ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP QUA LỜI KỂ CỦA BÁC SỸ RIÊNG
Thứ hai, 07 Tháng 10 2013 03:55
Nguồn: vietnamnet.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Có một nguyên tắc bất di bất dịch là Đại tướng Võ Nguyên Giáp không
bao giờ uống thuốc của bất cứ ai đưa, kể cả con cái, trừ bác sĩ Ngà.
1989. Chuyến bay chở Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Prague (Czech) đến
Ethiopia vừa hạ đáp sau 6-7 giờ bay xảy ra một sự cố. Ngay sau khi bước
xuống sân bay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đột nhiên bị choáng. Song không
giống mọi lần, máy điện tim đo tại chỗ báo một đường thẳng tắp trên màn
hình. Đại tá Phạm Văn Ngà tại nhà riêng ở Vĩnh Yên. Ảnh: L.Thư
Đại tá Phạm Văn Ngà, khi đó là bác sĩ riêng cho Đại tướng cố trấn tĩnh
bản thân: không được để xảy ra bất cứ tình huống xử lý sai lầm nào! 1
tiếng đồng hồ sau cấp cứu của bác sĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tỉnh trở
lại. Bác sĩ Ngà cùng mọi người trong đoàn tháp tùng Đại tướng chuyến
thăm châu Phi năm đó "thở phào mà vẫn không hết đau tim". "Ngực mình
thoi thóp vì lo. Chưa kịp an tâm, Đại tướng ngay lập tức lao vào
công việc. Mình lại căng thẳng để theo ông trong tâm trạng lo sợ nhỡ có
sự cố xảy ra" - bác sĩ Ngà kể.
30 năm làm việc cho Đại tướng, vị bác sĩ đã không ít lần đối mặt với
tình huống như thế. Nhưng cho đến ngày về hưu, ông tự hào "chưa bao giờ
xử lý nhầm lẫn, để xảy ra bất cứ sai sót nào".
Ở tuổi gần 90, vị bác sĩ vẫn nhớ như in "vô vàn kỷ niệm không bao giờ
quên" khi giở các bao túi đựng những bức hình chụp chung với Đại tướng.
Khi ở Trung Quốc, Liên Xô, khi ở các địa phương, bất cứ đâu trên cả
nước, khắp thế giới, mọi tấm hình ghi lại đều thấy bóng dáng ông, tay
cầm vali chứa thuốc và đồ y tế, đi và ngồi ngay sát Đại tướng, chỉ cách
nhau bước chân. Bác sĩ Phạm Văn Ngà (người sách cặp đưa sau lưng) trong chuyến công tác cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Trung Quốc năm 1972. Ảnh tư liệu do bác sĩ Phạm Văn Ngà cung cấp
"Gia tài" ông tiếc không giữ lại
được, đó là thùng tư liệu, sổ sách ghi chép nhật ký 30 năm làm việc với
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không ngày làm việc nào ông không lưu vào sổ
đủ tất cả những thông số về thuốc men, từ thuốc tây đến thuốc bắc, thuốc
nam, điều trị, hội chẩn các bác sĩ đầu ngành về tình huống sức khỏe của
Tướng Giáp. Ông còn cần mẫn ghi vào sổ những đồ ăn, thức uống, thực
phẩm dùng trong ngày trong 24 giờ...
Đại tướng đã bảo vệ danh dự cho tôi
Bác sĩ, Đại tá Phạm Văn Ngà gắn với sự
nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn từ 1965 đến 1995.
Điều ông tự hào đó là Đại tướng đã luôn tin tưởng ông tuyệt đối trong 30
năm làm việc. Có một nguyên tắc bất di bất dịch là Đại tướng không bao
giờ uống thuốc của bất cứ ai đưa, kể cả con cái, trừ bác sĩ Ngà.
Mọi điều trị, hội chẩn, thăm khám của
các bác sĩ, ở các bệnh viện trong và ở nước ngoài, Đại tướng luôn tôn
trọng nhưng nếu để uống thuốc thì chỉ nhận đơn và thuốc đưa tận tay từ
bác sĩ Ngà. Điều đó khiến vị bác sĩ quân y luôn đau đáu và không ngừng
trau đồi chuyên môn.
Hàng tháng, thậm chí hàng tuần, ông luôn
có các cuộc hội chẩn, trao đổi với các giáo sư đầu ngành của cả nước về
kinh nghiệm, kiến thức, thông tin. Cá nhân ông luôn tìm sách chuyên môn
để đọc.
Có một câu chuyện ông kể lại khi đưa Đại
tướng Võ Nguyên Giáp sang Liên Xô thăm khám sức khỏe. Mặc cho các bác
sĩ nước bạn chăm sóc tận tình, chu đáo, cẩn thận, Đại tướng dứt khoát
yêu cầu hai việc: một là kê thêm giường cho bác sĩ Ngà ở ngay cạnh, hai
là mọi thăm, khám sức khỏe các bác sĩ Liên Xô Đại tướng luôn tuân thủ,
trừ uống thuốc chỉ lấy từ bác sĩ Ngà. Thuyết phục "hết nước, hết cách",
cuối cùng các bác sĩ Liên Xô đành phải theo yêu cầu của Đại tướng. ...trong một chuyến công tác CHDC Đức
Trong lần đi theo Đại tướng và gia
đình trong chuyến công tác và nghỉ ở Đà Lạt năm 1976, một tình huống thử
thách cả niềm tin và bản lĩnh của bác sĩ Ngà với Đại tướng xảy ra khiến
ông vô cùng cảm động. Nơi nghỉ của Đại tướng và con gái Hồng Anh là
biệt thự Lệ Xuân. Công tác bảo mật và an ninh nơi đây được chuẩn bị kỹ
càng đến mức "con ruồi khó lọt qua".
Nhưng một buổi xảy ra chuyện cô con gái
phát hiện khay thuốc chuyển lên cho Đại tướng nhưng ông kiên quyết không
uống. Đại tướng thấy lạ vì hộp thuốc chuyển lên không giống như hộp
thuốc mà bác sĩ Ngà thường đưa tận tay cho ông. Ông lại đồ là thuốc của
con gái nên nhắc con gái uống.
Con gái lại kiên quyết bảo không và giục
ông uống cho đúng giờ. Lấy làm lạ, Đại tướng cho gọi bác sĩ Ngà lên hỏi
thì vỡ ra đó không phải thuốc bác sĩ Ngà.
"Lúc đó mình tưởng như chết đi vì sợ và
lo lắng. May Đại tướng không uống, nếu ông uống và xảy ra chuyện thì
mình cũng chỉ có nước là chết" - ông kể đầy kịch tính.
5 ngày trôi qua vẫn chưa tìm ra manh
mối cho đến khi về đến Sài Gòn, ông nhận được cú điện thoại từ một người
xưng tên Côn - Chỉ huy đội cận vệ lúc ấy báo lại rằng: một người trong
đội cận vệ khi đi kiểm tra biệt thự có nhặt được hộp thuốc, rồi để vào
khu bếp. Người đầu bếp tưởng hộp thuốc của bác sĩ Ngà vẫn mang lên cho
Tướng Giáp dùng nên tiện để vào khay bưng lên. "Tôi như thoát chết. Đại tướng đã
cứu sống tôi, bảo vệ danh dự cho tôi vì ông đã tin tưởng ở cung cách làm
việc của tôi" - bác sĩ Ngà nói.
Người anh
Nhắc đến ấn tượng về cốt cách sống và
làm việc của Đại tướng, bác sĩ Ngà cho hay trong suốt 30 năm ở bên Đại
tướng, sự say mê công việc làm quên ngủ - quên ăn - quên sức khỏe của
Đại tướng đã khiến ông từng "đứng ngồi không yên" nhưng trong lòng đầy
cảm phục. Suốt 30 năm công tác, bác sĩ Phạm Văn Ngà luôn sát cánh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Là bác sĩ, ông có trách nhiệm phải
sắp xếp lịch trình làm việc, ăn nghỉ của Đại tướng theo giờ giấc song
chưa bao giờ Đại tướng nghỉ việc đúng giờ. Mỗi lần ông nhắc, Đại tướng
thường khẽ năn nỉ ông cho xin thêm 10-15 phút nhưng quãng thời gian này
thường kéo dài lên 3 tiếng.
Kỷ niệm ông nhớ khi đi Liên Xô năm 1973
là một chuyến đi "gay cấn". Đúng 30 Tết, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên
Xô tổ chức tiệc và đón Đại tướng đến dự nhân dịp Đại tướng sang thăm và
làm việc nước bạn. Nhưng do làm việc quá sức nên ngay khi vừa đến, Đại
tướng bị lịm xỉu, mặt tím tái. Mọi người từ cán bộ, nhân viên, đến con
cái, gia đình đi cùng lo lắng. Sau 1 tiếng cấp cứu, Đại tướng lại dự
tiệc bình thường.
"Mình đắng mồm đắng miệng, không ăn được
gì cả thế mà ngay sau tối về, Đại tướng năn nỉ tôi: bất cứ giá nào đồng
chí cũng phải cho tôi về ngay Việt Nam vì có đồng chí Fidel Castro sang
thăm" - ông kể. Và trong tình huống sức khỏe của Đại tướng chưa ổn
thỏa, ông lại xách va li theo Đại tướng về nước.
Ở trên máy bay, Đại tướng lại tiếp tục
làm việc, không chợp mắt một phút cho đến khi về Hà Nội. Vừa về đến Hà
Nội, ngay lập tức ông lại lên ô tô vào miền Nam gặp Fidel trong bối cảnh
hai miền Nam - Bắc chiến tranh căng thẳng.
"Đại tướng đã làm gì thì say mê lắm, một ngày từ sáng đến tối chỉ có làm việc".
Vậy 30 năm ở gần, sau cùng, ông nhận thấy Tướng Giáp là người như thế nào?
"Ông là người rất dễ thương người, coi mọi người như anh em, không
phân biệt, không tỏ thái độ mình là cán bộ cao cấp, bình đẳng, chuyện
trò cởi mở. Tôi ở 30 năm thấy đó là con người đối xử anh em từ cấp
dưỡng, cán bộ làm việc rất bình dị, thoải mái"- bác sĩ Ngà nói.
Nói đoạn, ông đọc bài thơ riêng dành cho Đại tướng:
"Văn võ song toàn mưu lược giỏi
Tài trí uyên thâm kế sách hay
Trận đánh Điên Biên ghi lịch sử
Chiến tích dư âm mãi ngàn thu".Linh Thư - Hiền Anh
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 13:47 )
GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP QUA LỜI KỂ CÁC Y, BÁC SỸ
Thứ hai, 07 Tháng 10 2013 03:44
Nguồn: XaHoi.com.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
37 người là bác sĩ, điều dưỡng, cấp dưỡng và công vụ của khoa A11 Bệnh viện Quân y 108 là những người đã gắn bó với ... Các giáo sư đã nỗ lực hết sức
Là bác sĩ điều trị chính cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhiều ngày ở Bệnh viện 108, thượng tá bác sĩ Vũ Phi Hải - phó chủ nhiệm khoa A11 - rất xúc động: “Lúc
đầu bác là bệnh nhân, nhưng bởi chăm sóc, giao tiếp với bác nhiều nên
bác trở nên gần gũi và thân thiết với chúng tôi như một người ông”.Ngày 5/10, một lãnh đạo của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương cho hay trong ba ngày cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở dương thế (từ ngày 2 đến 4-10), mỗi ngày các thành viên của hội đồng chuyên môn đều hội chẩn một lần về sức khỏe Đại tướng. Trước đó, khi sức khỏe Đại tướng khá hơn, 2-3 tuần hội đồng chuyên môn gồm các thầy thuốc đầu ngành lại hội chẩn một lần. “Tinh thần mọi người rất quyết tâm, chúng tôi luôn nỗ lực còn nước còn tát. Nhưng do tuổi cao, suy kiệt, Đại tướng đã qua đời do “bệnh già”. Đại tướng hoàn toàn không có bệnh thực thể nguy hiểm nào” - vị lãnh đạo này cho biết.
Bác sĩ Vũ Phi Hải rưng rưng khi nhắc đến mới hôm qua thôi, mọi người vẫn còn nhìn thấy ông: “Có
lúc Đại tướng khỏe, có lúc Đại tướng yếu, đó là chuyện thường gặp ở
người già. Trong 1.559 ngày ông ở viện, có nhiều lần ông trở bệnh nặng
nhưng rất may mắn là những lần ấy đã điều trị cho ông thành công. Dù
nhiều lần ông trải qua những giây phút rất nguy hiểm nhưng ông tỉnh táo
đến giây phút cuối cùng”.
Là người tình cảm nên Đại tướng quan tâm đến tất cả anh chị em đang làm việc tại khoa: “Ông
hỏi thăm mọi người về gia đình, con cái. Ông cũng thích nói chuyện về
cây và hoa, bởi nhà ông có cả một vườn lan và ông có rất nhiều kinh
nghiệm trồng cây. Ông có thể nói say mê về cách chăm sóc cây hay kể
chuyện về những đứa cháu nội ngoại của mình” - bác sĩ Hải kể.
Là người quan tâm đến mọi chuyển biến của xã hội và tình hình thời sự trong nước và quốc tế, những ngày nằm ở bệnh viện, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất thích đọc báo: “Khi
mắt kém, không đọc được nữa thì các điều dưỡng đọc báo cho ông nghe,
hoặc chúng tôi thường xuyên kể với ông về những chuyện xảy ra ở bên
ngoài, ví như mọi người gọi ông và bảo: Ông ơi, cây xăng ở gần bệnh viện
cháy ông ạ” - chị Lê Thị Kim Nhung, điều dưỡng ở khoa A11, tâm sự.
Và mỗi lần đến chăm sóc cho Đại tướng, bao giờ các chị cũng ghé vào tai cụ mà nói: “Ông ơi, cháu xoa bóp tay cho ông nhé”, hay: “Ông ơi, cháu rửa mặt giúp ông nhé”...
Và mỗi lần như vậy, dù bàn tay rất run, đôi mắt kém nhưng Đại tướng vẫn
kéo cái bảng tên của điều dưỡng lên đọc xem đó là ai. Và hầu hết, Đại
tướng nhớ tên tất cả những người đang chăm sóc cho ông, từ bác sĩ điều
trị đến điều dưỡng, cần vụ và đầu bếp.
Khi còn trò chuyện được nhiều, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay hỏi han các chị về gia đình, con cái và thường khuyên mọi người chịu khó bảo ban cho con cái học hành: “Khi
chúng tôi đọc báo cho ông nghe mà gặp những từ tiếng Anh chúng tôi phát
âm sai, bao giờ ông cũng dạy chúng tôi phát âm lại cho đúng và giảng
giải những nghĩa của từ đó. Rồi sau ông bảo: Mình học nhiều, biết nhiều
thì dạy cho con được nhiều” - chị Nhung nhớ lại.
Từ đầu năm 2013 bệnh tình của Đại tướng trở nặng, nhưng ông vẫn lắng
nghe những câu chuyện mà các chị điều dưỡng kể và tuân thủ nghiêm ngặt
mọi phác đồ điều trị, dinh dưỡng. “Có những điều ông không thích, nhưng nếu đấy là yêu cầu của bác sĩ thì ông thực hiện rất nghiêm túc” - bác sĩ Hải chia sẻ.
Chiều 4/10/2013, toàn bộ người thân của Đại tướng và các bác sĩ đã tề
tựu đông đủ tại bệnh viện khi sức khỏe của Đại tướng đã suy giảm rõ rệt:
“Giây phút ấy mọi người đều có mặt và tất cả chúng tôi hiểu rằng
điều này rồi sẽ đến nhưng không ai cầm được nước mắt. Đến tận bây giờ,
tôi vẫn không thể nào tin được ông đã ra đi” - chị Trần Ngọc Lan, một trong hai đầu bếp đã phục vụ những bữa ăn cho Đại tướng ở bệnh viện, bật khóc.
Và từ hôm nay cũng như nhiều ngày khác nữa, những điều dưỡng, những bác
sĩ, công vụ... có thể vẫn đi ngang qua căn phòng trên tầng 2 mà Đại
tướng đã ở trong suốt 1.559 ngày qua, nhưng không ai còn có thể chạy vào
đó mà gọi “ông ơi” nữa!Hà Nội mong có tên đường Võ Nguyên GiápChiều 5/10, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết với một vị tướng tài ba, đức độ, có nhiều đóng góp cho đất nước như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, TP Hà Nội lúc nào cũng mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến đường phố của thủ đô. Về thông tin mới đây giáo sư sử học Phan Huy Lê đã có ý tưởng đề xuất Hà Nội nghiên cứu đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho con đường mới từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết hiện TP Hà Nội vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức về việc này. “Với một người có nhiều đóng góp cho đất nước như Đại tướng, nếu nhận được đề xuất TP sẽ nghiên cứu ngay. Và ngay cả khi không có đề xuất, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu và nếu điều kiện cho phép sẽ lựa chọn những con đường xứng tầm để xin ý kiến đặt tên đường Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thận trọng và nghiêm túc về việc này” - bà Ngọc cho hay. theo vtc.vn Thiếu
tướng - TS Nguyễn Trọng Chính (bìa trái), chính ủy Bệnh viện 108, đưa
đoàn cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòngthăm Đại tướng Võ Nguyên
Giáp tháng 7/2012
Tình cảm của anh chị em nơi đây gắn bó với ông như người thân trong gia
đình. Khi chia sẻ về những giây phút gần gũi, chăm sóc Đại tướng tại
phòng bệnh không ai tránh khỏi những giây phút nghẹn ngào.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 13:43 )
QUỐC TANG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP 2 NGÀY
Chủ nhật, 06 Tháng 10 2013 19:26
Nguồn: tuoitre.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
TTO - Theo thông báo của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 5-10-2013, Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần trở lại thăm Điện Biên Phủ tháng 4-1994 - Ảnh: Catherine karnowThông báo ghi rõ: "Linh cữu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7g30 ngày 12-10-2013. Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7g ngày 13-10-2013. Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình). Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Vị đại tướng tài ba, người anh cả của các lực lượng vũ trang nhân dân VN, đã ra đi lúc 18g ngày 4-10-2013 (tức 30-8 năm Quý Tỵ) tại Quân y viện 108, nơi ông nằm dưỡng bệnh hai năm nay, ngay sau lễ mừng thọ 101 tuổi hồi tháng 8-2011. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo. Như hầu hết thanh niên trí thức yêu nước thời đó, ông hăng hái hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên, bị Pháp bắt giam và trưởng thành qua nhiều hoạt động bãi khóa, diễn thuyết, viết báo... tuyên truyền đấu tranh cho độc lập dân tộc. Năm 1940, chàng trai Võ Nguyên Giáp đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc và bắt đầu một tình đồng chí, tình thầy trò cảm động và sâu bền. Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ, tiền thân của Quân đội nhân dân VN. Cách mạng thành công, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch cử giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời, sau đó là bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ kháng chiến. Năm 1948, sau các chiến thắng của các chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch phong hàm đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân VN và là vị đại tướng duy nhất cho đến hết kháng chiến chống Pháp. Từ một sinh viên luật, một nhà giáo dạy sử, một nhà báo, ông trở thành tổng tư lệnh tối cao của quân đội một quốc gia mà chưa hề trải qua một cấp hàm nào, vào năm mới 37 tuổi.Theo TTXVN, tư liệu Tuổi Trẻ
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 13:33 )
|
|