ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH NGUYỆN VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYỆN GIÁP
Thứ năm, 10 Tháng 10 2013 06:59
Nguồn: BaoDatViet.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(Chính trị Việt Nam) - LTS: Sáu ngày sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Chừng đó thời gian biết bao lời tri ân, tiễn biệt tràn đầy cảm xúc. Dòng người từ khắp nơi vẫn đang đổ về nhà riêng số 30 Hoàng Diệu của Đại tướng. Hòa trong cảm xúc ấy, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng viết lên những dòng tâm tư, tiễn biệt người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Báo Đất Việt xin đăng bài viết của ông như một lời tiễn biệt!. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tổng Tư lệnh duy nhất, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đã vĩnh biệt chúng ta. Cũng như cán bộ, chiến sĩ toàn quân, tôi luôn mong ước Đại tướng sống thêm nhiều năm nữa. Dẫu đã được chuẩn bị trước về tư tưởng, nhưng tôi vẫn thấy hẫng hụt khi biết Đại tướng đã ra đi. Càng hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tài năng và đức độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi càng thêm cảm phục và biết ơn Đại tướng. Tôi nhớ, khi là học sinh Trường cấp II Phạm Hồng Thái, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Hà Nội), tôi đã được học thuộc lòng những vần thơ trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu: “... /Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/ Chiến sĩ anh hùng/Đầu nung lửa sắt/ Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn!...”. Những vần thơ ấy đã để lại cho tôi cũng như bao học trò khác sự khâm phục về phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, sự chỉ huy tài ba, thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Rời ghế nhà trường giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta ở vào giai đoạn gay go, quyết liệt, tôi xung phong nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Sau khi kết thúc Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, năm 1971 đơn vị chúng tôi được lệnh ra Quảng Bình để củng cố lực lượng, huấn luyện bổ sung chuẩn bị cho những trận chiến đấu mới. Thật bất ngờ, tại đây, đơn vị chúng tôi vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm, động viên và biểu dương tinh thần chiến đấu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được gặp Đại tướng. Tình cảm mà cán bộ, chiến sĩ đơn vị chúng tôi dành cho vị Đại tướng Tổng Tư lệnh thật đặc biệt, đó là sự yêu mến, kính trọng và niềm tin tuyệt đối. Qua những cử chỉ ân cần, gần gũi, cách trò chuyện thân tình, cởi mở giữa vị Tổng Tư lệnh và các chiến sĩ, chúng tôi cảm nhận tình thương yêu mà Đại tướng dành cho cán bộ, chiến sĩ thật ấm áp. Sau này khi là Tư lệnh Quân khu 1, tôi nhiều lần vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm. Những lần Đại tướng tới dự gặp mặt Ban liên lạc chiến sĩ Việt Bắc - Quân khu 1, khu vực Thái Nguyên, thăm các cựu chiến binh của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân; thăm nhân dân vùng An toàn khu... Lần gặp nào, cán bộ, chiến sĩ, các cựu chiến binh và nhân dân địa phương cũng đón tiếp Đại tướng thân tình như ruột thịt. Mỗi cuộc nói chuyện, Đại tướng thường mở đầu bằng câu nói thật ấn tượng: “Gặp được nhau đây là quý lắm rồi”. Đại tướng ân cần thăm hỏi mọi người về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống, sức khỏe, việc học hành của con em… Đại tướng căn dặn các cựu chiến binh phải giữ gìn và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, tích cực, gương mẫu tham gia các hoạt động tại địa phương... Đại tướng nhắc nhở các cấp ủy Đảng, chính quyền phải luôn lắng nghe và tôn trọng nhân dân, cán bộ, đảng viên phải đi đầu, gương mẫu, để dân tin vào Đảng, vào chính quyền thì sự nghiệp cách mạng mới giành được thắng lợi. Năm 2001, tôi được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ làm Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và sau này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào vừa là trách nhiệm lớn lao. Để hoàn thành công việc được giao, tôi nhận thấy mình phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều; tranh thủ học hỏi kinh nghiệm, sự giúp đỡ của các thế hệ đi trước. Tôi thường xuyên ra thăm, báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ dẫn của Đại tướng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng, phát triển quân đội nhân dân; kinh nghiệm ứng xử các mối quan hệ quốc tế v.v.. Mỗi lần được gặp Đại tướng là một lần mang đến cho tôi cảm xúc sâu sắc, ấn tượng khó quên. Tôi được Đại tướng kể cho nghe câu chuyện về một lần mà Đại tướng gặp Bác Hồ tại Pác Bó (Cao Bằng), Bác đã dặn Đại tướng: Làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng, là phải hết lòng vì nước, vì dân. Tôi rất tâm đắc với câu chuyện ấy và luôn ghi nhớ, phấn đấu, cố gắng học ở Đại tướng - một người chỉ huy có tính Đảng, luôn tôn trọng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, tuyệt đối phục tùng sự phân công của Đảng, được Đảng giao bất cứ nhiệm vụ gì cũng tận tâm hoàn thành tốt. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng Đại tướng luôn dõi theo tình hình thế giới và trong nước; thường xuyên căn dặn các đồng chí trong Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện bộ đội giữ vững và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; phải biết thương yêu chiến sĩ, phải biết dựa vào dân, chăm lo phát triển khoa học kỹ thuật… Khi còn khỏe, mỗi lần tôi ra thăm, Đại tướng thường hỏi thăm về điều kiện ăn, ở, sinh hoạt văn hóa tinh thần của bộ đội, nhất là những đơn vị ở vùng biên giới, hải đảo. Năm 2009, thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về việc cải tiến quân phục, tôi đã chỉ đạo Cục Quân nhu làm mẫu các loại quân phục, cầu vai, quân hàm và xin ý kiến Đại tướng. Sau khi xem từng loại mẫu quân phục, Đại tướng đã cho ý kiến: Trước yêu cầu đặc thù của các hoạt động quân sự và xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và hội nhập quốc tế, việc cải tiến quân phục cho phù hợp là cần thiết. Việc tổ chức phải chặt chẽ, tiết kiệm, có lộ trình cụ thể, đặc biệt là phải tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của toàn quân… Thực hiện lời căn dặn, chỉ dẫn của Đại tướng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tốt việc cải tiến quân phục đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-2009). Để chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2014), tôi đã chủ động đề xuất với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trương nâng cấp và tôn tạo Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, như: Xây dựng mộ liệt sĩ Hoàng Văn Nhủng (tức Xuân Trường-Đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân) - Người liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; trải nhựa con đường từ thị trấn Nguyên Bình lên xã Tam Kim; xây dựng Nhà khách Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng khang trang để phục vụ chu đáo cán bộ, chiến sĩ và các cựu chiến binh về thăm khu di tích...; chỉ đạo Quân khu 7 hoàn thành việc làm sổ thương binh và xây dựng một căn nhà “Đồng đội”, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt để tặng đồng chí Tô Đình Cắm - Người đội viên duy nhất trong 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân hiện còn sống tại Lâm Đồng… Mấy năm gần đây, do tuổi cao, sức yếu, Đại tướng vào điều trị tại Khoa Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tôi cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã thường xuyên tới thăm. Khi nghe tôi báo cáo về tình hình của toàn quân, Đại tướng đều biểu thị sự vui mừng, phấn khởi và tỏ ý mong muốn toàn quân tiếp tục phấn đấu, giành nhiều thành tích cao hơn nữa. Mỗi lần đến thăm, tôi thường căn dặn lãnh đạo Bệnh viện và các thầy thuốc Khoa Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương có vinh dự thay mặt cán bộ, chiến sĩ toàn quân chăm sóc chu đáo đặc biệt, cố gắng để Đại tướng được chứng kiến từng sự kiện lịch sử của đất nước, như: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam… Lần nào vào thăm, tôi cũng đứng nghiêm chào Đại tướng theo đúng điều lệnh. Tuy đang nằm trên giường bệnh, Đại tướng vẫn giơ tay chào đáp lại theo điều lệnh và bắt tay từng người. Gần đây, thấy sức khỏe của Đại tướng yếu dần, tôi đã dặn lãnh đạo Bệnh viện khi nào Đại tướng sắp về với Bác Hồ thì báo tin để tôi biết sớm. Biết rằng, kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Đại tướng không thể lên thăm khu di tích được, nên tôi dự định sẽ báo cáo Đại tướng biết những công việc đã làm để Đại tướng yên lòng. Đó cũng là cách để Đại tướng chung vui với cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong dịp kỷ niệm… Thế nhưng, mong muốn giản dị ấy đã không thực hiện được. Cuộc gặp cuối cùng giữa tôi và Đại tướng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là lúc 14 giờ 30 phút ngày 4-10-2013, chỉ hơn 3 giờ trước khi Đại tướng trút hơi thở cuối cùng. Là thế hệ hậu sinh, nay vinh dự được Đảng và Nhà nước giao đảm nhiệm trọng trách người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ, tôi đã học được ở Đại tướng rất nhiều điều; nhớ lời căn dặn, chỉ dẫn của người Anh Cả, tôi nguyện cùng với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng luôn đoàn kết, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Toàn quân nguyện là một khối thống nhất về ý chí và hành động; luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng làm cho bản chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ ngày càng được phát huy và tỏa sáng. Quân đội nhân dân cùng Công an nhân dân và dân quân tự vệ, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng và với nhân dân các nước trên thế giới để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đại tướng PHÙNG QUANG THANH (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:48 )
CẬN CẢNH MŨI RỒNG: NƠI AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Thứ tư, 09 Tháng 10 2013 14:36
Nguồn: InfoNet.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Mũi Rồng (Quảng Trạch, Quảng Bình) là một địa danh đặc biệt, hiện mới chỉ có 2 ngôi mộ của người có công với làng được an táng. Tại đây lưu giữ quả chuông có in tên phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình. Mũi Rồng thuộc thôn Minh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khu Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cạnh khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, cách QL1A 3km và cách Đèo Ngang ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh 4km đường chim bay. Mũi Rồng là một địa danh theo người dân Quảng Bình là rất thiêng, chỉ dành cho bậc khai quốc công thần an nghỉ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu ngàn đời thanh bình. Chiều 7/10, Ban tổ chức lễ tang và gia đình đã chính thức chọn khu vực Vũ Chùa - đảo Yến làm nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chùm ảnh do Tri Thức Trẻ ghi lại:
|
Địa danh Mũi Rồng không hề tìm thấy trên bản đồ của cỗ máy tìm kiếm Google. |
|
Nhìn về phía đông nam là một phần của biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến án ngữ, sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ. |
|
Mạch đất ở đây rất đẹp, hướng đông nam chính trực tuyệt đối. |
|
Ở mảnh đất này chỉ có 2 ngôi mộ - là những người công thành với làng. |
|
Bãi biển trước Mũi Rồng có cấu tạo địa chất đặt biệt, những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang ngơi nghỉ.
|
|
Một tháp chuông trên đó có in tên phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ lớn đúc vào chuông: “Vũng Chùa Hồng Chung”. |
Phút thư giãn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tới Đảo Yến trong một lần về thăm quê Quảng Bình
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:34 )
CHÂN DUNG NHỮNG VỊ TƯỚNG VĨ ĐẠI TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Thứ ba, 08 Tháng 10 2013 06:07
Nguồn: Kenh14.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Alexander Đại đế, Napoleon, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... là những vị tướng chỉ huy có tài năng quân sự kiệt xuất lẫy lừng thế giới. Chiến tranh là một phần của lịch sử . Nhiều người coi đó là thảm họa gây ra chết chóc, nhưng chính chiến tranh cũng là cái nôi sản sinh ra các anh hùng - những vị tướng chỉ huy làm thay đổi cả thế giới. 1. Thời cổ đại: Alexander Đại đế Hầu hết chúng ta đều biết rằng, trong 12 năm trị vì vương quốc của mình, Alexander Đại đế (356-323 TCN) đã lãnh đạo đế chế Macedonia (336 - 323 TCN), chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới vào thời điểm ấy.Bản đồ đế chế rộng lớn Macedonia dưới thời Alexander Đại đếSự vĩ đại của Alexander thể hiện ngay từ sự ra đời của ông. Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ Sáu trong tháng Sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn còn các nhà tiên tri thời cổ đại tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng".Ngay từ thời trẻ, Alexander đã nổi tiếng với dũng khí của một mãnh sưSự thật đã chứng minh tính đúng đắn của điều tiên tri ấy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như bách chiến bách thắng, nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi.Chân dung Alexander dẫn quân đi chinh phạt Ba Tư được thêu trên một tấm thảmTrận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế chính là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Darius III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư. Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại, người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn quân Ba Tư. Trong trận chiến, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Cuối cùng, Alexander đã buộc chủ soái Darius III của địch phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác, tán loạn.Bức điêu khắc trận đại thắng Gaugamela của AlexanderSau trận chiến, quân của Alexander chỉ mất có vài trăm người, so với gần 4 vạn quân lính Ba Tư. Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư. 2. Thời trung đại: Thành Cát Tư Hãn Trong số các vị anh hùng người châu Á, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất. Dưới triều đại của mình, từ chỗ thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ, ông đã đưa đất nước mình mở rộng lãnh thổ từ châu Á sang tới tận châu Âu.Bức tượng chân dung Thành Cát Tư Hãn uy nghi, bệ vệTài năng quân sự của ông là điều được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép quân đoàn của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục.Kỵ binh nhẹ của Thành Cát Tư Hãn vượt trội hẳn so với kỵ binh châu Âu nặng nề, chậm chạpMặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì địch, ông thường cho loan báo những lời đe dọa gây hoang mang, nếu địch không chấp nhận ông sẽ cho tấn công tiêu diệt toàn bộ thành. Tuy nhiên, sau đó ông thường cố tình thả vài người sống sót để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn tuân theo đó là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ tâm lý chiến và sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh. Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không buông tha. Ông ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo, giết cho tới khi nào chắc chắn kẻ địch đã chết.3. Thời cận đại: Napoleon Sẽ không sai khi nhiều người coi thời cận đại là thời kỳ của hoàng đế Pháp - Napoleon (1769-1821). Cả thế giới khiếp sợ, kính phục ông bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài. Người ta gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.Napoleon và các thống chế của mình đang bàn luận chiến thuật đánh địchCùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat… Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805. Nhiều tài liệu ghi lại rằng, Napoleon đã đích thân xung trận để nhận định tình hình, phán đoán ý đồ của địch và lặng lẽ ra lệnh điều pháo binh, tăng hỏa lực mạnh nhằm chiếm các điểm, hỗ trợ tốt cho trận chiến. Ông đồng thời còn lợi dụng rất tốt địa hình, cho đại bác nã vào hồ băng và làm hàng nghìn quân địch chết đuối trong sự lạnh giá.Những khẩu đại bác của quân Pháp khiến hàng ngàn quân liên minh Áo - Nga chết đuối dưới hồ băng lạnh giá. 4. Thời hiện đại: Võ Nguyên Giáp Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) được mệnh danh là bậc thầy số 1 về chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam". Không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành "vị tướng 5 sao" đầu tiên của Việt Nam khi mới chỉ 37 tuổi.Chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng của dân tộc Việt Nam.Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”. Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục”. Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G.Zumwalt đã phải thốt lên: “Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam”.Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giớiVới tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta. Cũng từ đây, biệt danh “Napoleon của Việt Nam” bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp. Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều. Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954Trong kháng chiến chống Mỹ, cố Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta.ra các anh hùng - những vị tướng chỉ huy làm thay đổi cả thế giới.
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:38 )
NGƯỜI TRẺ TỰ HÀO VỀ ĐẠI TƯỚNG
Thứ ba, 08 Tháng 10 2013 05:51
Trinh Nguyễn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Đi xe máy suốt đêm về viếng Người * An táng Đại tướng tại Vũng Chùa - Đảo Yến. Ngày thứ hai, hàng người chờ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn dài hơn buổi đầu tiên, trong đó có những khối đồng phục học sinh, sinh viên. Nhưng cũng có cả những người đứng tuổi, lòng mang nhiều kỷ niệm với ông từ thời trai trẻ. Học sinh Trường tiểu học Phan Chu Trinh vào viếng Đại tướng - Ảnh: Trinh Nguyễn Đặng Tiểu Tô Sa ở trong nhóm đứng đầu tốp học sinh mặc đồng phục. Các em học Trường Lương Thế Vinh, Hà Nội - một trường học chủ trương khuyến khích tự lập, tự học. “Đoàn chúng em có 60 người là học sinh tiêu biểu của lớp và những người muốn đi cùng. Một số bạn bận việc sẽ đi sau”, Tô Sa nói. Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết nhiều em học sinh mong muốn được đi viếng ở nhà Đại tướng nên nhà trường đứng ra tổ chức, vì “lúc truy điệu chắc các cháu không thể đến. Đó là cảm tình của các cháu. Chúng tôi cũng bố trí một số cháu thôi chứ không thể đi toàn trường được. Để các cháu được biểu lộ tình cảm. Đó là tình cảm thiêng liêng mà. Như thế là tốt, đáng trân trọng. Nếu các cháu vô cảm không biết gì thì đó là lo”."Thanh niên tuy không được chứng kiến thời ông cầm quân, nhưng họ vẫn ngưỡng mộ Đại tướng. Họ nhận thức đất nước, dân tộc được như ngày nay là nhờ tiền bối. Họ tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhìn hàng người trẻ tới đây, tôi thấy cả lòng kính yêu và ý thức dân tộc". Nguyễn Quốc Uy, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt NamNếu Tô Sa được trường tổ chức cho đi thì Văn Hiền, một học viên trung cấp ở Việt Trì lại tự đi một mình lên Hà Nội. Sau khi xin phép bố mẹ, Hiền đã nhảy xe khách lên đây, mang theo ba tấm ảnh ghép vào nhau đến viếng. Trước đó, Hiền đã chọn ảnh trên mạng rồi in ra. Một bức Đại tướng thời trẻ, một bức bây giờ... và bức còn lại là trận đánh ở Điện Biên Phủ. “Bố em không là bộ đội nhưng bố em là đảng viên. Em cũng là đoàn viên rồi. Em sẽ học nhiều hơn, làm nhiều hơn để xứng đáng với Người”, cậu học viên nói. “Tôi mừng vì trong hàng người viếng có nhiều người trẻ. Nó chứng tỏ các em quan tâm đến người có công với nước”, ông Chu Quảng Cư, một cựu chiến binh ở Sơn Tây nói. Còn thầy Văn Như Cương phân tích: “Tại sao các cháu lại yêu mến và thần tượng Đại tướng? Vì đó là con người lớn lao. Người có tầm ảnh hưởng lớn thì không chỉ con người cùng thời thần tượng. Mọi người cùng chờ phút tiễn đưa”. Truyền nhiệt huyết Trong hàng người không chỉ có các bạn trẻ thần tượng Đại tướng. Ở đó có cả những người đã thần tượng ông từ thời họ còn rất trẻ, cho tới suốt một đời. “Thời thanh niên, tôi thần tượng bác Giáp nhiều lắm. Hồi còn học trò, mình còn vẽ bác qua ảnh”, đại tá họa sĩ Lê Duy Ứng nói. Lúc vẽ những bức ảnh Tướng Võ Nguyên Giáp đầu tiên, mắt ông còn tinh anh. Sau đó, ông Ứng bị thương hỏng mắt. Hồi 1975, tại Quân y viện 108, lần đầu tiên ông gặp Đại tướng nhưng lại không thể nhìn rõ. “Tôi tạc tượng Bác Hồ, bác Giáp đứng sau lưng xem. Bác khen tôi nặn đẹp, có bàn tay nhạy cảm”, ông Ứng kể. Nghe tiếng người nói đúng giọng Quảng Bình quê hương, ông Ứng quờ tay còn đầy đất sang ngang lưng người đó rồi hỏi ai đấy. Đại tướng khi ấy nói: “Đại tướng đây”. “Bác nói với tôi nhạc sĩ Beethoven không nghe được mà vẫn sáng tác nhạc hay. Cháu lấy tấm gương đó mà phấn đấu và rèn luyện. Tôi có cảm giác như một người thầy động viên mình”. Đại tá Lê Duy Ứng với bức tượng đồng Đại tướng dâng Người - Ảnh: Xuân Bùi“Cũng từ đó mỗi lần chán nản tôi lại nghĩ đến cả hai người. Bác Hồ nói tàn nhưng không phế. Bác Giáp nói chuyện Beethoven. Năm bác Giáp 90 tuổi, tôi được nặn tượng bác. Được ngồi gần, sờ vai bác. Đặc biệt là bác Giáp hay cho tôi nhìn sát vào bác, chỉ cách độ gang tay. Bác biết tôi mắt kém nên bảo Ứng cứ nhìn sát vào mắt của mình đi. Có lần chỉ cách bác độ gang tay”, ông Ứng xúc động nhớ lại. Bức tượng hôm nào giờ đã hoàn thành, được ông Ứng mang đến dâng lên Đại tướng. Tượng cao chỉ chừng 30 phân. Nhưng cảm hứng mà Đại tướng gieo vào lòng vị đại tá từ thuở thanh niên đến khi đầu bạc thì không nói hết. Cùng hòa vào hàng người, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Quốc Uy nói: “Thanh niên tuy không được chứng kiến thời ông cầm quân, nhưng họ vẫn ngưỡng mộ Đại tướng. Họ nhận thức đất nước, dân tộc được như ngày nay là nhờ tiền bối. Họ tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhìn hàng người trẻ tới đây, tôi thấy cả lòng kính yêu và ý thức dân tộc. Đương nhiên kính yêu Đại tướng, nhưng ý thức dân tộc còn lớn hơn”.
"Lòng tôi đã thanh thản, mãn nguyện rồi”
Hòa trong dòng người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7.10, ông Nguyễn Tiến Công khiến nhiều người cảm phục khi thấy ông lấy ô làm gậy, cần mẫn dò từng bước chân về phía nơi đặt bàn thờ tưởng niệm.
Ông Công nhờ tình nguyện viên ghi lời chia buồn vào cuốn sổ tang Ảnh: P.Hậu
|
Khoảng 9 giờ, ông Công đón xe ôm từ nhà trọ ở phố Vũ Hữu (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) lên phố Hoàng Diệu. Đứng xếp hàng cả buổi sáng nhưng không kịp giờ viếng thăm, ông Công một mình ngồi trú nắng bên lề đường chờ đến buổi chiều.
Cảm mến tấm lòng của người đàn ông khiếm thị dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Phạm Quang Huy, công tác ở Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, tình nguyện đồng hành, giúp ông Công hoàn thành tâm nguyện.
Ông Công chia sẻ, nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp tạ thế mà lòng nghẹn ngào tiếc nuối, cảm giác như mất đi người thân. Ở nhà ngóng tin bồn chồn không yên, không biết đường nhưng giá nào cũng phải đến từ biệt Đại tướng. Quê ở H.Đức Thọ, Hà Tĩnh, ông Công cùng vợ con thuê nhà, mưu sinh ở Hà Nội từ nhiều năm nay. Khi còn khỏe mạnh, ông mưu sinh bằng công việc bán hàng và hành nghề mát xa, nhưng hiện giờ sức khỏe yếu, không làm được việc gì.
Đam mê tìm hiểu lịch sử, ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Nguyễn Tiến Công là vị tướng tài có tấm lòng đức độ, hết lòng cống hiến cho dân tộc. Cuộc đời Đại tướng, dù rơi vào những hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn lạc quan, không bao giờ nản chí. Đó cũng là bài học ông Công thấm thía, học từ tấm gương và cuộc đời Đại tướng. “Không có cơ hội gặp gỡ Đại tướng khi người còn sống nhưng giờ được ghé thăm nhà, cúi đầu trước di ảnh, bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với ông thì lòng tôi đã thanh thản, mãn nguyện rồi”, ông Công trải lòng. P.Hậu
|
Đi xe máy suốt đêm về viếng Người
Từ thị trấn Mường La, H.Mường La (Sơn La), bà Quách Thị Dung (54 tuổi) về Hà Nội viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà kể: “Biết tin gia đình Đại tướng cho người dân đến viếng, tôi cùng 4 người thân ở Mường La đi xe máy về Hà Nội. Chúng tôi không kịp chờ xe ô tô, cứ thế là đi; chỉ mong trời sáng xuống đến Hà Nội cho kịp giờ viếng Người. Nghe tin Đại tướng mất, thương xót lắm... Trước có Bác Hồ, sau có bác Giáp, một người giỏi giang, giàu nhân đức chưa từng có ở đời”.
Nguyễn Thị Ngân Quý (thứ ba từ phải sang) và đồng đội chụp chung với Đại tướng - Ảnh: nhân vật cung cấp
|
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngân Quý (đội văn công xung kích Thái Bình) đến viếng Đại tướng còn nhớ như in lời Người dặn. “Tôi cứ nghĩ, đã là Đại tướng thì ăn vận phải oai sang, ăn to nói lớn và phải là râu hùm hàm én mày ngài. Nhưng khi gặp, tôi cực xúc động vì ông rất gần gũi với quần chúng, đồng đội. Bác bảo các cháu vào đây hát thật nhiều cho bộ đội nghe. Các cháu cũng là một trong những mũi xung kích, là người lính chiến đấu bằng lời ca, tiếng hát, cây đàn. Bộ đội đánh giặc bằng súng, các cháu bằng tiếng hát, tiếng đàn. Chính những thứ này khích lệ bộ đội dũng cảm chiến đấu”, bà Quý kể. Nguyễn Tuấn - Lê Quân (ghi)
|
Xếp hình trái tim tưởng niệm
Tối 6.10 tại Vườn hoa Lê-nin, cách nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp một con phố, lễ tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhóm Trái tim vì cộng đồng và Phượt tình nguyện tổ chức khiến những người dự xúc động trước tình cảm chân thành của bạn trẻ. 103 bạn trẻ mặc áo mang màu cờ Tổ quốc, xếp theo hình trái tim ôm trọn dòng chữ "Võ Nguyên Giáp" được xếp bằng hoa hồng và những ngọn nến lung linh.
Bạn trẻ xếp hình làm lễ tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ảnh: Lê Vũ Thăng cung cấp
|
Lửa được thắp lên, không gian xung quanh như lắng lại, lễ tưởng niệm trang nghiêm mở màn bằng phút mặc niệm khiến ai nấy rưng rưng. Từ hoa hồng, nến đỏ, nến trắng đến những người tham gia xếp hình trái tim, tất cả đều lấy chung con số 103 tượng trưng cho tuổi thọ vị Đại tướng kính yêu, thần tượng trong trái tim nhiều bạn trẻ. Nhiều cựu chiến binh, người dân đi đường đã dừng lại, cùng đứng nghiêm trang, chắp tay trước ngực bày tỏ tấm lòng tri ân, tôn kính.
Ý tưởng về lễ tưởng niệm khởi nguồn từ Lê Vũ Thăng, phụ trách nhóm Trái tim vì cộng đồng. Chia sẻ lên diễn đàn, ý tưởng lễ tưởng niệm nhanh chóng nhận được sự ủng hộ, chung tay của nhiều thành viên. Ngoài thành viên Trái tim vì cộng đồng, Thăng rủ thêm bạn bè bên nhóm Phượt tình nguyện tham gia cho đủ 103 thành viên.
“Chọn hình trái tim bao quanh dòng chữ Võ Nguyên Giáp, nhóm mong muốn truyền tải thông điệp: dù có rời xa cõi đời này, cái tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi trường tồn, khắc ghi trong tim bạn trẻ, mỗi người dân Việt Nam”, Thăng chia sẻ . P.Hậu
|
An táng Đại tướng tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Chiều 7.10, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính, thành viên Ban Lễ tang Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, cho PV Thanh Niên biết sau cuộc họp cùng ngày giữa T.Ư, tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban tổ chức Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã đồng ý việc an táng Đại tướng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thể theo nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống và của gia đình.
Toàn cảnh Đảo Yến - Ảnh: T.Q.N
|
Vũng Chùa - Đảo Yến cách đèo Ngang chừng 7 km, cách QL1 khoảng 3 km, thuộc địa phận xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch. Đây là khu vực phong cảnh hữu tình, yên bình, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn; là nơi rất kín gió, tàu thuyền neo trú an toàn. Trương Quang Nam
|
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 04 Tháng 8 2015 15:40 )
|
|