ĐỪNG ĐÁNH VÀO TIM NHAU
Chủ nhật, 17 Tháng 3 2013 12:34
Nguyễn Cao
Menu Dọc -
Trao Đổi
SGTT.VN - Roi đánh vào, cơ thể chỉ đau vài ngày rồi hết. Nhưng, một lời nói nặng có thể làm tổn thương tâm hồn cả chục năm. Bạo lực tinh thần còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với bạo hành thể xác.
Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều người thất nghiệp, cuộc sống bế tắc, họ chỉ còn cách đay nghiến, đổ lỗi cho nhau. Một ánh nhìn, cử chỉ bất cần, lời nói thô thiển cũng là vũ khí làm tổn thương tâm hồn người khác. Nhưng, mấy ai nhận thức được, một khi bạo lực tinh thần xảy ra liên tục, nặng nề, thì cả hai phía đều là nạn nhân. Sự tổn thương quá nặng có thể khiến con người mất đi sự kiểm soát bản thân, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Lằn roi vô hình
Sau một năm cố gắng hàn gắn tình cảm, cuối cùng thì cặp vợ chồng Minh Thái – Hoàng Oanh cũng đưa nhau ra toà ly dị. Trước toà, Minh Thái bày tỏ nỗi lòng: “Một năm qua chúng tôi đang dần làm lành vết thương trong lòng mỗi người. Tôi đã biết lỗi của mình, dứt bỏ mối tình tay ba, tan ca thì về đúng giờ với gia đình. Vậy mà tôi đâu có được yên thân. Nấu một món ăn ngon, chưa kịp thưởng thức thì vợ tôi đã vội buông, “làm món này để anh có chút kỷ niệm với cô ấy chứ gì”. Làm gì, đi đâu, gặp hiện tượng gì liên quan đến người thứ ba, vợ tôi đều bóng gió xa xôi. Vui nhắc, buồn cũng nhắc, bình thường thì vợ tôi lại lôi chuyện cũ ra bông đùa. Có thể vợ tôi vô tư tâm tính, nhưng với tôi, mỗi lần vợ nhắc chuyện cũ, lòng tôi như xát muối. Cảm giác tội lỗi lại trỗi dậy. Sống mà không có sự thứ tha chẳng khác gì địa ngục!” Chị Hoàng Oanh cũng đau buồn không kém chồng mình, thổ lộ: “Tôi có muốn như vậy đâu, nhắc đến chuyện cũ lòng tôi cũng đau lắm chứ. Nhưng không nhắc, nỗi ấm ức trong lòng lại sôi sùng sục, lại muốn nói cho hả”. Cũng vì không thể bỏ qua chuyện cũ, dù hiện tại đã lành lặn êm đềm, câu chuyện của hai người họ đã đi đến cái kết buồn.
Phụ nữ nào cũng khiếp sợ những ông chồng ưa bạo lực thể xác, thích dùng đòn roi đánh đập vợ con. Nhưng cũng có những thứ không quật lên cơ thể mà vẫn làm con người ta đau đớn. Đó là sự dày vò tinh thần của nhau, soi mói vào lỗi lầm người kia. Tính gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền cũng là một kiểu hành hạ tâm hồn người khác.
Lấy im lặng làm vũ khí
Trong một diễn đàn về bạo hành gia đình tại nhà văn hoá Phụ nữ TP.HCM gần đây, không chỉ phụ nữ, ngay cả các đấng mày râu cũng thốt lên rằng, họ rất sợ sự im lặng từ người bạn đời của mình. Anh Nguyễn Quý Anh, 31 tuổi, chia sẻ: “Vợ tôi “nghiện” sự im lặng. Mỗi khi tôi làm gì phật ý, cô ấy không giãy nảy, nhăn nhó, trách móc như bao người khác, chỉ im lặng. Nấu cơm, dọn dẹp, cô ấy làm mọi thứ trong sự im lặng. Tôi van xin, nài nỉ thế nào vợ tôi cũng không mở lời. Tôi buồn bực, uất ức đến nỗi đá mạnh chân vào cạnh bàn, mặt kính trên bàn vỡ toang, chân toé máu, vợ tôi vẫn trơ ra! Thà cô ấy mắng nhiếc thậm tệ tôi còn biết lỗi mình là gì, cái sự im lặng đó chẳng khác gì lưỡi dao cứa dần cơ thể tôi”. Chìm đắm trong im lặng, hoặc bỏ rơi, không quan tâm đến cuộc sống của bạn đời cũng là một kiểu bạo hành tinh thần. Dường như hiện tượng này diễn ra không ít thì nhiều ở hầu hết các gia đình hiện nay.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Giải thích về sự chịu đựng thường gặp ở nhiều phụ nữ trước nạn bạo hành, thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thuý, phó giám đốc công ty Kỹ Năng Sống (TP.HCM), cho rằng: “Có nhiều lý do làm cho người phụ nữ đó vẫn cứ sống, gắn bó đời mình với người chồng có thói quen bạo hành. Có thể do sự lệ thuộc kinh tế. Hoặc vì mắc phải lỗi lầm nào đó trong quá khứ, họ luôn cảm thấy mình có lỗi, đáng để người chồng đay nghiến, chì chiết, đối xử thô lỗ. Cũng có người ngộ nhận rằng, chấp nhận là để con cái, gia đình ấm êm. Không ít trường hợp giữ im lặng vì cảm thấy xấu hổ nếu ly hôn. Thậm chí vẫn còn quan niệm đã là chồng thì đối xử với vợ sao cũng được”.
Cũng theo thạc sĩ Thuý, có những người chồng cứ sau một lần bạo hành, lại tỏ vẻ hối lỗi, vỗ về, chiều chuộng vợ hết mực. Hành động nguỵ trang này luôn làm mềm lại trái tim người vợ, và người vợ tiếp tục chịu đựng với hy vọng chồng mình sẽ đổi thay, để rồi sự việc cứ lặp đi lặp lại, có thể lần sau nặng nề hơn lần trước. Do vậy, trách nhiệm “thanh toán” nạn bạo hành trong gia đình không của riêng ai, mà của chung cả hai người trong cuộc.
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 14:16 )
NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG NÓI VỀ CÕI ÂM
Thứ bảy, 16 Tháng 3 2013 15:29
Phan Thị Bích Hằng
Menu Dọc -
Trao Đổi
Có một điểm khác biệt căn bản giữa thế giới người âm và người dương là: Ở thế giới âm, họ không có những mối nhân duyên mới. Con trai chết chưa vợ, con gái chết chưa chồng không vì thế mà họ lấy nhau.
Hơn 20 năm tiếp xúc với thế giới người âm để tìm hài cốt liệt sỹ, chị thấy thế giới ấy như thế nào? Có khác biệt gì với thế giới mà chúng ta đang sống?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Sau nhiều năm làm việc về tâm linh, tôi muốn viết một cuốn sách cuốn chiếu theo thời gian về những sự việc mình đã trải qua để chia sẻ với mọi người những hiểu biết của tôi về thế giới người âm.
Thế giới ấy, tôi thấy vô cùng từ bi, độ lượng, thật thà, không xảo trá. Không biết những vong linh ấy khi còn sống, họ là người thế nào? Nhưng khi về thế giới bên kia, họ đều khuyên con cháu trên trần phải từ bi, hỉ xả, năng làm việc thiện, tránh điều ác.
Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi. Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sỹ với nhau.
Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.
Như lần đi tìm mộ liệt sỹ Phùng Văn Bành ở Mỹ Đức, Hà Tây, tôi gặp một liệt sỹ khác tên Long nhờ nhắn tìm gia đình ở Đa Sĩ. Cho tới khi tìm ra hài cốt liệt sỹ, gia đình mới được nghe kể câu chuyện ông đã lấy vợ trên đường đi kháng chiến như thế nào.
Hồi đó, vì thương mến một cô y tá cùng đơn vị, lại chung lí tưởng trên đường ra mặt trận, hai người đã nên duyên. Trên đường về quê báo cho gia đình thì ông Long bị hy sinh còn bà Liễu bị thương nặng nhưng qua khỏi. Sau này bà sống ở tỉnh Hòa Bình.
Gia đình liệt sỹ Long hoàn toàn bất ngờ, họ chưa bao giờ biết ông từng có vợ. Sau này họ cất công đi xác minh lại từ đơn vị và lên tỉnh Hòa Bình tìm lại bà Liễu thì sự thực sáng tỏ đúng là như thế.
Hay vụ gần đây nhất, tháng 12/2012, sau khi tìm thấy hài cốt của anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Châu, nguyên Tỉnh đội trưởng của tỉnh Quảng Đà. Liệt sỹ Châu đã nhắn nhủ con trai là Đinh Văn Ba hãy cố gắng tìm nốt hài cốt của 4 đồng đội của ông hy sinh năm 1968 nằm gần đó. Nhờ sự chỉ dẫn của vong linh liệt sỹ Đinh Châu, ngày 29 tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã khai quật hố sâu gần 2m ở khu đô thị Hòa Xuân (Đà Nẵng), cất bốc 4 hài cốt và đưa về nghĩa trang liệt sỹ.
Tháng 8 năm 2012, nhờ tình cảm giăng mắc giữa các vong linh, tôi tìm thấy 4 hài cốt người dân bị bọn Pôn-pốt giết hại năm 1979 ở Kiên Giang. Ban đầu, tôi tìm thấy hài cốt của chị Phan Thị Thảo ở gần nhà máy xi măng Hà Tiên. Sau đó chị Thảo nhờ tôi tìm nốt 3 người hàng xóm bị giết cùng ngày và bị vùi xác gần đó.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong một chuyến đi tìm mộ liệt sỹ
Có một điểm khác biệt căn bản giữa thế giới người âm và người dương là: Ở thế giới âm, họ không có những mối nhân duyên mới. Con trai chết chưa vợ, con gái chết chưa chồng không vì thế mà họ lấy nhau. Tôi chưa bao giờ thấy họ kết hôn cả. Về mặt thể xác hữu hình, khi một đứa trẻ chết ở lúc 3 tuổi thì một 100 năm sau họ vẫn là đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng đứa trẻ ấy vẫn lớn lên ở tầm trí tuệ.
Chị vừa nói đến những linh hồn của những người chết trẻ. Vậy đối với những bào thai vài tháng tuổi bị ruồng bỏ thì sao? Vong linh chúng có tồn tại?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Khi nghiên cứu thế giới người âm, tôi đặc biệt bị ám ảnh bởi tiếng vọng của những linh hồn hài nhi, vì muôn vàn lí do mà chúng phải rời xa sự sống ngay từ trong lòng mẹ, chưa thực sự hiện diện trên cõi đời. Chúng cũng có thể thét gào, oán thán, nỉ non, đớn đau, hay từ bi, hỉ xả, tràn ngập yêu thương…
Tôi vẫn nhớ như in những năm 1991-1992, trong quá trình thi công một bệnh viện phụ sản, đội thi công bắt buộc phải chặt một cây đa. Vì ở đúng vị trí cây đa đó, họ phải xây dựng một tòa nhà nhiều tầng do bệnh nhân ngày càng nhiều.
Khi tôi đến làm lễ, sau khi thắp hương và khấn, tôi thấy cành lá chuyển động dập dờn, cứ như cái cây đang rùng mình, run rẩy và bỗng nhiên xuất hiện những hình người, những đôi mắt bé lấp ló trong đám lá mà chưa bao giờ tôi nhìn thấy.
Thấy lạ quá, tôi bèn cất tiếng hỏi xem ở đây có chuyện gì, có ai cho biết được không? Nghe tôi hỏi, một vong linh của bác sĩ từng làm ở bệnh viện này xuất hiện. Bác nói với tôi rằng, đó là linh hồn của những hài nhi. Đứa thì bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện, đứa thì chết ngay sau khi sinh. Có mấy đứa bị cắt nát ra vì lúc đó mới chỉ là bào thai vài tháng tuổi...
Tất cả chúng đều là những vong hồn không ai ngó tới, thậm chí cha mẹ chúng còn hận thù việc chúng bỗng dưng hình thành và có mặt trên đời. Người bác sĩ nói rằng, bản thân bác ở lại cây đa này chính là để chăm sóc những linh hồn bơ vơ đó.
Tôi cảm thấy tim mình đau nhói, xót xa. Tôi muốn trò chuyện, vỗ về ôm ấp mấy đứa trẻ nhưng chúng bé quá, chưa biết nói. Nhìn đám trẻ, tôi thấy lòng đau đớn, quặn thắt, vì sự bơ vơ không nơi nương náu của chúng. Cuối cùng, tôi quyết định lập đàn cầu siêu cho các em bé vô tội.
Như vậy, theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm. Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng về mối liên kết giữa mồ mả tổ tiên với đời sống của con cháu cõi dương thế?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy.
Nếu không có sự chỉ dẫn của vong linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao hồ, sông suối? Làm sao có chuyện người chết đi tìm người sống mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã làm thành cả một đề tài nghiên cứu?
Có điều, trong hành trình 23 năm tiếp xúc với "vong" để đi tìm hài cốt, tôi ngộ ra một điều: Tôn giáo quyết định ý thức tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kì thanh thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các hòa thượng hay các phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi hỏi gì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứ phủ thì cực kì nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng kiếng đủ mọi thứ.
Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo đạo phật thì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanh chóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời.
Còn những người theo đạo Lão cứ khư khư giữ lấy cái mộ của mình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động mộ, thế là lập tức về "báo" ngay con cháu, làm cho con cháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sanh lễ vật, mời thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.
Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, để được giải thoát.
Tại sao ở Philippines, nhiều gia đình sống nhiều năm trên những nấm mộ ngoài nghĩa trang. Trẻ em cầm đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu? Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh? Vì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ rằng: Thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên, rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đình đốt linh đình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ.
Làm như thế khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm.
Nhìn thấy vàng mã, họ reo mừng: A, hôm nay có quần áo đẹp rồi. Nhưng đóng tro bụi ấy làm sao họ mặc được. Nên tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập trời "nhà lầu, xe hơi"… Tôi đã từng chứng kiến ở đền Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa, đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy trăm năm rồi, rất là mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí.
Lần cập nhật cuối ( Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 14:15 )
RƯỢU RẮN
Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 12:58
Anh Hai
Menu Dọc -
Trao Đổi
Thực tế thuốc Đông y có những vị thuốc hay, rẻ tiền, pha chế không mấy phức tạp, hợp với thể trạng của nhiều người mà lại không bị các phản ứng như các thuốc tân dược hiện đại. Với nguồn dược liệu trong nước, bài thuốc dưới đây có thể chữa được và chữa khỏi căn bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Bài thuốc gồm có: Rượu ngâm rắn các loại (từ 7 đến 9 con) cùng với chim bìm bịp. Thuốc gồm: nhục thung dung, thục địa, dâm dương hoắc, hoài sơn, hắc kỷ tử, cao khởi, sa sâm, cam thảo, đỗ trọng, đẳng sâm mỗi vị 2 lượng; hải mã (cá ngựa) 2 cặp.Tính chất và hoạt chất của bài thuốc: - Nhục thung dung: bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực. - Dâm dương hoắc: bổ thận, mạnh gân cốt. - Hắc kỷ tử: bổ thận, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực dồi dào. - Sa sâm: bổ tỳ, có tính chất dùng để chữa di tinh hoặc xuất tinh sớm. - Đỗ trọng: bổ can thận, mạnh gân cốt, dùng để chữa đau lưng, gối mỏi, tiểu tiện nhiều. - Thục địa: bổ tinh, sáng mắt, làm cho râu tóc đen lại, cường kiện tráng dương, trị suy nhược. - Đảng sâm: Trị suy kiệt, yếu tinh, liệt dương. - Hoài sơn: trị đau thận, suy thận. - Cam thảo: bổ tỳ, giải độc, thanh nhiệt, điều hòa các vị thuốc trong kinh mạch. - Cá ngựa: vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, bổ khí huyết, phụ nữ chậm có con dùng rất tốt.Cách pha chế: Rượu rắn ngâm từ 100 ngày trở lên, từ khi ngâm đến 100 ngày, không được mở ra xem, vì lúc đầu có mùi thuốc, sau đó mới thơm. Rượu rắn ngâm lấy nước 1 và nước 2 hòa chung. Thuốc: Bỏ tất cả vào một thẩu bằng thủy tinh to, để 7 loại rượu trắng tốt (từ 40-45o) ngâm từ 30-40 ngày. Trộn chung rượu rắn với rượu thuốc đã ngâm. Sau khi đã trộn chung cả hai thứ rượu ta cho thêm các vị thuốc sau để khử mùi tanh và cho dễ uống: Trần bì, đại hồi, huyết giác, bạch chỉ, sa nhân mỗi thứ 10g; thiên niên kiện, quế chi, hà thủ ô mỗi thứ 15g. Cho các vị trên vào 1 lít mật ong (nếu có), còn không có mật ong thì cho vào 6-8 lạng đường phèn để cho dục mùi và điều hòa các vị thuốc. Mỗi ngày uống từ 2-3 chén con vào trưa và tối (uống sau khi ăn), uống từ 10-15 ngày. Dùng càng lâu, chất lượng càng tốt.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 14:29 )
NGỰ TỬU MINH MẠNG THANG
Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 09:04
Nguồn: Ngô Quang Dũng (ST)
Menu Dọc -
Trao Đổi
Ngự tửu Minh Mạng thang 1
Rượu này trở thành một đặc sản của Việt Nam kể từ ngày Việt Nam mở cửa cho du lịch và kinh tế thị trường để góp nhặt ngoại tệ. Cái gì thuộc về vua chúa nhà Nguyễn trước bị chửi là phong kiến, áp bức thì nay được xưng tụng là di sản văn hóa, trong đó có toa thuốc của Vua Minh Mạng. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm: I - Nhất dạ ngũ giao Thành phần: 1- Nhục thung dung 12g 2- Táo nhân 8g 3- Xuyên Qui 20g 4- Cốt toái bổ 8g 5- Cam cúc hoa 12 g 6- Xuyên ngưu tất 8g 7- Nhị Hồng sâm 20g 8- Chích kỳ 8g 9- Sanh địa 12g
10 -Thạch hộc 12g 11- Xuyên khung 12g 12- Xuyên tục đoạn 8g 13- Xuyên Đỗ trọng 8g 14- Quảng bì 8g 15- Cam Kỷ tử 20g 16- Đảng sâm 10g 17- Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g 19- Đại táo 10 quả 20- Đường phèn 300 g (Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!) Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
Ngự Tửu Minh Mạng Thang 2
Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:
I. Nhất dạ ngũ giao
Thành phần: 1- Nhục thung dung 12g 2- Táo nhân 8g 3- Xuyên Qui 20g 4- Cốt toái bổ 8g 5- Cam cúc hoa 12g 6- Xuyên ngưu tất 8g 7- Nhị Hồng sâm 20g 8- Chích kỳ 8g 9- Sanh địa 12g 10 -Thạch hộc 12g 11- Xuyên khung 12g 12- Xuyên tục đoạn 8g 13- Xuyên Đỗ trọng 8g 14- Quảng bì 8g 15- Cam Kỷ tử 20g 16- Đảng sâm 10g 17- Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g 19- Đại táo 10 quả 20- Đường phèn 300 g (Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!)
Cách ngâm:
Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 14:29 )
|
|