Người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là 'ông Phật làm súng'
Thứ ba, 12 Tháng 3 2024 00:00
Nguồn: nguoiquansat.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Ông là tên tuổi lớn trong lĩnh vực chế tạo vũ khí với những sản phẩm nổi tiếng như đạn Bazooka, súng SKZ, bom bay... 'Chiến thần' đất Việt chưa bao giờ nếm mùi thất bại, làm rể vị tướng quân vĩ đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam Ông chủ chuỗi tiệm vàng nức tiếng miền Bắc thành danh từ con trai người bán ốc luộc, cả gia đình 5 anh, chị em ruột đều là 'trùm' buôn vàng Người Việt lỗi lạc đầu tiên chế tạo ra súng thần cơ: Đại tài trăm năm hiếm có, làm quan dưới 4 đời vua ở Trung Quốc, được nhà Minh ca ngợi là 'Hỏa khí chi thần' Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp (nay là xã Hòa Hiệp), huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trước khi từ giã cõi đời, cha ông căn dặn người thân phải cố gắng cho ông ăn học đến nơi đến chốn để giúp nhà và giúp đời. Chân dung Giáo sư Trần Đại Nghĩa. Ảnh tư liệuChị gái của ông đã phải bỏ học để cùng mẹ làm lụng nuôi Phạm Quang Lễ được đến trường. Ông lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và chị gái. Với tư chất thông minh vượt trội, sau khi kết thúc Đệ nhất cấp trường tỉnh Mỹ Tho, ông lên Sài Gòn theo học Trường Trung học Pétrus Ký nổi tiếng, bây giờ là Trường THPT Lê Hồng Phong. Giữa năm 1933, ông thi đỗ đầu hai bằng Tú tài của cả Việt và Pháp. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền ra Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm để giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí chờ thời cơ. Năm 1935 là một bước ngoặt đối với người thanh niên Phạm Quang Lễ, ông được cấp học bổng xuất dương du học. Khi được học bổng sang Pháp học, Phạm Quang Lễ quyết tâm chạy đua với thời gian. Với tất cả sự nỗ lực học tập, ông đã nhận 3 bằng Đại học cùng lúc (kỹ sư cầu đường, kỹ sư điện và cử nhân toán). Sau đó, ông lấy tiếp bằng kỹ sư hàng không. Ông cũng dành thời gian sang Đức nghiên cứu về chế tạo máy bay và nghiên cứu về vũ khí, rồi quay về Pháp làm kỹ sư trưởng cho Hãng nghiên cứu chế tạo máy bay Concord. Có bao nhiêu tiền dành dụm, ông đều mua sách liên quan đến vũ khí, nghiên cứu ngày đêm, chờ cơ hội về giúp nước. Điều mà ông luôn nung nấu là Việt Nam có truyền thống đánh giặc nhưng lại thiếu vũ khí hiện đại. Và cuộc gặp gỡ giữa ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris đã trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cuộc sống của Phạm Quang Lễ. Bác Hồ làm việc với Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Ảnh tư liệuNgày 19/9/1946, ông về nước cùng Bác trên chiến hạm Dumont d’Urville từ cảng Toulon và mang theo 1 tấn tài liệu được đóng hòm dán nhãn “ngoại giao”. Trong hồi ký "Trở về Tổ quốc kính yêu", tác giả Thành Đức dẫn lại trong sách, ông đã chia sẻ những gửi gắm của mình với bạn bè ở Paris. Trước khi theo Bác trở về Tổ quốc, ông được hưởng mức lương của kỹ sư trưởng là 5.500 franc/tháng, tương đương với 22 lạng vàng. Cùng năm đó, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt, ông được Bác Hồ giao làm Cục trưởng Cục Quân giới với trọng trách là nghiên cứu, chế tạo ra vũ khí để bộ đội ta đánh giặc. Bác nói: “Đây là việc đại nghĩa. Vì thế, từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa...” Giáo sư Trần Đại Nghĩa (đeo kính) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bên phải) tại Triển lãm vũ khí của ngành quân giới năm 1950. Ảnh tư liệu K.M.STrong điều kiện khó khăn và thiếu thốn về nhiều mặt, nhưng Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các đồng nghiệp của mình đã chế tạo thành công súng và đạn bazooka, súng đại bác không giật (SKZ) là những loại vũ khí có trình độ hiện đại của thế giới. Đây là một kỳ tích phi thường của quân và dân ta. Khen ngợi những chiến công của bazooka ở chùa Trầm, thấy kỹ sư Trần Đại Nghĩa là người hiền lành, ít nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi ông là “ông Phật làm súng”. Trong kháng chiến chống Mỹ, huyền thoại về ông một lần nữa được viết tiếp khi ông trở thành người hỗ trợ về tinh thần cho những phát minh về quân giới cho đến ngày đất nước giành độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sư, ta đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí trang bị bằng vật liệu có sẵn, với công nghệ đơn giản như ngòi thủy lôi áp suất ABS, các loại mìn, thủ pháo dù cho đặc công đánh hiểm, sau này phát triển thành thủ pháo dù cho đặc công đánh sâu trong lòng địch, đặc biệt là cải tiến ĐKB-H12 theo công nghệ của ta từ viện trợ của Liên Xô trước đây. Súng bazooka Cục Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1947, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh tư liệuNgày 30/4/1975, ông lặng lẽ ghi vào sổ tay dòng chữ: “Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành”. Đó là nhiệm vụ cứu nước thiêng liêng mà ông từng ấp ủ từ thuở thiếu thời. Ông được phong tướng vào năm 1948 và giữ nhiều chức vụ như Cục trưởng Cục Pháo binh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Sau khi chuyển khỏi quân đội, ông được phân công làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam... Dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học của Liên Xô (trước đây). Ông đã được Đảng, Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954. Ông là một trong bảy "Anh hùng" đầu tiên được phong vào năm 1952, cùng với Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên… Ông cũng là vị tướng đầu tiên được phong "Anh hùng". Trần Đại Nghĩa là một vị tướng, một nhà khoa học chân chính, suốt đời đau đáu học hành để có thể làm ra vũ khí hiện đại đánh bại thực dân, đế quốc xâm lược hùng mạnh. Ông sẵn sàng từ bỏ mức lương cao, tương đương với 22 lượng vàng một tháng lúc bấy giờ, để đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, để giành được tự do độc lập, đất nước phát triển vững bền.Quỳnh Như
Dự án nâng cấp Cảng hàng không Đồng Hới sẽ khởi công tháng 8/2024
Thứ hai, 11 Tháng 3 2024 00:00
Nguồn: baoquangbinh.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(QBĐT) - Sáng nay, 4/3, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về các nội dung liên quan đến dự án (DA) xây dựng Nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay-Cảng hàng không (CHK) Đồng Hới. Toàn cảnh buổi làm việc.Tham dự buổi làm việc, về phía tỉnh Quảng Bình có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Về phía ACV có đồng chí Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc và các thành viên trong đoàn công tác Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu tại buổi làm việc.DA xây dựng Nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay-CHK Đồng Hới nhằm mục tiêu xây dựng nhà ga hành khách T2 để nâng công suất khai thác đạt 3 triệu hành khách/năm. Phối cảnh sân đỗ và nhà ga tại sân bay Đồng Hới.Đối với DA mở rộng sân đỗ máy bay nhằm xây dựng mới 4 vị trí đỗ máy bay, nâng tổng vị trí đỗ máy bay lên 8 vị trí. DA được triển khai trên diện tích hơn 15ha; tổng vốn đầu tư 1.844 tỷ đồng (100% vốn góp của ACV). Sau khi báo cáo tóm tắt tiến độ thực hiện, đồng chí Tổng Giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cảm ơn chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho việc triển khai DA, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Đồng chí Tổng Giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt báo cáo tóm tắt tiến độ thực hiện dự án.Về phía ACV cũng đang quyết tâm cao, tập trung chỉ đạo để khởi công xây dựng trong tháng 8/2024 đối với DA mở rộng sân đỗ máy bay (dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 3/2025) và DA xây dựng Nhà ga hành khách T2 sẽ khởi công trong tháng 10/2024 (dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 3/2026). Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi làm việc.Để bảo đảm tiến độ theo kế hoạch, ACV đề xuất thời gian nhận bàn giao đất sạch trước tháng 6/2024 nhằm kịp thời triển khai các công việc liên quan, chuẩn bị mặt bằng khởi công xây dựng. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích về những vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm tiến độ triển khai DA trong thời gian tới. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng phát biểu tại buổi làm việc.Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng nhấn mạnh, ngay sau khi có chủ trương đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh các thủ tục pháp lý nhằm thực hiện DA; đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo DA. Đối với các vướng mắc và kiến nghị của ACV liên quan đến công tác GPMB, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh, phối hợp tốt với ACV để triển khai thực hiện, sớm khởi công DA trong thời gian tới. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng khẳng định: Tỉnh cam kếthỗ trợ, tạo mọi điều kiện tối đa để ACV và các đơn vị liên quan thực hiện dự án.Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của ACV trong quá trình triển khai DA. Nhấn mạnh đây là DA quan trọng của Quảng Bình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Tỉnh sẽ tập trung cao độ cho công tác GPMB và các quy trình triển khai DA. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với ACV triển khai các bước của DA; khẩn trương báo cáo với cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đoàn công tác ACV và các đơn vị liên quan tham dự buổi làm việc.Đồng tình cao với phương án thiết kế, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ mong muốn, ACV sớm lựa chọn nhà thầu để triển khai đúng tiến độ, tạo điều kiện cho Quảng Bình nâng cấp, phát triển sân bay Đồng Hới. Tỉnh cam kết sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tối đa để ACV và các đơn vị liên quan thực hiện DA. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại buổi làm việc.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, tháng 6/2024, Quảng Bình sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604-2024); 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949-15/7/2024) và 35 năm Ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024). Vì vậy, tỉnh rất mong muốn sự quyết tâm của ACV và sự đồng lòng hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, địa phương để DA sớm triển khai, là một trong các DA quan trọng của tỉnh được khởi công xây dựng và gắn biển “Công trình chào mừng kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình”. Đồng chí Tổng Giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt và đoàn công tác trao quà lưu niệm cho các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy.Hương Lê
Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước
Chủ nhật, 10 Tháng 3 2024 00:00
Nguồn: danviet.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Rừng bần ở xã Quảng Văn (TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) không chỉ chống xói lở, ngăn mặn mà còn là nơi có hệ sinh thái phong phú, trên chim cò đậu trắng cây, dưới cáy, cua đặc sản. Những ngày đầu tháng 3/2024, phóng viên báo điện tử Dân Việt có dịp về làng La Hà, xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), đây làng khoa bảng nổi tiếng ở đất Quảng Bình và được xếp thứ 2 trong "bát danh hương". Trong hệ thống các cồn bãi giữa dòng sông Gianh thì bãi La Hà là bãi lớn nhất, có hình con cá chép bơi ngược dòng sông Gianh với 4 nhánh sông phụ đang đổ vào La Hà, nên người ta thường gọi La Hà là "tứ bút châu nghiên". Khu rừng bần cổ, rễ đã bám sâu vào đất ở xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Trần Anh.
Người dân xã Quảng Văn (TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) xem rừng bần như "bức tường xanh" chắn sóng, ngăn mặn và chống xói, lở và là nơi khai thác các sản vật, con đặc sản. Ảnh: Trần Anh.Do rừng bần còn thưa chưa tạo được lá chắn để giữ đất hiệu quả nên vào các năm 2010, 2020, mưa lũ lớn xảy ra khiến nhiều khu vực xói, lở, xâm nhập mặn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân". Theo ông Trần Thanh Nam, trước thực trạng đó, đầu năm 2022, tỉnh nhà đã triển khai trồng mới rừng bần quanh xã để góp phần bảo vệ đê, kè, chống xói, lở, xâm nhập mặn. Việc trồng cây diễn ra thuận lợi, cây bần có tỉ lệ sống cao. Đến thời điểm này, cây bần đã phát triển tốt, tạo thành lá chắn vững chắc bảo vệ vùng cồn bãi này. Người dân xã Quảng Văn (TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) thường dùng trái bần để nấu canh chua. Ảnh: Trần Anh. Ông Trần Thanh Nam – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Văn (TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bên rừng bần. Ảnh: Trần AnhÔng Trần Thanh Nam cho hay: "Rừng bần gắn liền với đời sống bà con nơi đây, bao bọc, che chở người dân qua những mùa mưa, bão, chống xâm nhập mặn. Không những thế, cây bần còn cho quả, bà con thường hái quả này về nấu canh chua hay mang ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, rừng bần còn tạo nên hệ sinh thái phong phú, chiều chiều chim cò thường bay về cư ngụ trắng cây, sinh vật như, cáy, cua, tôm... cũng sinh sống rất nhiều". "Những khu vực trồng mới cây bần được làm hàng rào bao quanh và địa phương cắt cử người theo dõi, bảo vệ không để trâu, bò hay người nào tới chặt, phá. Tương lai, khi bàn giao cho địa phương quản lý, chúng tôi sẽ lên phương án để phát huy và khai thác có hiệu quả rừng bần này. Bên cạnh đó, với hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp còn hướng tới việc phát triển du lịch sinh thái", ông Trần Thanh Nam nói. Khu vực rừng bần mới trồng được làm hàng rào, gắn biển báo bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Trần AnhBà Mai Thị Hoa (ở thôn La Hà Nam, xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: "Rừng bần ở địa phương ngày càng thêm xanh tôi rất mừng, vừa chống xói lở và ngăn mặn tốt. Cuộc sống của gia đình tôi cũng luôn gắn bó với rừng bần này, bởi khu rừng tạo sinh kế khi chúng tôi hái quả mang đi bán, bắt cáy, cua, tôm để mưu sinh, trang trải cuộc sống hằng ngày". "Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)" tại tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện vào năm 2019 tại 32 xã, phường trên địa bàn tỉnh trong đó có Quảng Văn. Dự án trồng mới rừng ngập mặn ven sông và trên cạn ven biển 1.458 ha; phục hồi rừng ngập mặn ven sông và trên cạn ven biển 1.625 ha; có khoảng 100 cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp thông qua các cơ chế khuyến khích các hộ gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ, trồng, phục hồi để tăng thu nhập, cải thiện sinh kế", ông Trần Chí Phương – Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án FMCR Quảng Bình, cho biết.Trần Anh
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 05 Tháng 3 2024 16:22 )
ĐỘC LẠ NGÔI LÀNG CÓ HƠN 20 NHÀ THỜ HỌ Ở QUẢNG BÌNH
Thứ bảy, 09 Tháng 3 2024 00:00
Nguồn: plo.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(PLO)- Ở làng Cao Lao Hạ (xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có 23 nhà thờ họ nằm san sát nhau được con cháu trong mỗi dòng tộc đóng góp, xây dựng uy nghi và đồ sộ. Nằm cạnh bờ sông Gianh, làng Cao Lao Hạ (xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời hơn 500 năm, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển cư dân tỉnh Quảng Bình. 1 km có 23 nhà thờ họ "Theo lịch sử Quảng Bình và lời truyền tụng thì làng Cao Lao Hạ hình thành ban đầu do những người di cư lập ấp từ thời Lý. Theo gia phả của các họ tộc lâu đời nhất ở đây thì vào những năm 1470, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chiêu mộ dân vào lập ấp ở Châu Bố Chính (vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay). Từ đây, làng Cao Lao Hạ chính thức được hình thành"-ông Nguyễn Xuân Trường (72 tuổi, Trưởng họ Nguyễn làng Cao Lao Hạ) cho biết. Những nhà thờ họ nằm san sát ở làng Cao Lao Hạ. Ảnh: BẢO THIÊNVới địa thế cảnh quan “tiền sơn hậu thuỷ”, làng Cao Lao Hạ là một trong số ít ngôi làng trên cả nước sở hữu hàng chục nhà thờ họ đồ sộ, uy nghi tiền tỉ. Những nhà thờ họ của ngôi làng này nằm san sát nhau trên con đường bê tông hình dạng lòng thuyền dài chỉ khoảng 1 km và không có các nhà dân xen lẫn. “Nếu nói làng Cao Lao Hạ là nơi có nhiều nhà thờ họ nhất thì cũng chưa chắc vì chưa ai xác lập. Tuy nhiên, nếu để ý thì có một điểm khá đặc biệt rằng, các nhà thờ họ ở làng Cao Lao Hạ đều nằm giữa con đường hình lòng thuyền, không có nhà thờ họ nào nằm ở hai đầu đường và không có nhà dân xen lẫn”, ông Trường nói. Theo ông Lưu Bá Lâm, Chủ tịch UBND xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch cho biết, làng Cao Lao Hạ có tổng cộng 25 họ nhưng đã có đến 23 dòng họ dựng nhà thờ để làm nơi dâng hương cho ông bà tổ tiên. “Trải qua lịch sử hàng trăm năm và các cuộc chiến tranh, đến nay không ai biết chính xác thời gian các nhà thờ họ được xây dựng. Tuy nhiên, theo người làng Cao Lao Hạ, các dòng họ Lưu, họ Nguyễn, họ Lê là những dòng họ đầu tiên khai khẩn ra làng Cao Lao Hạ và có nhà thờ họ. Đặc biệt, trong 23 nhà thờ họ có đến 14 nhà thờ họ Nguyễn” ông Lâm thông tin. Con cháu đóng góp, xây nhà thờ họ tiền tỉ Ở làng Cao Lao Hạ, các nhà thờ họ được con cháu, những người làm ăn xa xứ đóng góp để xây dựng. Mặc dù là địa phương thuần nông nhưng trong mỗi dòng tộc, con cháu ai ai cũng muốn có một nhà thờ họ tử tế. Nhà thờ họ nào được xây dựng, tôn tạo sau cũng đồ sộ, uy nghi hơn trước với tổng mức đầu tư hàng tỉ đồng. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng họ Nguyễn. Ảnh: BẢO THIÊN“Mỗi nhà thờ họ ở đây có chi phí xây dựng trung bình từ 1 tỉ đến 2,5 tỉ đồng, tất cả đều do con cháu trong mỗi dòng tộc đóng góp. Nhiều dòng họ như họ Lưu Văn (Lưu Làng) có trên dưới 600 đinh (con trai trong các gia đình của dòng họ-PV) ai cũng đóng góp để xây dựng nhà thờ họ. Hoặc như họ Nguyễn Phúc, có người tự nguyện đóng góp, ủng hộ tới 300 triệu đồng để xây dựng, tôn tạo làm nhà thờ họ”, ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng họ Nguyễn bộc bạch. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cũng như bao ngôi làng khác, làng Cao Lao Hạ đến nay vẫn còn giữ vững truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn, trở thành nơi chôn rau cắt rốn của rất nhiều thế hệ. Vào các dịp lễ tết, ngày rằm, lễ thanh minh, con cháu ở xa đều quy tụ về đây để dâng hương, cúng bái tổ tiên, ông bà. Đây là một nét văn hoá truyền thống quý báu được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế kỉ. “Người làng Cao Lao Hạ hay Hạ Trạch có thể không nổi tiếng giàu có nhưng chắc chắn không chịu thua ai về khoản hiếu kính với tổ tiên. Vào các dịp lễ Tết, hàng nghìn con em ở địa phương cũng như mọi miền tổ quốc đều đổ về đây, ai cũng áo quần xúng xính, cùng nhau ăn uống, cùng nhau trò chuyện vui như trẩy hội”, ông Nguyễn Thanh Chung, Chủ tịch UBMTTQ VN xã Hạ Trạch nói. Một số hình ảnh do PLO ghi nhận: Trên đoạn đường chỉ dài khoảng 1 km nhưng có đến 23 nhà thờ họ đồ sộ. Ảnh: BẢO THIÊN
Nhà thờ họ Nguyễn Phúc được con cháu đóng góp xây dựng với quy mô hơn 2 tỉ đồng. Ảnh: BẢO THIÊN
Trong 23 nhà thờ họ ở làng Cao Lao Hạ, có đến 14 nhà thờ họ Nguyễn. Ảnh: BẢO THIÊN
Nhà thờ họ Lê Quang, Lưu Văn và họ Nguyễn là những họ đầu tiên trong làng được thành lập, xây dựng. Ảnh: BẢO THIÊN Vào các dịp lễ tết và rằm, hàng nghìn con cháu gần xa đều quy tụ về các nhà thờ họ để dâng hương, cúng bái tổ tiên, ông bà. Ảnh: NDCCBẢO THIÊN
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 03 Tháng 3 2024 17:36 )
|
|