Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay4707
mod_vvisit_counterHôm qua3489
mod_vvisit_counterTuần này22222
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này146753
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3092979

Có: 9 khách trực tuyến

Trao Đổi

TẠI SAO TRÁI TIM NGÀI THÍCH QUẢNG ĐỨC THIÊU KHÔNG CHÁY?

Email In PDF.
(PGVN) Ngay sau khi Thầy Quảng Đức tự thiêu, mọi người đã ngạc nhiên khi hay tin Trái tim của Thầy đã không bị thiêu hủy cùng ngọn lửa. Từ đó đến nay suốt thời gian ngót 37 năm qua, người Việt Nam luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: Tại sao trái tim của Ngài không bị đốt cháy?
Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình. Tuần qua, nhật báo Người Việt Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết của ông Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, trong đó tác giả đã trình bày lý do vì sao trái tim của Thầy Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục thể của Thầy bị thiêu thành tro bụi trong lửa đỏ. Mời quý độc giả theo dõi nguyên văn bài viết của tác giả đăng ở trang 3.
Mười ba năm sau ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, tôi được nghe một Bạn Đạo của Ngài kể lại: "Vì sao Ngài để lại Trái Tim", như một huyền thoại, như một giai thoại Thiền thời đại. Người kể là Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Thời gian là vào đầu năm 1976 và địa điểm là Trại Cải Tạo Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hòa. Vào thời gian trước khi bị đưa ra Bắc, tôi được giam chung với hai vị Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long và Thích Độ Lượng là những người lãnh đạo ngành Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Đội Miền Nam trước 1975. Nhờ cơ hội đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều về Phật Pháp, về đức độ và về công hạnh của Ngài Thanh Long. Cũng nhân dịp này, tôi đã đặt câu hỏi về "Trái Tim Ngài Quảng Đức" có thật không và chuyện xảy ra như thế nào?

Hòa Thượng Thanh Long đã trừng mắt nhìn tôi rồi nói: "Đó là sự thật một trăm phần trăm, thế cậu không tin à?" - Ngài thường dùng chữ cậu để xưng hô với tôi cho thân mật theo kiểu Bắc, thay vì dùng chữ anh hay đạo hữu - Và tôi trả lời: "Không phải con không tin về chuyện trái tim có thật hay không. Điều con thắc mắc là tại sao thiêu mà trái tim không cháy".
Hòa Thượng đã mỉm cười và ôn tồn nói: "Chính chúng tôi cũng không ngờ và chính tôi là nhân chứng về chuyện này, giờ tôi kể cho cậu nghe". Rồi Ngài bắt đầu thuật lại như sau:
"Tôi không nhớ rõ thời gian bao lâu trước ngày Thầy Quảng Đức tự thiêu, trong một buổi họp kín giữa những thành phần lãnh đạo cuộc đấu tranh Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, trong đó có tôi. Sau khi bàn thảo xong các việc, đến phần linh tinh thì Thầy Quảng Đức giơ tay, xin ghi tên tự thiêu. Vì là chỗ thân tình, mà cũng để đùa với ông, nên tôi nói: "Này Thầy ơi! Mấy vị Thiền sư khi chết thường để lại xá lợi đấy nhé. Vậy Thầy định để lại cái gì?" Ngay lúc đó, theo phản ứng tự nhiên ông trả lời tôi: "Để lại trái tim được không?" Tôi đáp: "Được chứ, tốt lắm, tốt lắm!" Sau buổi họp hôm đó, tôi đã gọi Taxi đưa Thầy Quảng Đức về chùa Quán Âm trước, rồi sau mới về chùa mình. Thời gian tiếp theo vì bận Phật sự và việc đấu tranh tôi cũng quên đi chuyện nàỵ
Đến ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 thì Thầy Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt vào lúc 11 giờ trưa. Khi đó tôi đang ở chùa Xá Lợi họp. Lúc đó tình hình rất căng, vì nằm trong thành phần lãnh đạo nên tôi ở luôn tại chùa Xá Lợi để được bảo vệ chứ không về chùa nữa. Nhục thân Thầy Quảng Đức được mang về chùa Xá Lợi nên các Phật tử thường xuyên đến viếng, ngày đêm hàng ngàn người. Mãi năm ngày sau mới đem xuống thiêu tại An Dưỡng Địa Phú Lâm.
Vào chiều ngày 16-6-63, một Thầy trẻ phụ trách việc thiêu đã chạy về chùa Xá Lợi bạch rằng đã thiêu xong, nhưng không hiểu sao trái tim chưa bị rã, tôi và các vị lãnh đạo cho lệnh tiếp tục thiêu thêm 6 giờ nữa. Sáng ngày hôm sau, cũng Thầy trẻ trên đã về chùa Xá Lợi tay cầm trái tim mầu nâu cứng với nước mắt đầm đìa, nói rằng đã thiêu thêm lò điện không chỉ 6 mà đến 10 tiếng đồng hồ nhưng trái tim vẫn còn, nên đành chịu mà phải mang về trình lên Hội Đồng Viện. Lúc đó tôi nghĩ rằng trái tim thuộc loại cơ nhục nên có lẽ không cháy, thôi thì để thờ. Bốn ngày sau, một Thượng Tọa bên Nguyên Thủy viên tịch cũng đem thiêu thì cốt thành tro hết, lúc đó tôi mới suy nghĩ và nhớ lại câu nói đùa của tôi và lời hứa của Thầy Quảng Đức trong ngày ghi tên xin được tự thiêu. Và tôi tự giải thích rằng: Trong khi Thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì Thầy đã dùng lửa Tam Muội là một thứ nội hỏa đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại."
Trên đây là tất cả những lời Hòa Thượng Thanh Long đã kể lại cho tôi nghe 24 năm về trước, tính đến hôm nay. Nếu kể từ ngày Ngài Quảng Đức tự thiêu thì đến giờ đã 37 năm rồi. Hôm nay, nhân sắp đến ngày kỷ niệm xả bỏ nhục thân của Ngài, tôi viết những dòng này để cúng dường Ngài và Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, người bạn của Ngài. Nhân dịp này tôi cũng xin nhắc lại về Ngài Quảng Đức.
Ngài có tục danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Ninh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thuở bé Ngài khó nuôi nên Cha mẹ cho người cậu ruột làm con, đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 7 tuổi gia đình cho Ngài xuất gia học đạo với Hòa Thượng Thích Hoằng Thâm. Năm 15 tuổi thọ Sa Di và 20 tuổi thọ Tỳ Kheo. Sau khi thọ giới Ngài bắt đầu tu năm năm khổ hạnh tại núi Ninh Hòa rồi Ngài hành hạnh đầu đà, một y một bát du hóa khắp nơi, mãi sau mới về an trú tại chùa Thiên Ân thị trấn Ninh Hòa.
Năm 1932 khi Ngài được 35 tuổi đời và 28 tuổi Đạo thì Chi Hội Ninh Hòa của Hội An Nam Phật Học mời Ngài làm Chứng Minh Đạo Sư. Từ đó Ngài đi hành hóa khắp các tỉnh Miền Nam Trung Việt, đã góp công kiến tạo và trùng tu được 14 ngôi chùa rải rác khắp miền. Năm 1943, Ngài rời miền Trung vào Nam hành hóa tại các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường và Hà Tiên. Trong thời gian này Ngài có lên Nam Vang thuộc Cambodia hành đạo ba năm và nghiên cứu, học hỏi về kinh điển Pali. Năm 1953, Ngài được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ và Hội Phật Học Nam Việt mời Ngài làm trú trì chùa Phước Hòa, trụ sở của Hội tại Sài Gòn.
Trong thời gian này Ngài đã góp công trùng tu và tạo lập được 17 ngôi chùa. Ngôi chùa mà Ngài thường trú lâu nhất là chùa Long Vĩnh tại quận Phú Nhuận, Gia Định, cho nên Phật tử Miền Nam thường gọi Ngài là Hòa Thượng Long Vĩnh. Chùa cuối cùng mà Ngài trú trì trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm, số 68 đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, tỉnh Gia Định. Đường Nguyễn Huệ nay đổi là đường Thích Quảng Đức.
Ngài tự thiêu ngày 11-6-63, đã để lại một kỳ tích là "Trái Tim Xá Lợi". Thông điệp của Ngài để lại là "Xả thân vì Đạo Pháp và Dân Tộc" với tinh thần Bi-Trí-Dũng sáng ngời và sự nhiệm màu của Phật Pháp. Cố Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương ngay ngày đó đã nhìn lửa thiêu trên nhục thân Ngài mà cảm tác viết bài "Lửa Từ Bi", chúng tôi xin trích ra đây ba đoạn mượn làm lời kết cho bài viết này:

"Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
Người rẽ phăng đêm tối đất dày
bước ra ngồi nhập định, hướng về Tây
gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ
Phật Pháp chẳng rời tay
Sáu ngả luân hồi đâu đó
mang mang cùng nín thở
tiếng nấc lên từng nhịp bánh xe quay
không khí vặn mình theo, khóc òa lên nổi gió
Người siêu thăng... giông bão lắng từ đây
bóng người vượt chín từng mây
Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ Đề
Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi
chỗ Người ngồi: một thiên thu tuyệt tác
trong vô hình sáng chói nét từ bi..."

Lửa Quảng Đức mãi mãi soi đường cho Phật Giáo Việt Nam. Trái Tim Quảng Đức chứng tỏ rằng Phật Pháp trường tồn, bất diệt.
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 14:59 )
 

THÔNG TIN VỀ CÂY THUỐC LƯỢC VÀNG Ở NƯỚC TA

Email In PDF.

Trước đây đã có nhiều báo đăng tin, bài về tác dụng chữa bệnh tốt của cây thuốc Lược vàng nhập nội từ Nga. Song hành với cây này, tại Việt Nam từ xa xưa đã có cây Lan vòi (cùng loại với cây Lược vàng nhập nội) vốn là cây cảnh mà dân ta cũng đã, đang dùng làm thuốc với những kết quả chữa bệnh rất khích lệ! Tuy nhiên, việc dân gian dùng “hai cây là một” kể trên làm thuốc là tự phát, chưa được cơ quan chức năng cho phép và hướng dẫn dùng!

Trước hiện trạng về “hai cây thuốc là một” kể trên và sự chi phối nhất định của Quy ước Ingelfinger, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của BS.TTƯT Nguyễn Thìn, người đã trồng, theo dõi và dùng Lược vàng nhiều năm qua, để bạn đọc rộng đường tham khảo và tự kiến giải về hai cây hiện hữu này...

Tóm lược những nét chung về cây Lược vàng nhập nội

Tên khoa học: Callisia fragrans (lindl) Woods (tên được đặt 1942), họ thài lài - Commelinaceae.

Từ nhiều thông tin trong và ngoài nước mà dẫn đầu là Báo Người cao tuổi với hàng trăm bài, tin về cây Lược vàng nhập nội và hai cuốn sách: “Cây Lược vàng quý như vàng” (quyển 1); sách đã tái bản và in nối bản rất nhiều lần và cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” (quyển 2); (sách liên kết xuất bản giữa Báo Người cao tuổi và NXB Thanh niên)… mà gần mười năm nay nhân dân ta từ Bắc đến Nam nhiều nơi đã rộ lên việc tìm giống Lược vàng, xin, mua (trực tiếp hoặc qua bưu điện), trồng, dùng làm thuốc. Nhiều gia đình ở Thanh Hóa đã giàu lên nhờ bán giống cây này).

...“Qua thực tiễn ở Việt Nam chưa có con số thống kê nhưng chúng tôi cho rằng phải có tới hàng triệu người đã trồng, sử dụng Lược vàng vào việc chữa bệnh”… (trích phát biểu ngày 12/5/2012 của Biên tập viên cao cấp, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa tại Hội nghị thẩm định đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Lược vàng Callisia fragrans” của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Hội nghị do GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu chủ trì và ông cũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề tài này). Bài phát biểu trên còn dẫn ra hơn 60 bệnh và triệu chứng mà trong dân gian Việt Nam đã và đang dùng Lược vàng chữa bệnh với kết quả rất khả quan và bất ngờ mà cách dùng rất dân dã: “Nhai lá, nuốt cả nước lẫn bã; giã nát đắp vết thương, xoa bóp, dịt băng cầm máu, làm tan máu tụ bầm tím; dùng lá, thân, vòi, rễ ngâm rượu trắng; phơi khô lá và cuộng pha nước sôi, nấu nước uống như uống nước trà; nấu thành canh rau trong bữa ăn; nấu cao sau đó pha loãng uống, bôi ngoài da; xay thành nước sinh tố (pha thêm đường, sữa, mật ong) uống”.

Giá trị chung của Lược vàng, một cây thuốc mới đưa vào Việt Nam đã được tái xác nhận một cách tổng quát và tin cậy qua kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ của Viện Dược liệu Bộ Y tế do TS. Viện trưởng Nguyễn Minh Khởi làm Chủ nhiệm (Tạp chí Dược liệu: Hội nghị khoa học lần thứ 11 của viện Dược liệu ngày 18/4/2011): Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đem báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé lần thứ ba từ 10 - 12/5/2012 (chưa kể sáu bài viết khác giới thiệu về các đề tài nhánh của đề tài cấp Bộ). Kết quả nghiên cứu cây Lược vàng của đề tài này đã cho biết: Cây Lược vàng giống nhập nội từ Nga tới Thanh Hóa, Hà Nội và Bắc Giang là cây thuốc mới có tại Việt Nam và khá an toàn (vì liều dùng và liều độc có khoảng cách rất xa). Lược vàng có ba tác dụng nổi trội: Kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch và chống ô-xy hóa. Các tác dụng giảm đau, chống viêm mạn và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức trung bình... Nội dung báo cáo này còn chỉ ra: Dùng Lược vàng chữa bệnh không nên dùng liều cao và dài ngày vì nghiên cứu thấy Lược vàng gây độc cho thận và gan chuột nhắt thí nghiệm! Với kết quả nghiên cứu này thêm một cơ sở khoa học để làm an lòng những người bấy nay vẫn dùng Lược vàng chữa bệnh hoặc ăn như một thứ rau sống (trong đó có người viết bài này).

Lược vàng nhập nội vào Việt Nam có nguồn gốc từ Mê-hi-cô với tên địa phương bên ấy là cây Pauk. Các nhà khoa học Mỹ, Ca-na-đa đã nghiên cứu Lược vàng của Mê-hi-cô từ những năm 30 - 50 thế kỉ trước. Lược vàng châu Mỹ vào Nga từ những năm 80 thế kỉ XX và được nghiên cứu kĩ tại đây. Lược vàng từ Nga vào Việt Nam mới hơn 10 năm mà Thanh Hóa, Bắc Giang là nơi tiếp nhận giống, trồng, dùng Lược vàng chữa bệnh sớm nhất. Cũng có thông tin, Lược vàng còn được dân ta mang từ Lào về trồng làm cảnh tại Thanh Hóa, trong đó có cây thân đứng xanh hoặc tím, vòi tím, lá xanh (như các Lược vàng khác) và sau đó hòa nhập vào “làng” cây cảnh và cây thuốc địa phương Thanh Hóa. Từ những nơi này Lược vàng nhập nội lan nhanh và rộng ra cả nước. Trong đó có những trung tâm, công ty lớn trồng Lược vàng với diện tích lên đến nhiều héc-ta (như Công ty Hải Thượng, Bắc Giang; Công ty Tâm Lan, Tây Ninh…) để tạo nguyên liệu sản xuất thuốc). Song hành quá trình phát triển Lược vàng nhập nội kể trên, tại các địa phương Việt Nam dân ta vẫn có sẵn cây Lan vòi trồng làm cảnh mà hình dạng rất giống cây Lược vàng nhập nội; cây này cũng đã từng và đang được nhân dân dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh với kết quả rất đáng khích lệ.

Tài liệu nghiên cứu tại Nga xác nhận Lược vàng có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao và nhờ đó có khả năng đem lại lợi ích chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người như Flavonoit; Steroit; Alkaloid, Coumarin, Saponin; Glucosid; Đường khử... Các nghiên cứu khác của các Viện Nghiên cứu Việt Nam như: Trường Đại học Thái Nguyên và Viện Đông y Việt Bắc, Viện Đại học Đà Nẵng, Đại học Điều dưỡng Nam Định… Cơ bản đã tái xác nhận sự hiện diện hầu hết của các hoạt chất nêu trên và còn phát hiện thêm các chất khác như: Calliseuamide (là chất có triển vọng chữa bệnh mới; phát hiện cả Cyanua (CN) trong thành phần cây này, CN là chất có hàm lượng cao trong măng tươi nhất là măng tre, măng mai… dễ gây độc có thể chết người. Đây là điều lưu ý trong liều và cách dùng Lược vàng trong dân gian hiện nay).

Mới đây ngày 30/1/2013 Hội thảo về hoạt chất của cây Lược vàng do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội do GS. VS Nguyễn Văn Hiệu chủ trì đã cho biết: Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện xác nhận sự có mặt của những hợp chất của Lược vàng như: Ecdysteroid, Megastigmane, N-trans-feruloytyramine… là những chất có khả năng giúp cơ thể tăng miễn dịch, chống lão hóa, kháng khuẩn, chống loãng xương... Đây là tín hiệu có giá trị định hướng cho các nghiên cứu tiếp về cây thảo dược triển vọng này.

Các nghiên cứu thảo dược tại Nga đã công nhận khả năng chữa khỏi hoặc thuyên giảm, cải thiện đáng kể “khoảng 40 nhóm bệnh”. Tại Nga đã có tới 14 cuốn sách nói về Lược vàng, trong đó có cuốn “Cây Lược vàng chống lại 100 bệnh”… đã kể ra những bệnh mạn tính, cấp tính, phức tạp mà Lược vàng có tác dụng điều trị khả quan như đái đường, cao huyết áp, gai cột sống, loãng xương, khối u trong đó có cả ung thư, rối loạn mỡ máu… Giúp hồi phục nhanh sau tai biến mạch não… Lược vàng tại Nga từ lâu đã coi như “cây sâm gia đình”, “cây thuốc toàn diện”, “bác sĩ trứ danh”, “cây thuốc thần kì” và nhiều tên gọi khác. Trên thị trường Nga ngày nay có rất nhiều sản phẩm thuốc từ Lược vàng. Tại Trung Quốc Lược vàng được gọi với các tên: Điếu lan hoa, Hương lộ thảo… cũng đã được nghiên cứu khá sâu rộng và có nhiều chế phẩm chữa bệnh từ cây này. (Còn nữa)
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 14:45 )
 

SẮP CÓ "THẦN DƯỢC" GIÚP CON NGƯỜI THỌ 150 TUỔI?

Email In PDF.
Một loại thuốc chống lão hóa giúp con người sống tới 150 tuổi có thể xuất hiện trong vòng 5 năm tới, theo một nghiên cứu từ Mỹ.
Thuốc tổng hợp từ thành phần resveratrol có trong rượu vang. Ảnh: Sweetdeal.my
Loại thuốc mới là phiên bản nhân tạo của chất resveratrol có trong rượu vang, được cho là ngăn ngừa lão hóa do làm tăng hoạt động của một loại protein được gọi là SIRT1.
Hãng dược phẩm tên tuổi GlaxoSmithKline đã thử nghiệm loại thuốc này trên nhiều bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng enzyme chống lão hóa trong cơ thể có thể được kiểm soát và thuốc có khả năng chữa được các bệnh do tuổi tác, giúp con người kéo dài tuổi thọ.
Giáo sư di truyền học David Sinclair, làm việc tại Đại học Harvard - Mỹ, nói: "Cuối cùng, những loại thuốc này sẽ chữa được một căn bệnh nhưng nó không giống những loại thuốc ngày nay, chúng có thể ngăn ngừa 20 căn bệnh khác và kéo dài tuổi thọ con người".
Loại protein kiểm soát enzyme SIRT1 được sản sinh tự nhiên khi con người hạn chế tiêu thụ calo và tập thể dục nhưng cũng có thể tăng cường thông qua việc kích hoạt. Chất kích hoạt phổ biến nhất là resveratrol được tìm thấy ở rượu vang.
Tuy được phát hiện từ lâu và các nghiên cứu về chất này đã tiến hành hơn 10 năm nay nhưng chất resveratrol vẫn là đề tài bàn tán của các nhà khoa học.
Tương lai gần, tuổi thọ con người sẽ lên đến 150. Ảnh: Daily Mail
Dù vậy, các thử nghiệm về tác dụng resveratrol gần đây mang lại kết quả khả quan liên quan đến việc điều trị bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, suy tim, Alzheimer, Parkinson, béo phì, đục thủy tin thể, loãng xương, mất ngủ, viêm khớp, vẩy nến, viêm đại tràng...
Giáo sư Sinclair cho biết trong lịch sử dược phẩm, chưa có loại thuốc nào kích hoạt một loại enzyme mạnh mẽ như thế. Thật ra, hãng dược khổng lồ GlaxoSmithKline đã mua công nghệ này từ năm 2008 nhưng họ phải mất thời gian dài để thử nghiệm trên người. Khoảng 4.000 chất kích hoạt tổng hợp, mạnh gấp 100 lần so với chất resveratrol, có trong 1 ly vang đỏ đã đưa vào thử nghiệm trên cơ thể người.
"Thuốc của chúng tôi ích lợi tương tự việc ăn kiêng và tập thể dục nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng" - tiến sĩ Sinclair hứa hẹn trên tạp chí khoa học.
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 14:57 )
 

SẮP SẢN XUẤT ĐƯỢC THUỐC "CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG"

Email In PDF.

Các nhà khoa học Siberia vừa tìm ra một loại thuốc “cải lão hoàn đồng” độc đáo. Dưới tác động của thuốc, các tế bào gốc sẽ nhiều hơn một cách đáng kể, cho phép tất cả các hệ thống và các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn. Thử nghiệm trên động vật rất thành công và bắt đầu được thí nghiệm trên người.

Tác giả của loại thuốc mà con người tập trung tìm kiếm kể từ thời các nhà giả kim thuật xưa là nhóm các nhà khoa học tại Novosibirsk và Tomsk, có tác dụng rất tốt chống lại hiện tượng lão hoá, theo thông báo của Tạp chí mạng Medvesti.


Thuốc G5 của các nhà khoa học Siberia sẽ làm tăng số lượng tế bào gốc trong cơ thể.

Thuốc được tạm thời đặt tên G5 và đã được thử nghiệm với kết quả tốt trên động vật. Người ta chia chuột thí nghiệm làm 2 nhóm, trong đó nhóm 1 dùng thuốc và nhóm 2 để đối chứng. Khi chúng được 18 tháng tuổi, họ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng: những con chuột nhóm 2 bắt đầu thể hiện sự già nua: rụng lông, giảm cân và mắc các bệnh thường gặp do tuổi tác trong khi đó, những con chuột nhóm 1 đến khi 30 tháng tuổi vẫn chưa thấy có các triệu chứng này.

Phân tích sự khác biệt, người ta thấy chuột nhóm 1 có số lượng tế bào gốc vượt trội so với chuột nhóm 2. Thông thường trong quá trình trưởng thành và lão hóa của số tế bào này giảm mạnh. Rõ ràng là nhờ G5 số tế bào gốc đã tăng khoảng 40%, giúp toàn bộ hệ thống của cơ thể thực hiện rất hiệu quả chức năng của mình.

Các nhà khoa học tin rằng ngoài tác dụng chống lão hoá, G5 còn tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về gan, hệ thần kinh và phổi. Hơn nữa, nó sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện trí nhớ và như vậy, không chỉ kéo dài tuổi thọ mà kéo dài tuổi làm việc, hoạt động sáng tạo của con người.

Các thí nghiệm tiền lâm sàng trên người sẽ kết thúc vào mùa thu năm nay. Bước tiếp theo sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên những người tình nguyện và có lẽ phải mất đến 2 năm để rút ra những kết luận chắc chắn trước khi đi vào sản xuất đại trà.

Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 14:47 )
 
Trang 1421 trong tổng số 1426 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Trao đổi