Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2013
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này2013
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148777
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3095003

Có: 20 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

LŨ LỊCH SỬ TÁI HIỆN NHẤN CHÌM QUẢNG BÌNH

Email In PDF.
(Tinmoi.vn) Do ảnh hưởng của bão số 11 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, kết hợp với nước lũ từ đầu nguồn đổ về đã khiến Quảng Bình ngập trắng trong biển nước. Nhiều nơi bị ngập sâu, đạt mức đỉnh điểm trận lũ lịch sử như năm 2006; 2010.
Sau 3 ngày mưa lớn, từ chiều 14/10, Quảng Bình đã bị chìm trong trong lũ lớn. Một số xã như Phúc Trạch, Quảng Sơn hàng chục nhà sập, cả xã ngập trắng trong nước lũ. Quan tài người chết ở xã Quảng Sơn phải khẩn cấp di chuyển ra khỏi vùng ngập lũ.
Đặc biệt, sáng nay, cô Nguyễn Thị Lộc (SN 1974, trú tại xã Lộc Ninh, TP.Đồng Hới) và cô Nguyễn Thị Đinh Hương (Sn 1977, trú tại phường Đồng Sơn, TP.Đồng Hới) trên đường đến trường tiểu học xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thì bị nước lũ lên cuốn trôi. Địa điểm 2 cô giáo gặp nạn là suối Mực, thôn Thanh Bình, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch.
Đến khoảng 10h sáng nay lực lượng chức năng mới tìm thấy một chiếc cặp sách cùng các giấy tờ liên quan của một trong hai cô giáo nói trên.
Ngoài huyện Bố Trạch, huyện Minh Hóa cũng chịu thiệt hại nặng nề của lũ quét, theo thống kê đến 10h sáng nay, lũ quét đã làm trên 2.000 nhà dân bị ngập, trong đó có 828 nhà bị ngập sâu trên 2m. Có 2 nhà dân ở xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa bị lũ cuốn trôi. Mưa lũ đã làm sập cầu treo ở xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa khiến nhiều nơi bị cô lập; một người dân xã Trung Hóa bị thương do lũ. Đặc biệt, tại xã Hóa Tiến đã có trên 350 nhà dân bị ngập, chợ Hóa Tiến bị nước lũ nhấn chìm trong đêm, nhiều lều quán cùng tài sản của tiểu thương bị nước lũ cuốn trôi.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Định và tỉnh Kon Tum, đến chiều qua đã có 4 người chết ở Quảng Nam, 2 người mất tích (1 ở Thừa-Thiên Huế, 1 ở Bình Định) và 49 người bị thương. Thiệt hại về nhà có 333 nhà bị sập, trôi (trong đó Đà Nẵng 122 nhà; Quảng Nam 181 nhà); 11.818 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Đà Nẵng 5.449 nhà, Quảng Nam 5.033 nhà, Quảng Ngãi 577 nhà); 1.698 nhà bị ngập; 20 trường học bị tốc mái, hư hỏng; 33 trụ sở cơ quan, bệnh viện bị ngập nước, tốc mái, hư hỏng. Ngoài ra, bão cũng khiến 151.740 cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ; 5.026 ha diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ; 41 tàu thuyền bị chìm; 36 tàu thuyền bị hư hỏng; 95 trụ điện đổ, gãy, 15 trạm biến áp bị sự cố,…
Lũ lịch sử tái hiện nhấn chìm Quảng Bình
Rất nhiều nhà dân ở huyện Minh Hóa bị ngập sâu đến mái nhà
Lũ lịch sử tái hiện nhấn chìm Quảng BìnhQuảng Bình ngập chìm trong lũ lớnNhiều nhà dân chịu ảnh hưởng của bão số 11, nay tiếp tục bị lũ nhấn chìm
Quảng Bình ngập chìm trong lũ lớnNgười dân phải dùng thuyền để đi lại
Quảng Bình ngập chìm trong lũ lớnQuảng Bình ngập chìm trong lũ lớnNước lũ liên tục từ thượng nguồn đổ về
Quảng Bình ngập chìm trong lũ lớnCác cơ quan nhà nước buộc phải "đóng cửa" vì lũ lụt
Quảng Bình ngập chìm trong lũ lớnQuảng Bình ngập chìm trong lũ lớnQuảng Bình ngập chìm trong lũ lớnNhiều tuyến đường "biến" thành sông
Quảng Bình ngập chìm trong lũ lớnQuảng Bình trắng trời
Lũ lịch sử tái hiện nhấn chìm Quảng BìnhQuảng Bình ngập chìm trong lũ lớnDi chuyển quan tài người chết của xã Quảng Sơn ra khỏi vùng ngập lũ. Hình từ blog Nguyễn Quang VinhQuảng Bình ngập chìm trong lũ lớnĐường Nguyễn Du, Quảng Bình ngập nặng
Theo tin mới nhất Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình đang lên nhanh, riêng sông Gianh tại Mai Hoá (huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình) có khả năng xảy ra lũ đặc biệt lớn với 8,5m, tức là trên báo động 3 tới 2 m.
Đến trưa và chiều nay 16-10, mực mước trên các sông Ngàn Sâu tại Hoà Duyệt có khả năng lên mức 9,50 m, vượt báo động 2 là 0,5 m; sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm đạt mức báo động 2; Sông Kiến Giang tại Lệ Thuỷ lên mức 2,5m, trên báo động 2 là 0,3m.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 16:47 )
 

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ ĐÁM TANG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Email In PDF.
GiadinhNet - Suốt hơn 1 tuần từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng cho đến lúc Người về với đất Mẹ, có nhiều chuyện hậu trường ít người biết đến. Qua ghi nhận hiện trường và tiếp cận những cán bộ lo công tác “hậu cần”, PV Báo GĐ&XH đã được biết nhiều chuyện bất ngờ.
Chuyện ít biết về đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1
Anh Lê Văn Hải luôn bận rộn với các cuộc điện thoại thăm hỏi.
Ảnh: HP.
Liên tục phải thay đổi giờ viếng
Có lẽ căn nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) là nơi tạo nhiều cảm xúc nhất về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi thời gian ngôi nhà mở cửa đón nhân dân vào viếng kéo dài tới 5 ngày. Cả gia đình và Ban tổ chức (BTC) tang lễ đã xúc động hết mức trước sự thành kính của nhân dân đối với Đại tướng. Thượng tá Dương Việt Dũng, chỉ huy công tác hậu cần tại đám tang Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu cho biết, mặc dù lượng người đổ về đông nhưng bộ phận hậu cần đã triển khai các công việc liên quan vô cùng nhanh chóng, cố gắng phát huy tối đa các khả năng để đáp ứng mong mỏi của nhân dân.
Chính vì những “dòng chảy yêu thương” dành cho Đại tướng dường như không thể ngừng lại nên các kế hoạch của BTC và công tác hậu cần liên tục phải thay đổi. Ban đầu, gia đình và BTC dự kiến đón nhân dân vào viếng từ 8h đến 11h và từ 14h đến 18h hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 ngày, kế hoạch đã buộc phải thay đổi, giờ viếng buổi sáng đẩy lên 7h. Và những ngày sau, các kế hoạch về giờ viếng liên tục được thông báo lại như cho viếng thông trưa, cho viếng đến 21h… để đáp ứng những tấm lòng của nhân dân dành cho Đại tướng. Thượng tá Dũng cho biết, gia đình cũng như BTC không muốn ngắt quãng sự trông đợi của bà con nên họ không quản những mệt nhọc mà có những thay đổi này.
Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ trong xúc động: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ; có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng … Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau đến vậy”.
Ngủ 2 tiếng/ngày, chăm cả sức khoẻ người viếng 
Theo Thượng tá Dương Việt Dũng, trong 5 ngày mở cửa tại số 30 Hoàng Diệu, đã đón gần 200.000 người vào viếng, không xảy ra sự lộn xộn nào. Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan lớn hoặc các tướng lĩnh cao cấp cũng đã lặng lẽ xếp hàng rất nghiêm trang vào viếng Đại tướng.
Trong suốt những ngày căn nhà 30 Hoàng Diệu mở cửa đón nhân dân vào viếng, có lẽ những cán bộ của Văn phòng Đại tướng và những chiến sỹ ở Cục Hậu cần vất vả hơn cả. Đại tá Nguyễn Huyên và anh Lê Văn Hải, cán bộ Văn phòng Đại tướng là những người mà PV Báo GĐ&XH được gặp thường xuyên nhất để nắm tình hình công tác chuẩn bị tang lễ. Đáng chú ý, điện thoại của các anh luôn trong tình trạng bận rộn với hàng trăm, hàng ngàn cuộc gọi mỗi ngày. Ban đầu là những cuộc điện thoại dồn dập mong chờ xác nhận thông tin, còn những ngày sau đó là những cuộc điện đàm đăng ký viếng và đủ thứ việc không tên khác. Anh Lê Văn Hải cho biết, suốt những ngày vừa qua anh chỉ được ngủ 2 tiếng mỗi ngày, toàn bộ thời gian còn lại dành cho công việc, hết ở bệnh viện lại về 30 Hoàng Diệu, rồi đến nhà tang lễ…
Thượng tá Dương Việt Dũng cũng chia sẻ, các chiến sỹ túc trực ở 30 Hoàng Diệu, ngoài các nhiệm vụ đảm bảo an toàn, trật tự, hướng dẫn cho bà con vào viếng thì còn có một bộ phận theo dõi sức khỏe cho những người đến viếng rất sát sao. Họ là những cán bộ quân y được giao nhiệm vụ theo dõi từng người đến viếng để có thể dự đoán về các sự cố sức khỏe của người dân có thể xảy ra. Với những người có bề ngoài dễ dẫn tới các hiệu ứng xúc động mạnh hoặc có khả năng có tiền sử cao huyết áp, tim mạch… thì lập tức sẽ cử người đi theo bên cạnh để dìu họ ra sau khi vào viếng. Chính sự chuẩn bị kỹ càng này mà có rất nhiều trường hợp tăng huyết áp bất ngờ vì quá xúc động sau khi vào viếng đã kịp thời được chăm sóc chu đáo và trong những ngày viếng không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.
Thượng tá Dương Việt Dũng cũng cho rằng anh rất khâm phục các thanh niên tình nguyện. Họ là sinh viên của các trường đại học được huy động đến trợ giúp các lực lượng hướng dẫn nhân dân vào viếng và các công việc liên quan. “Họ được huy động từ 6h sáng đến và cứ thế đứng đến trưa, có hôm là 2h chiều chỉ đứng mà không nghỉ tí nào. Sau đó lại một ca khác đứng từ 2h cho đến 7h thậm chí là 9h tối”, Thượng tá Dũng nói.
Các chiến sỹ của các lực lượng tham gia tại khu vực Vũng Chùa – nơi an táng Đại tướng cũng đã có những ngày vất vả không kém. Từ khi có quyết định đưa Đại tướng về an nghỉ ở nơi này, họ đã luôn túc trực ngày – đêm để chuẩn bị và phục vụ cho việc an táng Đại tướng. Các chiến sỹ hầu như luôn túc trực tại đây với bánh mì và mì tôm trong gần 1 tuần vừa qua.
Đại tướng ra đi, một danh nhân quy tụ cho những sự cao quý của nhân dân Việt Nam đã từ biệt cõi đời, nhưng cũng từ mất mát này người ta mới lại được nhìn thấy rõ hơn bao điều tốt đẹp lâu nay có thể đã bị lẩn khuất đâu đó trong những vòng quay cuộc sống!

Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 16 Tháng 10 2013 14:19 )
 

ĐẠI TƯỚNG RA ĐI: CÂY BẰNG LĂNG PHỐ HOÀNG DIỆU HÀ NỘI BỖNG CHUYỂN MÀU LÁ ÚA

Email In PDF.
CÂY BẰNG LĂNG TRÊN ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU HÀ NỘI
Cây bằng lăng này nằm tại ngã 5 Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ - Lê Hồng PhongCây bằng lăng này nằm tại ngã 5 Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong
Dòng người cứ đến 30 Hoàng Diệu tưởng nhớ anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng ít ai chú ý đến một cây bằng lăng cũng âm thầm đổi màu từng ngày.
Trong những ngày qua, hàng vạn người dân từ khắp mọi miền đã đổ về Hà Nội để được vào viếng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số nhà 30 Hoàng Diệu.
Từng dòng người lặng lẽ bước chân qua con phố tiến về số nhà 30 Hoàng Diệu mong được thắp nén nhang tiễn biệt Đại tướng lần cuối cùng. Những giọt nước mắt lăn dài trên má mỗi người dân, những hình ảnh cảm động liên tục được báo chí ghi lại.
Nhưng ít ai chú đến một cây bằng lăng âm thầm thay đổi trong suốt những ngày diễn ra lễ viếng tại tư gia Đại tướng và trong ngày tiễn đưa Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình.
Cây bằng lăng này nằm tại ngã 5 Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong. Cây khá cao (khoảng 10m) và có tán rộng che phủ cả đoạn vỉa hè ở đây. Trong những ngày đầu viếng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu, khi những chiếc ô tình nguyện chưa xuất hiện thì đây là một trong những chiếc ô hiếm hoi tự nhiên che nắng cho những người dân đội nắng chờ đợi vào viếng Đại tướng.
Tuy nhiên, ít người chú ý rằng, chỉ trong ít ngày từ khi Đại tướng ra đi, cây bằng lăng này đã thay đổi khá nhiều.
Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên GiápBức ảnh chụp lúc 15h ngày 7/10, khi lễ viếng tại tư gia Đại tướng vừa bắt đầu được 30 phút.
Lá cây bằng lăng này còn rất xanh và tán khá rộng.
Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên GiápĐến trưa ngày 9/10, tán cây bằng lăng này đã chuyển dần sang màu đỏ.Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên GiápVào hồi 11h50 ngày 10/10, tán lá của cây bằng lăng đã hoàn toàn chuyển sang màu đỏ.Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp8h38 ngày 13/10, khi linh xa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi trên phố Hoàng Diệu, cây bằng lăng đã rụng nhiều lá đỏ tiễn Người đi.Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên GiápCây bằng lăng lá đỏ đứng âm thầm như chịu tang Đại tướng.Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên GiápTrong khi đó, những cây bằng lăng khác xung quanh phố Hoàng Diệu
không hề xảy ra hiện tượng tương tự. (ảnh chụp lúc 10h30 ngày 13/10/2013)Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên GiápVà đến 16h50 ngày 13/10/2013, cây bằng lăng này đã rụng lá rất nhiều...Đại tướng ra đi: Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úa | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp

Dường như không chỉ có người dân mới tiếc thương sự ra đi của Đại tướng mà ngay đến cây cỏ cũng muốn bày tỏ lòng thành kính đến người anh hùng, làm thay đổi cả vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

SẮC TRỜI KỲ LẠ SAU PHÚT AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG Ở VŨNG CHÙA QUẢNG BÌNH

(Tin tức thời sự) - Ngay sau lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bầu trời khu vực Vũng Chùa-Đảo Yến dần dần chuyển sắc, xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ.
Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình bắt đầu lúc 16h chiều 13/10 tại Vũng Chùa, Quảng Bình với các nghi thức trang trọng nhất.
Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình bắt đầu lúc 16h chiều 13/10 tại Vũng Chùa, Quảng Bình với các nghi thức trang trọng nhất.
Trong giờ phút linh thiêng, trên bầu trời phía dãy Trường Sơn - Đèo Ngang xuất hiện hiện tượng thiên nhiên đẹp kỳ lạ.
Trong giờ phút linh thiêng, trên bầu trời phía dãy Trường Sơn - Đèo Ngang xuất hiện hiện tượng thiên nhiên đẹp kỳ lạ.
Một áng mây lớn lững lờ xua đi cái nắng chói chang trong thời gian diễn ra lễ an táng Đại Tướng.
Một áng mây lớn lững lờ xua đi cái nắng chói chang trong thời gian diễn ra lễ an táng Đại Tướng trong thời gian diễn ra lễ an táng và kéo dài khoảng 30 phút.
Theo quan sát, áng mây bắt đầu che mặt trời vào lúc 15h53' ngày 13/10/2013 (Theo đồng hồ máy ảnh chụp) và bỗng dưng tan biến hết vào lúc 16h24' cùng ngày.
Theo quan sát, áng mây bắt đầu che mặt trời vào lúc 15h53' ngày 13/10/2013 và bỗng dưng tan biến hết vào lúc 16h24' cùng ngày.
 Hiện tượng thiên nhiên này được chụp đầu tiên tại ngã ba quốc lộ 1, đường dẫn xuống nơi an táng Đại tướng
Hiện tượng thiên nhiên này được chụp đầu tiên tại ngã ba quốc lộ 1, đường dẫn xuống nơi an táng Đại tướng
Máy bay trực thăng làm nhiệm vụ ở khu vực an táng trở về, đó cũng là thời điểm phía tây, những quầng sáng xuất hiện.
Máy bay trực thăng làm nhiệm vụ ở khu vực an táng trở về, đó cũng là thời điểm phía tây, những quầng sáng xuất hiện.
Từ những quầng sáng vàng trên nền trời còn xanh, bầu trời chuyển sang đỏ tím.
Những đám mây kết hình kỳ thú.
Những đám mây kết hình kỳ thú, bầu trời chuyển sang đỏ rực,
Từ những quầng sáng vàng trên nền trời còn xanh, bầu trời chuyển sang đỏ tím.
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 16 Tháng 10 2013 19:00 )
 

NƠI ĐẠI TƯỚNG AN NGHỈ NHÌN TỪ TRỰC THĂNG

Email In PDF.

Nhìn từ trực thăng, nơi an nghỉ vĩnh hằng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rợp mát những tán thông xanh, đảo Yến và biển Vũng Chùa nằm phía trước.

Sáng 14/10, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cùng đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu tiếp tục đến Vũng Chùa-Đảo Yến để kiểm tra công tác bảo đảm an toàn khu vực an nghỉ của Đại tướng.

Phóng to Nơi Đại tướng an nghỉ nhìn từ trực thăng.

Đảo Yến nằm phía trước khu Đại tướng an nghỉ.

Những tán thông xanh rợp mát nơi Đại tướng an nghỉ vĩnh hằng.

Nhiều người dân đang tìm về nơi an nghỉ của Đại tướng để bày tỏ lòng thành kính, tri ân.

Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh nghe đại diện lực lượng Bộ đội Biên phòng

làm nhiệm vụ tại nơi an nghỉ của Đại tướng báo cáo tình hình..

Và yêu cầu lực lượng Quân đội, Công an làm tốt công tác bảo đảm an toàn tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Những bó hoa tươi liên tục được người dân mang lên viếng Đại tướng.

Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh thành kính dâng hương lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu thắp hương trên ban thờ Đại tướng.

Nhiều người mang theo di ảnh của Đại tướng.

Ngay sau khi đến Vũng Chùa – Đảo Yến, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh đã gặp đại diện Bộ tư lệnh Quân khu 4, lực lượng Bộ đội Biên phòng và Công an làm nhiệm vụ tại nơi an nghỉ của Đại tướng, nghe báo cáo công tác bảo đảm an ninh, trật tự cũng như các nội dung công việc có liên quan.

Đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng yêu cầu Quân khu 4 và Bộ đội Biên phòng cần phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng, thống nhất thời gian phục vụ bà con nhân dân đến viếng, thắp hương tại phần mộ của Đại tướng. Đồng thời, các đơn vị nhanh chóng triển khai các nội dung công việc đã được xác định trong kế hoạch; các lực lượng Quân đội, Công an thực hiện nhiệm vụ tại đây cần làm tốt công tác phối hợp, bảo đảm an toàn tuyệt đối tại khu vực Đại tướng an nghỉ. Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh cũng lưu ý, cơn bão số 11 đang tiến vào đất liền, do vậy các lực lượng làm nhiệm vụ tại đây, nhất là lực lượng Bộ đội Biên phòng cần có kế hoạch cụ thể, bảo đảm an toàn tuyệt đối khu vực an táng Đại tướng.

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 15 Tháng 10 2013 16:14 )
 
Trang 132 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện