Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay666
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này5384
mod_vvisit_counterTuần trước24393
mod_vvisit_counterTháng này147430
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3093656

Có: 19 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

BÁO CÁO PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ XÃ BA ĐỒN

Email In PDF.
Thực hiện công văn số 120/UBND-NC ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Ba Đồn.  UBND huyện báo cáo phương án chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn như sau:
1. Các văn bản pháp lý căn cứ xây dựng phương án chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn:
- Căn cứ Nghị định số 64B/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới hành chính chưa hợp lý;
- Căn cứ  Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
- Thông tư số 02/2012/TT-BNV ngày 15/6/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
- Quyết định số 367/QĐ-BXD ngày 18/4/2012 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV;
- Nghị quyết số 38/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 của HĐND tỉnh Quảng Bình về việc thông qua địa điểm xây dựng thị trấn huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 2032/QĐ-CT ngày 30/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt địa điểm xây dựng thị trấn huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình;
2. Các phương án chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn:
Qua xem xét thực địa địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, ý kiến chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và tham khảo ý kiến của đơn vị tư vấn, UBND huyện họp chọn phương án chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn theo 03 phương án cụ thể:
+ Phương án 1: Thành lập thị xã Ba Đồn gồm các xã, thị trấn: Thị trấn Ba Đồn, Xã Quảng Long, xã Quảng Phong, xã Quảng Thuận, xã Quảng Phúc, xã Quảng Thọ và 06 xã thuộc khu Kinh tế Hòn La (Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân). Với tổng diện tích tự nhiên là: 13771,5 ha. Dân số 92349 nhân khẩu. Cụ thể:
1. Thị trấn Ba Đồn:
- Diện tích: 200,81 ha;
- Dân số: 9211 người.
2. Xã Quảng  Long:
- Diện tích: 911,61 ha;
- Dân số: 5589 người.
3. Xã Quảng Phong:
- Diện tích:470,04;
- Dân số: 5095.
4. Xã Quảng Thuận:
- Diện tích: 762,66 ha;
- Dân số: 6614 người.
5. Xã Quảng Phúc:
- Diện tích: 1447,87 ha;
- Dân số: 8636 người;
6. Xã Quảng Thọ:
- Diện tích: 916,74 ha;
- Dân số: 10772 người;
7. Xã Quảng Đông:
- Diện tích: 2692,8 ha;
- Dân số: 4218 người.
8. Xã Quảng Phú:
- Diện tích: 1877,12 ha;
- Dân số: 10039 người.
9. Xã Quảng Tùng:
- Diện tích: 1149,3 ha;
- Dân số: 7950 người.
10. Xã Cảnh Dương;
- Diện tích: 152,3 ha;
- Dân số: 7844 người.
11. Xã Quảng Hưng:
- Diện tích: 2020, 89 ha;
- Dân số: 7451 người.
12. Xã Quảng Xuân:
- Diện tích: 1169, 36;
- Dân số: 8930 người.
Phương án 2: Thành lập thị xã Ba Đồn gồm các xã, thị trấn: Thị trấn Ba Đồn, xã Quảng Thuận, xã Quảng Phúc, xã Quảng Thọ, xã Quảng Phong, xã Quảng Long, xã Quảng Thanh, xã Quảng Trường, xã Phù Hoá, xã Cảnh Hoá, xã Quảng Liên; Với tổng diện tích tự nhiên là: 8.807,27 ha. Dân số 64.630 nhân khẩu. Cụ thể:
1. Thị trấn Ba Đồn:
- Diện tích:200,81 ha;
- Dân số: 9211 người.
2. Xã Quảng  Long:
- Diện tích: 911,61 ha;
- Dân số: 5589 người.
3. Xã Quảng Phong:
- Diện tích:470,04;
- Dân số: 5095.
4. Xã Quảng Thuận:
- Diện tích: 762,66 ha;
- Dân số: 6614 người.
5. Xã Quảng Phúc:
- Diện tích: 1447,87 ha;
- Dân số: 8636 người;
6. Xã Quảng Thọ:
- Diện tích: 916,74 ha;
- Dân số: 10772 người;
7. Xã Quảng Thanh:
- Diện tích: 381,34 ha;
- Dân số: 3990 người.
8 . Xã Quảng Trường:
- Diện tích: 750,54 ha;
- Dân số: 3011 người.
9 . Xã Quảng Liên :
- Diện tích: 1843,04 ha;
- Dân số: 3697 người.
10 . Xã Phù Hoá:
- Diện tích: 347,12  ha;
- Dân số: 3585người.
11 . Xã Cảnh Hoá :
- Diện tích: 775,5 ha;
- Dân số:  4430 người.
Phương án 3: (HĐND tỉnh họp ngày 17/9/2013 chọn phương án này)
Thành lập Thị xã  Ba Đồn gồm  các xã, thị trấn: Thị Trấn Ba Đồn, xã Quảng Phong, Quảng Long, Quảng Thuận, Quảng Thọ, Quảng Phúc, 09 xã vùng Nam và xã Quảng Hải; Với tổng diện tích tự nhiên là: 16322,27 ha. Dân số 104.444 nhân khẩu. Cụ thể:
1. Thị trấn Ba Đồn:
- Diện tích: 200,81 ha;
- Dân số: 9211 người.
2. Xã Quảng  Long:
- Diện tích: 911,61 ha;
- Dân số: 5589 người.
3. Xã Quảng Phong:
- Diện tích:470,04;
- Dân số: 5095.
4. Xã Quảng Thuận:
- Diện tích: 762,66 ha;
- Dân số: 6614 người.
5. Xã Quảng Phúc:
- Diện tích: 1447,87 ha;
- Dân số: 8636 người;
6. Xã Quảng Thọ:
- Diện tích: 916,74 ha;
- Dân số: 10772 người;
7. Xã Quảng  Hải:
- Diện tích: 436,61 ha;
- Dân số: 2888 người.
8. Xã Quảng Tân :
- Diện tích: 286,48 ha;
- Dân số:  3536 người.
9. Xã Quảng Trung :
- Diện tích:  717,38 ha;
- Dân số:  5662 người.
10. Xã Quảng Tiên :
- Diện tích:  1017,85 ha;
- Dân số:  5405 người.
11. Xã Quảng Minh :
- Diện tích:  1840,5 ha;
- Dân số:  7669 người.
12. Xã Quảng  Sơn:
- Diện tích: 5417,67 ha;
- Dân số:  6832 người.
13. Xã Quảng Thuỷ :
- Diện tích: 289,03 ha;
- Dân số:   2749 người.
14. Xã Quảng Hoà:
- Diện tích: 570,41 ha;
- Dân số:   10009 người.
15. Xã Quảng Lộc :
- Diện tích: 604,79 ha;
- Dân số:   8078 người.
16. Xã Quảng Văn :
- Diện tích: 431,82 ha;
- Dân số:   5699 người.
Ngày 20/02/2013 UBND huyện có Báo cáo số 17/BC-UBND về việc chọn phương án chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn báo cáo với Ban Thường Vụ Huyện uỷ và Thường trực HĐND huyện.
Ngày 20/02/2013, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện họp thống nhất thông qua chọn phương án 01 chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn với lý do:
- Phương án 1: là phương án tối ưu đảm bảo chia tách địa giới hành chính không bị chia cắt, liền thổ, đã có quy hoạch chung của thị trấn Ba Đồn mở rộng và khu kinh tế Hòn La. Có các tuyến đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua như: đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 12A kết nối với Lào qua cửa khẩu Cha Lo, kết nối với các đô thị vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, có  khu Công nghiệp thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tỷ lệ sản xuất phi nông nghiệp cao, mật độ dân số cao so với các phương án khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của thị xã và huyện Quảng Trạch trong tương lai.
- Đối với phương án 2 và 3: Hai phương án này chưa có quy hoạch chung toàn bộ khu vực, lại bị chia cắt, không liền thổ. Tỷ lệ sản xuất nông nghiệp cao, có nhiều vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, các xã vùng Nam cồn bãi nhiều, địa hình giao thông đI lại gặp nhiều khó khăn.
Trên đây là báo cáo phương án chia tách địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn, Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình Thủ Tướng Chính Phủ  quyết định./.
Theo Báo cáo số: 19/BC-UBND ngày 21/2/2013

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 00:16 )
 

BÁO MỸ CA NGỢI HANG SƠN ĐÒONG CỦA VIỆT NAM

Email In PDF.
Hang Sơn Đoòng ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam hiện là hang động lớn nhất thế giới. Chiều dài lòng hang lên tới gần 9km, có cả rừng và sông ở trong hang. Mới đây, tờ Huffington Post của Mỹ đã đăng tải loạt ảnh về kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ này.
Một hình ảnh so sánh giúp độc giả dễ hình dung về diện tích hang Sơn Đoòng đó là lòng hang có thể ôm trọn một tòa nhà chọc trời cao 40 tầng.

Điều đặc biệt kỳ bí của hang động này là mới chỉ cách đây vài năm thôi, nó vẫn còn được rất ít người biết tới. Chỉ một số người dân địa phương biết về hang nhưng họ cũng chưa từng dám thử đi sâu vào lòng hang rộng lớn, vì vậy, mức độ khổng lồ của hang Sơn Đoòng vẫn luôn là một bí mật cho tới tận gần đây.
Giờ đây, bên cạnh những hang động nổi tiếng thế giới như hang Mammoth ở bang Kentucky, Mỹ (hang động dài nhất thế giới) hay hang Krubera ở bang Georgia, Mỹ (hang động sâu nhất thế giới) đã có thêm hang Sơn Đoòng ở Quảng Bình, Việt Nam - hang động lớn nhất thế giới.

Một người đàn ông địa phương đã từng phát hiện ra lối vào cửa hang hồi năm 1991, tuy vậy, chưa có một đoàn thám hiểm nào chính thức đến để khám phá toàn bộ lòng hang cho tới khi một đoàn thám hiểm người Anh tới đây hồi năm 2009.
Giờ đây, một công ty du lịch lữ hành tại Việt Nam đang bắt đầu vận hành những tour du lịch thử nghiệm đầu tiên dành cho các du khách ưa thám hiểm hang động. Mỗi tour du lịch ở hang Sơn Đoòng được dự kiến sẽ kéo dài trong 6 ngày và sẽ bắt đầu được triển khai vào năm tới.
Để vào được hang Sơn Đoòng, du khách phải là một người có thể lực tốt, tinh thần vững và có những kỹ năng thám hiểm nhất định bởi trong quá trình tham quan du lịch sẽ phải vận dụng nhiều kỹ năng như leo trèo, đu dây…
Chẳng hạn như lối vào cửa hang dốc đứng và trơn trượt, tạo thành từ những khối đá đã bị thời gian bào nhẵn, các nhà thám hiểm phải dùng hệ thống dây tời để đu “một mạch” 80m vào trong lòng hang tối đen.
Lòng hang Sơn Đoòng có một bộ sưu tập bao gồm vô số những khối măng đá đủ hình thù kỳ quái. Có một tảng măng đá kích thước lớn, nằm gần lối cửa hang được đặt tên là “Chân Chó” vì trông rất giống với bàn chân của một chú chó.
Một phần trần hang đã bị sập từ cách đây vài thế kỷ, vì vậy nước mưa và ánh sáng mặt trời có thể lọt vào dễ dàng, nhờ thế mà trong lòng hang có hẳn một khu vực khá rộng mọc um tùm cây cối, tạo thành một khu rừng nhỏ xanh mướt.

Ở đây, ngoài những loài côn trùng bé nhỏ còn có những đàn khỉ và đàn dơi sinh sống. Các nhà thám hiểm người Anh đã đặt tên cho khu rừng này là “Vườn Adam”.
Ngoài ra, trong lòng hang ẩm ướt còn có những cánh đồng tảo được tạo thành từ những hồ nước lâu đời nằm rải rác. Những loài tảo cổ này chắc chắn sẽ là đề tài nghiên cứu thú vị cho các nhà cổ sinh vật học.

Huffington Post ví Sơn Đoòng như một giải độc đắc hay viên ngọc quý bất ngờ được tìm thấy. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với riêng Việt Nam mà là một phát hiện quan trọng đối với những nhà địa chất, thám hiểm, sinh vật học… trên khắp thế giới.
Trong hang Sơn Đoòng còn có những “viên ngọc trai” vô cùng quý hiếm. Rất ít hang động có những “viên ngọc trai” dạng này. Phải mất hàng trăm năm, những giọt nước nhỏ rơi xuống mới tạo thành những viên ngọc như vậy.

Từng tinh thể canxi nhỏ xíu chứa đựng trong mỗi giọt nước nhỏ rơi xuống, lắng đọng lại, kết dính lại với nhau, khô dần và tạo thành những “viên ngọc” màu cát như thế này.

Ngoài ra, một số nhà khoa học từng có dịp tới làm việc tại hang Sơn Đoòng cũng nhận định rằng nơi đây có những loài thực vật chưa từng được biết tới, đặc biệt ở khu vực xung quanh chân thác nằm trong hang.
Theo Huffington Post, Dân trí
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 23:51 )
 

HANG LỚN NHẤT THẾ GIỚI, SƠN ĐÒONG, ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở 60 NƯỚC

Email In PDF.
Phóng sự khoa học đầu tiên trên thế giới làm bằng kỹ thuật 3D là về hang Sơn Đoòng của Việt Nam, sẽ được phát trên truyền hình 60 nước

Phim 3D này do hãng phim Kyodo của Nhật thực hiện, sẽ phát qua NHK vào lúc 21h ngày 25/6 tới (theo giờ Hà Nội), TTXVN dẫn lời quan chức tỉnh Quảng Bình cho biết.
Hang Sơn Đoòng được các nhà khoa học và thám hiểm công nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh. Nó được một người dân địa phương là anh Hồ Khanh phát hiện năm 1991, nhưng danh tiếng của hang chỉ vang dội kể từ sau cuộc thám hiểm của các nhà khoa học Anh.
Xem video về hang lớn nhất thế giới
Theo số liệu khảo sát bước đầu của Hiệp hội thám hiểm hoàng gia Anh, hang Sơn Đoòng rộng 200m, cao trên 150 m, chiều dài ít nhất trên 6,5 km, trong đó có nhiều vị trí hang cao đến 250 mét, có thể chứa cả một tòa cao ốc bên trong nó.
Hang Sơn Đoòng được đánh giá là một bức tranh “hoành tráng, đẹp đến mức kinh ngạc” với nhiều thạch nhũ có hình thù kỳ lạ, có điểm chứa cả rừng cây nguyên sinh đang phát triển.
Xem ảnh hang.
Kể từ khi hang Sơn Đoòng được phát hiện, các tạp chí chuyên ngành có uy tín như National Geographic, Mỹ, đã đăng nhiều ảnh và video cho thấy sự kỳ vĩ của hang này. Sơn Đoòng nằm trong quần thể núi đá vôi ở miền trung Việt Nam, nơi mà các nhà khoa học địa chất thế giới tin rằng có chứa đựng những hang động lớn và đẹp nhất trái đất.
Tỉnh Quảng Bình là nơi có hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Ánh sáng rọi xuống những khối đá trong hang Sơn Đoòng. Ảnh: National Geographic
Bộ phim của hãng Nhật sản xuất nói trên mang tên "Hãy cảm nhận sự vĩ đại của thiên nhiên". Phim nói về các loại sinh vật sống trong hang ở môi trường yếm sáng và cận cảnh các khu rừng trong lòng hang hiếm nhất thế giới.
Các nhà thám hiểm đi trong hang Én.
Con sông ngầm chảy qua đây rồi ra hang Sơn Đoòng. Ảnh: NatGeo.
Hoàng Thu
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 30 Tháng 8 2022 00:12 )
 

BÍ ẨN HANG CÁ THẦN Ở MƯỜNG BON

Email In PDF.
Với công cụ Google, gõ cụm từ "suối cá thần" sẽ cho khoảng 5,1 triệu kết quả trong 0,4 giây. Có lẽ trên thế giới, ít có địa danh nào đặc sắc như suối cá thần ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Vậy nhưng không phải ai cũng biết những chuyện đằng sau thắng tích này.

1- Truyền thuyết về kinh đô cổ xưa
Cách trung tâm huyện lỵ Cẩm Thủy chừng mười cây số, ngược dòng sông Mã bằng thuyền gắn máy theo đường thủy hoặc đi ôtô, xe máy ngược quốc lộ 217 lên tổng Lương Điền xưa (khu vực thuộc xã Cẩm Lương hiện nay) là vùng đất mang đượm màu huyền thoại gắn với truyền thuyết về thủ phủ của vua Mường.

Dàn cồng chiêng người Mường Cẩm Thuỷ trong lễ khai hạ. Ảnh: Nguyễn Liên
Truyền rằng: Thượng nguồn sông Mã, đoạn chảy qua xã Thiết Ống, công chúa Thủy Tề mải dạo chơi đã mắc phải lưới thuyền cơ; lập tức vua Thủy Tề cho mời con người xuống cứu chữa cho công chúa, thứ “bệnh” mà các Long y bó tay. Lúc đó một người nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ sông liền được kéo xuống; người nông dân dễ dàng nhận ra công chúa bị lưới quấn quanh người gây khó thở. Người nông dân dùng lưỡi dao cắt lưới, cắt đến đâu công chúa dễ chịu đến đó, lưới cắt xong thì công chúa khỏe lại bình thường.
Vua Thủy Tề vui mừng ban thưởng cho người nông dân, ông không nhận ngọc trai châu báu, chỉ mong muốn trở về, nhà vua liền tặng cho ông viên ngọc ước để ông chữa bệnh cứu người. Từ đấy người nông dân ngậm viên ngọc ước vào miệng trở thành người chữa bệnh cho dân làng. Một hôm ông trở bệnh ho, viên ngọc ước văng ra khỏi miệng, người con rể vội nhặt bỏ vào miệng mình ước cho mình trở thành vua Mường thứ Nhất (sau này Kinh đô đóng tại Ba Vì), ước cho cậu em vợ thành vua Mường thứ Hai (vùng núi Cố, Cẩm Lương được chọn dựng kinh đô) và ước cho cậu em út thành vua Mường thứ Ba (kinh đô đóng tại Hòa Bình).
Biết tin vùng núi Cố trở thành kinh đô của người Mường Phấm, vạn vật khắp nơi về chầu. Có lẽ vùng đất vua Hai chọn không thành, nên một trăm con đại bàng bay về, chỉ có 99 ngọn núi, một con không có chỗ đậu nên bay đi, cả đàn bay theo. Đàn trâu kéo về cũng hóa đá vẫn hướng về núi Cố, nay đám trâu hóa đá vẫn còn thuộc vùng Móng Châu (Cẩm Bình).

Cá thần ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá.
Thực hư không hiểu như thế nào, nhưng theo chỉ dẫn của lãnh đạo xã Cẩm Lương, tôi được một cán bộ văn hóa xã đưa đến nhà gặp ông Bùi Minh Quyết, dòng họ của ông vinh dự truyền đời thờ ông vua Hai. Ông Quyết ra bờ sông làng Mẫm giới thiệu: “Kia là bến Vua (nơi vua ngự thuyền), đây là Bến Ả nàng (nơi dành cho công chúa tắm); không mấy khi có người quan tâm đến vùng đất vua Hai người Mường Phấm nên ông tiếp tục đưa chúng tôi đến trước cái hồ có những cụm sen đang mùa xanh lá, những búp hoa màu hồng nhô lên tạo cho mặt hồ mát mắt, ông cho rằng đây là hồ sen trước triều, phía trên là núi Cố, ngai Vua v.v…
Dấu tích về vùng đất cố đô còn hiện hữu Núi bàn cờ tôn nghiêm cùng bến Ả nàng tại làng Mẫm, những thung Ông, thung Ngọc, thung Mây, thung Ngân… Chân núi Cố là hồ sen, tại đình làng Mẫm có câu đối sơn son thiếp vàng, tuy không còn, nhưng câu đối vẫn khắc đậm trong tâm trí người làng Mẫm, xã Cẩm Lương bao đời nay như một thế vững chắc gắn liền với sự tồn tại ngắn ngủi của một vương triều thủ phủ của người Mường:
Mã thủy tiền triều uy hách trạc
Cố sơn hậu trẫm thế tôn an
Tạm dịch:
Sông Mã trước triều vẻ uy nghiêm
Núi Cố sau lưng thế vững vàng.

Một trong 99 ngọn núi khu vực xã Cẩm Lương có ngọn núi Trường Sinh, lưng chừng núi có hang động Đăng với nhiều khối thạch nhũ thiên tạo, một lần cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng về thăm khảo sát giúp lập hồ sơ đề nghị công nhận Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh xã Cẩm Lương, cùng một số di tích khác của huyện Cẩm Thủy, ông nhận xét: “Hang động ở đây đẹp hơn hang Hao ở Hòa Bình, có dấu tích sự xuất hiện của con người khá sớm…” .
2- Suối cá thần độc nhất vô nhị
Hang Động Đăng xuyên qua núi Trường Sinh, cửa hang bên này cách mặt đất chừng 50 mét, có bậc đá đi lên, cửa hang bên kia vòm cao là nơi trú ngụ của đàn dơi, dưới chân thành hang có thảm đá bằng phẳng, trên mặt bằng đó là những ụ đá giống như những pho tượng, người dân làng Ngọc thường lên đây cắm những nén hương cầu nguyện. Giữa hang có một cái giếng thông xuống sâu, dưới đáy phình ra là nơi trú ngụ của đàn cá, những con nhỏ cũng chừng dăm bảy kg, chúng chui qua cái cửa rộng chừng bằng miệng thúng thông ra suối bơi lội phơi nắng. Kỳ lạ là đàn cá ra suối bơi lội xuôi chừng 200 mét thì lại quay về hang, không đi xa hơn theo con suối chảy ra sông. Dân địa phương gọi “Suối cá thần”; bên bờ suối có một ngôi đền theo sắc phong thì ngôi đền được xây dựng từ Thời nhà Lê vào thế kỷ XIV. Vị tôn thần thờ tại đền Ngọc, hiệu Tứ phủ Long vương.
Sự xuất hiện suối cá, đền Ngọc với người dân làng Ngọc mang đậm yếu tố tâm linh.
Chuyện kể rằng: Thuở xưa có hai vợ chồng tuổi đã cao vẫn không có con; một hôm người vợ mang rổ ra suối xúc cá đã bắt được một quả trứng lạ. Bà đổ quả trứng trả lại suối, bà tiếp tục xúc cá và quả trứng lại nằm trong rổ, xúc lên đổ xuống nhiều lần quả trứng lạ vẫn nằm trong rổ của bà; bà đem về bàn với chồng cho gà ấp thử.
Đến một ngày nghe tiếng gà kêu khác thường, hai ông bà ra xem thì quả trứng nở ra một con rắn; hoảng sợ, người chồng đem con rắn ra suối thả, nhưng tối đến rắn lại bò về nhà ông bà. Dần dần rắn sống trong nhà với hai ông bà già, hai ông bà coi rắn như một đứa con lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và dân làng. Từ khi có rắn, không những gia đình ông bà mà cả dân làng Ngọc có cuộc sống thái bình ấm no.
Vào một đêm nọ trời mưa to, gió giật, sấm chớp ầm ầm; sáng ra dân làng phát hiện chàng Rắn đã chết, được thần linh báo cho biết, chàng Rắn đã dũng cảm đánh đuổi thủy quái bảo vệ dân làng mà hy sinh. Thương tiếc và biết ơn chàng Rắn, người dân làng Ngọc đã chôn chàng Rắn bên bờ suối và lập bàn thờ gọi là đền Ngọc thờ phụng chàng Rắn.

Hành lễ tại đền Ngọc. Ảnh: Nguyễn Liên
Đền Ngọc có hai sắc phong vào đời Nhà Lê vào thời Vĩnh Tộ và Trung Hưng và một sắc phong đời Nguyễn vào thời Khải Định năm thứ 8 (1932). Cả 3 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam đều bị cháy cùng đền thờ trong một vụ hỏa hoạn năm 1962.
Cùng với Suối cá, dãy núi Trường Sinh và hang Động Đăng, đền thờ Tứ phủ Long vương một lần nữa được Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa ra Quyết định số 87- VHQĐ ngày 25 tháng 4 năm 1993 công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa và Danh lam thắng cảnh Cẩm Lương.
Suối cá Thần, theo cách gọi dân dã của người địa phương là “Mó Ngọc”. Nước suối Ngọc chắt ra từ lòng núi Trường Sinh, qua các đụn nhũ đá hang Động Đăng nước dồn vào cái “mó” trong động. Một thời những người đi tìm vàng lần từ hang Động Đăng xuống mó nước, phát hiện ra đó là nơi trú ngụ sinh sôi của loài cá, những con cá to ước chừng khoảng 50, 60 kg, còn cỡ khoảng năm, bảy, mười kg thì nhiều vô kể; cửa hang thông ra suối chỉ vừa cho những con khoảng vài kg trở lại ngày ngày trườn ra bơi lội hòa mình với thiên nhiên, những con quá khổ đành nằm giam mình lại trong hang.
Từ xa xưa, người làng Ngọc cho rằng: Động Đăng nơi khởi nguồn con nước, đền thờ Tứ phủ Long vương và suối cá có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nên mới có tên gọi “Suối cá Thần”. Sự tôn nghiêm khiến họ tự giác bảo vệ tôn thờ mà không ai dám bắt. Có điều lạ, đôi lúc những con cá muốn hòa mình với thiên nhiên ham chơi ra ngoài nhưng cứ bơi ra khoảng hai trăm mét lại quay về suối không thể đi xa hơn. Có người đoán đàn cá ở suối cá là loại cá rốc do thân dài vây trắng, người lại nói cá chày bởi mắt đỏ hoe, người thì bảo cá chép do vây màu đỏ. Nhưng cứ nhìn đàn cá lật mình bơi lội dưới ánh nắng mặt trời thì thấy chúng thay đổi nhiều màu sắc, vàng, đỏ, xám đen, xanh…, vậy nên người ta gọi chung là cá thần. Du khách đến thăm suối cá thắp hương đền Ngọc, mua rau, bắp nổ cho cá ăn, cá trở nên thân thiện với con người.
 
Cửa hang, nơi cá ra vào hàng ngày. Ảnh: X.H
Ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, người làng Ngọc tổ chức lễ Khai Hạ, rước kiệu đón Thành hoàng, tạ ơn thần Tứ phủ Long vương che chở mong cuộc sống sinh sôi. Sau lễ là các hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra, người người phấn khích cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no. Không biết tự bao giờ người làng Ngọc lưu truyền bài thơ:
Làng Ngọc có suối Minh Châu
Có đàn cá lượn khe sâu điều hòa
Làng Ngọc có miếu Thủy tòa
Có ông Thượng đẳng thật là anh linh
Trên trời có núi Trường Sinh
Dưới khe có cá vạn linh về chầu…

Lời thơ như một niềm tự hào, vừa đem lòng tôn kính và nhắc nhở con người luôn nhớ về cội nguồn – vùng đất cố đô của ông vua Hai Mường Phấm và danh thắng Suối cá được thiên nhiên ban tặng cho người dân làng Ngọc, xã Cẩm Lương nói riêng, người Cẩm Thủy nói chung trong niềm tự hào có một danh thắng trên đất Xứ Thanh.
Nguyễn Liên
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 8 2022 15:13 )
 
Trang 144 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện