Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1402
mod_vvisit_counterHôm qua4718
mod_vvisit_counterTuần này1402
mod_vvisit_counterTuần trước22233
mod_vvisit_counterTháng này148166
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3094392

Có: 12 khách trực tuyến

Trao Đổi

VĂN HÓA ẨM THỰC PHẬT GIÁO

Email In PDF.
Khi nói đến “Văn hóa ẩm thực” Phật giáo, cố nhiên, không ít người nghĩ rằng ẩm thực Phật giáo chỉ là việc “ăn chay”, hơn nữa cũng chỉ là vấn đề ăn uống của giới “tu sĩ Phật giáo,” do đó không có gì đáng để nói. Thực ra, văn hóa ẩm thực Phật giáo rất có ý nghĩa, và hiện nay là nhu cầu ẩm thực rất được nhiều người quan tâm trong từng bữa ăn của mình.
Văn hóa ẩm thực Phật giáo bi mat am thuc tieu dung  am thuc dieu ky
1- Nguồn gốc văn hóa ẩm thực Phật giáo
Văn hóa ẩm thực nói chung và ẩm thực Phật giáo nói riêng là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. những món ăn có từ lâu đời hay có nguồn gốc đương đại đều có tác dụng như là vật chất tất yếu để tồn tại loài người. Hơn thế nữa, Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ. Trong cách chế biến món ăn của người Ấn, ngoài việc chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận, thì vấn đề tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Người Hồi giáo kiêng ăn thịt heo trong khi người Ấn giáo lại không dùng thịt bò, do đó, thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản. Ẩm thực Phật giáo ở Ấn Độ là việc các nhà sư đi khất thực, do đó sự thọ thực của tăng sĩ tùy thuộc vào thực phẩm cúng dường của dân chúng. Đức Phật biết rằng, sanh mạng của con người hay động vật đều biết tham sống sợ chết, nhưng lúc bấy giờ, người dân Ấn Độ phần nhiều ăn mặn, mà phẩm thực của chư Tăng là từ sự cúng dường của người dân khi các Ngài vào làng khất thực, nên đức Phật không thể hoàn toàn cấm chư Tăng không dùng thịt cá. Do vậy đức Phật chế cho Tăng chúng được dùng “tam tịnh nhục” là thịt thú vật chết mà không thấy người giết nó; thịt thú vật chết mà không nghe tiếng rên la kêu khóc của chúng, và thịt thú vật chết mà không phải do người ta giết với mục tiêu cúng dường mình. Ở đây chỉ sơ lược đôi nét về quá trình ẩm thực Phật giáo chứ không hoàn toàn thuần nhất đề cập đến vấn đề ẩm thực của giới tu hành.
Thế rồi màn đen cũng đã dần lùi bước, ánh sáng của văn hóa, của văn minh cũng lần lượt xuất hiện, bên cạnh giáo lý sâu mầu của đạo Phật đã làm thay đổi cái nhìn của người dân Ấn, đạo Phật lần lượt được truyền vào các nước Đông và Nam Á, đặc biệt là Trung Hoa. Nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa được xem là nền tảng văn hóa ẩm thực khuôn mẫu, cổ xưa nhất của thế giới, trong đó không ngoại trừ văn hóa ẩm thực Phật giáo. Có thể khẳng định rằng, vấn đề ẩm thực của nhiều nước Đông Nam Á đều được ảnh hưởng rất nhiều từ ẩm thực của Trung Hoa. Phật giáo du nhập vào Trung Hoa từ thời nhà Hán, hưng thịnh nhất là thời Nam Bắc triều, đặc biệt trong vương quốc của vua Lương Võ Đế. Lúc đầu ông theo Đạo giáo, sau đó từ bỏ Đạo giáo thực hành theo giáo pháp của Phật. Ông là một Phật tử thuần tín và là người đề xướng triệt để việc ăn chay đối với hàng Tăng sĩ đương thời và quần thần trong cung. Cũng từ đây, các nước Phật giáo được truyền từ Trung Hoa vào đều coi việc “ẩm thực chay” là món ăn hàng ngày của hàng Tăng lữ.
2- Văn hóa ẩm thực được xem như là việc để tồn tại
Quan điểm ẩm thực cổ xưa của người Trung Hoa rất chú trọng đến thực phẩm mang tính tự nhiên. Ẩm thực được xem là “thực liệu” (ăn uống còn xem là sự trị bệnh). Theo thuyết âm dương ngũ hành, sự trường thọ của con người phải tuân theo luật âm dương, mà con người tồn tại trong quy luật biến chuyển của trời đất, thiên nhiên, cho nên, động thực vật trong trời đất được xem là yếu tố vật chất quý báu, là món dược liệu để kiến thiết đời sống con người lành mạnh. Do đó, ẩm thực luôn được xem là pháp môn trị bệnh, là một nét văn hóa vùng miền, đặc trưng của mỗi quốc gia. Ai cũng biết con người sở dĩ được tồn tại là nhờ ăn uống, cho nên Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nếu như hàng Tăng lữ không lấy việc ăn uống để tồn tại thân vật lý thì không thể đạt được an lạc và giải thoát trong đời sống tinh thần. Nhưng vấn đề ăn uống của Phật giáo là sự tiết chế và diệt dục, ăn uống được xem là để tồn tại thân ngũ uẩn chứ không phải trên ý tưởng hưởng thụ. Đây có thể xem là nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Phật giáo.
Ngày xưa, Sa-môn Cù-đàm thể nghiệm ép xác khổ hạnh trong suốt sáu năm, nhưng Ngài nhận ra rằng, đây không phải là phương pháp để đạt được Vô thượng Bồ-đề. Ngài quyết định từ bỏ cách tu khổ hạnh và nhận bát sữa do cô gái chăn cừu dâng cúng. Và nhờ bát sữa này, Ngài cảm nhận tinh thần trở nên minh mẫn, trí tuệ được khơi nguồn. Sau khi thọ thực xong, Ngài quyết định an trú trong chánh niệm tại cội Bồ-đề suốt 49 ngày, sau cùng, Ngài đã chứng ngộ chân lý vô thượng. Sự chứng ngộ này của đức Phật có lẽ là sự khởi đầu cho nhiều tranh luận, về triết học, về y học, về thiên văn, về vật lý và trong đó có cả vấn đề ẩm thực theo âm dương ngũ hành.
Thái độ nhận bát sữa của Ngài, chứng tỏ con người phải cần đến dưỡng chất để thúc đẩy cơ thể có hiệu quả, là thủ pháp dưỡng sinh có hiệu lực, khổ hạnh ép xác là thái độ sai lệch, là ý tưởng tiêu cực, bảo thủ không phù hợp với tính chất vật lý. Đây chỉ là một khía cạnh rất nhỏ và đơn giản trong văn hóa ẩm thực của đạo Phật, chính điều này đã cho thấy phương pháp khổ hạnh ép xác sẽ không đưa đến lý tưởng tối hậu mà là sự chứng ngộ giải thoát phải được kiến tạo trên tinh thần vật lý và tâm lý. Nhà sư nổi tiếng Wonhyo, Hàn Quốc, (617-686 sau CN) đã răn dạy môn đệ: “Mỗi nhà sư cần phải thỏa mãn cơn đói khát của mình bằng các loại thức ăn từ vỏ và rễ cây”.
3- Ẩm thực Phật giáo là nét đẹp của đạo đức
Vua Lương Võ Đế bắt đầu nghiêm trì kinh Phạm Võng Bồ-tát giới. Hành trì miên mật, khiến cho quần thần trên dưới không ai không tuân thủ Phật pháp. Kinh Phạn Võng chế định: đệ tử Phật không thể ăn thịt, vì lòng từ bi, chỉ có thể dùng rau quả để ăn như một món ăn bảo tồn cơ thể. Vì vậy, nền văn hóa Phật giáo Trung Hoa từ đây đã bắt đầu thực hành việc ăn chay. Và cũng từ đây, Phật giáo Trung Hoa cũng như các nước Đông Á, ít nhiều, cũng ảnh hưởng tư tưởng của những vị thiền sư truyền giáo từ Trung Hoa đến. Cho nên, khi Phật giáo truyền vào các nước Đông Á, Tăng sĩ tiếp nhận việc ăn chay như là một quy luật tất yếu, cũng là quan điểm “từ bi lợi tế giả” của đạo Phật. Đạo Phật dạy mọi người thương yêu, chăm sóc động vật. Phật giáo là học thuyết của sự bình đẳng, thông điệp của Phật giáo là thông điệp của tình thương và sự hòa bình, thông điệp ấy phải được thực hiện như một sứ mạng bảo hộ sự tồn vong của người khác hay sinh vật khác. Cho nên nếu hiểu rõ nguồn gốc và giá trị ẩm thực của Phật giáo là chúng ta đã góp phần làm giàu giá trị nhân văn, là góp bàn tay nhân ái trong việc bảo tồn sinh mạng vô tội của những động vật quý hiếm, tôn trọng sinh mạng của mọi loài mà trong đó văn hóa ẩm thực Phật giáo là nhu cầu giá trị tiên phong khi xã hội luôn phải đối mặt với vô số bất an về thực phẩm.
4- Ẩm thực Phật giáo là phương pháp chánh niệm
Một lần nữa có thể khẳng định, ẩm thực của Tăng sĩ Phật giáo là nhằm duy trì xác thân vật lý để tìm sự giải thoát tâm linh. Do vậy, đức Phật đã từng dạy các vị đệ tử “tất cả chúng sanh đều phải có thực phẩm để ăn và chỗ để ở, để sống, để tồn tại. Đó là điều cần thiết cho tất cả chúng sanh”. Và Ngài dạy về bốn loại thức ăn: Đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực.
Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chúng ta phải biết những thức ăn và thức uống nào gây tàn phá và làm mất sự điều hòa trong cơ thể. Phải có chánh niệm: “chỉ xin ăn những thức ăn có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh”. Đức Phật dạy: “Trong đời sống hằng ngày, trong khi tiêu thụ, chúng ta cũng phải biết thức ăn của mình đã có thể được tạo ra bằng sự đau khổ cùng cực của kẻ khác, của những loài sinh vật khác.” Ăn không có chánh niệm, ta tạo khổ đau cho mọi loài và khổ đau cho chính bản thân ta.
Loại thức ăn thứ hai là xúc thực. Chúng ta có sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chúng tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Ta phải thấy rằng việc tiếp xúc đó có đem sự độc vào người hay không. Ấy là ta thực tập chánh kiến. Hằng ngày, khi ta tiếp xúc với xã hội, với cuộc sống, chúng ta nên biết những điều ta tiếp xúc có gây tác hại, ảnh hưởng gì cho mắt tai mũi lưỡi thân và ý không? Đó là xúc thực. Đức Phật cũng dạy rằng, con người rất dễ bị thương tích, trên cơ thể cũng như trên tâm hồn, nếu chúng ta không giữ gìn thân và tâm bằng chánh kiến và chánh niệm thì các độc tố trong cuộc đời cũng bám lại và tàn phá thân tâm ta. Thực tập chánh niệm khi ăn uống cũng như tạo ra những kháng thể để chống lại sự thâm nhập của các độc tố nguy hại của xã hội dễ dàng xâm nhập vào thân tâm chúng ta.
Loại thức ăn thứ ba là tư thực hay Tư Niệm thực. Ðó là những nỗi ước ao ta muốn thực hiện cho đời ta. Mong muốn là một loại thực phẩm gọi là tư niệm thực. Ước muốn mạnh sẽ giúp ta năng lượng để thực hiện hoài bão. Nhưng có những loại tư niệm thực làm cho ta khổ đau suốt đời. Như danh, lợi, tài và sắc. Muốn được khỏe mạnh, tươi vui, muốn được giúp đỡ cho gia đình và xã hội, muốn bảo vệ thiên nhiên, tu tập để chuyển hóa, để thành một bậc giác ngộ độ thoát cho đời, v.v… thì đó là loại tư niệm thực có thể đưa tới an lạc, hạnh phúc.
Loại thức ăn thứ tư là thức thực. Con người đều có chánh báo và y báo. Chánh báo và y báo đều là sự biểu hiện của tâm thức. Khi làm công việc nhận thức, tâm cũng giống như cơ thể đón nhận các món ăn. Nếu trong quá khứ tâm thức ta đã tiếp nhận những thức ăn độc hại, thì nay tâm thức ta biểu hiện ra y báo và chánh báo không lành. Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, suy tư, tưởng tượng, tất cả những thứ ấy đều như muôn sông chảy về biển tâm thức. Và những vô minh, hận thù và buồn khổ của ta đều trở về biển cả của tâm thức ta. Vì vậy, ta phải biết mỗi ngày chúng ta nhận vào tâm thức của ta những món ăn nào. Chúng ta cho nó ăn món từ, bi, hỷ, xả hay trạo cử, hôn trầm, giãi đãi, phóng dật? Hay chúng ta cắm vào trong tâm thức những mũi dao độc tố, những mũi dao của tham lam, giận dữ, ganh tỵ, hờn giận, thù oán, vô minh?
Loại thực phẩm thứ tư này có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh, mà giá trị ẩm thực của Phật giáo là ẩm thực để giúp cơ thể vật lý thực hành nuôi dưỡng tâm linh. Cơ thể con người như là một hình thức sinh hoạt của sự tồn tại vật chất, chúng ta không thể không bổ sung năng lượng, do đó ẩm thực Phật giáo chủ yếu để hỗ trợ con người đạt đến thức thực, một trạng thái an tịnh tâm hồn.
Ngoài vấn đề chánh niệm, ẩm thực Phật giáo là đặc trưng của lòng từ. Đến với những món ăn từ nguồn gốc thực vật, gần gũi với thiên nhiên. Xã hội ngày nay, nhiều người đã xếp việc ăn uống của mình theo thiên hướng giảm thiểu sát sinh. Theo giới luật của nhà Phật, giữ giới không sát sinh là một yêu cầu tối thiểu cho tâm hướng thiện ở mức độ cơ bản, Những người quy y cửa Phật, bắt đầu từ việc ăn chay kỳ, (dành một số ngày trong tháng cho món chay). Với những bữa xen kẽ như thế, người ăn chay tập nhìn việc ăn – một yếu tố quan trọng để sinh tồn – trong chuỗi sinh tồn của vạn vật. Ở đó, không có sự trỗi dậy của tâm hiếu sát, mà ngược lại, mỗi khi ăn chay là một lần suy nghĩ “không thể duy trì sự sống của mình bằng cách lạm sát các con vật”. Đây là ý nghĩa của giới sát sanh và cũng là cách đạo Phật đề xướng ngăn ngừa giới sát cho người Phật tử.
Riêng với việc ăn chay, theo tinh thần tu tập của Phật giáo, mỗi người ăn chay là phát triển lòng bi mẫn của mình với sinh linh muôn loài hữu tình, là một khâu quan trọng trong việc phát triển Bồ-đề tâm. Trong quyển Những lời vàng do đạo sư Patrul Rinpoche thuật lại lời của vị thầy là Jigme Gyalwai Nyugu, trình bày kỹ thuật “thiền định về lòng từ bi” bắt đầu bằng những lời khuyên: “Hãy nghĩ về một người nào đó bị đau khổ dữ dội, như một người bị ném vào ngục tối sâu thẳm chờ đợi cuộc hành hình, hay một con vật sắp bị làm thịt đang đứng trước những kẻ đồ tể. Hãy cảm nhận lòng từ ái đối với chúng sinh đó như thể họ là mẹ hay là con của chính bạn”.
Vì với người Phật tử, chưa thể ăn chay trường, thì việc dừng hẳn các món có nguồn gốc từ động vật là rất khó. Chưa kể việc thiết kế bữa ăn hàng ngày, ngay cả việc đảm bảo đủ chất cho một người sống trong gia đình, cũng yêu cầu phải quân bình hàm lượng dinh dưỡng giữa các món chay và các món mặn. Chính vì vậy, giới sát sanh khuyên người không nên lạm sát, tức khi không cần ăn thịt thì không nên ăn, không nên lạm sát các con vật chỉ vì lý do để có được bữa ăn cho mình. Dành một số bữa ăn trong tháng cho các món chay, là bắt đầu giới hạn việc lạm sát của mình mà người Phật tử ai cũng có thể làm được.
5- Ẩm thực Phật giáo là thuận theo nguyên lý thực vật trong tự nhiên
Nguyên lý chế biến của các loại thực phẩm của Phật giáo là bảo toàn chất lượng nguyên thủy của thực phẩm, để tăng cường độ thơm, ngon, tự nhiên của các dưỡng chất vốn có trong thiên nhiên, tạo sự ngon miệng, khoái khẩu mang tính tự nhiên.
Tại các quốc gia phát triển, phương pháp chế biến thực phẩm cũng rất đa dạng và phong phú, tùy theo phong tục, tập quán của từng vùng, miền nhưng tựu trung vẫn hướng tới 3 tiêu chí chính:  trước tiên là sạch sẽ; yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, (từ khâu gieo trồng cho đến khâu chế biến, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu); hai là sự nhẹ nhàng, nhẹ nhàng ở đây là nói về hương vị, làm sao cho ngon miệng, dễ tiêu hóa, nhưng lại không gây ảnh hưởng tới bộ phận nội tạng cơ thể. Với quan điểm nhất quán như vậy, văn hóa ẩm thực trong các nhà chùa càng được quan tâm nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, như vậy cơ thể mới hấp thụ hết chất bổ có trong thực phẩm, đặc biệt người ta chú ý đến thời gian chế biến, thời gian nấu, tất cả duy trì ở mức thích hợp, đây là điều quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phật giáo. Trong Phật giáo, việc ẩm thực là nhằm duy trì thân thể đủ khỏe mạnh để tu tập và thực hành thiền định. Một số thức ăn có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý con người. Nên ẩm thực của Tăng sĩ Phật giáo cần thanh kiết, không quá nhiều gia vị, không dùng nhiều dầu, không dùng các loại ngũ tân. Vì loại thực phẩm này khó tiêu hóa, dễ dẫn đến trở ngại trong khi thiền định. Đức Phật dạy chúng đệ tử xuất gia không nên ăn uống quá nhiều, hạn chế lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết, nhằm cung cấp vừa đủ năng lượng để thực hành thiền. Vì vậy các món ăn đều được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Trong văn hóa Phật giáo, ý tưởng “tinh thần và thể chất là một”, bởi vậy thức ăn là một yết tố vô cùng quan trọng nhằm mang lại ý tưởng khai sáng giúp con người trở nên thông thái về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất.
6- Ẩm thực Phật giáo là nét đẹp đăc trưng của mỗi quốc gia
Trong hành trình mở đất, người Việt đã hình thành những thói quen ẩm thực của mình theo phong vị các vùng miền. Những nhà nghiên cứu Phật giáo ghi nhận sự xuất hiện của đạo Phật ở Việt Nam từ đầu Công nguyên. Sau đó, những người Phật giáo đầu tiên ấy mang theo những món ăn chay vào trong bước đường du phương hành đạo của họ. Tiêu chí đạm bạc của người tu hành đã xuất hiện vại tương, khạp cà muối, nghề ép dầu phụng và việc ăn những món thuần nguyên liệu từ thực vật đã có từ trước đó rất lâu. Có lẽ, chính thói quen ẩm thực của truyền thống này là điều kiện thuận lợi, là phương pháp điều chỉnh thân tâm trước mọi ham muốn vật dục của thân thể. Những món ăn rất dân dã này cũng chính là nét văn hóa đặc trưng trong ẩm thực Phật giáo.
Có lẽ bước mở đầu này đã tạo ra trong tâm thức người dân Việt sự gắn bó giữa việc ăn chay và ý niệm về Phật giáo. Chả thế mà khi những cư dân đầu tiên trong “hành trình mở đất Phương Nam” vào bình cứ dải đất Nam Bộ phì nhiêu, thì thói quen ăn chay cũng ngay lập tức cộng sinh với thủy thổ phong vị địa phương mà sản sinh ra hàng loạt các món ăn từ rau cỏ, củ quả, hoa lá miền Nam hoàn toàn thuần chay.
Ngày nay, ẩm thực Phật giáo đã vượt khỏi biên độ tôn giáo trong tâm thức người dân như vừa đề cập. Món chay hiện diện trong các tiệc chiêu đãi thực khách sang trọng của giới doanh nhân không hoàn toàn mang tính tôn giáo. Không còn gói gọn nơi những bữa ăn chay kỳ của những bà mẹ quê nơi thôn dã, món chay Việt Nam ngày càng được thực khách quốc tế biết đến nhờ những tiệc buffet chay trang trọng giữa Sài Gòn. Món chay từ lâu đã được chuyên gia thực dưỡng Ohsawa truyền bá như một phương pháp trị liệu và kiện toàn sức khỏe. Người Việt Nam tiếp cận phương pháp thực dưỡng này từ thập niên 60 thế kỷ trước, và như thế, món chay càng gắn chặt hơn với đời sống người dân mà không nhất thiết phải dùng món chay như một quy định hành trì theo Phật giáo.
7- Ẩm thực Phật giáo là nét thẩm mỹ làm đẹp tâm hồn
Từ việc nhìn nhận bữa ăn chay đạm bạc nhưng vẫn có thể đủ chất, sẽ dần dần hình thành nhận thức về nhu cầu cá nhân: thực ra người ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nhu cầu bản thân để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, cho môi trường sống xung quanh. Đấy là một suy nghĩ thiện, một suy nghĩ hoàn toàn mang tính nhân văn, nên chăng chúng ta đều có những ý nghĩ hay đẹp trong việc lấy thực phẩm chay làm nguồn dinh dưỡng để sinh tồn và đồng thời cũng là bảo vệ nguồn động vật và nguồn tài nguyên quý hiếm đang ngày một cạn kiệt dưới sức hủy hoại tàn sát vô tội vạ của con người. Người Phật tử bắt đầu bằng sự đồng cảm như vậy, khi Bồ-đề tâm tăng trưởng, cơ thể sẽ thích ứng bằng cách phát ra nhu cầu ăn chay, tự khắc thấy việc ăn chay là nhẹ nhàng, thấy vui và ngon miệng khi ăn, cơ thể phát triển tốt, sức khỏe tăng trưởng, bệnh tật thối lui. Đấy là khi con người bắt đầu chuẩn bị được cơ thể để đi theo đạo Phật vậy.
Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn khi bữa ăn gia đình xa rời các món thịt, xa rời sự chết chóc, và không đem hình ảnh các con vật bị giết thịt vào từng món ăn của mình. Sẽ là một cuộc sống an bình, khi từng món ăn mang hương vị thiên nhiên, mang hình ảnh của hoa đồng cỏ nội, có sự hòa đồng với cội cây gần gũi, và biến cuộc sống của mình thành một phần trong chuỗi sinh tồn tự nhiên. Người ăn chay, vì thế mà cũng tự tập cho mình thói quen yêu quý thiên nhiên, yêu quý từng phút giây mình được sống, thấy mình là một phần của vạn vật… Và từ đó, người ta hướng những việc làm, những tạo tác của mình sao cho hài hòa với thiên nhiên, phấn đấu để lòng đam mê công việc của mình chuyển dịch từ ham thích thỏa mãn bản thân sang ham thích làm đẹp cho đời.
8- Nhận xét của các chuyên gia về văn hóa Ẩm thực Phật giáo
Ăn chay không còn là thói quen riêng của những người theo đạo Phật mà của nhiều công nhân, viên chức, kể cả lớp trẻ. Theo báo Người Lao Động, hiện nay toàn thành phố Thượng Hải có hơn 20 nhà hàng ăn chay, so với 3 nhà hàng 3 năm trước. Bà Gloria Tăng, giám đốc nhà hàng, nói: “So với những cửa hàng ăn uống quốc doanh, nhà hàng ăn chay mới ra đời ở Thượng Hải hiện đại hơn nhiều với những món ăn rau quả chế biến ngon hơn hẳn và cung cách phục vụ tốt hơn. Khách đến ăn hưởng thụ thú vui ẩm thực thay vì để bày tỏ sự khổ hạnh tôn giáo.”
Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là khối Châu Âu, kinh tế phát triển, đời sống luôn phát triển thế nhưng con người không còn ý niệm “dân dĩ thực vi tiên”. Ở những quốc gia này ngày càng có nhiều người thay đổi lối sống từ “ăn mặn” chuyển sang “ăn chay”. Từ bỏ thịt, cá chuyển sang ăn rau quả để giữ gìn sức khỏe, tránh những chứng bệnh gắn liền với xã hội hiện đại: tim, mạch, béo phì, tiểu đường. Kỹ sư Alex Trương làm việc tại một công ty liên doanh lớn ở Thượng Hải, từ 3 năm nay đã ăn chay, nói: “Giờ đây, ăn chay không còn bị coi là lập dị nữa, nhất là với lớp trẻ, mà là một lối sống bảo đảm sức khỏe”.
Ngày 13-8 đến ngày 14-9, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tại lễ khởi động tháng ăn chay (do công ty Saigontourist thực hiện). Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng cho biết: hiện nay, ăn chay đang ngày càng được quan tâm như một cách sống, một cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe. Theo một nghiên cứu, trong 10 năm qua, số người ăn chay ở Anh quốc tăng gấp đôi, và một phần tư thanh niên nước này đã không còn ăn thịt. Năm 1994, số người ăn chay ở Hoa Kỳ tăng khoảng 12 triệu người và mỗi năm tăng thêm 1 triệu người. Theo bác sĩ, có nhiều lý do dẫn đến việc ăn chay. Lý do đầu tiên là tín ngưỡng, nhưng càng về sau, những lý do sức khỏe, nhân văn, bảo vệ môi trường, kinh tế và đạo đức đã làm cho người ta thích ăn chay hơn ăn mặn. Dù vậy, nếu ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến việc thiếu sắt. Món ăn chay nhiều chất vitamin là đậu nành, sữa và hoa quả. Do đó, chúng ta cũng cần hiểu rõ những tác dụng của những loại thực phẩm trong vấn đề ẩm thực.
Ngoài những khía cạnh chủ quan và khách quan, tác giả đã đúc kết những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực và các biện chứng pháp trong quá trình tồn tại con người như là một quy luật vật lý tất yếu để đưa ra một cái nhìn chung trong việc ẩm thực, hầu giúp mọi người tỏ rõ giá trị của ẩm thực Phật giáo. Bên cạnh đó vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay trên toàn cầu là đề tài nóng bỏng mà mỗi mỗi quốc gia đều lo ngại. Chúng ta dù là ai, chúng ta đang đứng ở lĩnh vực nào đi chăng nữa cũng không nên thờ ơ, hay thản nhiên với sứ mệnh của con người đang đối đầu với bao nguy hiểm. Vì con người, vì sự giải phóng tâm thức cho nhân loại mà đức Phật đã xuất hiện nơi đời, sự xuất hiện của đạo Phật là khơi dòng suối từ bi, mang thông điệp hòa bình vào trong cuộc sống, làm lắng dịu những tham vọng cuồng si. Từ đây, bước chân đạo Phật đến đâu cũng được sự tiếp nhận của bá tánh như là món ăn tinh thần trong đời sống sinh hoạt của mình. Do vậy, lời phật day: “Bảo vệ mình là bảo vệ người khác, bảo vệ người khác chính là bảo vệ lấy mình; bảo vệ người khác là bảo vệ tự thân”. Vì sao? vì con người sống trong sự móc xích của nhân duyên, cái này tồn tại là tồn tại cái kia, cái này hủy diệt cái khác tức thời cũng sẽ hủy diệt. Do vậy, đạo đời không thể tách rời nhau, con người và sự sống cũng thế, sống là phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền sống của những sinh vật khác. Không thể hoàn toàn có thể thỏa mãn mọi cơn khát của sự đòi hỏi nơi cơ thể. Hiểu biết và có sự thương yêu đồng loại là chúng ta thực hiện tâm “Từ Bi”, chúng ta đã hiểu được giá trị của văn hóa ẩm thực Phật giáo.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 15:37 )
 

ĐOÁN TÍNH CÁCH QUA HÌNH DÁNG BÀN TAY

Email In PDF.
Khi mới tiếp xúc với một người mà chưa có cơ hội tìm hiểu và nói chuyện, bạn vẫn có thể biết sơ qua về tính cách của người đó qua dáng vẻ bề ngoài.
Có rất nhiều cách xem tướng để đoán tính cách một người như đoán tính cách qua diện mạo, qua dáng đi, qua cử chỉ… nhưng có lẽ cách dễ nhất để nhận diện tính cách một con người là qua bàn tay bởi trong lần đầu gặp mặt, chúng ta thường làm quen với nhau qua cái bắt tay.
1- Bàn tay nhọn
Bàn tay có hình dáng xinh xắn, mảnh mai, các ngón tay thon dài như búp măng là người đa cảm đa sầu nhưng lại rất khoan dung, nhân từ. Người có bàn tay nhọn yêu thơ văn, hội họa và sự thẩm mỹ. Đây cũng là người rất đa tình, khi đã yêu thì sẽ yêu hết mình, không tính toán, vụ lợi trong tình yêu.
 Nghệ thuật   Đoán tính cách qua hình dáng bàn tay  nghe thuat phong thuy tin nguong
2- Bàn tay tầm thường
Là bàn tay có hình dáng thô kệch, da dày, xù xì, to và ngắn. Đây là bàn tay của người lao động, thuộc dạng người kém thông minh, ít suy nghĩ, biết hôm nay và không lo ngày mai. Những người có bàn tay này thường thật thà, chất phác, nhân hậu và thủy chung trong tình yêu.
3- Bàn tay cương nghị
Những người sở hữu bàn tay có hình dáng như chiếc quạt xòe với những ngón tay cũng xòe ra là người trực tính, nóng nảy và liều lĩnh. Họ thường hay quan tâm đến bạn bè, người thân, thẳng thắn và thành thật. Tính tình không đa nghi, không hay can thiệp vào chuyện của người khác.
4- Bàn tay hình nón
Hai bàn tay búp măng, các đầu ngón tay tròn trịa và nhỏ, mỏng. Nếu lòng bàn tay mềm và ướt thuộc người sống nội tâm, ít bộc lộ cảm xúc ra ngoài. Người có bàn tay hình nón thường thông minh, học nhanh hiểu rộng, thích tìm tòi những điều mới lạ, có lòng nhân ái nhưng lại dễ tin người nên thường bị người khác lừa gạt. Bàn tay này thích hợp với các nghề điêu khắc, hội họa, nhạc sĩ hay người mẫu.
 Nghệ thuật   Đoán tính cách qua hình dáng bàn tay  nghe thuat phong thuy tin nguong
5- Bàn tay hình vuông
Những người sở hữu bàn tay hình vuông là những người thực dụng, bảo thủ, sống thận trọng và nề nếp, ra đời dễ thành đạt hơn mọi người. Tuy nhiên, bàn tay này thường khó chọn bạn kết giao, không thích hội hè, vui chơi phóng túng, cũng không thích nghệ thuật, chỉ chuyên tâm vào công việc.
6- Bàn tay khuyết
Là bàn tay có các ngón tay gầy yếu, trong lòng và trên mu bàn tay đầy xương. Đây là bàn tay của những người chuyên nghiên cứu những sự kiện thần bí, thích khám phá những điều hoang tưởng, cũng thành danh với những chuyên môn của mình. Tuy nhiên, họ thường tỏ ra lạnh nhạt với mọi người và rất dễ trở thành kẻ cơ hội.
7- Bàn tay rộng, hẹp
Người có bàn tay rộng là người mang nhiều tham vọng, tháo vát và thường tạo ra thời cơ hơn thụ động, vì thế dễ làm giàu và cũng dễ phá sản. Nếu có tam đình (thượng đình: phần cắt ngang trán; trung đình: phần mũi môi miệng; hạ đình: phần cằm) đều đặn, đây là người có thế lực, ăn to nói lớn.
Trái lại, người có bàn tay hẹp rất nhút nhát, hay lo sợ, tính tình đa nghi, tự ti, nhỏ mọn.
 Nghệ thuật   Đoán tính cách qua hình dáng bàn tay  nghe thuat phong thuy tin nguong
8- Bàn tay to, nhỏ
Những người sở hữu bàn tay to thường có phản ứng chậm, óc nhận xét thiếu khoa học, làm việc gì cũng chậm nhưng kiên nhẫn chịu đựng. Tính tình của những người này kín đáo nhưng ích kỷ. Tuy nhiên, khó có chức vụ cao trong công việc, nếu tự lập cánh sinh thì chỉ thích hợp với những nghề thủ công, mỹ nghệ.
Ngược lại, những người có bàn tay nhỏ thường tỉ mỉ, khéo léo, năng động, biết ứng phó kịp thời với những trường hợp khẩn cấp đồng thời tính tình cũng rất vui vẻ, lạc quan. Tuy nhiên, vì quá năng động nên đôi khi va vấp bởi những chuyện xui rủi, không may mắn. Họ thích hợp với nghề bác sĩ, luật sư hay ký giả.
9- Bàn tay dài, ngắn
Bàn tay ngắn tính tình nóng nảy, thiếu bình tĩnh, công việc thường làm dở dang nhưng đầu óc hay mơ ước viễn vông, hay tưởng tượng đến những điều không thực tế với hoàn cảnh của họ. Do bản tính nóng nảy nên cũng hiếu động, bạo lực.
Người có bàn tay dài có đời sống khôn ngoan, thận trọng, tỉ mỉ trong các công việc nên thường đánh mất cơ hội thăng tiến. Bàn tay này thường gặp bất lợi trong kinh doanh nhưng lại rất thành đạt với những nghề như luật sư, ký giả, điều tra viên…
10- Bàn tay tổng hợp
Đây là bàn tay vuông, ngón tay dài. Đặc điểm chung của những người có bàn tay này là tài năng, biết xoay sở, tính tình dễ dãi, đời sống no đủ, trường thọ.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 15:45 )
 

MÓN ĂN MAY MẮN DỊP TẤT NIÊN Ở CÁC NƯỚC

Email In PDF.
Ở nhiều nơi trên thế giới, đêm giao thừa và năm mới người dân thường thưởng thức những món ăn được cho là sẽ mang lại giàu sang, khỏe mạnh và may mắn như nho, bưởi, đậu đỗ, thịt lợn...
1- Nho
Thay vì uống sâm panh vào lúc Giao thừa, bạn hãy ăn nho. Đó là những gì người Tây Ban Nha và người Mexico làm vào lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với hy vọng sẽ có nhiều may mắn.
Truyền thống này có từ đầu thế kỷ 20, khi tiếng chuông đồng hồ từ Puerta del Sol, ở Madrid vang lên thì mọi người bắt đầu ăn. Và cứ mỗi tiếng chuông cất lên, họ lại bỏ một quả nho vào miệng và nhai thật nhanh. Thường khi 12 tiếng kết thúc cũng là lúc họ bỏ hết 12 quả nho vào miệng, lúc đó năm mới bắt đầu. Hầu hết mọi người không thể ăn hết 12 quả nho trong 12 giây. Song nó lại gây vui nhộn vì miệng ai cũng phồng lên đầy nho.
Ngoài ra, người Mexico còn ăn lựu và sung vì hạt lựu tượng trưng cho thịnh vượng, còn ăn sung để giúp cho cơ thể “sung” hơn trong ái ân và tăng khả năng sinh con.

Người Tây Ban Nha, Mexico thường ăn nhiều nho vào đêm Giao thừa với hy vọng có nhiều may mắn.
2- Thực phẩm hình đồng xu và chiếc nhẫn
Ở nhiều nơi, trong đó có Anh, những thực phẩm có hình giống đồng xu rất được ưa chuộng vào ngày Tết, vì người ta tin rằng nó sẽ mang lại thịnh vượng cho năm mới. Loại bánh hình chiếc nhẫn cũng được nhiều nơi ăn vì họ cho rằng chúng tượng trưng cho chu kỳ vòng đời và năm mới sẽ là chu kỳ đầy đủ.
Người Italia, Ba Lan và Hà Lan thường ăn bánh rán làm bằng bột vào năm mới. Còn người Mexico thường ăn bánh hình chiếc nhẫn cùng trái cây sấy khô với hy vọng gặp nhiều niềm vui và may mắn.
3- Bưởi
Người Tây Ban Nha thường ăn 12 múi bưởi của những quả bưởi khác nhau trong đêm Giao thừa nếu họ không ăn nho. Mỗi múi bưởi tượng trưng cho 12 tiếng chuông đồng hồ.
Phong tục này có từ năm 1909 khi những người trồng bưởi ở khu vực Alicante của Tây Ban Nha khởi xướng hoạt động này nhằm bảo vệ giá trị của quả bưởi. Ý tưởng đó đã được nhiều người hưởng ứng và lan rộng sang cả Bồ Đào Nha cũng như các nước từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, như Cuba, Venezuela, Mexico, Ecuador và Peru.
Mỗi múi bưởi cũng tượng trưng cho các tháng khác nhau trong năm. Do vậy, nếu múi bưởi thứ ba mà có vị ngọt thì tháng 3 người đó sẽ gặp nhiều niềm vui.
4- Mỳ sợi
Ở nhiều nước châu Á, mỳ sợi thường được sử dụng trong năm mới vì nó tượng trưng cho trường thọ. Người Nhật đặc biệt khoái món my Soba có sợi dài, được làm từ bột kiều mạch. Họ tin rằng, ăn trong năm mới sẽ giúp sống trường thọ và tránh được nhiều bệnh tật. Các nhà sư Nhật cũng ăn mỳ giòn vào đêm Giao thừa.
5- Rau xanh
Các loại rau như bắp cải, súp lơ xanh, cải xoăn và rau chard thường được ăn nhiều vào năm mới ở nhiều nước. Lý do đơn giản là vì họ nghĩ rằng rau xanh trông giống như đồng tiền gấp. Họ tin rằng điều này giúp họ may mắn trong kinh tế.

Rau xanh trông giống đồng tiền gấp, nên được nhiều nơi chọn ăn vào dịp đón chào năm mới.
Người Đan Mach thường ăn súp lơ xanh ninh nhừ với đường và quế. Trong khi đó, người Đức thì ăn cải bắp còn người dân vùng phía nam nước Mỹ lại ăn rau collard. Người ta tin rằng, ăn càng nhiều rau này thì họ càng gặp may và giàu có vì mầu xanh có sự tương đồng với đồng tiền.
6- Đậu
Các loại quả đậu, bao gồm đỗ đũa, đậu hà lan, đậu lăng đều tượng trưng cho tiền bạc vì chúng trông giống đồng xu và thường phồng lên khi được nấu chín. Do vậy, người ta tin rằng ăn nhiều đậu sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Ở Italia, người ta thường ăn món cotechino con lenticchie, tức là ăn xúc xích với đậu lăng đúng vào lúc Giao thừa. Còn người Đức ăn đậu với thịt lợn. Ở Brazil, món ăn đầu tiên của năm thường là súp đậu lăng hoặc đậu lăng nấu với gạo. Ở Nhật, món osechi-ryori (gồm đậu đen nấu với gia vị khác) được ăn trong 3 ngày đầu tiên của năm mới. Còn ở miền nam nước Mỹ, người ta thường ăn đậu đen hoặc đậu đũa để tìm kiếm niềm may trong cuộc sống.
7- Thịt heo
Phong tục ăn thịt heo trong năm mới dựa trên quan niệm cho rằng, heo tượng trưng cho sự an nhàn và sung túc. Các nước như: Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo thường ăn lợn sữa quay vào năm mới nếu không thì họ thường có món bánh hình con lợn. Trong khi đó người Thụy Điển thì thích món chân giò lợn, còn người Đức lại thưởng thức món thịt lợn quay với lạp xường. Thịt heo cũng được ăn ở Mỹ và Italia vì lợn có chứa mỡ nên người ta cho rằng nó tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.
8- Cá
Cá là lựa chọn số một cho món ăn ngày Tết ở nhiều nơi, theo Mark Kurlansky, tác giả của cuốn Cá tuyết: tiểu sử của loài cá làm thay đổi thế giới. Cá tuyết có mặt trong bữa tiệc đầu năm từ thời trung cổ. Ông ví nó như món gà tây vào ngày lễ Tạ ơn Chúa.
Người Đan Mạch thường ăn cá tuyết luộc, còn người Italia thì ăn cá tuyết rán. Người Ba Lan và người Đức lại ăn cá trích vào Giao thừa để lấy may nắm cho năm mới. Người Thụy Điển thường ăn nhiều món cá với salad. Người Nhật lại ăn trứng cá trích để mong muốn sinh con khỏe mạnh, ăn tôm để trường thọ và ăn cá mòi rán trong năm mới để có được một mùa bội thu.
9- Không nên ăn gì?
Bên cạnh những món ăn được đặc biệt quan tâm trên thì cũng có những món mà nhiều nền văn hóa kiêng vào năm mới. Ví dụ như tôm hùm vì loài này đi giật lùi nên có thể hiểu là sẽ mang lại sự tụt hậu.
Ở Đức có tập tục là để một chút thức ăn trên mỗi đĩa từ đêm giao thừa đến sáng để đảm bảo luôn có sẵn thực phẩm tích trữ trong năm mới. Tương tự, ở Phillippin, người ta cũng thường để nhiều thức ăn trên bàn vào đêm Giao thừa.
Bạn hãy ăn nhiều thực phẩm mang lại may mắn và sung túc như có thể nhưng không nên ăn quá nhiều, kẻo tăng cân.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 15:33 )
 

NGƯỜI TRÚNG 1.300 LƯỢNG VÀNG VÀ LỜI NGUYỀN KỲ LẠ QUANH CON SỐ 56

Email In PDF.
Trúng độc đắc liên tiếp nhiều lần với số tiền lên đến hơn 7 tỉ đồng, ông Lộc từ một anh thợ sửa đồng hồ dưới gốc me thành một tỉ phú với một núi tiền. Ăn chơi “tẹt ga”, bao gái, chơi xe hơi…, 3 năm sau ông lại trở về với nghề cũ…
Buồn bã, sa đọa; rồi trong một cơn say, ông bị xe đụng, chết trong nghèo hèn và tủi hổ.
Cụ Ba đang ngồi kể lại câu chuyện người con rể của mình trúng số.  Ảnh: Trường Sơn
Cụ Ba đang ngồi kể lại câu chuyện người con rể của mình trúng số. Ảnh: Trường Sơn
Từ thợ sửa đồng hồ thành tỉ phú sau nháy mắt
Ông tên là Nguyễn Lộc (SN 1956, từng sống ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vốn là thợ sửa đồng hồ trên vỉa hè một con đường ở thị xã Thủ Dầu Một.
Rời quê lên thành phố làm việc từ những năm 1980, ông hằng ngày vẫn cặm cụi sửa đồng hồ để kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi thân. Thời gian sau, ông yêu rồi về chung sống như vợ chồng với một người con gái có nhà gần đó. Tuy không có đám cưới rình rang, nhưng họ cũng có hai mặt con để lấy đó làm động lực duy trì hạnh phúc. Cặm cụi với từng chi tiết nhỏ trong những chiếc đồng hồ hỏng, tiền công ít ỏi nên chẳng ai có thể ngờ rằng, một ngày nào đó ông trở thành một tỉ phú nổi tiếng nhất nhì đất Thủ.
Một buổi chiều của năm 2000, sau một ngày lao động vất vả, ông thấy có một cụ bà đi ngang qua chỗ mình làm, tay run run với lốc vé số ế. Thấy vậy, ông thương tình rồi kêu ngược lại, móc sạch những đồng bạc lẻ trong túi, ông mua 6 vé có hàng số cuối cùng là 56- trùng với năm sinh của ông. Cũng chẳng hy vọng gì, ông tiếp tục cắm đầu vào những chiếc đồng hồ mà khách mang đến để làm cho kịp hẹn. Mặt trời khuất dạng, ông lục đục đẩy chiếc xe về lại gốc me gần nhà vợ để nghỉ ngơi. Chiếc xe vừa yên vị, bất ngờ ông nghe tiếng ai đó gọi mình thật to phía ngoài đường. Nghe tiếng ai lạ lạ, ông chạy ra thì cụ bà bán vé số lúc chiều đang đứng trước mặt, giọng run run: “Chú ơi, chú trúng độc đắc rồi!”.
Bán tín bán nghi, ông lấy vội 6 tờ vé số ra để tra với kết quả mà bà cụ đưa cho. Lóa mắt, tim đập thình thịch, tay chân bủn rủn vì vui sướng, ông biết rằng mình đã trúng giải độc đắc với số tiền khổng lồ. Thấy bà cụ đứng tần ngần nhìn người khách may mắn, ông không biết mình phải làm gì nên hẹn bà ngày mai quay lại, ông sẽ thưởng hậu. Toàn bộ sự việc diễn ra trong chốc lát, ông cũng kịp trấn tĩnh khi vận mạng bất ngờ thay đổi. Sau lần ấy, có người nói rằng ông liên tiếp trúng thêm nhiều lần độc đắc nữa, tổng cộng ông đã trúng giải của 3 công ty xổ số với 55 tờ, tổng giá trị lên đến hơn 7 tỉ đồng, quy đổi ra giá vàng lúc đó là 1.300 lượng.
Có trong tay số tiền quá lớn, ông thay đổi hẳn. Từ một người chồng hiền lành, thương yêu vợ con hết mực ngày nào, ông đã trở thành một tay chơi nổi tiếng đất Thủ. Thấy người ta có xe hơi, ông cũng mua cho bằng được rồi thuê tài xế riêng để chở đi chơi. Thấy bạn bè khích bác “có tiền trên trời rơi xuống, nên biết hưởng thụ một tí”, ông lại đi uống bia ôm suốt ngày. Trong những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng đó, ông tiêu đi một số tiền rất lớn. Có một giai thoại mà bây giờ giới ăn chơi đất Thủ còn nhớ mãi về ông: Trong một đêm cùng bạn bè chiến hữu đi ăn chơi ở Sài Gòn, ông gặp một cô gái miền Tây rất xinh đẹp. Không biết ai xui khiến thế nào, ông ngồi nói chuyện một hồi thì móc túi cho cả nắm tiền và vàng. Thấy vị khách sộp hết cỡ này, cô gái cứ lẽo đẽo theo sau...
Ăn chơi là thế, tiêu tiền “không số” là thế, nhưng chuyện vợ con gia đình thì ông bỏ ngoài tai, xa tầm mắt. Số là, ông có một người con gái bị tật nguyền, nhưng ông lại không mang đi chữa trị dù rằng tiền lúc đó ông không thiếu. Người vợ nói ông ăn tiêu cho lắm vào rồi cũng hết, ông bèn cho một ít tiền về quê Đồng Xoài để cất lên cái nhà ọp ẹp. Mẹ vợ của ông - bà Lê Thị Ba, năm nay đã 80 tuổi còn nhớ lại: “Ngày trước, nó trúng số tới mấy lần nhưng nghe đâu nó mang tiền ra tiệm vàng nhờ giữ hộ chứ không để trong nhà. Có tiền sẵn, nó cứ lần nào đi ăn chơi thì ra tiệm vàng mà lấy, xong rồi đi suốt cả mấy ngày mới về. Như tôi là mẹ vợ của nó mà nó chỉ cho tôi khoảng 1 triệu bạc, mà phải 2 lần mới được chừng đó à nghen…”.
Ngày ông còn sống, tính ông rất ngang tàng, đặc biệt là sau khi trúng số khủng. Chỗ ông sửa đồng hồ hay có mấy bà bán vé số qua lại rồi mời ông mua, sẵn tiền ông mua hết. Có một ngày, ông mua sạch vé số của bất kỳ ai mời vì ông tin rằng mình sẽ tiếp tục trúng độc đắc vài lần nữa.
Gốc me ngày trước ông Lộc vẫn hay ngồi sửa đồng hồ lúc còn hàn vi.  Ảnh: Trường Sơn
Gốc me ngày trước ông Lộc vẫn hay ngồi sửa đồng hồ lúc còn hàn vi. Ảnh: Trường Sơn
Kết cục bi thảm của tỉ phú và lời nguyền con số 56
Ông bà có câu “ngồi không ăn núi vàng cũng lở”, câu đó ứng vào đúng hoàn cảnh của ông. Với khối tài sản ấy, ông có thể tiêu pha cả đời một cách dư dả hoặc làm giàu nhanh chóng nếu biến nó thành vốn kinh doanh. Nhưng cái sự lạ ở đời, hiếm có doanh nhân nào lại làm giàu lên từ tiền trúng số, hoặc cũng rất ít người trúng số mà làm ăn phát đạt để trở nên thành đạt. Ông cũng không thoát khỏi cái quy luật oái ăm đấy, qua 3 năm thôi, ông đã trở thành một kẻ trắng tay và mang tiếng là kẻ đi lừa gạt bạn bè.
Số là, trong những cuộc đi chơi, đốt tiền trong các nhà hàng, quán bar ở Sài Gòn, ông có quen mấy người bạn có máu mặt. Con gà tức nhau tiếng gáy, khi mấy vị đại gia kia thách ông “có ngon thì mày bao hết quán bar này trong đêm nay đi” thì ngay lập tức, ông cho tiếp viên mở hết tất cả những loại rượu đắt tiền nhất, dẫn những cô gái đẹp nhất đến để phục vụ cho… tất cả những ai có mặt trong bar, chi phí ông lo tất. Đêm ấy, ông tiêu hết gần 300 triệu đồng vì lời thách của bạn. Sau “chiến tích” ăn chơi lừng lẫy đó, ông như thay đổi hẳn bản tính, cáu gắt hơn, xem thường đồng tiền hơn và đặc biệt là mua vé số càng nhiều hơn. Ngoài mấy chiêu ăn chơi “không đụng hàng” kia, ông lại sang Campuchia để đánh bài. Không biết mang theo súng làm gì, ông bị công an phát hiện, khiến ông phải chạy vạy khắp nơi để thoát tội.
Rồi đến lúc núi vàng cũng lở, ông bắt đầu nợ nần, túng thiếu liên miên. Những cuộc chơi, những trò ngông của kẻ có tiền đã cuốn mất đi số tiền kếch xù đó chỉ trong 3 năm. Quay lại cuộc sống nghèo hèn của anh thợ sửa đồng hồ, đối mặt với cơm áo gạo tiền hằng ngày, cầm trên tay những đồng bạc lẻ…, ông như một người điên dại.
Vợ ông cám cảnh ông chồng sáng xỉn chiều say đã đưa 2 con về Đồng Xoài sinh sống. Bạn bè ông có trong thời giàu có cũng đã ra đi khi biết ông không còn tiền bạc, những khoản nợ nhỏ ngày nào, họ tìm đến ông để đòi thanh toán. Trong một lần tranh cãi với một người bạn, ông nổi cơn điên nên lấy dao đâm người này bị thương. Sợ bị pháp luật trừng trị, ông bỏ trốn đi khắp nơi, sống chui nhủi không dám về nhà. Bẵng đi một thời gian, người thân được báo tin ông đã bị tử vong trong một tai nạn giao thông ở tỉnh láng giềng Bình Phước. Nhận xác ông về chôn cất, không ai tin rằng quãng thời gian rượu chè trác táng đã khiến thân thể ông gầy mòn đến thế.
Như muốn cho con cái quên đi quá khứ không có gì tốt đẹp của người cha, vợ ông sau khi chôn cất chồng, đợi đến kỳ mãn tang đã cho bỏ hết những tấm ảnh có mặt ông. Hình bóng ông rơi vào quên lãng, chỉ có cái tiếng của một người may mắn trúng số nhưng không biết sử dụng đồng tiền đã bị vong mạng trong nghèo khó là còn mãi với người dân ở thành phố Thủ Dầu Một.
Căn nhà nơi ông Lộc từng ở với vợ con tại TP.Thủ Dầu Một. Ảnh:  Trường Sơn
Căn nhà nơi ông Lộc từng ở với vợ con tại TP.Thủ Dầu Một. Ảnh: Trường Sơn
 Một người có nhà gần nơi gốc me mà ông sửa đồng hồ ngày xưa kể: “Ổng mất rồi, không ai trách ổng nữa. Chỉ trách rằng, sau khi ổng mất đi có rất nhiều người đã bí mật lẻn đến bên gốc me cổ thụ này để cầu cơ, xin số đánh đề. Con số 56 ngày xưa ổng trúng độc đắc lần đầu được người ta đặt tên là “số Lộc” vì gắn liền với tên tuổi của ông Lộc sửa đồng hồ trúng số bạc tỉ”. Phóng viên mang chuyện này đi hỏi bà cụ Ba, bà vừa nói vừa lắc đầu: “Qua không biết chuyện đó, chuyện người ta mê số nào là chuyện của họ. Chỉ mong cho thằng Lộc sớm siêu thoát, phù hộ con cái an lành. Đánh số đánh đề có ai giàu hơn nó đâu, trúng nhiều như thằng rể qua mà có còn đâu. Làm ăn chân chính sẽ kiếm được tiền, quý trọng đồng tiền thì nó sẽ ở mãi với mình, phụ nó thì nó sẽ quay lại hại mình”
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 15:35 )
 
Trang 1415 trong tổng số 1426 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Trao đổi