Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1270
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này1270
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148034
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3094260

Có: 15 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

TƯỚNG GIÁP VỚI ĐẶNG TIỂU BÌNH, MCNAMARA VÀ BREZJÍNKI

Email In PDF.

Huyền thoại của Việt Nam đã kể với hai nhà báo Pháp là Daniel Roussel và Dominique Bari về những thời khắc khó khăn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của vị tướng khiến cả bạn bè và đối thủ đều kính trọng.  Độc giả thế giới kính phục, tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Giáp phân tích về chiến tranh nhân dân trên đài Mỹ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara năm 1995. Ảnh: AP.Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara năm 1995. Ảnh: AP.
“Quyết định khó khăn nhất đời tôi”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bộc bạch nhiều điều với nhà báo, đạo diễn lừng danh Daniel Roussel, người từng gặp ông hàng chục lần trong 30 năm. Năm 1953, tướng Henri Navarre, tư lệnh mới của quân đội Pháp tại Đông Dương đã quyết định lập một căn cứ thép tại Điện Biên Phủ mục tiêu nhằm cắt đứt con đường quân Việt Minh sang Lào.

Tuy nhiên theo phân tích của tướng Võ Nguyên Giáp, mục tiêu của viên tướng Pháp hòng thu hút quân kháng chiến, giăng ra một cái bẫy nhằm buộc đối phương phải quyết chiến xa căn cứ địa quen thuộc.

“Căn cứ Điện Biên Phủ kiên cố tới mức Navarre khoe với tướng Mỹ Daniels rằng nó bất khả xâm phạm. Đó là lý do tại sao tướng de Castries lớn tiếng thách thức chúng tôi dám tấn công”- Tướng Giáp nói.

Chiến thắng pháo đài bay B-52 là chiến thắng của trí tuệ Việt Nam trước công nghệ và tiền bạc. Nhân tố con người là quyết định. Đó là lý do tại sao khi một quan chức Mỹ hỏi tôi ai là vị tướng giỏi nhất, tôi đã trả lời ông ta đó chính là nhân dân Việt Nam.
Tướng Giáp nhớ lại: “Tất cả những người xung quanh tôi, ban tham mưu, các cố vấn đều nhất trí với kế hoạch tấn công kiểu “tất tay”. Tôi không thể lùi bước, ngày tấn công đã được dự kiến là 25/1.

Ngày 24, do xảy ra sự cố nên cuộc tấn công phải hoãn lại một ngày. Sáng 26/1, khi chỉ còn vài giờ nữa sẽ phát lệnh khai hỏa, tôi quyết định thay đổi kế hoạch và rút quân về tuyến sau vài cây số bởi phát hiện nhiều điểm bất lợi.

Trước khi bắt đầu chiến dịch, Hồ Chủ tịch đã bảo tôi: “Chú với tư cách tư lệnh tối cao có toàn quyền ngoài mặt trận, nhưng đây là một trận đánh cực kỳ quan trọng, chỉ được phép đánh thắng. Chúng ta phải chắc thắng mới đánh, nếu không chắc thắng chúng ta sẽ không đánh”.

Tướng Giáp thông báo quyết định hoãn với các cố vấn Trung Quốc, nhưng trước hết phải thuyết phục được ban tham mưu của mình. Ông hỏi: “Các đồng chí có chắc chắn 100% sẽ thắng lợi với kế hoạch tác chiến của chúng ta không? Nếu các đồng chí không dám chắc 100%, chúng ta phải quyết định một kế hoạch khác!”.

Tướng Giáp nói: “Đó là quyết định khó khăn nhất trong đời tôi. Bộ đội đã gian khổ hàng tuần, sẵn sàng đợi lệnh tấn công mà giờ lại đột ngột hủy bỏ kế hoạch khiến có dư luận xầm xì rằng bộ tổng tham mưu bất tài, ban hành một mệnh lệnh phản động”.

Kế hoạch mới hoạch định một chiến dịch kéo dài hơn 3 tháng. Tướng Giáp tâm đắc với câu nói của Napoleon Bonaparte “Nơi một con dê lọt qua, một người có thể vượt qua; nơi một người vượt qua, một tiểu đoàn có thể vượt qua”.

Trải khắp núi rừng Tây Bắc Việt Nam, dưới những trận mưa bom napalm không ngớt, 260.000 dân công, 20.000 chiếc xe đạp thồ có thể chở tới 3 tạ hàng mỗi chiếc được huy động để vận tải nhu yếu phẩm cho trận quyết chiến chiến lược. Bộ đội của tướng Giáp ngày này qua ngày khác đã đào hàng trăm cây số hào giao thông, vây chặt căn cứ Điện Biên Phủ.

Lúc 9 giờ ngày 13/3/1954, tướng Giáp hạ lệnh giội mưa đại bác xuống căn cứ của quân Pháp. Trong nhiều tuần lễ, bộ đội Việt Minh dần dần xiết chặt chiếc thòng lọng.

Ngày 7/5/1954, trong tiếng hô “xung phong” vang dội, những người lính của tướng Giáp xông lên từ những chiến hào cắm cờ lên căn cứ Điện Biên Phủ của quân đội Pháp sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt. Chỉ huy căn cứ Điện Biên Phủ là tướng de Castries bị bắt làm tù binh. Thắng lợi hoàn toàn đã dẫn tới việc ký kết Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

“Vị tướng giỏi nhất là nhân dân”

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền trên tờ L’Humanité do nhà báo Dominique Bari thực hiện năm 2004, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định thời điểm năm 1946, nếu phía Pháp có thiện chí thì đã có thể tránh được cuộc chiến và không bị thảm bại trong trận Điện Biên Phủ. Về chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đại tướng cho rằng người Mỹ đã quá tự mãn với sức mạnh của mình đến nỗi phớt lờ lời khuyên của người Pháp vốn đã có kinh nghiệm cay đắng ở Việt Nam.

Tướng Giáp nói: “Mỹ ồ ạt đưa quân vào Việt Nam. Khi đó có rất ít người tin chúng tôi có thể thắng họ. Nhưng người Mỹ không hiểu chút nào về truyền thống lịch sử, văn hóa, tính cách con người Việt Nam chúng tôi. Năm 1995, khi gặp cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara, tôi nói với ông ta rằng: “Các ông đã sử dụng sức mạnh ghê gớm của đại bác, máy bay, chất độc hóa học chống Việt Nam nhưng các ông không hiểu dân tộc tôi khao khát độc lập, tự do và muốn làm chủ đất nước mình”.

Vị tướng huyền thoại nhấn mạnh đó là sự thật mà lịch sử mọi thời đại đã minh chứng qua suốt hơn 1.000 năm bắc thuộc đến tận thế kỷ thứ X mà Việt Nam vẫn không bị đồng hóa. Tướng Giáp nói: “Chiến thắng pháo đài bay B-52 là chiến thắng của trí tuệ Việt Nam trước công nghệ và tiền bạc. Nhân tố con người là quyết định. Đó là lý do tại sao khi một quan chức Mỹ hỏi tôi ai là vị tướng giỏi nhất, tôi đã trả lời ông ta đó chính là nhân dân Việt Nam”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh thắng lợi là của nhân dân Việt Nam, ông chỉ đóng góp phần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đương đầu với một kẻ thù được trang bị tốt hơn, có cả xe tăng và máy bay, lại cố thủ trong một căn cứ kiên cố như vậy, các cố vấn Trung Quốc khuyên tướng Giáp nên sử dụng chiến thuật biển người để đè bẹp quân Pháp.

khiêm tốn trong đó. Tướng Giáp kể: “Khi chúng tôi gặp nhau ở Alger, Brezjinski cũng thắc mắc lý do tại sao chúng tôi thắng Mỹ, ông ta hỏi tôi: “Chiến lược của ngài là gì?”. Câu trả lời của tôi hết sức đơn giản: “Chiến lược của tôi là hòa bình, tôi là một vị tướng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.

Ông nói với Dominique Bari rằng thời ấy có rất ít người, ngay cả các đồng chí các nước khối XHCN cũng không tin Việt Nam có thể thắng Mỹ. Tướng Giáp hồi tưởng lại: “Nhiều nước bày tỏ tình đoàn kết nồng nhiệt nhưng ít hy vọng nhìn thấy thắng lợi của chúng tôi. Khi tôi cùng đoàn đại biểu do Hồ Chủ tịch dẫn đầu sang Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vỗ vai tôi, bảo: “Các đồng chí hãy nắm lấy và củng cố vững chắc miền Bắc. Muốn giải phóng miền Nam, các đồng chí phải mất cả ngàn năm!”.

Một lần khác, tôi tới Mátxcơva và có cuộc gặp với toàn thể bộ chính trị Liên Xô. Kossyguine hỏi tôi: “Này đồng chí Giáp, đồng chí nói với chúng tôi sẽ thắng Mỹ. Cho phép tôi hỏi đồng chí có bao nhiêu phi đội máy bay chiến đấu và Mỹ có bao nhiêu?”. Tôi đáp: “Bất chấp leo thang quân sự, tôi có thể nói với đồng chí rằng nếu chúng tôi chiến đấu theo cách của các đồng chí, chúng tôi không thể trụ nổi 2 tiếng đồng hồ. Nhưng nếu chúng tôi chiến đấu theo cách của mình, chúng tôi sẽ chiến thắng”.

Dominique Bari hỏi tướng Giáp làm sao ông có thể trở thành một vị tướng lỗi lạc khi mà ông chỉ học luật, kinh tế chính trị và là giáo viên lịch sử bình thường, hơn nữa lại chẳng qua bất cứ trường đào tạo quân sự nào? Tướng Giáp trả lời: “Điều này phải hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Người đã chọn con đường binh nghiệp cho tôi. Người đã tin tưởng giao cho tôi thành lập quân đội. Khi chúng tôi nóng lòng muốn chiến đấu chống Pháp chiếm đóng, Người nói với chúng tôi thời điểm nổi dậy vẫn còn chưa tới.

Với Hồ Chủ tịch, một đội quân cách mạng có khả năng chiến thắng là một đội quân nhân dân. Trước hết, phải động viên nhân dân tham gia cuộc cách mạng, có nhân dân sẽ có tất cả. Chính nhân dân là người đã làm nên chiến thắng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh thắng lợi là của nhân dân Việt Nam, ông chỉ đóng góp phần khiêm tốn trong đó. Tướng Giáp kể: “Khi chúng tôi gặp nhau ở Alger, Brezjinski cũng thắc mắc lý do tại sao chúng tôi thắng Mỹ, ông ta hỏi tôi: “Chiến lược của ngài là gì?”. Câu trả lời của tôi hết sức đơn giản: “Chiến lược của tôi là hòa bình, tôi là một vị tướng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:40 )
 

NƠI ĐẠI TƯỚNG AN NGHỈ Ở QUÊ NHÀ ĐẸP HUYỀN ẢO NHƯ TRONG CỔ TÍCH

Email In PDF.
Theo di nguyện của Đại tướng và nguyện vọng gia đình, thi thể của Đại tướng sẽ được đưa về
Quảng Bình an táng.
Biển Quảng Bình đẹp thơ mộng, huyền ảo
Biển Quảng Bình đẹp thơ mộng, huyền ảo
Cùng với đó, ngày 6/10, theo thông tin từ người thân trong dòng họ củaĐại tướng Võ Nguyên Giáp, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) được gia đình chọn làm nơi an táng cho Đại tướng.
Khi biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã chia sẻ những cảm xúc từ đáy lòng trên trang cá nhân sau sự ngỡ ngàng ban đầu.
“Dù sao thì cũng phải tôn trọng sự lựa chọn của gia đình Đại tướng. Hơn thế, có thể lúc còn sống, Đại tướng đã lựa chọn Vũng Chùa – Đảo Yến và nói ước nguyện của mình cho con cháu. Mình càng hiểu hơn, với Đại tướng, quê hương ruột rà được Người coi không chỉ là làng Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy, mà là cả Quảng Bình. Vũng Chùa - Đảo Yến nằm trong khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang, là nơi mà với tầm phát triển của mươi năm nữa thôi, sẽ là một Khu kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng. Hòn La còn là cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước ta. Đại tướng đã chọn nơi an nghỉ thật tuyệt vời".
Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Vũng Chùa - Đảo Yến là một khung cảnh mênh mông và thơ mộng. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Đảo có nhiều bãi đá đẹp. Từ đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió; ba hòn tạo thành một hình tam giác. Những lúc bình minh hay chiều tà, khung cảnh ở đây đẹp mê hồn, huyền ảo như trong cổ tích.
Nơi Đại tướng an nghỉ ở quê nhà đẹp huyền ảo như trong cổ tích | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình
Đảo Yến.
Nơi Đại tướng an nghỉ ở quê nhà đẹp huyền ảo như trong cổ tích | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình
Mênh mông, bình lặng...
Nơi Đại tướng an nghỉ ở quê nhà đẹp huyền ảo như trong cổ tích | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình
Hàng ngày, những con sóng vẫn nâng niu bờ cát trắng.
Nơi Đại tướng an nghỉ ở quê nhà đẹp huyền ảo như trong cổ tích | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Quảng BìnhNhững hoạt động bình dị của người dân nơi đây.
Nơi Đại tướng an nghỉ ở quê nhà đẹp huyền ảo như trong cổ tích | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Quảng BìnhNhững bãi đá hoang sơ.Nơi Đại tướng an nghỉ ở quê nhà đẹp huyền ảo như trong cổ tích | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình
Ở nơi xa xăm, huyền ảo ấy, cả dân tộc Việt Nam vẫn luôn hướng về người như một huyền thoại bất tử.

TIN MỚI CẬP NHẬT
Chiều tối 7/10, ông Lương Ngọc Bính, Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình xác nhận với PV Dân trí, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) sẽ là nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hình ảnh Vũng Chùa - Đảo Yến - nơi Đại tướng sẽ yên nghỉ
Ông Lương Ngọc Bính cho biết, tại cuộc họp diễn ra chiều nay tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.

Vũng Chùa - Đảo Yến - nơi được chọn làm nơi an nghỉ của Đại tướng.
Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng cùng gia đình đã lựa chọn là nơi an nghỉ của Đại tướng.
Khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm.  Theo người dân địa phương, ngày xưa trên đảo Hòn Nồm thuộc ngọn núi Thọ Sơn (thôn Thọ Sơn) có một ngôi chùa linh thiêng. Xung quanh ngọn núi này trước kia người dân vẫn trồng mía, trồng lúa mỳ. Đảo Yến cách đất liền chừng hơn 1 hải lý, có diện tích khoảng 10 ha.
Đức Tài
CẬN CẢNH VŨNG CHÙA - ĐẢO YẾN
Vị trí VŨNG CHÙA - ĐẢO YẾN trên ảnh vệ tinh

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 1Khung cảnh thanh bình trên đường vào Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến

Thắng cảnh yên bình Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn.
Từ QL1, chúng tôi theo con đường lớn trải nhựa xuôi về bến cảng Hòn La, sau đó tiếp tục lên thuyền của một ngư dân để ra Đảo Yến. Biển trong xanh, phẳng lặng êm ái sau cơn bão. Thuyền nhỏ, tốc độ chạy khá chậm, chừng 20 phút thì chúng tôi đến được Đảo Yến.

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 2Các xóm chài Bãi Xóm, Bãi Làng nằm liên tiếp nhau nối Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến với Khu công nghiệp cảng biển Hòn La dưới chân đèo Ngang

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 3Bờ cát dài hoang sơ ở Vũng Chùa

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 4Tháp chuông trong khu vực núi Xóm Mới, mặt hướng nhìn ra Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 5

Những mỏm đá nhô ra biểnNhững hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 6


Từ cảng biển Hòn La có thể đi tàu để nhìn toàn cảnh Vũng Chùa và ra Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 7Đảo Yến hiện ra trước mũi tàu. Người dân địa phương bảo thế của Đảo Yến là thế hổ phục, nằm trấn giữ đất liền và biển lớn

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 8Phía bắc Đảo Yến là những vách đá sắc nhọn

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 9Hang yến trên Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 10Mũi phía đông Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 11Bãi sỏi dọc phía bắc Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 12Bờ cát hoang sơ với "hoa văn dã tràng"

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 13Từ trên Đảo Yến nhìn xuống gành đá bên dưới

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 14

Những bậc thang đá dẫn vào hang yến


Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:20 )
 

TÊN TUỔI VÕ NGUYÊN GIÁP GẮN MÃI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC

Email In PDF.

VOV.VN-Thân thế, sự nghiệp, cống hiến và những giá trị tốt đẹp mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại mãi là tài sản vô giá cho dân tộc.
Hung tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam từ trần đã khiến cho toàn thể nhân dân, kiều bào ta ở trong nước và nước ngoài cũng như bạn bè trên thế giới hết sức bàng hoàng. Sự ra đi của Đại tướng không chỉ là niềm mất mát to lớn đối với người dân Việt Nam mà còn là sự tiếc thương của nhân loại trên toàn thế giới.
Tên tuổi, sự nghiệp, cống hiến, sự hy sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi ghi vào lịch sử cũng như là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam kế thừa và phát huy.
Để hiểu hơn về con người, thân thế và tầm ảnh hưởng của vị tướng tài ba, xuất chúng-Võ Nguyên Giáp, phóng viên báo Điện tử VOV có cuộc phỏng vấn Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara tại Hà Nội năm 1995 (Ảnh: AFP)
PV: Là người nghiên cứu lịch sử lâu năm, ông có thể cho biết tầm ảnh hưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với lịch sử dân tộc như thế nào?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trước hết, cá nhân tôi muốn nhìn nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam từ góc độ một nhân vật làm nên lịch sử, đồng thời cũng là một đồng nghiệp lớn. Trước khi trở thành một nhà hoạt động chính trị, một vị  Đại tướng Tổng tư lệnh, ông từng là một nhà báo, một thầy giáo dạy sử và cuối cùng đã trở thành một nhà sử học lớn.
Là người hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ trọng đại trong sự nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc, có mặt ở tất cả những biến cố trọng đại nhất của lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX, góp phần làm nên những chiến công hiển hách nhất. Đại tướng cũng là người có những đóng góp to lớn trong việc tổng kết và tôn vinh lịch sử của sự nghiệp cách mạng ấy.
Những tư duy lịch sử, phẩm chất của một nhà sử học chắc chắn đã tác động đến tính cách, nhận thức, sức sáng tạo trong hoạt động chính trị và quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong những tác phẩm tổng kết, trong những pho hồi ký  của mình, Đại tướng luôn nhắc đến những bài học lịch sử.
Là người tham gia cách mạng từ rất sớm trong tổ chức yêu nước tiền thân của Đảng, sau đó trải qua thời kỳ hoạt động của Mặt trận Bình dân với tư cách là một nhà báo cộng sản. Nhưng bước ngoặc quan trọng nhất, chính là sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ông vào vị trí của của người đứng đầu lực lượng vũ trang cách mạng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là người đạt tới đỉnh cao của quyền lực nhưng ông là nhân vật lịch sử đã đạt tới một tầm cao về uy tín và lòng yêu kính của nhân dân cũng như sự nể trọng của bạn bè quốc tế, kể cả với những người từng là đối thủ của ông"
Trước khi trở thành người đứng đầu của Lực lượng vũ trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được biết đến với vai trò hết sức quan trọng trong những năm đầu tiên xây dựng Nhà nước Việt Nam độc lập với cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ.  Ông còn là người đứng mũi chịu sào để gìn giữ và bảo vệ thể chế Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ.
Đương nhiên, tên tuổi của  Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với hai cuộc kháng chiến “đánh bại hai đế quốc to” ở cương vị  Tổng Tư lệnh. Lịch sử sẽ không bao giờ quên hai quyết định quan trọng gắn với việc chuyển đổi phương châm chỉ đạo từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) và tư tưởng “thần tốc, thần tốc hơn nữa...” trong Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thức thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1975). Và đến  thời điểm này, chúng ta càng hiểu rõ hơn tầm nhìn chiến lược của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội ta khi đưa ra quyết sách cùng với cuộc chiến tranh giải phóng trên đất liền đã kịp thời giải phóng biển, đảo, củng cố chủ quyền quốc gia ở Trường Sa trên Biển Đông.  
Sau này, theo sự phân công của Đảng, ông phụ trách nhiều công việc khác về khoa học, giáo dục… Đại tướng càng phát huy được phẩm chất và trí tuệ của một trí thức cách mạng có tầm nhìn chiến lược nhưng luôn phát huy những giá trị truyền thống dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực sự là đại diện cho một “thế hệ Vàng”  trải nghiệm qua những thử thách vô cùng to lớn của lịch sử biết phát huy giá trị truyền thống của dân tộc và của thời đại.
Thế giới “nghiêng mình” trước Tướng Giáp
PV: Không chỉ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với dân tộc, ông có thể cho biết tầm ảnh hưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với thế giới như thế nào?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi không có dịp được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sớm mà chủ yếu là từ khi ông đã rời khỏi những cương vị của một nhà lãnh đạo.
Năm 1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận lời làm Chủ tịch danh dự Hội Sử học Việt Nam nên tôi có dịp tiếp xúc nhiều hơn với ông. Năm 1992, tôi có vinh dự giúp việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuẩn bị tài liệu cho chuyến ông đi thăm Ấn Độ. Sau này, Đại tướng cũng dành cho tôi sự ưu ái được tham dự những sự kiện hiếm hoi như các cuộc gặp với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S.McNamara vào năm 1995 và 1997; buổi tiếp con trai của cố Tổng thống Mỹ Kennedy cùng với nhiều hoạt động sử học khác.
Đối với thế giới, tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước tiên  gắn với lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hiện thân cho vị thế của dân tộc Việt Nam trong lịch sử hiện đại của thế kỷ XX, thời đoạn lịch sử mà dân tộc ta có những đóng góp rất to lớn, như cách nói của giới khoa học và truyền thông là “làm thay đổi bộ mặt thế giới”.
Nhiều nhà xuất bản lớn của phương Tây khi tổng kết về lịch sử chiến tranh, tuyển chọn những danh tướng qua mọi thời đại lịch sử đều nhắc đến tên tuổi của vị đại tướng Việt Nam như một trong những danh tướng kiệt xuất nhất. Và cho đến trước ngày 4/10 vừa qua thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một nhân vật hiếm hoi còn... sống.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là người đạt tới đỉnh cao của quyền lực nhưng ông là nhân vật lịch sử đã đạt tới một tầm cao về uy tín và lòng yêu kính của nhân dân cũng như sự nể trọng của bạn bè quốc tế, kể cả với những người từng là đối thủ của ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
PV: Nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đề cập đến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ông có thể nghĩ rằng, làm nên chiến thắng lừng lẫy này là do sự tin tưởng tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng tin cậy giao trọng trách nắm toàn bộ quyền chỉ huy quân sự với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh quân đội và Bí thư Quân ủy Trung ương.
Nếu như trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tin tưởng khi giao cho Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp toàn quyền trên Mặt trận Điện Biên Phủ thì những quyết định sáng suốt, kịp thời của Đại tướng hẳn đã không có cơ hội trở thành chiến thắng lẫy lừng.
Nói cách khác mọi đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không thể tách khỏi cái thời đại cũng như đội ngũ những người đồng chí của ông trong sự nghiệp chung, và như Đại tướng thường nói, linh hồn quyết định cho thắng lợi cuối cùng chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng để lại như một Di sản lịch sử.
Thế hệ trẻ cần phát huy những giá trị tinh hoa mà Tướng Giáp để lại
PV: Theo ông, những yếu tố nào đã hun đúc lên con người Võ Nguyên Giáp và chúng ta cần làm gì để thế hệ trẻ ngày nay kế thừa, học tập và phát huy những giá trị tinh hoa mà Tướng Giáp đã để lại?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người của thời đại, thế hệ gồm những người có lòng nồng nàn yêu nước, khát khao muốn nước nhà được độc lập tự do, được kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc như: Huỳnh Thúc Kháng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Trần Đại Nghĩa …
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường kể cho những nhà sử học chúng tôi câu chuyện về vết đạn thực dân Pháp bắn thủng Thành cửa Bắc Hà Nội. Đối với người Pháp coi đó là biểu thị cho sức mạnh của chủ nghĩa thực dân.
Thế nhưng, đối với những người trẻ của thế hệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn coi đó như là một nỗi nhục lớn mà dấn thân vào cuộc chiến đấu rửa nỗi nhục cho dân tộc, Tổ tiên. Rồi Đại tướng liên hệ rằng, nếu chúng ta truyền cho các thế hệ trẻ hiện nay tinh thần yêu nước thể hiện như lòng tự trọng trước nỗi nhục nghèo hèn thì chúng ta có thể tin rằng, thế hệ trẻ ngày nay vẫn có thể làm nên những chiến công như thế hệ của ông.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến các bạn trẻ đón nhận cuốn nhật ký “Đặng Thùy Trâm” và nhiều thế hệ thanh niên “xe dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hướng tới biển đảo như thế nào để đừng quá lo rằng, giới trẻ quay lưng lại với lịch sử. Vấn đề là trách nhiệm của xã hội, của những người hay tổ chức có trách nhiệm, trong đó có cả giới sử học chúng tôi hãy mang đến cho giới trẻ những giá trị chân thực của lịch sử, trong đó có những tấm gương sống động không chỉ có trong quá khứ mà còn đòi hỏi ngay trong xã hội hiện tại. Đây không phải chỉ là câu chuyện của giới trẻ mà rất quan trọng ngay cả đối với những người đang giữ những trọng trách như thế hệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gánh vác và hoàn thành một cách xuất sắc.
Hơn bao giờ, ngày nay, thế hệ trẻ đang rất cần những tấm gương của những người lãnh đạo. Chắc chắn sự ra đi của vị Đại tướng huyền thoại sẽ để lại một niềm tiếc nuối về một “thế hệ Vàng” đã đi qua lịch sử và niềm mong ước về những thế hệ kế tục mà hình như vẫn còn là sự... chờ đợi.
PV: Xin cảm ơn Nhà sử học!./.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:22 )
 

ĐẠI TƯỚNG SẼ ĐƯỢC AN TÁNG TẠI HÒN ĐẢO CỰC BẮC TỈNH QUẢNG BÌNH?

Email In PDF.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, công tác chuẩn bị lễ tang Đại tướng đã hoàn tất. Huyện thành lập ban chỉ đạo chung để tổ chức tang lễ ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Bí thư huyện ủy làm trưởng ban.
Tại nhà lưu niệm của Đại tướng, lãnh đạo địa phương tổ chức bà con dâng hương lên bàn thờ tại quê nhà, riêng bàn thờ Đại tướng chưa được thắp hương cho tới ngày phát tang.
Theo di nguyện của Đại tướng và nguyện vọng gia đình, thi thể của Đại tướng sẽ được đưa về Quảng Bình an táng. Dự kiến, tang lễ của Đại tướng sẽ được cử hành tại quê nhà vào lúc 7 giờ 30' sáng ngày 12/10. Sáng sớm 12/10 sẽ tổ chức lễ phát tang tại quê nhà.  
Theo người thân gia đình Đại tướng, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được gia đình chọn làm nơi an táng Đại tướng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Lệ Thủy và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình thì đến thời điểm này nơi an táng Đại tướng vẫn chưa được ấn định. 
Dưới đây là một số hình ảnh người dân đến chia buồn tại nhà lưu niệm Đại tướng do PV Dân trí ghi nhận được:
Quảng Bình: Đại tướng được đưa về an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến?
Quảng Bình: Đại tướng được đưa về an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến?
Nhiều người dân mang hương đến chia buồn cùng gia quyến tại ngôi nhà lưu
niệm của Đại tướng ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình: Đại tướng được đưa về an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến?
Quảng Bình: Đại tướng được đưa về an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến?
Cảm động trước nỗi mất mát quá lớn về sự ra đi của vị tướng tài, người dân các nơi
đã về viếng Đại tướng tại quê nhà trong sự tiếc thương vô hạn Những dòng lưu bút
tri ân công lao của Đại tướng cũng được viết nên với bao tình cảm đậm sâu
Căn nhà lưu niệm của Đại tướng tại quê nhà đông đúc người đến thăm viếng
Căn nhà lưu niệm của Đại tướng tại quê nhà đông kín người đến thăm viếng
Các vị lãnh đạo địa phương họp bàn lập tiểu ban tổ chức lễ tang tại quê nhà
Các vị lãnh đạo địa phương họp bàn lập tiểu ban tổ chức lễ tang tại quê nhà
Các vị lãnh đạo địa phương họp bàn lập tiểu ban tổ chức lễ tang tại quê nhà
Theo đề nghị của anh Võ Điện Biên (con trai Đại tướng) muốn lấy nắm đất từ quê nhà để dùng làm lễ
nhập quan cho Đại tướng,ông Võ Đại Hàm đã làm lễ xin đất tại khu nhà lưu niệm ở quê hương để gửi ra Hà Nội.
Các vị lãnh đạo địa phương họp bàn lập tiểu ban tổ chức lễ tang tại quê nhà
Ông Nguyễn Ngọc Quang, một người dân Lệ Thủy xa quê bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm những lần gặp Đại tướng
Nhiều vị khách kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tại nhà lưu niệm
Nhiều vị khách kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tại nhà lưu niệm
Nhiều vị khách kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tại nhà lưu niệm
Nhiều vị khách kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tại nhà lưu niệm
Nhiều vị khách kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tại nhà lưu niệm
Nhiều vị khách kính cẩn dâng hương lên bàn thờ tại nhà lưu niệm
Cả các em học sinh cũng đến chia buồn, tiếc thương bác
Cả các em học sinh cũng đến chia buồn, tiếc thương bác
Đoàn lãnh đạo các xã đến viếng tại nhà tướng Giáp ở xã An Thủy
Đoàn lãnh đạo các xã đến viếng tại nhà tướng Giáp ở xã An Thủy
Đoàn học sinh trường THPT Dân tộc nội trú huyện Lệ Thủy đến viếng thăm tại nhà lưu niệm Đại tướng
Đoàn học sinh trường THPT Dân tộc nội trú huyện Lệ Thủy đến viếng thăm tại nhà lưu niệm Đại tướng
Đoàn học sinh trường THPT Dân tộc nội trú huyện Lệ Thủy đến viếng thăm tại nhà lưu niệm Đại tướng
Cựu chiến binh Hà Văn Sơn, khi nghe tin Đại tướng từ trần ông đã vượt hàng chục
km từ Vĩnh Linh, Quảng Trị để về đây viếng bác.Thắp hương lên bàn thờ, ông Sơn
trào dâng cảm xúc tiếc thương vị Tổng tư lệnh,người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam
Chiếc bàn thờ cũng đã được chuẩn bị sẵn, chỉ chờ ngày cử hành tang lễ Đại tướng
Chiếc bàn thờ cũng đã được chuẩn bị sẵn, chỉ chờ ngày cử hành tang lễ Đại tướng
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:27 )
 
Trang 140 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện