Chuyện kỳ lạ bên gốc "Cây đa căm thù"
Thứ năm, 29 Tháng 8 2013 04:34
Nguồn: News.Go.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
CAND- Suốt cả tuần nay, ngày nào ở thôn 1 (làng La Tiến, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) cũng có hàng ngàn người dân hiếu kỳ từ rất nhiều địa phương khác nhau kéo về, để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ lạ: dưới gốc "Cây đa căm thù" có tuổi hàng trăm năm, bỗng xuất hiện từng khóm thực vật nhỏ có hình dạng rất giống với nải chuối mắn mít, hoặc đài sen…Cây đa La Tiến - Biểu tượng anh hùng của người Hưng Yên. laocai.tintuc.vnChúng tôi hỏi thăm đường đến làng La Tiến từ cách xa hàng chục km, thì những người chỉ đường đều vui vẻ hỏi lại: "Đến tham quan "Cây đa căm thù" phải không?". Trên đường, chúng tôi gặp rất nhiều tốp người vẫn đang tìm đến, nhiều nhất là các em học sinh, rôm rả trò chuyện về gốc cây đa. Bãi gửi xe dã chiến do xã lập trên bãi đất rộng ven đường cho du khách chật kín xe máy, ôtô với nhiều loại biển đăng ký khác nhau từ Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh... Chen vai thích cánh vào tận vòng trong, chúng tôi chứng kiến dưới gốc cây đa bảy, tám người ôm không xuể, có những hình thù lạ màu trắng ngà hoặc ánh vàng, đang gây xôn xao dư luận. Những hình thù này có kích thước khác nhau, bé thì bằng ngón tay, lớn thì bằng quả chuối mắn, xếp hình vòng cung. Có khoảng 9 vòng cung hình đài sen, với hàng chục hình thù quả chuối như thế. Anh Bùi Quang Tiệu, Công an xã Nguyên Hòa cho biết: "Hiện tượng lạ này bắt đầu từ khoảng 14h ngày 23/4, khi tốp công nhân đang xây dựng Bia căm thù, tình cờ phát hiện ra, khi ngồi dưới tán cây đa uống trà, hút thuốc lào nghỉ ngơi. Biết chuyện, rất nhiều người dân xung quanh đã đến xem. Lúc này mới chỉ có một "nải chuối" nhỏ như bàn tay, nhưng đến tầm 15h, thì đã xuất hiện tới 3 "nải chuối", nải nào cũng có quả to như cái chén uống trà. Đến nay, đã có thêm nhiều nải nữa, chừng 9 nải, và đang to dần thêm... Ông Nguyễn Ngọc Lĩnh (51 tuổi), nhà ngay gần gốc đa, cho biết thêm: "Tôi đã được trực tiếp mắt thấy, tay sờ, mũi ngửi các hình thù lạ này từ khi nó xuất hiện. Nó chắc chắn là một loại thực vật, dạng nấm chứ không phải cẩm thạch hay thạch cao gì mà bà con lầm tưởng. Tôi ngửi thấy đúng mùi nấm, vốn rất quen thuộc với tôi trong những ngày vượt Trường Sơn. Tôi sờ, thấy thân nó khá cứng và bóp nhẹ thấy hơi mềm ra. Nó sinh trưởng bình thường, nên từ đầu có màu trắng vỏ trứng, rồi chuyển dần sang màu vàng vỏ chuối, có lẽ càng lâu sẽ càng sẫm màu đi"... Chuyện kỳ lạ bắt đầu từ ngày Giỗ tổ Hùng Vương, rồi chỉ ít hôm nữa là đến ngày hoàn thiện công trình tưởng niệm, đến ngày 7/5 sẽ làm lễ rước các vong linh chiến sỹ và đồng bào bị địch sát hại vào đền thờ, đến ngày 27/7 sẽ khánh thành. Bà con đều cho rằng: Đây là điều linh thiêng từ vong linh của những người có công với đất nước, báo hiệu sự tốt lành. Vì thế, những người đến tham quan đều rất cung kính, thái độ vui vẻ, thoải mái, chứ không thấy dáng điệu xì xụp hương khói, hoang mang, thì thầm nhỏ to sợ hãi như đối với một số hiện tượng "lạ" đã từng xuất hiện trước đây. Trong khuôn viên của khu vực rộng khoảng 700m2 lát gạch khang trang sạch sẽ, ngoài gốc cây đa cổ thụ xanh tốt phủ tán rộng, còn có đền thờ những người bị giặc sát hại tại đây, và tấm bia căm thù. Rất đông bà con đến chiêm ngưỡng hiện tượng lạ.Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Chiền, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Hòa cho biết: "Ngay sau khi nhận tin báo, xã đã có văn bản báo cáo cấp trên, đồng thời tổ chức bảo vệ hiện trường bằng cách dùng thép B40 bao quanh gốc cây, tránh những người hiếu kỳ đông quá chen lấn, hoặc một số người vô ý thức có thể xâm hại. Lực lượng Công an xã và bảo vệ được huy động đến 10 người để ngày đêm bảo vệ an ninh trật tự, đồng thời hướng dẫn bà con đến chiêm ngưỡng an toàn. Không chỉ để bảo vệ những hình thù kỳ lạ đó, mà còn bảo vệ khu vực tưởng niệm, đặc biệt là cây đa cổ thụ, chứng tích về những tội ác của quân xâm lược. Chúng tôi cũng rất vui khi có đông đảo người dân đến tham quan, thắp hương thành kính cho những người có công với đất nước, mà không có biểu hiện mê tín dị đoan. Rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để giải mã hiện tượng lạ này, là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là sự linh ứng như lời bà con đồn đại?" Sở dĩ có tên gọi "Cây đa căm thù" vì nơi đây, cây đa La Tiến, Nguyên Hòa, những năm (1950-1954) giặc Pháp và bè lũ tay sai bán nước bằng nhiều hình thức cực kỳ dã man, đã giết hại 1.145 chiến sĩ cách mạng, đồng chí và đồng bào yêu nước, trong đó có 121 cán bộ và nhân dân xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ. Trước tội ác man rợ của kẻ thù, tháng 1/1954, bộ đội chủ lực phối hợp với quân dân Phù Cừ tiêu diệt bốt La Tiến, giải phóng quê hương.Lê Quân - Phan Hoạt
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 00:48 )
BÀI THUỐC TRUYỀN 8 ĐỜI CHỮA BA LOẠI NAN Y CỦA 'THẦN Y' XỨ MƯỜNG
Thứ năm, 29 Tháng 8 2013 04:32
Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
GiadinhNet - Ngôi nhà sàn mộc mạc, cũ mèm của gia đình bà lang Bùi Thị Tiến nằm sâu trong xóm Lồ (Tân Lạc, Hòa Bình), xung quanh nhà được bao bọc bởi khu vườn rậm rạp. Nhìn khu vườn ấy, những người lần đầu đặt chân đến đây không ai tưởng tưởng nổi trong đó đều là cây thuốc quí mà bà đã cất công chăm sóc từ mấy chục năm nay. Mế Tiến đang trộn các loại dược liệu để bốc thuốc.Mế Tiến tự hào rằng, nhờ những cây thuốc có trong vườn đã giúp “cải tử hoàn sinh” cho hàng trăm người mắc bệnh hạch, viêm phổi mãn tính và cả xơ gan cổ trướng. 1- Tám đời bốc thuốc cứu người Nỗi trăn trở của thầy lang xứ Mường “Hiện nay, những loại thảo dược quí chữa bệnh ung thư ở khu vực Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La đang cạn kiệt vì bị khai thác quá mức. Mỗi khi đi hái thuốc, tôi phải lặn lội đến tận những vùng núi xa xôi ở Thanh Hóa, Sơn La mới có thuốc, nếu tôi không đi được thì phải nhờ người dân địa phương hái thuốc giúp rồi tôi mua lại với giá khoảng 50 – 100 ngàn một yến thuốc khô”, mế Tiến cho biết. Những con đường dốc ngoằn nghèo, lầy lội vì cơn mưa nặng hạt xối xả không thể ngăn chúng tôi băng rừng tìm đến căn nhà sàn nằm sâu trong bản người Mường. Trước khi khăn gói lên đây, chúng tôi đã được nghe kể rất nhiều câu chuyện, thậm chí được nâng tầm thành giai thoại, về tài bốc thuốc chữa bệnh của mế Tiến xứ Mường. Đồng hành bên cạnh trên con đường đặc quánh vì bùn cuộn lên bánh xe máy nặng trĩu, một thanh niên xóm Lồ chỉ cho chúng tôi hướng về ngôi nhà sàn. Giữa cơn mưa xối xả, nhưng ngôi nhà nhỏ vẫn ồn ã tiếng người. Chàng thanh niên người Mường bảo: “Đó là nhà mế Tiến. Ngày nào, nhà mế cũng có đông khách đến bốc thuốc nên lúc nào cũng có tiếng người ồn ào”. Nói rồi, anh thanh niên quay đầu xe phi mất hút trong mịt mùng mưa đổ và tôi chẳng kịp cảm ơn. Thấy chúng tôi, mế Tiến đem chiếc ô ra đầu cổng đón vào nhà. Lúc này trong nhà mế Tiến cũng có 4 người đã vượt hàng trăm cây số từ Sơn La đến để xin thuốc chữa viêm phổi mãn tính. Đôi tay thoăn thoắt phân loại, gói ghém, mế Tiến bảo chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi để xử lý xong cho từng người ở xa kịp lấy thuốc mang về. Mãi khi người bệnh đã đi hết, mế mới trở lại ngồi cùng chúng tôi. Rót bát nước lá rừng mời khách rồi mế mở lời: “Các chú thấy đấy! Ngày nào nhà tôi cũng có người đến xin thuốc, mà mấy hôm nay trời mưa không phơi được thuốc, thành thử nhiều người đến không có thuốc lại phải ra về, thấy mà tội nghiệp”. Dẫn chúng tôi đến một đống thuốc đang phơi dở, mế Tiến tự hào kể cho chúng tôi nghe về cái nghiệp thầy lang truyền đời của gia đình: “Gia đình tôi đã 8 đời làm thầy lang. Ngày xưa, hễ có ai đau ốm đến kêu cứu thì các cụ lại ra tay lấy thuốc cứu người, khi chữa khỏi bệnh, người ta tạ ơn bằng cách đem đến một cái đùi lợn, đùm xôi, con gà. Nhà nào nghèo không có thì chỉ cần một lời cảm ơn là được. Ở xứ Mường này, nghề thầy lang được rất nhiều người kính trọng, khi ra đường từ người già đến trẻ nhỏ đều cúi phải kính cẩn chào hỏi”. Vì nghề thầy lang phải đề cao danh dự nên từ tám đời nay, dòng họ mế Tiến có một nguyên tắc chọn người kế nghiệp rất công phu, khắc nghiệt. Thầy lang sẽ chọn ra 10 người rồi tổ chức một khóa học cấp tốc trong vòng 3 ngày, mỗi ngày thầy lang sẽ truyền dạy 3 – 4 bài thuốc. Sau 3 ngày, thầy lang sẽ tổ chức một cuộc thi cấp tốc để chọn ra một người duy nhất được kế nghiệp mình. Cuộc thi cấp tốc diễn ra trong vỏn vẹn chỉ 1 ngày. Các “thí sinh” phải tự lên rừng lùng tìm cây thuốc đã được dạy, đồng thời phải chỉ rõ công dụng, cách chữa bệnh của mỗi cây thuốc, người nào nhớ được nhiều bài thuốc nhất thì sẽ chiến thắng. Ngoài trí nhớ tốt, người kế nghiệp thầy lang phải có lòng từ bi, thương người, nhanh nhẹn, sáng dạ... Nếu người nào đạt được tất cả các tiêu chí do thầy lang đề ra thì sẽ là người kế nghiệp chính thức và được thầy lang kèm cặp trong vòng 10 năm nữa. Mế Tiến cho biết: “Sau cuộc thi chớp nhoáng 3 ngày, tôi được chọn làm người kế nghiệp thầy lang của dòng họ. Cả chục năm sau đó, tôi lại phải tiếp tục học hỏi và nhớ được hàng trăm cây thuốc cũng như cách trộn, pha chế các loại cây thuốc với nhau sao cho đảm bảo tác dụng chữa bệnh tốt nhất”. Ông Phiền đã không còn đau gan và căng bụng như cách đây vài tháng.2- Đặc trị ba loại bệnh nan y Dẫn chúng tôi ra khu vườn thuốc, mế Tiến hái từng lá của từng loại cây và kể về công dụng của từng loại, như cây bỏng thì chữa hạch, cây xạ đen hỗ trợ chữa ung thư, cây bảy lá một hoa, chín lá một hoa chữa viêm phổi... Mế Tiến cho biết: “Tôi không nhớ rõ mình đã chữa bệnh cho bao nhiêu người, cũng không biết là bài thuốc của tôi có chữa khỏi được cho 100% các bệnh nhân viêm phổi mãn tính, xơ gan, hạch… hay không vì tôi không theo dõi tình hình bệnh tật của họ thường xuyên được. Nhưng mỗi ngày, tôi đều nhận được hàng chục tin nhắn của người bệnh nhắn tin thông báo là đã khỏi bệnh, hoặc đỡ đau hơn so với trước khi uống thuốc...”. Lần theo những địa chỉ mà bà Tiến cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà ông Bùi Văn Phiền ở xóm Lồ, xã Phong Phú. Ông Phiền là người vừa bị bệnh hạch vừa bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Gặp chúng tôi, ông Phiền cho biết: “Khoảng tháng 2/2012, tôi bị đau gan, bụng chướng lên như người chửa đẻ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và sốt liên miên. Thấy chuyện chẳng lành, gia đình đưa tôi đi bệnh viện khám. Các bác sĩ kết luận là tôi bị xơ gan giai đoạn cuối. Ngoài bệnh xơ gan cổ trướng, tôi còn bị bệnh hạch. Không hiểu sao khắp người tôi bỗng dưng nổi những cái u to như mắt trâu ở khắp cơ thể, đặc biệt là nách, cổ, khuỷu tay, những u đó đau nhức ngày đêm”. Vì bi quan, ông Phiền đòi các con cho về nhà và chuẩn bị tinh thần… “một hai tháng nữa là về nơi chín suối”. Nhưng vợ và các con ông nhìn thấy tình cảnh đó thì không đành lòng. Họ vẫn chạy đôn đáo khắp nơi tìm phương thuốc hữu hiệu chữa chạy. Chợt nhớ đến mế Tiến, gia đình ông bèn tìm đến xin thuốc chữa hạch. “Chiều lòng vợ, con tôi cũng uống thuốc vậy chứ chẳng có hy vọng sống nữa. Nhưng không ngờ sau một tuần uống thuốc, tôi thấy không những hạch tan ra mà gan cũng đỡ đau hơn. Tôi kiên trì uống thuốc đến tháng thứ hai thì bụng xẹp dần và ăn được cơm, đến tháng thứ ba thì bụng xẹp hẳn và gan không còn đau như trước đây nữa. Riêng về bệnh hạch thì sau hơn hai tháng vừa uống vừa đắp thuốc, các u, hạch phân hủy và chuyển thành dạng mủ rồi vỡ ra. Đến nay, các hạch trên người tôi đã khỏi hẳn”, ông Phiền nói bằng giọng hồ hởi, rồi không ngại ngần cởi phăng áo ra cho chúng tôi xem. Những vết sẹo ngang dọc khắp cơ thể đang lên da non, nom sắc diện ông cũng hồng hào khỏe mạnh. Nhìn ông, không ai nghĩ ông là người đã từng bị bệnh gan giai đoạn cuối. Nói về bài thuốc chữa bệnh có một không hai này, mế Tiến thành thật: “Đó là những thứ lá chữa bỏng, mụn nhọt truyền thống của người Mường, như là đinh lăng, tóp tép... Khi chữa cho ông Phiền, tôi đã trộn lẫn mấy cây thuốc có thể hỗ trợ chữa ung thư vào như xạ đen, ngọn chè, lá quế..., không ngờ ông Phiền lại khỏi cả bệnh xơ gan cổ trướng. Trước đây, tôi chỉ chữa viêm phổi, ung thư phổi chứ đã chữa xơ gan bao giờ đâu. Đó là sự may mắn không chỉ của ông Phiền mà cả chính bản thân tôi nữa, khi phát hiện ra bài thuốc này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người bị bệnh xơ gan được chữa khỏi”. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: “Hơn 30 năm nay, mế Tiến vẫn cần mẫn bốc thuốc chữa bệnh cho dân làng. Nhưng việc mế Tiến có chữa khỏi bệnh hiểm nghèo như ung thư hay không, thì xã không biết vì chưa thể kiểm nghiệm được”. Ông Bình cũng nói thêm rằng xã lâu nay không mấy để ý đến hoạt động bốc thuốc của mế Tiến. Thiết nghĩ, với những gì đã tai nghe, mắt thấy về tâm huyết và những bài thuốc có công hiệu thần kỳ của mế Tiến, các cơ quan chuyên môn địa phương nên sớm vào cuộc thẩm định lại. Nếu quả thật những bài thuốc của mế Tiến công hiệu như vậy, thì những người bị bệnh xơ gan cổ trướng, như ông Phiền, chắc chắn có thêm một địa chỉ tin cậy để vượt qua bệnh tật. Vết sẹo chi chít trên người ông Phiền sau khi những u, hạch được chữa khỏi.Minh Trí. thanhhuongthuctap
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 00:40 )
BÀI THUỐC ĐẶC DỊ CỨU NHIỀU BỆNH NHÂN MẮC VIÊM TÁC MẠCH
Chủ nhật, 25 Tháng 8 2013 16:02
Nguồn: giadinh.suckhoedoisong.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
GiadinhNet- Đối phó với căn bệnh mà Tây y khẳng định là mãn tính và hầu như không thể chữa trị dứt điểm, ông Hoàng Văn Chung (TP. Lạng Sơn) vẫn đặt niềm tin vào bài thuốc chế từ thảo dược gia truyền của gia đình mình. Trên thực tế, ông Chung đã tự “thí nghiệm” chính bản thân mình để thử công dụng của phương thuốc này
Ông Chung chăm sóc vết thương cho anh Nguyễn Hữu Huynh, ở Thạch Thất, Hà Nội.
1- Tự làm “chuột bạch” thử thuốc
Nhà ông Chung nằm sâu trong đường Cao Thắng, được chia thành hai khu, một khu để cho bệnh nhân nằm chữa trị và khu nhà ở của ông Chung cùng gia đình. Khi chúng tôi đến có đến hơn 10 người đang nằm điều trị tại đây. Trong đó, có người mới đến được vài ngày, có người đã ở nhà nhà ông Chung được 4 tháng. Tiếp xúc cùng phóng viên, nhiều bệnh nhân thú thật họ đều có hoàn cảnh khó khăn vì mắc bệnh lâu ngày. Nhiều người còn cho biết, họ đã phải bán cả đất cát, ruộng vườn đi chạy chữa…
Ông Hoàng Kim Trưởng (quê Lệ Thủy, Quảng Bình) kể lại tình cảnh của gia đình mình: “Tôi bị bênh viêm tắc mạch gần hai năm nay, gia đình đã chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Các mạch máu ở chân cứ thâm đen lại, đau nhức vào tận xương, tủy, lâu dần các vết thương thối rữa ra và phân hủy. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã giúp tôi cắt hai ngón chân để tránh lây lan lên phần khác. Sau khi cắt ngón chân được 15 ngày, các vết thương tiếp tục sưng to, lở loét và đau nhức, thậm chí có chỗ còn mưng mủ tanh hôi. Tuyệt vọng, chán nản, tôi xin về điều trị tại nhà nhưng trong lòng thì đã chuẩn bị sẵn tinh thần… lo hậu sự cho mình. Thời may, nghe lời giới thiệu của một người bà con, tôi tìm đến đây chạy chữa. Sau khoảng 2 tháng uống thuốc liên tục, các vết thương đã dần khô lại, máu bắt đầu lưu thông dù cảm giác đau nhức vẫn chưa hết”.
Trong số những người điều trị tại nhà ông Chung, thì anh Nguyễn Hữu Huynh ở Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội là có tiến triển tốt nhất. Anh Huynh cũng đã đi rất nhiều nơi nhưng không khỏi nên tìm đến đây để chữa bệnh. Anh uống thuốc của ông Chung được ba tháng thì các vết thương lành dần và mọc da non, đến tháng thứ tư thì hiện tượng đau nhức giảm hẳn và bắt đầu tự đi lại được mà không cần dùng đến nạng.
Ông Chung tự hào cho biết: “Trước khi áp dụng chữa cho người bệnh khắp nơi, bản thân tôi là người đầu tiên sử dụng loại thuốc này để điều trị viêm tắc mạch”. Vừa nói, ông Chung vừa dẫn chúng tôi vào căn phòng rộng chừng 20m2 và giơ cẳng chân lên để lộ những vét sẹo lồi lõm. Ông Chung bảo: “Những vết thương ấy đều là do trúng đạn của giặc Mỹ từ hồi còn chiến đấu tại chiến trường Khe Sanh năm 1969. Hồi đó, sau khi trúng đạn, các vết thương của tôi bị nhiễm trùng, máu không thể lưu thông được, vết thương cứ gặm nhấm dần da thịt đến nỗi thịt thối rữa ra”.
Biết tin, bố ông Chung khi đó đã lặn lội lên rừng đi tìm loại thảo dược trong bài thuốc gia truyền đặc trị vết thương tìm cách vào miền Nam cho ông chữa bệnh. Nhớ lại thời điểm đó, ông Chung bảo: “Loại thuốc này từ nhỏ người nhà tôi đã dùng nên khi thấy bố gửi lên, tôi mừng lắm. Sau khi uống thuốc, những vết thương lành dần, các mạch máu bắt đầu lưu thông”. Ông tiếp tục uống và đắp thuốc đến tháng thứ hai thì hiện tượng đau nhức giảm, chỗ vết thương bắt đầu mọc da non. Sau đó, ông Chung đắp thuốc cho đến khi vết thương lành lặn và tiếp tục ra chiến trường chiến đấu chống giặc Mỹ.
Trước đây, bài thuốc gia truyền của ông Chung dùng để chữa những vết thương tụ máu do va chạm cơ học gây ra. Năm1987, từng có một trường hợp bệnh nhân ở thành phố Lạng Sơn bị viêm tắc động mạch, tĩnh mạch tìm đến gia đình ông nhờ chữa bệnh, lúc đó ông đã dùng bài thuốc của gia đình mình cho người bệnh uống, sau bốn tháng thì bệnh nhân khỏi hẳn. Tiếng lành đồn xa, kể từ đó ngày càng có nhiều người tìm đến tận nơi cầu cứu người cựu chiến binh.Cơ quan chuyên môn cần vào cuộc kiểm tra và có kết luận “Bệnh viêm tắc động mạch, tĩnh mạch thường gặp ở đàn ông độ tuổi trung niên. Trong Tây y bệnh này không thể chữa dứt điểm mà chỉ chữa triệu chứng của bệnh. Người bị mắc bệnh phải phẫu thuật cả chân, tay để tránh lây lan. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát là rất cao. Nếu quả thật có trường hợp khỏi bệnh thì các cơ quan chuyên môn nên kiểm tra lại và có kết luận đúng.
2- Cách chữa bệnh đặc trị
Trong Tây y, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch được liệt vào nhóm bệnh mãn tính, hầu như không thể chữa trị dứt điểm. Trường hợp chuyển biến nặng, người bệnh có thể phải cưa cả chân, tay. Tuy nhiên, ông Chung quả quyết rằng, với loại thuốc bí truyền của gia đình, ông có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà vẫn giữ được chân, tay lành lặn.
Như để minh chứng cho sự thần kỳ của bài thuốc này, ông Chung kéo tay chúng tôi đến kho dược liệu đầy ắp của mình. Chỉ vào các vị thuốc trong kho, ông Chung cho biết: “Bài thuốc chữa bệnh viêm tắc động mạch, tĩnh mạch có nhiều loại thảo dược cùng kết hợp, trong đó chủ yếu có ba loại thảo dược chính là cây đỏ, cây lá nhỏ và cây bạch phong đằng. Những loại cây này chỉ được thu hoạch vào tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau, bởi đó là kinh nghiệm của mấy đời cha ông truyền lại qua quá trình bốc thuốc. Tôi đã được dạy phải hái thuốc vào thời gian trên thì thuốc mới phát huy tác dụng. Khi hái thuốc về, tôi cẩn thận phơi khô và bảo quản để dùng cho cả năm”. Ông Chung cũng nói thêm, bài thuốc cổ phương bí truyền này có từ đời nào không ai nhớ nổi, chỉ biết gia đình ông từ mấy đời nay hễ ai bắc mệnh máu đông hay va chạm dẫn đến tụ máu đều sử dụng và thấy đặc biệt hiệu nghiệm.
Nói về công dụng của bài thuốc, ông Chung khẳng định: “Bài thuốc gia truyền của gia đình tôi có tác dụng lợi huyết, bổ máu, đả thông kinh mạch. Nó có ba tác dụng cùng một lúc đó là bổ thận, vì muốn trị bệnh thì thận phải khỏe để bài tiết tốt, thứ hai là tăng cường khả năng giải độc cho gan để giải phóng chất độc có trong cơ thể ra ngoài, cuối cùng là bổ máu, giúp máu lưu thông tốt. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh phải tuyệt dối không quan hệ tình dục, kiêng măng, cà muối, các loại rau cải và chỉ được ăn thịt lợn. Nếu không kiêng được thì chỉ sau 12 giờ, những chõ tổn thưởng sẽ thâm đen. Lở loét mưng mủ, đau nhức. Những trưởng hợp không kiêng được sẽ rất khó chữa, thời gian chữa bệnh có thể kéo dài đến hai năm”.
Trước khi chia tay chũng tôi, ông Chung cũng khẳng khái bảo “Nói thật, những bệnh nhân đến điều trị tắc động mạch, tĩnh mạch tôi nói thẳng là nếu chữa không khỏi, tôi không lấy một đồng tiền nào. Nếu chữ khỏi bệnh, tôi mới tính tiền thuốc men, công xá cho cả quá trình. Một phần số tiền ấy, tôi lại dùng đẻ chữa trị miễn phí cho nhiều trẻ em bị tim bẩm sinh. Những đứa trẻ ấy là tương lai đất nước nên tôi thấy mình phải có trách nhiệm, nếu giai đình các cháu đến “gõ cửa” mình.
Từng được tặng bằng khen nhờ bài thuốc gia truyềnNăm 2006, ông Chung cùng anh em cựu chiến binh đi thăm lại chiến trường xưa ở Tây Nguyên. Rất tình cờ, ông gặp cháu Liu H’Wôn bị viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, chân tay thâm tím mưng mủ và có nguy cơ phải tháo khớp. Thời điểm đó, cháu H’Wôn đang được Đội công tác số 14 – Cục Chính trị Quân đoàn 3 chữa trị, nhưng không có tiến triển. Cảm thương tình cảnh khó khăn của cháu bé, ông lập tức đem bài thuốc gia truyền của dòng họ mình đến để chữa bệnh cho H’Wôn. Chỉ sau 2 tháng dùng thuốc, bệnh tình của H’Wôn tiến triển tốt, chân tay không còn sưng và đau nhức nữa, cháu H’Wôn uống thuốc đến tháng thứ 4 thì khỏi bệnh trước sự ngỡ ngàng của các cán bộ Đội công tác số 14. Ngay sau khi chữa khỏi cho cháu H’Won, ông Chung đã được Thiếu tướng Nguyễn Trung Thu- Tư lệnh Quân đoàn 3 tặng bẳng khen vì có công trong việc phối hợp cùng Cục chình trị Quân đoàn chữa bệnh cho dân.Dương Văn. daohuyenthuctap
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 00:33 )
GẶP HẬU DUỆ CẢ DÒNG HỌ 15 ĐỜI GỮI BÀI THUỐC CHỮA VÔ SINH BÍ TRUYỀN
Thứ bảy, 24 Tháng 8 2013 04:13
Nguồn: dantri.com.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(Dân trí) - “Có rất nhiều loại thảo dược quí dùng để chữa vô sinh, trong đó quan trọng nhất là thang ma, hồng kỳ... Những loại thuốc này phải rang vàng, hạ thổ đến 1 năm mới có thể dùng được”, lương y Nguyễn Hữu Toàn, hậu duệ đời thứ 15 của họ Nguyễn Hữu chia sẻ.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn, trú tại đường Lê Hồng Phong - TP Hải Phòng dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà khang trang, rộng rãi nép bên đường Lê Hồng Phong. Đây là nhà ở của gia đình ông, cũng là “bảo tàng” nơi ông lưu giữ những kỷ vật của dòng họ và là nơi chữa bệnh cho bần dân tứ xứ.
Lật giở những cuốn sách làm bằng giấy gió vàng khè, trong đó viết toàn bằng chữ nho, mực tầu, có quyển đã rách nát, ông Toàn kể lại cho chúng tôi nghe về cái nghiệp bốc thuốc bần hàn nhưng được nhiều người kính trọng: “Phát tích của dòng họ nhà tôi ở đất Vân Canh (Hà Nội). Hồi đó, cụ tổ làm nghề thầy lang bốc thuốc chữa bệnh cho bà con chòm xóm. Rồi không hiểu cắc cớ ra sao, bỗng một ngày vợ con, họ thàng thấy cụ tha hương viễn xứ cùng với gánh y thư cũ mèm lang thang suốt đầu sông, cuối núi để đi chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn, hậu duệ đời thứ 15 của dòng họ Nguyễn Hữu.Để cụ tổ lặn lội một mình hiểm nguy rình rập không yên lòng nên vợ con cụ cũng gồng gánh theo đi. Lúc đó tài sản quí giá nhất trong tay là tài bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là biệt tài chữa vô sinh không ai sánh kịp”.
Rồi cứ như thế, cái nghiệp thầy lang đã đem lại miếng cơm manh áo cho hơn chục đời người của dòng họ Nguyễn Hữu, hết đời này qua đời khác, con cháu dòng họ Nguyễn Hữu gồng gánh đi khắp nơi chữa bệnh và sưu tầm những bài thuốc quí của người dân bản địa bổ sung cho “pho tàng” thuốc của mình.
Mãi đến năm 1962, ông Nguyễn Hữu Hách - truyền nhân đời thứ 13 của dòng họ Nguyễn Hữu mới trở về đất tổ Vân Canh để an cư, lạc nghiệp, tiếp tục bốc thuốc cho dân làng chứ không đi lang thang nữa. Tài bốc thuốc của ông Hách lan ra khắp vùng Bắc Bộ, rồi ông được mời vào Viện Đông y Việt Nam và trở thành một trong 28 danh y đầu tiên của Viện Đông y, cũng là một trong 28 danh y nổi tiếng khắp cả nước tại thời điểm đó.
Ông Toàn nhớ lại: “Tôi học được bài thuốc chữa vô sinh từ hồi mới 12 - 13 tuổi. Lúc đó ông nội tôi đang làm ở Viện Đông y, mỗi khi ông đi chữa bệnh ở đâu thì lại đem tôi đi theo, cái nghiệp bốc thuốc ngấm vào người tôi từ đó. Thấy tôi say mê bốc thuốc, ông nội đã truyền dạy những kinh nghiệm chữa bệnh của dòng họ để lại, thậm chí còn để tôi tự ra rừng đi tìm cây thuốc về bán lại cho ông. Tôi thấy nghiện công việc bốc thuốc từ đó”.
Theo ông Toàn thì có rất nhiều loại thảo dược quí dùng để chữa vô sinh, trong đó quan trọng nhất là thang ma, hồng kỳ... Những loại thuốc này phải rang vàng, hạ thổ đến 1 năm mới có thể dùng được. Đặc biệt như hồng kỳ phải hạ thổ đến 3 năm mới có tác dụng chữa vô sinh một cách tốt nhất.
Dẫn chúng tôi đến một kho thuốc của gia đình, ông Toàn bảo: “Dạo này nhiều người đến xin thuốc chữa vô sinh, lượng thuốc trong kho không đủ để cung cấm cho người dân. Trong khi đó, nguồn cung cấp thuốc ở một số vựa thuốc lớn trong nước đang bị suy kiệt”.
Bài thuốc chữa vô sinh của dòng họ Nguyễn Hữu được ông Toàn kế thừa.Lương y Toàn cho biết: “Khi đến đây lấy thuốc, bà con nên đi bệnh viện đa khoa khám để xác định nguyên nhân dẫn đến vô sinh, tôi sẽ căn cứ trên kết quả đó để có cách bốc thuốc phù hợp, làm như vậy bệnh mới nhanh khỏi. Ví như trường hợp của vô sinh do tình trùng yếu thì sẽ phải bốc những loại thảo dược lợi tinh, sinh tinh, tăng chất lượng tinh trùng để giúp tinh trùng xâm nhập vào trứng...”
Lương y Toàn tâm niệm: “Mỗi người có một cách chữa bệnh khác nhau, điều quan trọng là cái tâm của người thầy thuốc luôn nghĩ đến việc chữa bệnh cứu người là trên hết, không được thấy người giàu mà chữa nhiệt tình, không được thấy người nghèo mà chê...”
Ông Toàn thật lòng nói rằng không dám chắc là sẽ chữa khỏi hết cho bệnh nhân bị vô sinh, nhưng danh sách những người tìm về cảm ơn cứ tăng dần theo ngày, tháng. “Chữa bệnh cứu người đã là một niềm vui lớn. Nhưng chữa được vô sinh cho một người thì niềm vui ấy nhân lên nhiều lần bởi sự sống được sinh sôi, nỗi bất hạnh của những người cha người mẹ được hóa giải”, ông Toán nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội Đông y Hải Phòng chia sẻ: Chúng tôi đã ghi nhận những trường hợp vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng chết nhiều với nam, đối với nữ thì vô sinh do nạo hút thai nhiều lần, viêm tắc vòi trứng, buồng trứng đa nang... khi tìm đến chỗ anh Toàn chữa bệnh thì đã khỏi. Việc chữa khỏi bệnh vô sinh đã mở ra cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với bài thuốc chữa bệnh chi phí thấp, hoặc được chữa bệnh miễn phí, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng”.Anh Thế - Dương Quách
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 00:27 )
|
|