Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay679
mod_vvisit_counterHôm qua3489
mod_vvisit_counterTuần này18194
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này142725
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3088951

Có: 16 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

PHÁT HIỆN 22 HANG ĐỘNG MỚI Ở QUẢNG BÌNH

Email In PDF.
(Chinhphu.vn) - Trong chuyến khảo sát tìm kiếm hang động ở Quảng Bình (vừa kết thúc), Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đã phát hiện thêm 22 hang động mới.

Sông ngầm trong hang động mới được phát hiện
Ngày 13/4, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cho biết, sau 3 tuần làm việc thám hiểm hang động ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Tuyên Hoá và huyện Minh Hoá, Quảng Bình, BCRA cùng các nhà thám hiểm đến từ Anh, Australia, New Zealand đã phát hiện 22 hang động mới với tổng chiều dài 11,7 km.
Lối vào một hang động vừa phát hiện. Ảnh Đoàn thám hiểm hang động Anh-Việt cung cấp.
Thạch nhũ trong một hang động. Ảnh Đoàn thám hiểm hang động Anh-Việt cung cấp.
Trong đó có 20 hang động được phát hiện tại xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa) và xã Hóa Phúc, xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa). 2 hang động còn lại được phát hiện ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng.
Ông Howard Limbert, Đội trưởng khám phá hang động BCRA cho biết: "Các hang động này đa phần là hang ướt. Chúng là những hang động nhỏ nhưng lại khá thú vị, đặc biệt so với nhiều hang động mà chúng tôi đã tìm thấy ở Quảng Bình".
Nếu Sơn Đoòng, hang Én và nhiều hang động khác chỉ có một lối chính để vào, thì hệ thống hang mới này lại có rất nhiều hướng ra vào khác nhau. Một số hang còn thông nhau, tạo ra nhiều lối đi ngang làm cho những chuyến đi vòng quanh bên trong trở nên rất thú vị".
Để khai thác hang động mới được phát hiện phục vụ du lịch, các nhà thám hiểm, nhà khoa học và cơ quan chức năng ở Quảng Bình sẽ kiểm tra độ an toàn, dòng chảy, địa mạo, địa chất đối với các hang động này.
Lưu Hương
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 15 Tháng 4 2024 12:06 )
 

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – DANH TƯỚNG THẾ KỶ 20

Email In PDF.
QĐND- Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (được thụ phong năm 1948), một trong những người đầu tiên sáng lập ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.
Ông là vị tướng tài ba chưa từng học qua bất cứ trường lớp quân sự nào nhưng đã nhiều lần giành thắng lợi trên cương vị chỉ huy của các chiến dịch lớn trước đó. Ông là một nhà quân sự đã vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích; là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến dịch đó đã giành thắng lợi vang dội “chấn động địa cầu”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng
đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh tư liệu
Cuối năm 1953, đầu năm 1954, kế hoạch đánh tập đoàn cứ điểm lịch sử Điện Biên Phủ được ta ráo riết chuẩn bị theo phương thức “đánh nhanh, thắng nhanh”. Đây là trận đánh đầu tiên Quân đội ta sử dụng đại bác 105 ly và pháo cao xạ, nên tinh thần bộ đội rất phấn chấn. Hầu hết các đồng chí trong Đảng ủy mặt trận, Bộ Chỉ huy Chiến dịch và các chuyên gia nước ngoài đều có chung ý kiến: Cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng cường thêm quân và củng cố công sự. Nếu không đánh sớm, địch tăng cường lực lượng, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh và nếu không đánh nhanh sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế, vì tuyến đường từ hậu phương ra tiền tuyến quá xa.
Tuy nhiên, với con mắt của một thiên tài quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận ra những khó khăn, sự mạo hiểm của phương thức đánh này: “Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng, nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn. Đặc biệt mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài”. Bám sát trận địa và theo dõi sát sao mọi diễn biến của chiến trường, Đại tướng đã nhận ra ba khó khăn lớn mà chúng ta đang phải đối mặt:
“Thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều.
Thứ hai, trận này, tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu mà lại chưa qua diễn tập. Vừa qua có trung đoàn xin trả lại pháo vì không biết phối hợp thế nào.
Thứ ba, bộ đội ta từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15km và rộng 6-7km...
Tất cả mọi khó khăn đó đều chưa được bàn bạc kỹ và tìm cách khắc phục.
Nhưng giải quyết ra sao? Pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong. Quyết định hoãn trận đánh một lần nữa sẽ tác động tới tinh thần bộ đội như thế nào...?
Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác, dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc.” (trích “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”).
Trước đó, khi quân ta đang chuẩn bị kéo pháo vào trận địa, Đại tướng đã hết sức băn khoăn trước phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhưng chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án này. Ông cũng đã tranh thủ ý kiến của các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch và chuyên gia quân sự nước bạn, nhưng không nhận được sự đồng thuận. Lần này, khi đã có những luận cứ thực tế, Đại tướng đã quyết định tổ chức cuộc họp Đảng ủy mặt trận để trưng cầu ý kiến và quyết định phương thức đánh.
Trong cuộc họp này, sau khi ghi nhận tất cả các ý kiến, Đại tướng đã nêu ra tất cả những khó khăn và nhắc lại lời căn dặn của Bác trước khi lên đường đi chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Vì nếu thua thì hết vốn”. Với sự phân tích thấu đáo của Đại tướng, Đảng ủy đã đi tới nhất trí, nếu thực hiện phương thức “đánh nhanh, thắng nhanh” trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục và Đại tướng đi đến kết luận: “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng” cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra”.
Quyết định này thực sự là một đòn cân não đối với Đại tướng. Bao nhiêu mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã đổ ra để mở 82km đường và kéo pháo vào trận địa, nay lại nhận được lệnh kéo pháo ra, làm sao không tác động mạnh tới tinh thần anh em binh sĩ? Trước đó, trận đánh đã phải lui lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25-1-1954) do việc kéo pháo vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch, tư tưởng bộ đội sẽ ra sao? Việc thay đổi cách đánh có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của người cầm quân, nhưng vì mục tiêu cuối cùng là chắc thắng, vì nếu mạo hiểm có thể “nướng” hàng ngàn binh sĩ trên chảo lửa chiến trường một cách vô ích, nên Đại tướng đã đi đến quyết định cuối cùng kéo pháo ra trận địa sau 11 ngày đêm trăn trở suy nghĩ.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau Chiến dịch này, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12-1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội nhân dân.
Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và lần lượt đọ sức với nhiều danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
ĐOÀN TRUNG (Lược trích)
1. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
2. Sách “Tướng lĩnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”; sưu tầm, tuyển chọn: SÔNG LAM - DŨNG QUYẾT; NXB Văn Học 2014.
 

Tạm giữ 2 người phụ nữ chiếm đoạt hơn 110 tỉ đồng ở Quảng Bình

Email In PDF.
(NLĐO) - Hai phụ nữ đã "nổ" có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo nhiều ngân hàng ở Quảng Bình rồi huy động tiền đáo hạn ngân hàng, nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt hơn 110 tỉ đồng.

Hoàng Thị Ngọc Thúy và Lê Thị Thanh Thủy tại cơ quan điều tra - Ảnh Hoàng Phúc
Ngày 7-4, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết vừa tạm giữ Hoàng Thị Ngọc Thúy (SN 1988; trú tại phường Nam Lý ) và Lê Thị Thanh Thủy (SN 1987; trú phường Đồng Hải, TP Đồng Hới) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, 2 người phụ nữ nói trên đã đưa ra thông tin có nhiều mối quan hệ thân thiết với cán bộ, lãnh đạo của nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hai người này khoe, nhờ những mối quan hệ, có nhiều thông tin về khách hàng cần vay tiền đáo hạn ngân hàng, lợi nhuận thu được khi cho vay cao trong thời gian ngắn.
Với thủ đoạn này, Thúy và Thủy đã nhận tiền của 6 bị hại trên địa bàn TP Đồng Hới với tổng số tiền gần 53 tỉ đồng, sau đó chiếm đoạt để sử dụng vào các mục đích khác.
Hoàng Phúc
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 08 Tháng 4 2024 01:50 )
 

Vị tướng tài mở cõi là người khai sinh đất Sài Gòn, được liệt vào hàng 'Khai quốc công thần' và thờ tại Thái miếu nhà Nguyễn

Email In PDF.
Sài Gòn trải qua hơn 300 năm lịch sử, khá trẻ so với nghìn năm văn hiến của dân tộc, song hiện là thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ mảnh đất đồng không mông quạnh xưa, TP. HCM hiện có gần 9 triệu người (tính đến ngày 1/6/2023), hàng loạt cao ốc và đường phố luôn tắc nghẽn bởi mật độ dân cư cao.
1- Danh tướng dẹp yên Chiêm Thành
Cổng TTĐT TP. HCM giới thiệu lịch sử hình thành như sau: "Năm 1698, chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn".
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, húy Kính, sinh năm 1650 tại huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trong một gia tộc trâm anh thế phiệt lâu đời có nguồn gốc cùng tổ với chúa Nguyễn.

Tượng Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước phân tranh, xung đột ác liệt giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1627-1672). Chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đến Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đều phải dụng binh đánh đuổi giặc ngoài để giữ yên bờ cõi, bình định biên cương. Mặt khác, các chúa Nguyễn đều toan tính mở rộng đất đai phương Nam, nhằm đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử ấy, tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ. Ở tuổi đôi mươi, ông nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh "Hắc Hổ".
Sự nghiệp của ông được Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn), cho biết: “Lúc trẻ tuổi Hữu Cảnh theo cha đi đánh dẹp, có công được làm Cai cơ”.
Năm Nhâm Thân (năm 1692), ông theo lệnh chúa Nguyễn dẹp loạn vua Bà Tranh của Chiêm Thành làm phản, lấn cướp Diên Ninh (là Diên Khánh thuộc Khánh Hòa). Lần ấy ông bắt Bà Tranh đem về, đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Năm Kỷ Mão (năm 1699), vua nước Chân Lạp là Nặc Thu làm phản, ông được cử làm Thống suất đi đánh và năm Canh Thìn (năm 1700) dẹp yên được.
2- Nam tiến mở cõi
Trên bước đường binh nghiệp của mình, công lao lớn nhất của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ấy là vào năm Mậu Dần (1698).
Khi đó, chúa Nguyễn cử ông làm Kinh lược sứ đất Chân Lạp, thiết lập phủ Gia Định, gồm huyện Phước Long (với dinh Trấn Biên) và huyện Tân Bình (với dinh Phiên Trấn). Cột mốc này cũng được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn - TP. HCM ngày nay.
Sau khi lập phủ, ông chiêu mộ lưu dân 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào khai khẩn đất hoang. Người Hoa (con dân nhà Minh) không quy phục nhà Thanh sang lánh nạn được chúa Nguyễn cho cư trú tại đây cũng góp phần gầy dựng Sài Gòn thuở ban sơ.
Viết về công việc này của Nguyễn Hữu Cảnh, trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết rằng, đầu thế kỷ XVIII, đất Gia Định rộng 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ (200.000 người). Cư dân đa số là người gốc Việt, số còn lại là người Hoa và Khmer sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rẫy.
Để quản lý đất đai và số nhân khẩu này, Nguyễn Hữu Cảnh đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục (chuyên quản lý về hành chính, thuế khóa); Lưu thủ (quân sự); Cai bộ (phụ trách về công tác tư pháp). Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang.
Với những người Hoa rời bỏ quê hương sang lánh nạn, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Tên gọi Minh Hương cũng thành tên gọi chung cho người Hoa ở Sài Gòn từ thời điểm đó, họ xem mảnh đất này như quê hương mới. Người Minh Hương giỏi thương thuyền đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các khu mua bán sầm uất như Chợ Lớn ngày nay.
Để đảm bảo thương mại phát triển, giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông. Nguyễn Hữu Cảnh lấy khu chợ nổi Nhà Bè làm trung tâm giao dịch, thông thương với cù lao Phố (Đồng Nai), Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.
Kể từ thời điểm này, các chúa Nguyễn đã xác lập quyền lực thực tế của mình “trong việc quản lý ruộng đất, hộ khẩu và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên cũng như nguồn thu thuế qua việc trao đổi giao thương với thương nhân các nước trên vùng đất mới”.
Năm Canh Thìn 1700, sau khi khiến vui Chân Lạp là Nặc Ông Thu thảm bại phải đầu hàng, Nguyễn Hữu Cảnh thay vì trở lại Sài Gòn - Gia Định đã rút quân về miền Tây, chế ngự giữa hai miền "Chân Lạp miền trên" (tức xứ Campuchia) và "Chân Lạp miền dưới" (nay thuộc miền Hậu Giang). Gián tiếp nhưng thành trực tiếp, Nguyễn Hữu Cảnh tiến hành việc bình định an dân trên mảnh đất còn lại ở miền Tây Nam Bộ.
Sau khi chọn vùng cù lao Cây Sao (sau gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang) đóng quân một thời gian, tháng 5 năm Canh Thìn (năm 1700), Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mất, thọ 51 tuổi, kết thúc đời binh nghiệp với những chiến công hiển hách.

Ban thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Báo Dân Việt
Nghe tin ông mất, chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) vô cùng thương tiếc, truy tặng chức Chưởng Dinh, ban thụy là Trung Cần; đầu niên hiệu Gia Long (1802-1820), được tặng làm Phó tướng Chưởng Cơ, liệt vào hàng công thần thượng đẳng, thờ tại Thái miếu. Năm 1810, ông được liệt thờ vào miếu Khai quốc công thần. Đời vua Minh Mạng (1820-1841), ông được tặng chức Đô thống chế dinh thần cơ, phong tước Vĩnh An hầu.

Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tổ chức hàng năm tại TP. HCM
Để ghi nhớ công ơn của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, là người có công phát triển đất nước về phương Nam, từ Biên Hòa (Đồng Nai) cho đến Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) đều có đền thờ tưởng niệm ông. Ngay tại Nam Vang (nay là thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia) cũng có ngôi đền thờ ông.
Tham khảo:
- Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với sự nghiệp mở cõi phương Nam cuối thế kỷ XVII - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (28/5/2013).
- Vị tướng khai sinh đất Sài Gòn - Báo VnExpress (16/2/2016).
- Nguyễn Hữu Cảnh - Danh tướng mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành - Báo Dân Việt (4/9/2022).
Quỳnh Như
 
Trang 14 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện