THẦY VĂN NHƯ CƯƠNG GỬI TÂM THƯ XÚC ĐỘNG ĐẾN PHỤ HUYNH
Thứ sáu, 06 Tháng 9 2013 05:26
Nguồn: News.Go.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(VTC News) - Năm nay thầy Văn Như Cương - hiệu trưởng THPT dân lập Lương Thế vinh (Hà Nội) lại gửi đôi điều tâm sự đến các phụ huynh ngày đầu năm học mới. (VTC News) - Không giống như mọi lần, năm nay thầy Văn Như Cương - hiệu trưởng THPT dân lập Lương Thế vinh (Hà Nội) lại gửi đôi điều tâm sự đến các phụ huynh trong ngày đầu tiên năm học mới. VTC News xin đăng lại toàn bộ những chia sẻ từ tận đáy lòng của thầy Văn Như Cương gửi đến các bậc phụ huynh trong ngày đầu tiên năm học mới. Nhân dịp đầu năm học mới, tôi xin gửi lời chào mừng tới các bậc cha mẹ học sinh trường Lương Thế Vinh. Tôi chân thành chúc các vị cùng gia đình mọi sự tốt đẹp, hạnh phúc. Một trong những nhân tố làm nên thương hiệu Lương Thế Vinh là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về đường lối giáo dục nhà trường. Nhân dịp năm học mới, với tư cách Hiệu trưởng nhà trường, tôi xin gửi tới các vị phụ huynh đôi dòng tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta. PGS Văn Như CươngThầy Văn Như Cương gửi tâm sự đến các bậc phụ huynh trong ngày đầu tiên năm học mới Xin các bậc làm cha làm mẹ hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con cái của mình. Một số vị luôn luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: xinh đẹp, thông minh, tài năng, trí tuệ…, họ tâng bốc con và làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người. Một số vị khác thì ngược lại, luôn luôn buồn bực vì con, chì chiết thậm chí mạt sát con, xem nó là thứ vất đi, khó dạy khó bảo, rồi chẳng làm nên cơm cháo gì… Mỗi đưa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nghệ thuật làm cha làm mẹ là biết cách khuyến khích, khen ngợi, nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục mà không vùi dập những điểm yếu của nó. Một đứa trẻ kiêu căng, tự phụ hoặc một đứa trẻ tự ti, sợ hãi không phải là mục tiêu giáo dục của chúng ta. Xin các vị đừng quá nuông chiều đến mức thỏa mãn mọi đòi hỏi của con cái. Hãy nhớ rằng con cái chúng ta luôn luôn “được voi, đòi tiên”, bởi vậy chúng ta cần cân nhắc trước yêu sách của con cái. Có thể các vị không thiếu tiền, nhưng ở đây là vấn đề giáo dục, nên có thể thừa tiền vẫn không cho. Trẻ em càng đươc nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút, mà đó là điều tối kỵ. Trước hết chúng phải biết ơn cha mẹ mình, biết rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn cha mẹ đã vất vả như thế nào để nuôi con ăn học. Sự biết ơn đó chính là một động lực để thúc đẩy các con ra sức học hành. Đối với con cái, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng sai lầm không kém. Xin các vị đừng thương các con đến mức không để chúng đụng tay đụng chân làm bất kì việc gì, mà dành toàn bộ thời gian cho chúng “dùi mài kinh sử”. Con muốn giúp mẹ làm bếp thì “thôi con đi học bài đi, mẹ làm tí xong ngay”, ăn cơm xong thì “con nghỉ một lúc rồi học bài nhé, để mẹ rửa bát cho”. Thế là có những đứa trẻ không bao giờ biết làm việc, kể cả những việc đơn giản như : quét dọn nhà cửa, lau rửa bát đĩa, ấm chén, tuới cây nhổ cỏ, vun luống tỉa hoa… Lớn lên chắc chắn chúng sẽ thành những kẻ lười biếng, xem thường lao động, coi khinh những người lao động. Là một thầy giáo lâu năm, tôi tin rút ra một nhận định: Không có lao động thì không có sáng tạo. Một người lười lao động thì chắc chắn không làm việc gì thành công. Những tâm sự của thầy Văn Như Cương rất giản dị mà sâu sắcHãy dạy con cái chúng ta có tấm lòng nhân ái, biết làm việc từ thiện dù rất nhỏ và có thái độ thân thiện đối với mọi người. Lòng thương người, tính đôn hậu là tính tốt cơ bản nhất mà mỗi con người nên có. Hãy để cho trẻ con chúng ta biết đến, nghĩ đến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, biết bao số phận cay đăng, biết bao hoàn cảnh ngặt nghèo của rất nhiều người trong xã hội. Đối với những người như vậy một sự chia sẻ về vật chất và tinh thần, một lời động viên, một cử chỉ đồng cảm … chính là thể hiện lòng nhân ái đối với họ. Lòng nhân ái trong mỗi người sẽ xóa tan sự đố kị, sự vô cảm, sự thù hận,,, và làm cho trẻ con của chúng ta tốt đẹp và cao thượng hẳn lên. Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quang mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. "Hãy dạy con cái chúng ta có tấm lòng nhân ái, biết làm việc từ thiện dù rất nhỏ và có thái độ thân thiện đối với mọi người". PGS Văn Như Cương Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thể giới ảo. Về việc học tập của con em, trường Lương Thế Vinh chống lại việc học thêm một cách vô tội vạ. Nhà trường bố trí và sắp xếp kế hoạch thực hiện chương trình đủ để học sinh không phải học thêm. Việc học thêm chỉ mang đến những bất lợi cho học sinh: tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm vì đi đường, không có thì giờ để tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi … Học sinh Lương Thế Vinh được tuyển chọn một cách chu đáo, các em đều có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi hoặc khá. Học sinh như vậy, với đội ngũ thầy giáo có kinh nghiệm và với chương trình sắp xếp hợp lí …, chúng tôi tin rằng việc học thêm là không cần thiết. Trên đây là một số ý kiến tâm sự muốn ngỏ cùng các vị của một người thầy giáo già luôn luôn cảm thấy hạnh phúc khi học trò của mình thành đạt. Tôi chúc các vị và gia đình hạnh phúc. Văn Như Cương
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 14:37 )
HÒN ĐÁ QUAN ĐIN VÀ KHO VÀNG DƯỚI GỐC CÂY ĐA CỔ
Thứ bảy, 31 Tháng 8 2013 05:12
Nguồn: kienthuc.net.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Các cụ cao niên nơi đây cho biết, gần nơi hòn đá trước đây có một cây đa cổ thụ được người xưa chôn vàng bên cạnh làm thần giữ của cho dân làng. Nhưng không hiểu vì sao nhóm người Tàu biết và đã bí mật lấy đi. Truyền thuyết về Quan Đin
Bà Hoàng Thị Hải Sâm, Trưởng thôn Nà Đon dẫn chúng tôi ra giữa cánh đồng của thôn rồi chỉ về phía hòn đá khổng lồ và kể: "Khối đá đó được xem là biểu tượng của người dân quanh vùng. Nơi thờ cúng của người Tày chúng tôi. Theo truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có một ông quan cai quản khắp các vùng đất của tỉnh Bắc Kạn bây giờ. Ông bức xúc trước cách đối xử hà khắc của thực dân Pháp với người dân. Vì thế, ông đã tập hợp lực lượng, kêu gọi những người bản xứ đứng lên chống lại quân Pháp. Nhưng cuộc khởi nghĩa bất thành, quân lính bị giết hại. Riêng ông bị quân Pháp truy sát. Ông chạy trốn theo dọc triền núi của huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn), về phía làng Nà Đon và núp ở ngọn núi đầu làng. Nhưng quân Pháp đã cho lực lượng phong tỏa, truy tìm ông khắp nơi. Biết vậy, ông đã trèo lên khối đá hiểm trở để ẩn nấp. Nhưng không ngờ quân Pháp vẫn phát hiện được và giết hại ông ở đó".
Khi quân Pháp rút lui, dân làng đã đưa ông về làng tổ chức tang lễ, chôn cất ông ở nơi trang trọng. Từ đó người dân nơi đây đặt tên cho hòn đá đó là hòn đá Quan Đin. Theo tiếng Tày Quan Đin có nghĩa là người cai quản vùng đất nơi đây. Người dân nơi đây từ bao đời, vẫn thường ra nơi hòn đá đó để làm lễ, cúng bái mỗi dịp lễ Tết.
Bà Sâm cho hay, trước đây dân làng đã họp lại, thống nhất dành cả mấy thửa ruộng để làm nơi chôn cất, thờ cúng Quan Đin. Nhưng khi ruộng đất chia lại, nhiều gia đình không có đất canh tác đã san phẳng khu mộ để lấy đất sản xuất. Theo thời gian nhiều người cũng không để ý đến mộ của Quan Đin, đến nỗi thế hệ trẻ trong làng giờ cũng ít người biết đến Quan Đin. Khu mộ của người cũng không còn nữa. Mấy năm trước, dân chúng đi cày tìm thấy một lọ bằng sứ, trong đó có hài cốt. Người già trong thôn phán đoán trước đây mộ Quan Đin nằm ở khu vực đó, có thể đó là hài cốt của người còn sót lại.
Bà Sâm chỉ về phía hòn đá, nơi Quan Đin xưa kia bị giặc Pháp giết hại.
Linh thiêng hòn đá Quan Đin
Đối với người dân thôn Nà Đon, phải dịp lễ Tết mới được đến gần hòn đá để hành lễ. Có lẽ vì thế, khi chúng tôi muốn mục sở thị hòn đá, bà Lục Thị Lý xua tay: "Các anh muốn đến hòn đá thì tôi dẫn đến gần thôi, tôi không dám đến gần nó vào những ngày bình thường đâu. Không phải một mình tôi không dám tới gần mà nhiều người cũng thế. Chỉ có trẻ con chăn trâu không biết mới đến nô đùa nơi đây".
Bà Lý và người dân nơi đây ngày bình thường không dám tới gần hòn đá cũng có lý của họ, bởi trước đây có người từng bị ốm, phát bệnh vì hòn đá. "Em dâu tôi là Lục Thị Ngân trước đây đang khoẻ mạnh bình thường, nhưng bỗng nhiên trong người thấy buồn nôn, bụng đau quặn thắt. Đi khám các bác sĩ không tìm ra bệnh. Nhưng khi đến nhờ thầy mo chữa, ông đã phán rằng chị Ngân bị Quan Đin nhập vào người, do đã đến gần tảng đá và xúc phạm người. Khi gia đình hỏi Ngân có đến khối đá đó bao giờ không, Ngân đáp trước đó mang búa ra đập vào khối đá, lấy ít đá về làm chuồng trâu. Không biết thực hư Ngân bị Quan Đin hành hạ thế nào, nhưng khi cô ấy làm lễ nhờ thầy mo ra cúng, thời gian sau thì cơ thể không còn đau đớn nữa", bà Lý kể.
Bà Lý kể về việc em dâu từng bị Quan Đin phạt.
Người dân nơi đây nói rằng, sau vụ việc của chị Ngân không ai còn dám xâm phạm đến hòn đá Quan Đin nữa. Kể cả những tay săn đá cảnh, thấy khối đá đẹp, đã mang mìn lên đánh. Nhưng khi nghe người dân kể về truyền thuyết của khối đã phải cao chạy xa bay.
Theo quan sát của chúng tôi bên góc của khối đá được khắc chữ Quan Đin, theo người dân, chữ khắc trên đá đã có hàng trăm năm nay. Trên đỉnh khối đá là những những bụi hoa phong lan rừng nở xum xuê, thơm ngào ngạt. Bà Lục Thị Tình (75 tuổi) cho hay, dân trong thôn bản cũng không biết được phong lan trên đó có từ bao giờ. Các cụ cao niên trước đây bảo nó có từ lâu rồi, khi tảng đá có thì phong lan cũng có. Và điều đặc biệt ai nhìn thấy hoa phong lan nở cũng muốn lên lấy mang về trồng. Nhưng có lấy rồi cũng mang trả lại.
Trước đây, có một đoàn sinh viên học ở Thái Nguyên về đây tham quan, thấy hoa phong lan nở đẹp, một cậu đã lên lấy về nhà trồng. Thời gian sau người dân thấy cậu ta cùng người thân đến làm lễ, trèo lên tảng đá để trồng lại vị trí cũ. Bởi, từ khi mang cành phong lan về trồng công việc học hành của cậu ta gặp nhiều trắc trở, gia đình gặp chuyện không hay. Hoa phong lan có hàng trăm năm, nhưng không ai dám lấy về trồng.
Đào gốc cây đa cổ tìm vàng
Bà Sâm kể, trước đây không biết nghe tin ở đâu, có một nhóm người Tàu đã bí mật về thôn ra gốc đa cổ gần với hòn đá Quan Đin để đào vàng. Có người còn nhìn thấy bọn chúng mang cả tấm bản đồ, dò xét từng vị trí xung quanh gốc đa để đào bới. Khi người trong làng về báo tin thì bọn chúng đã tẩu thoát. Các cụ cao niên trong làng cho hay, trước đây cũng nghe kể khi Quan Đin chạy nạn về Nà Đon, quân lính cũng gánh theo đồ đạc hành lý, trong đó mang theo nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng việc chôn cất vàng ở đâu thì bao đời nay người dân trong thôn không hay biết. Có người thì bảo, số vàng người Tàu lấy đi là do người xưa chôn cất bên cây đa cổ làm thần giữ của cho dân làng. Tuy có người trong làng biết nhưng không dám lấy.
Trở lại chuyện nhóm người Tàu đào trộm vàng rồi tẩu thoát trong đêm. Sáng hôm sau dân làng ra gốc đa thấy những hốc đất đào xung quanh cây đa sâu vài mét, đào đến đâu bọn chúng vét toàn bộ đất mang đi. Nhiều người dân nơi đây phán đoán, khả năng bọn chúng đã lấy được khối lượng lớn vàng. Thấy vậy, dân làng tiếc nuối, mang cuốc thuổng ra đào bới tận sâu vào gốc cây đa, khiến gốc cây bật lên và đổ nhào xuống đất. "Khi đó bố chồng tôi thấy nhiều người ra đào vàng cũng đào theo, nhưng đào nát của khu ruộng mà vàng chả thấy đâu. Dân làng trước đây đi làm đồng có cây đa để nghỉ mát, vì đào vàng mà cây đa bị đổ và chết", bà Sâm tiếc nuối. "Những năm về trước khu vực hòn đá Quan Đin linh thiêng, chỉ người dân trong vùng những dịp lễ Tết mới vào hành lễ. Nhưng từ dạo đồn đại khu vực này có vàng, nhiều người lén lút đêm tối mang máy dò để tìm kiếm vàng. Việc đó khiến người dân trong thôn rất bức xúc".Bà Hoàng Thị Hải Sâm
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 01:02 )
Tiến sĩ Đoàn Thị Kim Hồng được vinh danh tại đêm chung kết Mrs America 2013
Thứ bảy, 31 Tháng 8 2013 04:24
Nguồn: nhandan.vna
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
NDO - Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Mỹ 2013 (Mrs America 2013) tối 29-8 (theo giờ Việt Nam), với sự tham gia của 51 thí sinh đến từ các tiểu bang của Mỹ. Hoa hậu Quý bà Thế giới Đoàn Thị Kim Hồng đã được Tổ chức Mrs World trao tặng huy chương vinh danh. Chương trình đã được tường thuật trực tiếp tại bang Arizona, sau đó sẽ phát trên truyền hình của 51 tiểu bang nước Mỹ. Tiến sĩ Đoàn Thị Kim Hồng được vinh danh tại đêm chung kết Mrs America 2013Trong văn bản của Tổ chức Mrs World được đọc trong đêm chung kết Mrs America 2013 ghi rõ lý do và việc vinh danh Tiến sĩ - Hoa hậu Quý bà Thế giới Đoàn Thị Kim Hồng. Theo đó, huy chương của tổ chức này trao tặng “Tiến sĩ Kim Hồng, Hoa hậu Quý bà thế giới về những cống hiến xuất sắc của bà đã góp phần giúp cho bạn bè thế giới hiểu hơn về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Qua các chương trình từ thiện và hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, Tiến sĩ Kim Hồng là nguồn cảm hứng đến tất cả những ai có dịp cộng tác với bà”. Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Kim Hồng bày tỏ sự cám ơn đến Tổ chức Mrs World cũng như niềm vinh dự vì là người Việt Nam đầu tiên được nhận huy chương và vinh danh ở một cuộc thi sắc đẹp có quy mô quốc tế. TS Kim Hồng cho biết, chị sẽ tiếp tục cố gắng đảm nhiệm vai trò của mình và nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn cũng như tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới. Trong đêm chung kết Mrs America 2013, người đẹp Austen Williams của bang Texas đã đăng quang ngôi Hoa hậu. Austen Williams hiện là người mẫu, kiêm diễn viên, ca sĩ và đã có hai con. Sau khi đoạt vương miện Mrs America 2013, Austen Williams sẽ đại diện cho Mỹ tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới dự kiện tổ chức tại Trung Quốc.
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 00:53 )
KHÁNH THÀNH CẦU 500 TỶ ĐỒNG BẮC QUA SÔNG GIANH
Thứ bảy, 31 Tháng 8 2013 04:23
Nguồn: dantri.com.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(Dân trí) - Sáng 30/8, Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình long trọng tổ chức lễ khánh thành cầu và đường Văn Hóa nối hai bờ sông Gianh - công trình có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng. Dự án cầu và đường Văn Hóa được đầu tư xây dựng với tổng mức vốn là hơn 478 tỉ đồng. Công trình có tổng chiều dài 3.955m, nối từ quốc lộ 12A tại Km 17+298 đến Nhà máy Xi măng Sông Gianh Quảng Phúc. Trong đó, phần cầu dài 1.034m, có kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, gồm 2 cầu là cầu vượt sông Gianh (575,5m) và cầu vượt đường sắt (277m); phần đường dài 2.925m, được thiết kế làm 2 đoạn: Đoạn 1 từ Km0 đến Km3+534, thiết kế đường cấp III, đường bằng nền 12, mặt 7, Vtk80km/h; đoạn 2 dài 400m, thiết kế theo quy mô đường đô thị, nền đường rộng 21.00 - mặt 14m. Khánh thành cầu 500 tỉ đồng bắc qua sông GianhSáng 30/8, Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành cầu và đường Văn Hóa Sau hơn 32 tháng thi công, với hàng vạn ngày công lao động của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động của các nhà thầu, công trình đã hoàn thành đáp ứng lòng mong mỏi của người dân địa phương, và đặc biệt lễ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống ngành giao thông vận tải (28/8/1945 – 28/8/2013). Niềm vui của hàng vạn người dân sống hai bên bờ sông GianhCầu Văn Hóa là công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, là chiếc cầu thứ 6 bắc qua sông Gianh nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đáp ứng kịp thời công tác cứu hộ cứu nạn mùa bão lũ, đồng thời giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh.Đặng Tài
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 00:57 )
|
|