bằng mọi giá. Với lịch sử lâu đời, những làng xã ở lưu vực sông Gianh có nền văn hóa đặc sắc, không chỉ nổi tiếng về truyền thống khoa cử với bốn làng trong “bát danh hương” Quảng Bình: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa), ngoài ra còn có những làng nghề cổ truyền với sản phẩm đã trở nên quen thuộc với người dân trong và ngoài tỉnh. Những làng nghề đó có từ rất lâu, mà đến hôm nay lớp con cháu cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Có những làng được hình thành do nhu cầu sinh hoạt của người dân trong quá trình khai khẩn đất đai, như nghề đan lát, làm nón, trồng bông dệt vải... Lại có những làng nghề ra đời do điều kiện lịch sử như nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm. Ví như nghề rèn, đúc ở làng Hòa Ninh, xã Quảng Hòa được hình thành từ thời chiến tranh Trịnh Nguyễn để cung cấp vũ khí, đáp ứng yêu cầu chiến sự lúc đó. Sản phẩm truyền thống của các làng nghề đã đi vào thơ ca, hò vè dân gian: Đến nay, có những nghề đã thất truyền, có những nghề còn tồn tại. Không thể giới thiệu hết các làng nghề truyền thống ở ven sông Gianh trong một bài viết ngắn ngủi, chúng tôi chỉ xin điểm qua vài làng nghề nổi bật nhất còn tồn tại đến ngày nay và vẫn đảm bảo đem lại thu nhập cho người dân, như làng Thọ Đơn với nghề đan lát, Thuận Bài, Thổ Ngọa với nghề làm nón, Quảng Lộc với nghề đan lưới… Nghề đan lát ở Thọ Đơn ra đời trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của một nghề khác: nghề đánh bắt cá biển ở các làng Cảnh Dương, Lý Hòa… Bởi thế, sản phẩm ở đây chủ yếu là nong, nia, rổ, rá, sàng, dần, với những nguyên vật liệu tương đối đơn giản như mây, tre vốn có rất nhiều ở các huyện lân cận như Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch. Người ta chọn mua tre già vào các tháng rét để tránh mọt, mối. Sau đó là cả một quy trình làm sản phẩm hầu như không có mấy thay đổi so với thời ông cha: chẻ tre, vót nan, đem phơi, lại mang đi xông khói để chống mọt và cũng để cho nan tre lên nước vàng bóng như đánh vecni. Tiếp đến, người ta đem đan tấm, kéo (lận) thành sản phẩm theo ý muốn, cuối cùng là nức vành cho sản phẩm. Đồ đan Thọ Đơn được tiêu thụ nhiều không chỉ trong nội tỉnh mà còn ở các vùng lân cận như Hà Tĩnh, Quảng Trị... Những bậc cao niên trong nghề tự hào nói rằng ít nhất so với những vùng đan lát khác, nguồn tre ở đây rất đảm bảo chất lượng để tạo ra độ bền sản phẩm, cộng với sự khéo léo của người thợ để tạo ra những hoa văn đẹp đẽ, độc đáo riêng có ở làng, nên sản phẩm đồ đan Thọ Đơn vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, bên cạnh thu nhập từ nghề nông. Ở Thọ Đơn, nghề đan được làm theo vụ khớp với mùa cá, tức là khoảng tháng 3-4 âm lịch. Do đó, nó vẫn được xem là nghề phụ làm lúc mùa màng rảnh rỗi, tận dụng được nhiều lao động từ trẻ đến già. Vào đúng vụ, cả làng rộn rã tiếng vót nan, đan lát, có những nhóm tập trung con trai con gái từ 8-10 người làm chung, vừa làm vừa trò chuyện, hát hò vui vẻ, đó cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng lành mạnh được gìn giữ tự bao đời vậy. Nói đến nghề làm nón ở ven sông Gianh, có thể kể ra nhiều làng nghề như Thổ Ngọa, Thuận Bài, Minh Lợi... Cũng như nghề đan lát, nguyên liệu làm nón chủ yếu là lá nón, nứa, tre sẵn có trên rừng. Chiếc nón tuy đơn giản, ít khó nhọc, dễ làm nhưng người làm lại không chủ động được về nguyên vật liệu. Đầu tiên người ta vót vành nón làm bằng thân cây lồ ô, sau đó lên vành. Lá nón là thứ lá tơi non ở rừng hoặc là lá dừa, được ủi cẩn thận sao cho phẳng mà vẫn giữ được độ trắng sáng, tiếp đến lại được cắt, xâu lại rồi đem dàn đều lên khuôn. Sợi may nón ngày xưa là sợi cây đoác, còn gọi là móc. Đoác giống cây dừa, thân có bẹ, cuối bẹ là những tấm móc đan bọc quanh thân. Ngày nay, người thợ may nón đã dùng sợi tơ, sợi cước để may nón. Chiếc nón do đó cũng đẹp hơn, bền hơn. Giá thành chiếc nón phụ thuộc vào giá những nguyên vật liệu ấy. Nghề làm nón cũng được xem là nghề phụ, nhưng nhiều người, đặc biệt là phụ nữ làm vì kỹ thuật không phức tạp, đến trẻ nhỏ 10-13 tuổi cũng đã làm được. Chiếc nón lá mộc mạc của người dân ven sông Gianh lại đặc biệt phù hợp với thời tiết khắc nghiệt miền Trung, điều mà chiếc nón bài thơ dịu dàng của các cô gái Huế không làm được, vì thế nó được bà con nông ngư dân xem chuộng. Gộp lại, tổng thu nhập nghề làm nón đem lại cho người dân cũng khá lớn.
Đồ đan Thọ Đơn
Hàng may Pháp Kệ
Hàng chiếu Thanh Sơn
Ngọa Cương làng gốm
Giấy bổn Diên Trường
Nón Kinh chợ Ngọa
Mắm cá Cảnh Dương
Hà Khương thao lụa
Thanh Lạng tre nứa
Dao búa Hòa Ninh
Bánh tráng Lộc Điền
Lệ Sơn ngô lạc
Hàng quạt Trung Thuần
Thuận Bài vải sợi ...
Cũng đáp ứng nhu cầu nghề đánh cá, cũng hình thành ở đây nhưng làng nghề đan lưới, đóng thuyền ở xã Quảng Lộc, Thanh Trạch... Nói chung, những làng nghề truyền thống ven sông Gianh ra đời trước hết để phục vụ những nhu cầu tự thân của bà con nông ngư dân. Dù thế, ẩn sâu trong đó vẫn có những nét đẹp văn hóa, lịch sử lưu truyền từ đời này sang đời khác, như hình thức sinh hoạt cộng đồng ở làng Thọ Đơn đã nói chẳng hạn, thông qua đó mà củng cố thêm tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết giữa người dân không chỉ trong một làng, mà còn cả một xã, một huyện, một vùng... Lối sống tốt đẹp đó cho đến nay vẫn còn được những người nông dân mộc mạc trân trọng gìn giữ. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng một thực trạng hiện nay là các nghề truyền thống ở đây đang dần bị thất truyền, do sự cạnh tranh của những đồ gia dụng hiện đại. Sự phát triển tất yếu khách quan đó yêu cầu bản thân các làng nghề phải có sự thay đổi cả về kỹ thuật, nguyên liệu, cách thức làm sản phẩm... để có thể tồn tại được.
Nhớ em nỏ biết mần răng
Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 17 Tháng 8 2022 15:47 )
KHÁM PHÁ "TẬN NGUỒN" SÔNG GIANH
Thứ bảy, 13 Tháng 4 2013 07:39
Nguồn: baoquangbinh.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(QBĐT) - Đã nhiều lần ngược xuôi trên dòng Gianh nhưng ước muốn được một lần đặt chân đến tận nguồn của con sông quê hương luôn thôi thúc chúng tôi. Ấp ủ mãi, một ngày chớm xuân chúng tôi quyết định hành trình khám phá... Rừng lội giữa lòng sông
Theo bản đồ, sông Gianh bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn chảy qua địa phận các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch rồi đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Để khám phá tận nơi con sông Gianh khởi nguồn, chúng tôi chọn cách đi xe máy lên xã Dân Hoá (Minh Hoá), rồi từ đó thuê người dân bản địa dẫn đường...
Đến tổ công tác biên phòng của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo đóng ở bản Cà Vàng, chúng tôi đặt vấn đề khám phá thượng nguồn sông Gianh, thiếu tá Hoàng Văn Đỉnh nhìn chúng tôi từ đầu đến chân như muốn đặt một câu hỏi lớn, liệu chúng tôi có đi được không? Anh Đỉnh bảo chúng tôi: "Các anh không thể tự đi được đâu, cần phải có người dân tộc am hiểu đường đi, nếu không có khi lạc lối, không tìm được đường ra đâu". Nói rồi, anh Đỉnh dẫn chúng tôi vào bản Cà Ai nhờ 2 bố con già Cao Dương làm hoa tiêu dẫn đường. Anh Đỉnh còn chuẩn bị một số lương thực, thuốc uống, những thứ cần thiết nhất cho một chuyến vượt rừng...
Một đêm ngon giấc cùng các anh Bộ đội Biên phòng ở tổ công tác biên phòng Cà Vàng trôi qua. Buổi sáng, khi con gà rừng bắt đầu cất tiếng gáy te te, chúng tôi đều đã thức dậy. Hai bố con già Cao Dương cũng đã có mặt từ rất sớm. Già Dương (người Mày) năm nay đã 60 mùa rẫy, nhưng vẫn tráng kiện như cây lim trong rừng. Còn Cao Hùng, cậu con trai đi cùng ông mới 15 tuổi, đôi chân thoăn thoắt như con sóc, đi trên ghè đá mà cứ như chạy trên đường nhựa!Thác Nước Rụng nơi thượng nguồn sông Gianh.
Bản Cà Ai, nơi bố con già Cao Dương sinh sống được coi là bản người Mày sống cao nhất trên thượng nguồn sông Gianh. "Mày", theo tiếng của tộc người anh em này có nghĩa là đầu nguồn con nước. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách, Khùa. Người Mày có tính tình khí khái, họ chỉ sống ở đầu nguồn nước, bởi theo truyền thuyết, người Mày sinh ra để trở thành chiến binh bảo vệ cương vực cho những người anh em phía dưới chân núi...
6 giờ 30 sáng, chúng tôi bắt đầu rời khỏi bản Cà Ai. Con đường mòn nhỏ như sợi chỉ chạy giữa lưng chừng một bên là núi cao, bên kia là vực thẳm con sông Gianh đang cuộn chảy qua những thác ghềnh. Đi được khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ, con đường mòn đột ngột đổ dốc, sát với lòng sông. Đến đây chúng tôi bắt đầu hành trình trên con đường lởm chởm đá, từng ghè đá to, nhỏ nối tiếp nhau bên bờ sông tạo thành con đường đá khúc khuỷu như thách thức bước chân của chúng tôi.
Đứng bóng, chúng tôi đã đi hết con đường mòn. Dòng sông Gianh chuyển ngoặt theo hướng tây bắc (thực tế là đông nam vì chúng tôi đang đi ngược dòng sông), ông Dương bảo, từ đây trở lên sẽ không có đường mòn nữa, chúng ta phải men theo con sông, len lỏi những ghềnh đá mà tìm đường đi. Đến đây lòng sông cũng bắt đầu hẹp dần. Dòng chảy của dòng sông bây giờ cũng chỉ còn những luồng nước len lỏi qua từng khe đá, tạo nên những cái thác nước trắng xoá, đẹp mê lòng. Một điều thú vị, là cũng từ đoạn sông này, ngay giữa lòng sông xuất hiện cánh rừng lội ken dày. Hàng ngàn cây lội cao vút, thẳng tắp với nước da vàng ươm với tán lá xanh um che kín một khúc sông dài hơn 1km. Già Dương cho chúng tôi biết, về mùa xuân khi cây lội thay lá, sắc lá màu tía đẹp lắm. Vào thời điểm đó, khúc sông này đẹp như một bức tranh thuỷ mặc...Rừng lội giữa dòng sông Gianh ở thượng nguồn.
Cũng theo già Dương, thời gian gần đây khi ở dưới xuôi phong trào chơi cây cảnh đại thụ nở rộ, cây lội là một trong những loại cây được săn đón, thu mua với giá cao để đưa đi Trung Quốc. Nhiều cánh rừng vì thế mà bị tàn phá tan hoang. Ở bản Cà Ai, nhiều thương lái cũng đã tìm vào dụ dỗ dân bản đi đào cây lội để bán nhưng dân bản không chịu, vì Bộ đội Biên phòng, cán bộ kiểm lâm nói, cây lội có tác dụng giữ nước, cân bằng sinh thái rất tốt, nếu đi đào cây lội để bán, nước lũ hung hãn sẽ cuốn trôi bản làng... Rừng lội ở đầu nguồn sông Gianh vì thế mà được giữ tốt, không mất cây nào...
Thác nước trên trời rụng xuống
Vượt qua cánh rừng lội, chúng tôi tiếp tục hành trình chinh phục tận nguồn sông Gianh trên những ghè đá. Càng lên cao, dòng sông Gianh càng hẹp dần, đến nơi này dòng nước của nó chỉ như một dòng suối nhỏ. Thế nhưng, sức chảy của nó vẫn mãnh liệt vô cùng. Những ghè đá nối tiếp nhau tạo thành những cái thác nước tuôn trào, trắng xoá, có thể cuốn trôi mọi thứ...
Đến khoảng 4 giờ chiều, khi đã bắt đầu xuống sức, chúng tôi chạm mặt một thác nước cao hàng chục mét. Ngước mặt nhìn lên phía trên là những đỉnh núi mờ sương cao vút chắn ngang. Từ trên đỉnh núi, từng tia nước rơi xuống tạo thành một màn sương trắng xoá như thế giới của các thần tiên trong những câu chuyện cổ tích. Đứng dưới thác nước, già Hồ Dương bảo, đây là thác Nước Rụng, nơi cao nhất của dòng sông Gianh mà người Mày có thể đặt chân đến. Những người Mày khoẻ nhất cũng chưa có ai vượt qua được con thác này.
Theo già Dương, sở dĩ nơi này có tên là thác Nước Rụng vì ở đây quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè thì vẫn có những tia nước từ trên cao rụng xuống. Người Mày, một tộc người luôn ở đầu nguồn nước cho rằng, những hạt nước đó từ trên trời rụng xuống để tạo nên các con sông, con suối nên các con sông con suối ở đây mới không bao giờ cạn nước.
Có thể thác Nước Rụng chưa phải là nơi tận cùng của con sông Gianh. Nhưng không hiểu sao, khi đứng ở đây, chúng tôi trào dâng một cảm xúc rất lạ, cảm xúc tự hào theo kiểu trẻ con của một người đã được đi hết "tận cùng" của con sông quê hương...Ký sự của Phan Phương
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 17 Tháng 8 2022 15:43 )
SÔNG GIANH
Thứ bảy, 13 Tháng 4 2013 07:10
Nguồn: vinpearl.com
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.
1- Đặc điểm
Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng.
Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Diện tích lưu vực 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93x105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. đến
Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị trấn Ba Đồn17°45′25″B, 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km. (
2- Sông Gianh trong lịch sử, văn hoá Việt Nam
Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Phần thượng lưu sông Gianh có tên là Rào Nậy với những đặc điểm địa vật lý và địa chất dị thường của Rào Nậy - Hoành Sơn, một nhánh khác là Rào Son có động Phong Nha (vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới). Cửa sông có cảng biển gọi là Cảng Gianh.
Trong lịch sử, sông Gianh được gọi là Linh Giang. Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng NgoàiNguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình
Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba ĐồnĐào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn. là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ Nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, lũy Thầy dài 18 km, lũy Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn. Dưới đây là một số hình ảnh đôi bờ Sông Gianh:Đôi bờ sông GianhSông Gianh: Dòng sông trữ tình, thơ mộng bậc nhấtSông Gianh: Dòng sông trữ tình, thơ mộng bậc nhấtSông Gianh: Dòng sông trữ tình, thơ mộng bậc nhất Quảng Bình Sông Gianh: Dòng sông trữ tình, thơ mộng bậc nhấtSông Giang anh hùngSông Gianh huyền thoạiDòng sông thiêngSông Gianh là nhân chứng lịch sử cho những năm tháng chiến đấu trường kỳ của dân tộcSông Son – nhánh nhỏ của Đại Linh Giang chảy qua Phong Nha – Kẻ Bàng Chiếc cầu trắng muốt nối đôi bờ sông Gianh
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 17 Tháng 8 2022 15:41 )
ĐÈO NGANG CON ĐÈO ĐẬM CHẤT THƠ VÀ LÃNG MẠN NHẤT VIỆT NAM
Thứ bảy, 13 Tháng 4 2013 05:56
Nguồn: /phongnhaexplorer.com
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Trong các điểm du lịch Quảng Bình, Đèo Ngang là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua với mọi du khách. Không biết có phải từ thơ của Bà Huyện Thanh Quan, mà Đèo Ngang trở nên gần gũi với du khách hay không, nhưng có một thực tế là, trong số các đường đèo, Đèo Ngang được xem là đường đèo chiếm nhiều thiện cảm của khách lữ hành nhất. Đèo ngang xưa Toàn cảnh Đèo Ngang nayTừ thành phố Đồng Hới bạn có thể thuê một chiếc xe máy, có điều kiện hơn thì thuê ô tô chiếc 4 chỗ, nếu đông người thì thuê xe 7 chỗ Đồng Hới .Chạy theo quốc lộ 1A hướng Bắc tầm 100 km là đến Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, có chiều dài chỉ khoảng 6km. Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Quảng Bình và Hà TĩnhĐèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc – Nam. Ngoài ra, đèo Ngang còn có giá trị lịch sử quan trọng, nơi đây đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa. Ảnh Hoành Sơn Quan xưaTheo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 – 1005) nhưng phải đến 500 năm sau thì Hoành Sơn – Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã cho xây luỹ để chống giữ quân Tấn và đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng hệ thống đồn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Hoành Sơn Quan nayNăm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra phía Bắc là vùng đất thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngược lại, nhìn về hướng Nam là vùng đất thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ Hoành Sơn Quan nhìn về hướng Nam là vùng đất tỉnh Quảng Bình. Nhìn ra phía Bắc là vùng đất thuộc tỉnh Hà Tĩnh.Đứng trên đỉnh đèo Ngang phóng mắt ra tầm xa nhìn con đèo uốn lượn quanh núi đồi, ngắm trọn núi rừng trên dãy Hoành Sơn, nơi con đèo vắt ngang, và cũng là một nhánh của dãy Trường Sơn hướng về phía biển Đông. Phía xa xa biển cả là vịnh Hòn La, điểm du lịch sinh thái biển rất nổi tiếng. Phong cảnh nhìn từ Đèo Ngang xưa Nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ra biểnBạn sẽ đắm chìm giữa một mảnh xanh ngát của thiên nhiên hùng vĩ và sẽ hiểu lý do vì sao Đèo Ngang là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhân từ Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị, Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát… đã lưu dấu tại đèo Ngang với những tuyệt phẩm thơ cổ. Phong cảnh nhìn từ Hoành Sơn Quan thời xưaCó lẽ là người Việt, không ai không biết đến bài thơ Qua Đèo Ngang rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan dù chưa từng đi du lịch Quảng Bình. Với hình ảnh bóng xế tà, cảnh sắc đượm buồn cộng chút lặng của nhà thơ, Đèo Ngang nghiễm nhiên trở thành một cụm từ đi vào lòng mọi người một cách nhẹ nhàng, dẫu cho nhiều người còn không biết rõ, đèo Ngang ấy nằm ở “khúc nào” của đất nước.“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta.”Nếu như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang xuất hiện tựa như một bức tranh trầm mặc với cảnh chiều tà nhuộm nỗi buồn man mác, đến khiến bạn phải bâng khuâng bồi hồi, thì khi có dịp thực tế đi qua đèo, bức tranh này còn tuyệt vời đến đâu. Có thể biến hóa theo tâm trạng thực của chính bạn một cách thật sống động, tự nhiên, Đèo Ngang có sức quyến rũ một cách kỳ lạ đến bất cứ ai. Vẻ đẹp Đèo Ngang là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhânXét về độ nghiêng dốc, đèo Ngang chưa phải là đường đèo khiến người ta phải xanh mặt, nhưng về cảnh quan, đường đèo này đã trở thành nguồn cảm hứng tuyệt vời cho bao nhà thơ nhà văn từ ngày xưa cho đến tận bây giờ, làm rung động cả những tâm hồn chai đá, khi có dịp đi qua đèo. Cũng là đường đèo, cũng là rừng núi, là vực thẳm, là trời mây như bao đường đèo khác, song không dễ lý giải được rõ ràng tại sao Đèo Ngang lại hấp dẫn một cách rất thơ và lãng mạn đến thế. Con đường đèo uốn lượn Đèo có chiều dài chỉ khoảng 6kmNgày nay, đã có một đường hầm xuyên đèo, dài gần 500m, được xây dựng hiện đại và kiên cố với 6 làn xe lưu thông, song có rất nhiều người vẫn giữ thói quen phải đi qua đèo. Một lần đi qua đèo, là một lần tận hưởng sự khoáng đạt của cây cỏ đất trời, để cảm nhận những thanh âm trong trẻo từ tự nhiên đầy thi vị, mà nơi đường hầm kia dù có thể rút ngắn được thời gian vượt đèo, lại dễ đi, có vẻ an toàn hơn, nhưng không thể mang lại được. Hầm Đèo NgangVẻ đẹp của thiên nhiên cùng với những câu chuyện lịch sử đã đi vào huyền thoại càng làm cho đèo Ngang trở nên cuốn hút, vừa có một chút gì đó bí ẩn khiến những con tim lữ khách thôi thúc tìm đến chiêm ngưỡng kỳ quan. Đèo Ngang điểm chụp hình ưa thích của du khách Du khách thích thú chụp hình tại Hầm Đèo NgangKhông làm mất cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt vời của Đèo Ngang, cho đến nay sau cả 10 năm đường hầm Đèo Ngang đi vào hoạt động, Công ty du lịch Thám Hiểm vẫn giữ những hành trình tham quan Đèo Ngang trong các chương trình tour Quảng Bình. Và có thể đến nhiều năm về sau này, những khoảnh khắc ấy vẫn được duy trì, để du khách không mất đi cơ hội cảm thơ cảm cảnh bằng cảm nhận của chính mình về vẻ đẹp hùng vỹ của Đèo Ngang một cách thực nhất và sống động nhất. Bạn có thể tham khảo tour du lịch Đèo Ngang 1 ngày của công ty du lịch Thám Hiểm Phong Nha.
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 17 Tháng 8 2022 15:19 )
|
|