Nam sinh Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia
Thứ tư, 17 Tháng 1 2024 00:00
Nguồn: quangbinh.vietnam.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
(QBĐT) – Thí sinh Thái Hồng Phong, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp đã giành vòng nguyệt quế trận tuần đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 24. Thái Hồng Phong (thứ hai từ phải sang) trong đội tuyển học sinh giỏi Toán dự thi chọn học sinh giỏi quốc giaTrận thi tuần đầu tiên quý II cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 24 (phát sóng chiều 14/1) gồm bốn thí sinh tranh tài: Trịnh Hoàng Giang (THPT Thái Hòa, Nghệ An), Hoàng Đình Đạt (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng), Thái Hồng Phong (THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình) và Nguyễn Khắc Thông (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Thi đấu bình tĩnh, tự tin ở tất cả các phần thi (Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích), nam sinh Quảng Bình đã xuất sắc đoạt vòng nguyệt quế trận tuần đầu tiên của quý II với số điểm cao 310. Việc tổ chức tốt cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cấp trường đã tạo cơ hội cho Thái Hồng Phong (vị trí số 1) và nhiều học sinh những sân chi trí tuệ bổ ích.Trịnh Hoàng Giang (THPT Thái Hòa, Nghệ An) về nhì với 155 điểm. Vị trí thứ ba là Hoàng Đình Đạt (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng) 80 điểm và Nguyễn Khắc Thông (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk) 125 điểm. Thái Hồng Phong là học sinh lớp 11 chuyên Toán 1 của Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. Theo cô giáo chủ nhiệm lớp Lưu Thị Khánh Giang: Thái Hồng Phong là học sinh rất thông minh, đam mê học hỏi. Em là thành viên (vượt cấp) trong đội tuyển học sinh giỏi Toán tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023-2024. Thời gian vừa rồi, Hồng Phong vừa tập trung cho đội tuyển Toán, vừa củng cố kiến thức để tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia nên khá vất vả. Song vượt qua tất cả, Thái Hồng Phong đã cố gắng để mang niềm vui đến với Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp và quê hương Quảng Bình.Nh.V
Công trình quân sự trăm năm tuổi dài 34km của Việt Nam nằm ở vị trí đắc địa, được chỉ huy xây dựng bởi ‘đệ nhất khai quốc công thần’
Chủ nhật, 14 Tháng 1 2024 00:00
Nguồn: nguoiquansat.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
1- Đây là di tích ghi lại dấu ấn lịch sử cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn. Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy lợi hại, dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy. Sở dĩ thành lũy trên vùng đất Quảng Bình có tên Lũy Thầy là do chúa Nguyễn và nhân dân xưng tụng để tỏ lòng tôn kính và ngưỡng vọng đối với Đào Duy Từ, một nhà chiến lược thiên tài giúp chúa Nguyễn xây dựng nơi này. Đào Duy Từ sinh năm 1572, người xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa). Ông nổi tiếng thông minh, học rộng, biết nhiều, lại có tài thao lược, từng đỗ á nguyên khoa thi Hương năm 1593, dưới đời vua Lê Thế Tông, khi đó mới 21 tuổi. Dù thi đỗ dưới thời vua Lê nhưng Đào Duy Từ lại chỉ làm quan tám năm dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Ông đã giúp họ Nguyễn xây dựng cơ đồ vững chắc, quân đội hùng mạnh, nên được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn. Người dân lập bàn thờ Đào Duy Từ ở Lũy ThầyLũy Thầy hay còn gọi là Lũy Đào Duy Từ, do tướng Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng năm 1630, hoàn thành sau 3 năm. Lũy bắt đầu từ núi Đầu Mâu (nay ở làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh) và kết thúc ở cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới). Lũy Thầy được xây nhằm bảo về Đàng Trong (lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn đứng đầu ranh giới từ sông Giang trở vào Nam) trước sự tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (do Chúa Trịnh kiểm soát từ sông Gianh trở ra Bắc). Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34km, chiều cao thành lũy thường 12m, có đoạn chỉ 3 – 6m tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng. Bề mặt đỉnh lũy luôn rộng rãi, người hay cả voi, ngựa có thể dễ dàng đi lại trên đó. Cứ mỗi đoạn lại xây một pháo đài, đặt súng Thần công án ngự. Hệ thống Lũy Thầy trên bản đồ ngày nayTướng Đào Duy Từ đã khôn ngoan dựa vào chính địa hình đắc địa ở phía bắc Quảng Bình, một bên dựa vào dãy Trường Sơn, một bên là Biển Đông để xây dựng lũy. Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như sau: Lũy Trường Dục dài 2.500 trượng, tức khoảng 10km, chạy từ chân núi Thần Đinh dọc theo hữu ngạn sông Rào Đá (Long Đại) đến ngã ba sông Nhật Lệ, men theo bờ Nam qua các làng Xuân Dục, Cổ Hiền, Trường Dục, Quảng Xá đến vùng động cát của phá Hạc Hải. Lũy Trường Dục được đắp bằng đất sét cao 3m, chân lũy rộng 6m. Bên trong lũy có doanh trại, công sự, kho lương thực. Luỹ được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong. Sau đó, một lũy khác được đắp bổ sung ở vùng Động Hải (Quảng Bình), được gọi là lũy Đầu Mâu, cách lũy Trường Dục gần 20km về phía bắc. Lũy này được đắp cao khoảng 6m, cao gấp đôi lũy Trường Dục; phía ngoài lũy đóng cọc gỗ lim, phía trong đóng cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp, voi và ngựa có thể đi trên thành lũy. Trên lũy cứ cách 12m đến 20m lại xây một pháo đài đặt súng thần công, cách 4m đặt 1 súng phóng đá. Chiều dài của lũy khoảng 12km từ động Ông Hồi dưới chân núi Đầu Mâu chạy men bờ Nam sông Lệ Kỳ đến cầu Dài ở phía nam Đồng Hới. Tấm bia dấu tích lũy Đầu MâuTiếp theo, lũy Trấn Ninh cũng được xây dựng. Lũy này tiếp nối với lũy Đầu Mâu, chạy từ cầu Dài, vòng sang phía tây thành Đồng Hới, bọc lấy làng Đồng Phú, qua Hải Thành ra đến cửa sông Nhật Lệ. Phía ngoài lũy còn được đào hào vây quanh. Lũy Đầu Mâu hợp với lũy Nhật Lệ được gọi là lũy Động Hải (Đồng Hới) hay Trấn Ninh. Kiến trúc của lũy đã lợi dụng địa thế các bãi lầy và kênh rạch để ngăn các cuộc tấn công của đối phương rất hiệu quả. Võ Thắng Quan là cửa quan của lũy Đầu MâuTrên chiều dài khoảng 17km từ Đầu Mâu còn lại 3 cửa, trong đó có cửa vào dinh Quảng Bình, còn gọi là Quảng Bình Quan nay vẫn đứng sừng sững bên đường Quốc lộ 1A, vốn xưa là con đường Thiên Lý xuyên Việt, như chứng nhân của lịch sử của Quảng Bình suốt hàng trăm năm. Quảng Bình Quan (cổng hạ Lũy Thầy)Có thể nói, ở góc độ quân sự, hệ thống Lũy Thầy đã phát huy sức mạnh tối đa. Với nhiều lớp thành đất phòng thủ liên hoàn, tổng cộng 34km kết hợp với địa thế thiên nhiên đã đứng vững qua 7 cuộc tấn công của quân chúa Trịnh. Có lẽ trong lịch sử cổ đại nước ta, Lũy Thầy là một hệ thống thành lũy đơn giản, dễ thi công, nhưng lại phát huy tốt nhất chức năng phòng thủ. Đội quân của chúa Trịnh với nhiều binh hùng tướng mạnh cũng đã phải dừng bước trước hệ thống Lũy Thầy lợi hại.Nhật Linh
Lần cập nhật cuối ( Thứ bảy, 13 Tháng 1 2024 04:35 )
VẺ KỲ VỸ TUYỆT ĐẸP CỦA HANG “ÔNG GIÁP” Ở QUẢNG BÌNH
Thứ sáu, 12 Tháng 1 2024 00:00
Nguồn: vietnamnet.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Nhìn từ xa, hang Chà Lòi (hay hang Ông Giáp) không có gì đặc biệt nhưng khi đi sâu vào trong, du khách mới thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp kỳ vĩ, bất tận của thiên nhiên. Khi nhắc đến “vương quốc hang động Quảng Bình”, gần như ai cũng nghĩ đến hệ thống hang động ở Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng trải dài trên địa bàn hai huyện Bố Trạch và Minh Hóa và những sản phẩm du lịch mang tầm cỡ thế giới như khám phá, trải nghiệm hang Sơn Đoòng, hang Én… Ít ai biết rằng, dưới chân dãy núi đá vôi phía tây bắc huyện Lệ Thủy (cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 40km về hướng Tây Nam), có hệ thống hang động Chà Lòi tuyệt đẹp ở xã Ngân Thủy, nơi từng in dấu chân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bộ đội trong những năm chiến tranh. Cửa hang Chà Lòi hẹp nhưng bên trong lòng hang mênh mông và mát lạnhHang Chà Lòi có độ dài khoảng 3km, bên trong hang có hệ thống “măng đá” và thạch nhũ còn nguyên sơ. Mẹ thiên nhiên đã tạo nên những tuyệt tác như: nhũ quả na, nhũ vân dạng ống màu trắng nõn, biểu tượng con voi, chùm đèn, giếng nước… Những khối thạch nhũ độc đáo mỗi khi chiếu đèn vào lại lung linh tuyệt đẹp. Thạch nhũ trong hang có nhiều hình dáng Các cột thạch nhũ lấp lánh mỗi khi chiếu đèn vàoNgoài vẻ đẹp của hệ thống thạch nhũ tráng lệ, du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của đường hầm tình yêu, với những hình thù như hình trái tim được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của tạo hóa. Đường hầm tình yêu có hình như hình trái tim được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của tạo hóaHang còn có sông ngầm nước biếc xanh, mát lạnh, hay các hồ nước nhỏ, là nơi sinh sống của một số loài tôm, cá có màu trong suốt rất đặc biệt. Những hồ nước trong hang không quá sâu nhưng đủ để thử thách du khách.
Hồ nước trong veo lấp lánh màu thạch nhũBên ngoài hang là đồng cỏ trên thảo nguyên xanh mênh mông với những ngôi nhà nhỏ xinh xắn còn nguyên vẹn, những dòng suối nhỏ, mát lạnh chạy xung quanh thung lũng, bầu không khí trong lành tách biệt với cuộc sống náo nhiệt bên ngoài của phố thị. Theo anh Phạm Tiến Thành, một du khách từng tham gia khám phá hang Chà Lòi cho biết, anh rất ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ và đã có một trải nghiệm thực sự đáng nhớ. Đêm cắm trại ngủ giữa thảo nguyên bản Còi, du khách thư thái khi trở về với thiên nhiên.“Tôi đã có những trải nghiệm mới, gác lại những bộn bề cuộc sống để hòa mình vào thiên nhiên. Thật tuyệt vời khi được khám phá hang động tuyệt đẹp, đắm mình trong dòng sông ngầm xanh ngắt, nghỉ ngơi, cắm trại giữa thung lũng rất nên thơ", anh Thành nói. Đón bình minh ở thung lũng bản Còi, Ngân ThủyĐược biết, hang Chà Lòi được cấp phép khai thác du lịch vào năm 2018. Tour du lịch khám phá hang Chà Lòi hiện đang được khai thác với hai hình thức đi trong ngày và cắm trại qua đêm ở Thung lũng Tình Yêu thuộc bản Còi Đá (xã Ngân Thủy).Hải Sâm- Ảnh: Tr. Cương
SẢN PHẨM “ĐỘC LẠ” GIÚP QUẢNG BÌNH LỌT TOP ĐẦU VỀ TĂNG TRƯỞNG DU LỊCH
Thứ ba, 09 Tháng 1 2024 00:00
Nguồn: vneconomy.vn
Menu Ngang -
Tin tức - Sự kiện
Du lịch Quảng Bình được các Tạp chí du lịch uy tín bình chọn, đánh giá là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam. “Vương quốc hang động” này còn được tạp chí The New York Times bình chọn là một trong 52 điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh… Ảnh: Oxalis AdventureTrước đây, tính thời vụ cao, phụ thuộc vào hệ thống hang động, được cho là “điểm yếu” hạn chế sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch Quảng Bình. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, người dân địa phương đã tham gia vào các hoạt động du lịch với nhiều ý tưởng sáng tạo, góp phần giảm nghèo bền vững. Với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, Quảng Bình đã giới thiệu nhiều mô hình du lịch thích ứng thời tiết với các sản phẩm độc đáo, đặc trưng. DU LỊCH “SỐNG CHUNG” VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tỉnh Quảng Bình được thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ thống hang động hùng vỹ bậc nhất cả nước. Trong đó có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hơn 400 hang động đa dạng về kích thước, đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Các tour du lịch khám phá hang động tại tỉnh Quảng Bình đi vào hoạt động đã mở ra nhiều trải nghiệm độc đáo. Du khách có thể chèo thuyền kayak trên dòng sông ngầm, leo núi, trekking, khám phá hang động vào ban đêm,... Khám phá thiên nhiên kỳ thú mang đến những hoạt động mới mẻ và thú vị được nhiều du khách hưởng ứng. Tỉnh Quảng Bình được thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ thống hang động hang động kỳ vỹ bậc nhất cả nước.Tỉnh Quảng Bình được thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ thống hang động hùng vỹ bậc nhất cả nước. Trong khi đó, với địa thế đặc trưng, làng Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) thường được coi là vùng “rốn lũ” khi thường xuyên ngập chìm trong nước lũ nhiều ngày liền. Sau trận lũ lịch sử năm 2010, vào năm 2011 người dân xã Tân Hoá đã có sáng kiến làm bè phao để “sống chung với lũ”. Từ đó cũng gợi mở cho doanh nghiệp và chính quyền địa phương nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm sản phẩm trải nghiệm cuộc sống mùa lụt ở Tân Hóa. Đây có lẽ là tour du lịch duy nhất được tổ chức trong mùa lũ lụt ở Việt Nam. Các hoạt động du lịch thử nghiệm bao gồm: đón khách bằng thuyền máy đến khu vực ngã ba Tân Lý, sau đó đưa khách vào khu điều hành Tú Làn để ngắm cảnh, trải nghiệm mùa lụt tại Tân Hóa và nghỉ ngơi ở khu điều hành Tân Hóa; chèo kayak, sup, thuyền ngắm cảnh quan mùa lụt tại khu vực trước cửa của khu điều hành Tú Làn; chèo kayak, sup đi tặng quà cho người dân… Đầu tháng 11/2023, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã vinh danh Tân Hóa là một trong những “Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2023”. Tương tự, vào mùa lũ, một vùng rừng rộng lớn bên dưới những ngọn núi đá vôi bao gồm cả con đường độc đạo dẫn vào xứ sở người Rục sinh sống được gọi là Hung Trâu (hung theo tiếng địa phương nghĩa là thung lũng) tại xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) bị ngập sâu gần chục mét suốt gần một tháng. Nước lũ ở đây có màu xanh ngọc, đứng từ trên ngọn núi đá vôi nhìn xuống, cả vùng ngập lũ như một bức tranh thủy mặc tĩnh lặng và đẹp mê hồn. Năm vừa qua, vùng Hung Trâu vốn thường xuyên bị cô lập trong mùa lũ này đã trở thành một bể bơi tự nhiên khổng lồ. Nơi những tán cây bị ngập đến ngọn trở thành địa điểm trải nghiệm các hoạt động bơi thuyền kayak, chèo SUP, lặn… Sau khi bơi lội thỏa thích, khách du lịch di chuyển vào bản Ón, một bản làng của tộc người Rục, tham quan hang đá cổ xưa là nơi 60 năm trước, một nhóm người Rục từng sinh sống… Tất cả các sản phẩm thử nghiệm này, sau khi tổng kết đánh giá có hiệu quả sẽ giao cho các doanh nghiệp đủ năng lực triển khai, góp phần nâng cao nhận thức về du lịch mùa lũ, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, thu hút khách du lịch đến Quảng Bình quanh năm. MỖI NGƯỜI DÂN ĐỀU LÀ ĐẠI SỨ DU LỊCH Tại cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình với thanh niên vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du Lịch Quảng Bình cho biết, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2023 dự ước đạt khoảng 4,5 triệu lượt khách, đạt 128,86% so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 118.000 lượt, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch dự ước đạt khoảng 5.096,3 tỷ đồng. Khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau và chiếm phần lớn là khách từ thị trường Anh, Úc, Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,... Theo ông Nguyễn Ngọc Quý, Quảng Bình định hướng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng một cách bền vững. Năm 2024, tỉnh Quảng Bình đặt ra mục tiêu đón 4,5 -5 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch phấn đấu đạt 5.600 tỷ đồng. Đến năm 2030, tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch phấn đấu đạt 10 đến 12% GRDP của tỉnh. Năm 2024, tỉnh Quảng Bình đặt ra mục tiêu đón 4,5 -5 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch phấn đấu đạt 5.600 tỷ đồng.Muốn thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Quảng Bình cần đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển du lịch, trong đó ưu tiên hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí. Cùng với đó là việc triển khai đề án quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Bình thông qua chương trình ngoại giao văn hóa, các hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, các tỉnh thuộc "Con đường di sản miền Trung" và một số tỉnh trên hành lang kinh tế Đông Tây, các tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam – Lào - Thái Lan sử dụng chung đường 8 và đường 12 để quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch... Ông Quý mong muốn mỗi đoàn viên, thanh niên và những người trẻ tại Quảng Bình cố gắng trau dồi để trở thành đại sứ, hướng dẫn viên, là lực lượng vững mạnh trong việc đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. "Đây là công việc chung của toàn dân ở Quảng Bình, tuy nhiên người trẻ luôn là lực lượng tham gia hùng hậu nhất trong công tác quảng bá du lịch, để làm sao bên cạnh các công tác truyền thông thì du khách còn ấn tượng với từng người dân khi đến Quảng Bình", ông Quý nhấn mạnh. Ông Trần Phương Chương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Emerald (TP Đồng Hới) cũng đồng tình: "Để đạt được mục tiêu đón 8 triệu lượt khách toàn cầu vào năm 2030, và tiếp tục duy trì thương hiệu điểm đến hấp dẫn và khác biệt, thì sự tham gia của cả cộng đồng trong đó mỗi một người dân là một hướng dẫn viên, một đại sứ du lịch hứa hẹn sẽ tạo nên một Quảng Bình hấp dẫn và lôi cuốn trong mắt du khách".Tường Bách
|
|