Lịch âm dương

Xem tin theo ngày

< Tháng 12 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2058
mod_vvisit_counterHôm qua3489
mod_vvisit_counterTuần này19573
mod_vvisit_counterTuần trước48969
mod_vvisit_counterTháng này144104
mod_vvisit_counterTháng trước291538
mod_vvisit_counterTất cả3090330

Có: 29 khách trực tuyến

Tin tức - Sự kiện

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN HÒA

Email In PDF.
Trung tướng Nguyễn Hòa (1923-24.1.2001) từng giữ các chức vụ : Chỉ huy trưởng Mặt trận Bắc Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Quảng Bình phụ trách Quân sự, Phái viên Bộ Tổng Tư lệnh rồi Chỉ huy trưởng Mặt trận Tây Lào, Phụ trách Trường Quân chính Thượng Lào, Tham mưu trưởng rồi Đoàn trưởng Đoàn 959, Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Lào, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 959, Phó Tư lệnh Binh đoàn 678. Ngoài ra, ông còn từng là Ủy viên (dự khuyết) Trung ương Đảng Khóa 5, 6.
?????
Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Ba), Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Ba), Huân chương Chiến sỹ giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sỹ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng… Huân chương It-xa-la và ba Huân chương Xa-la-lợt do nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao tặng.
Thiếu tướng (1983), Trung tướng (1989).

Ông quê ở xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng từ tháng 8 năm1945, trưởng thành từ chiến sỹ tự vệ Sài Gòn đến Chỉ huy phó Mặt trận Chợ Cầu, rồi cán bộ Chi đội 12 Nam Bộ. Năm 1947, ông là Uỷ viên Quân sự xã, Chỉ huy Biệt động Khu huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt giữ các chức vụ: Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 247, Trung đoàn 18, Chỉ huy trưởng Mặt trận Bắc Quảng Bình, Uỷ viên Quân sự trong Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Quảng Bình ; 1949, Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 18, Liên khu 4 ; Cuối năm 1949, Trưởng đoàn cán bộ Liên khu 4 ra Việt Bắc và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ làm Phái viên Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh sang công tác tại Mặt trận Tây Lào, làm Chỉ huy trưởng Mặt trận Tây Lào ; 1952, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 tại Lào ; 1953, ông Phụ trách Trường Quân chính Thượng Lào.
1955, Chính uỷ Trung đoàn 83, Tham mưu trưởng Sư đoàn 335 ; 1959, ông là Tham mưu trưởng, Đoàn trưởng Đoàn 959 ; 1963-1969, Trưởng đoàn Chuyên gia Quân sự Việt tại Lào ; 1970, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Đoàn 959 ; 6.1978, Phó Tư lệnh Binh đoàn 678 ; 11.1980, Trưởng Đoàn chuyên gia Quân sự Việt tại Lào.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 (1982) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986), ông được bầu là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trung tướng Nguyễn Hòa về hưu tháng 1 năm 1996.
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 28 Tháng 8 2022 03:55 )
 

NHẠC SĨ ĐẠI TÁ NGUYÊN NHUNG

Email In PDF.

Nhạc sỹ Nguyên Nhung sinh ngày 15/11/1933, tại xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1950, Nguyên Nhung nhập ngũ, hoạt động văn nghệ tuyên truyền ở Trung đoàn 18, rồi sang Lào và Campuchia.
Sau năm 1954, ông trở thành diễn viên Đoàn văn công Quân đội. Từ năm 1963, Nguyên Nhung học sáng tác tại trường Đại học Âm nhạc (nay là Nhạc viện Quốc gia). Học xong, ông được điều vào phục vụ ở tuyến lửa khu 4, sau mấy năm, trở lại chuyên sáng tác tại Tổng cục Chính trị cho đến lúc nghỉ hưu. Với rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật, năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước. Về nghỉ hưu với hàm đại tá, ông vẫn sung mãn sức sáng tạo, vẫn luôn say mê với nhiều ấp ủ thì căn bệnh ung thư dạ dày đã cướp đi cuộc đời ông. Và vào hồi 10 giờ ngày 5/1/2009, nhạc sỹ Nguyên Nhung đã trút hơi thở cuối cùng. Ông đã ra đi, để lại một khối lượng sáng tác lớn, có giá trị nghệ thuật âm nhạc cao, cả về thanh nhạc và khí nhạc.
Nguyên Nhung háo hức đến với những miền quê đất nước. Tháng 10/1958, ông có chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc. Ngày ấy, khu tự trị Thái Mèo còn hoang sơ, nghèo khó, lắm muỗi mòng, bọ chét và bệnh tật. Những khó khăn gian khổ đã không ngăn được bước chân người nhạc sỹ trẻ, ông đã đặt chân đến các bản làng của vùng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên, ra cả Tây Trang, cùng ăn, cùng ở với các chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang nơi đèo heo hút gió.
Những nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú… Tây Bắc như thứ men say níu chân ông. Sau chuyến đi ấy, hai tác phẩm “Chiếc đàn môi” , “Từ trên đỉnh núi” ra đời trong sự yêu mến và thán phục của công chúng và đồng đội. Hai bài hát nổi tiếng ấy đã được phát trên sóng của đài tiếng nói Việt Nam, truyền khắp cả nước và được mang đi biểu diễn ở nước ngoài. “Từ trên đỉnh núi” là một thành công lớn của nhạc sỹ Nguyên Nhung trên bước đường sáng tạo. Âm nhạc và lời ca quyện chặt vào nhau làm nên vẻ đẹp sang trọng cho tác phẩm.

Vượt lên lời hát ru của người mẹ trẻ dân tộc Thái, “Từ trên đỉnh núi” là tiếng lòng tự hào xen lẫn sự biết ơn Đảng, Bác Hồ đã mang lại cuộc sống độc lập, ấm no cho đồng bào các dân tộc thiểu số. “Giờ đây con ơi, con như cành lá mùa xuân. Vươn lên cùng đất nước đang nảy lộc đâm chồi. Kia trông ánh điện như sao trời bừng lên soi bước con trên đường. Đi xây tương lai về trên nước non hùng vĩ…”Lời ca và giai điệu rất trong sáng, dung dị mang âm hưởng dân ca miền núi, hình tượng âm nhạc rất rõ nét. Đoạn mở đầu “ư a ư a nịa mấy nhụa ơi, mẹ sinh con từ trên đỉnh núi..” nghe phảng phất như tiếng khèn lá.
Giai điệu tiếp theo phác lên một bức tranh khoáng đạt với những đỉnh núi, những cành đào nở trong sương lạnh, tiếng vó ngựa tuần tra biên thùy. Và, thấp thoáng giữa không gian hùng vĩ ấy là một nếp nhà sàn nhỏ nép trên sườn núi, một người mẹ trẻ ru con trong gió đại ngàn, đôi mắt dõi theo hình bóng người chồng, người chiến sĩ đang tuần tra nơi biên cương….Thật thanh bình và lãng mạn. Đoạn cao trào, dồn dập: “Giờ đây con ơi, con như cành là mùa xuân, vươn lên cùng đất nước đang nảy lộc đâm chồi”, “Cha con trấn ngự nơi biên thùy, khuya sớm, vui bước trên đường, đôi mắt mênh mông trùm lên nước non hùng vĩ…”. Niềm tin vào ngày mai thật bình dị mà cũng thật mãnh liệt. Đoạn kết khép lại với âm điệu của đoạn ru mở đầu “ư a ứ a nịa mấy nhụa ơi” để lại một chút bâng khuâng
Từ chất liệu dân ca Mèo quen thuộc, tác giả đã tạonên một bài ru con hiện đại có giai điệu dìu dặt, sâu lắng. Những người mẹ vẫn hát bài này mỗi khi cần ru con ngủ. Từ điệu “Khổng mí nhưa” gốc của người Mèo đến “Từ trên đỉnh núi” là bước phát triển với nhiều sáng tạo, để lộ một tài năng sáng tác đặc biệt, tác giả khi ấy mới 27 tuổi. Cùng thời gian này, người nhạc sỹ trẻ tuổi còn có bài “Chiếc đàn môi” cũng rất được người nghe tán thưởng.
Rồi những năm tháng chống Mỹ cứu nước, bộ đội không ai không biết “Bài ca trên cánh võng với ca từ”: “Dừng chân bên suối võng đưa. Nhìn trời cao trong xanh lồng lộng. Bông hoa rừng thơm ngát, phải đất nước cho ta. Mẹ yêu con gửi tình trong hoa bát ngát…”. “Bài ca trên cánh võng” đánh dấu một bước tiến mới trong sự nghiệp sáng tác của tác giả sau “Từ trên đỉnh núi”. Bài ca có ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, quý hiếm, giàu hình tượng.
Những đường nét âm nhạc uốn lượn, bổng trầm diễn tả rất sinh động hình ảnh đung đưa của cánh võng. Sau ngày hòa bình, vào những năm đầu của thập kỷ 80, khán giả yêu âm nhạc lại được nghe một bài hát có giai đoạn hết sức ngọt ngào, da diết qua giọng hát qua giọng ca của nghệ sỹ Doãn Tần, đó là bài “Chim yến bay”. Ngoài những bài hát tiêu biểu ở trên, nhạc sỹ Nguyên Nhung còn sáng tác hai bản hợp xướng đặc sắc có tên “Đây Tổ quốc tôi”“Giải phóng”.

Có thể nhận thấy ở Nguyên Nhung tính cách hiền hòa, giản dị, luôn cởi mở, vui vẻ, chân tình với bạn bè. Đặc biệt là tính cách khiêm nhường, vốn dĩ hiếm gặp ở những người có tài, có nhiều tác phẩm được công chúng tán thưởng như ông. Nguyên Nhung thuộc những nhạc sỹ sáng tác không ồ ạt, chạy theo số lượng, mà rất chắt lọc. Lâu lâu ông mới côngbố một tác phẩm, nhưng đều là tác phẩm tinh túy của tài năng, luôn chiếm được cảm tình của người nghe. Sáng tác của ông được tạo ra một cách công phu với những tìm tòi, trăn trở, không dễ kiếm tìm. Cũng vì vậy mà nhạc của Nguyên Nhung kén người thưởng thức.
Và đến giờ phút này, ông đã vĩnh viễn ra đi, an nghỉ chốn suối vàng. Ông về với những đồng nghiệp, những tên tuổi đã làm rạng danh nền âm nhạc Việt Nam: Văn Cao, Đỗ Nhuận… Ông ra đi nhưng tác phẩm sẽ mãi sống trong tâm khảm nhiều thế hệ công chúng.
(Hình ảnh mang tính minh họa)
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 28 Tháng 8 2022 03:46 )
 

QUẢNG HÒA ĐẠT TIÊU CHÍ VỀ ĐIỆN KHI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Email In PDF.
Quảng Hòa là một trong hai xã điểm của huyện Quảng Trạch được tỉnh Quảng Bình chọn thí điểm triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Sau gần một năm phấn đấu thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều khởi sắc.
Trong các năm từ 1991-1992, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh, huyện và đóng góp của nhân dân, Quảng Hòa là một trong những xã đầu tiên có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã từ năm 1993. Tranh thủ từ các nguồn vốn, xã đã từng bước xây dựng lưới điện với gần 5km đường dây trung áp, 2 trạm biến áp phân phối và hơn 4,5km đường dây hạ áp để cấp điện từ lưới điện quốc gia cho khoảng 70% số hộ dân lúc bấy giờ, qua trạm biến áp trung gian 35/10kV Quảng Lộc xây dựng xong năm 1992.
Năm 2002, thực hiện chủ trương của Chính phủ, lưới điện trung áp của xã được chuyển giao cho Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) quản lý, vận hành. Đây là điều kiện thuận lợi, góp phần đẩy nhanh tốc độ điện khí hóa nông thôn, làm cho xã Quảng Hòa đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và là điểm sáng về giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn ở địa phương.

Kiểm tra công tác vận hành lưới điện. Ảnh CTV
Trong 2 năm từ 2009-2010, Quảng Hòa được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện nhằm đáp ứng cho các nhu cầu phát triển phu tải điện của địa phương. Ban QLDA điện nông thôn miền Trung đã đầu tư mở rộng thêm lưới điện trung áp, cấy thêm trạm biến áp (dự án RE-II trung áp), nên đến nay toàn xã đã có 06 trạm biến áp phân phối, có tổng dung lượng 1.390 kVA với gần 8 km đường dây trung áp 22 kV đảm bảo cấp điện cho toàn xã với chất lượng tốt.
Ban QLDA Năng lượng nông thôn (dự án RE-II hạ áp) tỉnh Quảng Bình cũng đã đầu tư cải tạo 2,02 km, làm mới gần 9 km đường đây hạ áp đường trục và các nhánh rẽ để hoàn thiện phần lớn lưới điện hạ áp, khắc phục tình trạng xuống cấp trầm trọng do nhiều năm sử dụng không đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Từ tháng 8/2011, tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ, toàn bộ lưới điện hạ áp xã Quảng Hòa đã được PC Quảng Bình tiếp nhận từ HTX Dịch vụ điện của xã để bán điện trực tiếp đến các hộ tiêu thụ theo giá qui định của Nhà nước. Điện lực đã phải mất khá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trước khi tiếp nhận. Từ khi toàn bộ lưới điện trung, hạ áp được chuyển giao cho sang ngành Điện quản lý vận hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã từng bước thực hiện đề án Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã hội và cải thiện môi trường theo chuẩn mới.
Từ khi tiếp nhận đến tháng 01/2011, sản lượng điện thương phẩm bình quân của toàn xã đạt trên 65.800 kWh/tháng, tăng từ 20 - 25% so với khi chưa tiếp nhận. 100% số hộ dân đã có điện; các hộ sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều được làm thủ tục cấp điện nhanh chóng. Toàn bộ hộ sử dụng điện đã được lắp đặt, thay thế hệ thống công tơ mới, được kiểm định đảm bảo chất lượng. Các cơ sở như, trạm y tế, bưu điện, trung tâm văn hóa xã, nhà thờ, trường học… được cấp điện ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Chợ Hòa Ninh ở trung tâm xã mới được đầu tư xây dựng gần 7 tỷ đồng sắp sửa hoàn thành và chuẩn bị làm thủ tục cấp điện.
Với lưới điện khá hoàn thiện như hiện nay, trong quy hoạch của xã tiếp tục mở rộng cụm làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dọc theo các tuyến đường liên xã, đồng thời thu hút đầu tư để mở rộng qui mô sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản xuất khẩu. Trong tương lai, đây là nơi có thể phát triển để thành khu vực kinh doanh, thương mại sầm uất của cả vùng Nam huyện Quảng Trạch.
Theo ông Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã, hiện tại, Quảng Hòa đã đạt 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó, tiêu chí về điện đã đạt chuẩn. Điện luôn đi trước nhiều năm qua và đã gắn bó, góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn Quảng Hòa ngày càng thay da đổi thịt. Tin rằng, vùng quê này sẽ sớm trở thành một xã kiểu mẫu, một điểm sáng về xây dựng nông thôn mới của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)
                                                                     - Nằm ở phía Nam sông Giang
                                                                     - Diện tích tự nhiên: Trên 570ha
                                                                     - Đất sản xuất nông nghiệp: Trên 375ha
                                                                     - Sản lượng lương thược: Trên 4.000 tấn/năm
                                                                     - Là xã sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện Quảng Trạch.
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 28 Tháng 8 2022 03:39 )
 

THƯƠNG BINH NẶNG LÀM KINH TẾ GIỎI

Email In PDF.
QĐND Online - Về HTX Hợp Hòa xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi được bà con nơi đây kể về tấm gương không cam chịu đói nghèo của thương binh nặng Nguyễn Xuân Thiệu.
Thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Thiệu
Là chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, sau 4 năm chiến đấu trên chiến trường Cam-pu-chia, Nguyễn Xuân Thiệu mang trên mình hàng chục vết thương và để lại 1 chân trên đất bạn. Năm 1982, vừa tròn 25 tuổi anh xuất ngũ về quê hương với thương tật 81%. Quảng Hoà là đất thuần nông, trên 90% dân số sống bằng nông nghiệp, ba bề bao bọc bởi sông nước làm cho giao thông cách trở, làm ruộng thì diện tích đất có hạn, chăn nuôi lại thiếu vốn.a
Đang trăn trở tìm nghề, vừa lúc huyện mở lớp sơ cấp thú y, Nguyễn Xuân Thiệu liền đăng ký tham gia. Càng học càng thấy vốn kiến thức của mình còn ít ỏi, anh kiên trì học bổ túc văn hoá rồi học tiếp trung cấp chăn nuôi thú y. Vay mượn người thân, bạn bè 6 triệu đồng, cùng với số vốn 5 triệu đồng, năm 1993, anh ra trại giống Viện Chăn nuôi (Bộ NN và PTNT) mua 2 con heo giống (heo đực) với giá 8 triệu đồng về nuôi và khai thác tinh để lại tạo đàn heo trên địa bàn. Công việc ban đầu không mấy thuận lợi, do chưa quen với kỹ thuật mới. Không nản chí, anh kiên trì vận động, hướng dẫn các hộ cách chăn nuôi mới, sau 2 năm, dịch vụ thụ tinh nhân tạo heo đã gây được “tiếng lành”. Người chăn nuôi các huyện lân cận Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá (Quảng Bình) và Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng tìm đến mua tinh về phối giống cho đàn heo. Tất cả đều được anh tiếp đón ân cần và tận tình hướng dẫn cách phát hiện heo nái động dục để chọn thời điểm phối tinh thích hợp. Cuối năm 1995, anh đã hoàn trả được vốn vay, thu lãi và mạnh dạn lập dự án vay ngân hàng 30 triệu đồng mở rộng sản xuất. Anh còn bồi dưỡng,  chuyển giao kỹ thuật, gây dựng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp.
Năm 2004, nghe thông tin từ Đài tiếng nói Việt Nam, Nguyễn Xuân Thiệu khăn gói học kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, mua giống cỏ voi năng suất cao về trồng và cung ứng cho bà con trong vùng. Năm 2005 anh khai trương điểm tiêu thụ tinh nhân tạo bò đầu tiên. Đến nay hầu hết các thôn, xã vùng nam Quảng Trạch đều có bê lai. Trong hội thi bê lai huyện Quảng Trạch lần thứ nhất, anh được tặng danh hiệu “Dẫn tinh viên xuất sắc nhất”.
Năm 2008, anh đầu tư các giống heo siêu nạc thế hệ mới, sử dụng công thức lai đa dạng heo 3 máu, heo 4 máu cho con lai siêu nạc chất lượng cao. Cùng với phát triển dịch vụ thụ tinh nhân tạo gia súc, anh kết hợp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng trừ dịch bệnh. Nguyễn Xuân Thiệu còn ra Hà Nội tham quan tìm hiểu kỹ thuật xây hầm Bi-ô-ga nhằm tự túc chất đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây thí điểm cho gia đình mình để bà con làm theo.
Sau 20 năm làm kinh tế, Thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Thiệu đã có cơ ngơi khang trang. Điều quan trọng hơn cả là anh đã đưa dịch vụ thụ tinh nhân tạo heo, bò đến với người dân huyện Quảng Trạch và vùng lân cận, giúp bà con chăn nuôi đàn heo, bò lai tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao, sinh sản tốt; tạo việc làm cho 36 cộng tác viên, đa số là bộ đội xuất ngũ với thu nhập ổn định từ 1,2 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng. Anh xứng đáng là một điển hình tiêu biểu làm theo lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Đỗ Thị Ngọc Diệp
Lần cập nhật cuối ( Chủ nhật, 28 Tháng 8 2022 03:35 )
 
Trang 158 trong tổng số 169 trang.
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện